Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ chín mươi ba

Vườn Cấp Cô hỏi cổ bàn nguồn
Nước Thiên Trúc chầu vua được vợ

Khởi niệm là liền có ái, Dậy tình ắt sẽ sinh tai.
Thông minh cần chi biện tam đài, Trọn vẹn tự theo về nguyên hải. Mặc kệ thành tiên hay thành Phật, Cốt sao sắp xếp ở bên trong.
Thanh tịnh trong veo sạch bụi trần, Chính quả siêu thăng lên thượng giới.

Lại nói chuyện các nhà sư trong chùa, lúc trời sáng chẳng
thấy thầy trò Tam Tạng đâu, liền nói:

– Chẳng giữ lại được, chẳng được cùng chia tay, lại cũng chẳng giãi bày cầu xin được điều gì, thế là để mấy vị Phật sống lẳng lặng đi mất rồi!

Đang nói, lại thấy mấy nhà hộ lớn từ phía cửa nam đi tới mời,
mấy nhà sư vỗ tay nói:

– Tối hôm qua chẳng giữ gìn để mấy vị cưỡi mây bay đi rồi.

Mọi người ngẩng lên trời lạy tạ. Lời nói ấy lan ra, quan dân
khắp thành dần dần hay biết, nói với các nhà hộ lớn sắm sửa ngũ sinh hoa quả mang tới sinh từ làm lễ tạ ơn. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện bốn thầy trò Đường Tăng ăn gió nằm sương, đi miết trên con đường bằng phẳng bình yên tới hơn nửa tháng. Bỗng một hôm, họ nhìn thấy một quả núi cao, Đường Tăng lại sợ hãi nói:

– Đồ đệ ơi, trước mắt có núi cao hiểm trở, phải cẩn thận đấy! Hành Giả cười nói:
– Phía này con đường gần nơi đất Phật, dứt khoát không có
ma quái nào đâu, sư phụ cứ yên tâm không phải lo lắng gì cả.

Đường Tăng nói:

– Đồ đệ ạ, tuy là không xa đất Phật, nhưng các nhà sư trong
chùa hôm qua chẳng nói rằng tới kinh đô nước Thiên Trúc còn hơn hai nghìn dặm, bây giờ chẳng rõ là còn bao nhiêu đường đất nữa.

Hành Giả nói:
– Sư phụ quên mất bài Tâm Kinh của thiền sư Ô Sào rồi à? Tam Tạng nói:
– Bát Nhã Tâm Kinh là y bát tùy thân của ta. Từ sau ngày
được thiền sư Ô Sào dạy cho, ngày nào ta chẳng niệm, bỗng chốc quên làm sao được? Đến đọc ngược ta cũng niệm được ấy chứ, quên thế nào được!

Hành Giả nói:

– Sư phụ chỉ biết có niệm thôi, chứ bảo sư phụ giải nghĩa thì
khó đấy.

Tam Tạng nói:

– Con khỉ kia, tại sao lại bảo ta không giải nghĩa được? Thế
nhà ngươi có giải được không?

Hành Giả nói:

– Con giải được chứ! Con giải được chứ!

Từ lúc ấy, Tam Tạng, Hành Giả chẳng nói năng gì nữa. Bát
Giới, Sa Tăng đi bên cạnh cười ngất nói:

– Chỉ bẻm mép! Anh cũng xuất thân là yêu tinh như chúng tôi, lại chưa ở chùa chiền, chưa nghe giảng kinh, chưa làm sư thờ Phật, chưa thuyết pháp bao giờ. Thế mà dám nói khoác lác rằng là “giải được, giải được!”. Nào, sao cứ câm như hến thế kia, xin nghe giảng đây, mời giảng xem nào.

Sa Tăng nói:

– Anh hai cũng tin anh cả à? Anh cả chỉ nói khoác lác giúp
cho sư phụ vui chân đi đường thôi. Anh ấy chỉ biết có múa gậy chứ đâu có biết giảng kinh mà hỏi.

Tam Tạng nói:

– Ngộ Năng, Ngộ Tĩnh, chớ có lôi thôi nữa. Ấy là Ngộ Không
giải bằng cách không dựa vào ngôn ngữ văn tự. Đó là cách giải chân chính đấy.

Thầy trò mải câu chuyện, thấm thoắt đã đi được khá xa, vượt qua mấy ngọn núi, bỗng nhìn thấy một ngôi chùa lớn ở ven đường, Tam Tạng nói:

– Ngộ Không ơi, trước mặt có một ngôi chùa kìa! Con xem, ngôi chùa ấy thật là:

Chẳng nhỏ chẳng to, Mái lợp lưu ly ngọc biếc. Nửa kim nửa cổ,
Cũng tường xây chữ bát màu son. Ẩn hiện trong tán tùng xanh om, Cổ tích mấy ngàn năm còn lại.
Khe chảy rì rầm như đàn gẩy, Từ đời nào rạch núi vẫn còn đây. Giữa thung lũng xanh cây,
Biển ghi rõ “Bố Kim thiền tự”.

Và lại còn đề thêm bốn chữ, “Thượng cổ di tích” rõ rành rành.

Hành Giả nhìn rõ bốn chữ “Bố Kim thiền tự”. Bát Giới cũng
nhìn rõ bốn chữ “Bố Kim thiền tự”. Tam Tạng ngồi trên ngựa trầm ngâm lẩm bẩm:

– Bố Kim… Bố Kim… Lẽ nào lại không phải là địa giới nước
Xá Vệ sao?

Bát Giới nói:

– Sư phụ kỳ thật! Con đi theo sư phụ suốt mấy năm, chẳng hề
thấy sư phụ biết đường bao giờ, thế mà hôm nay sư phụ lại biết đường cơ đấy!

Tam Tạng nói:

– Không phải. Ta thường xem kinh tụng điển thấy nói Phật ở
vườn Kỳ Thụ Cấp Cô, thành Xá Vệ. Vườn này là của trưởng giả Cấp Cô Độc mua của thái tử để mời đức Phật giảng kinh. Thái tử nói: “Khu vườn ta không bán đâu. Ta chỉ bán khi nào vàng
ròng rải khắp khu vườn mà thôi”. Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe nói bèn lấy số vàng mang theo làm gạch lát kín khắp vườn, mới mua được khu vườn của thái tử, và mời đức Thế Tôn thuyết pháp. Ta nghĩ chùa Bố Kim này phải chăng ứng với câu chuyện ấy.

Bát Giới cười nói:

– May quá! Nếu đúng với câu chuyện ấy thì chúng ta lật gạch
lên mà biếu cho mọi người.

Mọi người cười rộ một lúc, Tam Tạng bấy giờ mới xuống ngựa.

Thầy trò bước vào trong cổng chùa chỉ thấy người gánh, người vác, người dựa xe ngồi, người ngủ, người nói… Thấy bốn thầy trò bước vào, có cả kẻ xấu người đẹp, ai nấy sợ hãi nhường lối. Tam Tạng chỉ sợ đồ đệ gây chuyện, phải luôn miệng nhắc nhở:

– Lịch sự! Lịch sự!

Mấy đồ đệ bèn giấu mặt đi. Bước qua đằng sau điện Kim
Cương, bỗng thấy một vị thiền tăng đi ra, uy nghi thoát tục. Thật là:

Mặt như trăng rằm sáng, Thân tựa cây bồ đề.
Gậy chống tay phơ phất,

Bối đá nhẹ chân đi.

Tam Tạng thấy vậy bèn chào hỏi. Nhà sư vội vàng đáp lễ hỏi:

– Trưởng lão từ đâu tới? Tam Tạng thưa:
– Đệ tử là Trần Huyền Trang, vâng mệnh hoàng đế Đại
Đường bên phương Đông sang phương Tây bái Phật cầu kinh, đi đường qua quý xứ ta, vào đây quấy rầy, xin ngủ nhờ một đêm, ngày mai lại lên đường ngay.

Nhà sư kia nói:

– Hoang sơn chúng tôi, khách thập phương thường tới nghỉ,
chúng tôi đều vui vẻ tiếp đón, huống hồ trưởng lão là bậc thần tăng ở phương Đông, chùa chúng tôi được cúng dâng thì thật may mắn lắm!

Tam Tạng cảm tạ, gọi ba đồ đệ cùng vào. Đi qua những dãy hành lang vòng vèo ngát mùi hương, mọi người bước vào phương trượng. Làm lễ tương kiến xong, hai bên phân ngôi chủ khách ngồi xuống. Bọn Hành Giả cũng thõng tay ngồi nghỉ.

Lúc ấy trong chùa nghe tin có nhà sư từ nước Đại Đường tận phương Đông đi lấy kinh thì tất thẩy mọi người bất kể lớn nhỏ, từ trưởng lão, chú tiểu đều tới chào hỏi. Uống trà xong, họ lại bưng cơm chay lên. Lúc ấy Tam Tạng đang mải niệm kinh khai trai, Bát Giới đã chén liền, bất kể là bánh bao, cơm trắng hay canh mỳ đều nuốt chửng tuốt tuột. Trong phương trượng vẫn
đông người. Kẻ hiểu biết thì tán thưởng uy nghi Đường Tăng. Người thích đùa thì đứng xem Bát Giới ăn uống. Lại nói chuyện Sa Tăng để mắt thấy Bát Giới ăn uống nhồm nhoàm như vậy, bèn ngầm cấu cho một cái nói:

– Phải lịch sự chứ!

Bát Giới giật thót, la toáng lên:

– Lịch sự! Lịch sự! Bụng đang rỗng tuếch đây này. Sa Tăng cười nói:
– Anh hai chẳng hiểu gì cả, thiên hạ người ta lịch sự thế kia.
Còn bàn về cái bụng thì tôi cũng rỗng chẳng khác gì anh.

Bấy giờ Bát Giới mới chịu dừng lại. Tam Tạng ăn cơm xong bèn cảm tạ. Mọi người dọn dẹp.

Các nhà sư trong chùa hỏi nguyên do từ phương Đông sang đây. Nhân nói chuyện cổ tích, Tam Tạng bèn hỏi căn nguyên việc đặt tên chùa là Bố Kim. Các nhà sư cười nói:

– Chùa này vốn là chùa vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, còn có tên là Kỳ Viên. Do trưởng giả Cấp Cô Độc mời Phật giảng kinh, lát gạch vàng khắp vườn, cho nên được đổi tên như ngày nay. Chùa chúng tôi xưa kia vẫn thuộc nước Xá Vệ. Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc đang ở nước Xá Vệ. Hoang sơn chúng tôi vốn là Kỳ Viên của trưởng giả, nên đặt tên là chùa Cấp Cô Bố Kim. Đằng sau chùa vẫn còn có di chỉ Kỳ Viên. Mấy năm gần đây, nếu gặp ngày mưa to lai láng thì vàng bạc ngọc ngà vẫn lộ ra, những người gặp may thường nhặt được.

Tam Tạng nói:

– Câu chuyện danh bất hư truyền ấy hóa ra là có thật! Lại hỏi tiếp:
– Lúc chúng tôi mới vào chùa ta, thấy hai bên hành lang ở
trong chùa rất nhiều hành khách thương nhân với lừa ngựa, xe cộ, gồng gánh. Tại sao họ lại nghỉ cả ở đây nhỉ?

Các nhà sư đáp:

– Quả núi chúng tôi đây gọi là núi Bách Cước. Mấy năm trước
vẫn thái bình. Gần đây thiên khí tuần hoàn, chẳng biết vì sao lại sinh ra mấy con rết thành tinh thường nằm dưới mặt đường hại người qua lại. Tuy không đến nỗi chết người, nhưng cũng chẳng ai dám đi. Chân núi có cửa quan, tên gọi cửa quan Kê Minh. Chỉ vào quãng gà gáy mọi người mới dám đi qua. Những người khách thương ấy do tới đây muộn, sợ đi ngay không tiện, bèn ngủ nhờ một đêm ở chùa chúng tôi, đợi lúc gà gáy mới đi.

Tam Tạng nói:

– Chúng tôi cũng đợi gà gáy sẽ đi.

Thầy trò đang nói chuyện, thấy cơm chay được mang tới, mọi
người cùng ăn cơm. Ăn xong, lúc này trăng thượng huyền vằng vặc, Tam Tạng cùng Hành Giả đi dạo ngắm trăng. Lại thấy một đạo nhân đi tới báo:

– Lão sư phụ của chúng tôi muốn được yết kiến nhân vật
Trung Hoa.

Tam Tạng quay người nhìn, thấy một vị hòa thượng già tay chống gậy trúc bước tới cúi chào hỏi:

– Vị này là sư phụ từ Trung Hoa tới đấy à?

Tam Tạng đáp lễ thưa:

– Không dám.

Nhà sư già thán phục mãi không thôi, rồi hỏi:

– Lão sư phụ bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Tam Tạng thưa:

– Dạ bốn mươi nhăm tuổi ạ. Dám hỏi lão viện chủ bao nhiêu
ạ?

Nhà sư già cười đáp:

– Hơn lão sư phụ một hoa giáp.

Hành Giả nói:

– Vậy là năm nay ngài một trăm linh năm tuổi. Ngài thử đoán
xem tôi bao nhiêu tuổi rồi?

Nhà sư đáp:

– Ngài trông vẻ cổ thần thánh, lại thêm đêm trăng mắt hoa,
nên tôi khó đoán quá.

Trò chuyện một hồi, mọi người lại đi ra phía sau ngắm cảnh. Tam Tạng hỏi:

– Lão viện chủ vừa nói tới di chỉ vườn Cấp Cô, vậy nó ở đâu ạ?

Vị sư già đáp:

– Ở phía ngoài cửa sau đó.

Đoạn sai mở cửa, bọn Tam Tạng chỉ nhìn thấy một bãi đất
trống, còn sót lại một đoạn chân tường xây bằng đá tảng. Tam
Tạng chắp tay than thở:

Nhớ thuở Đàn Na Tu Đạt Đa, Từng đem vàng bạc cứu muôn nhà. Kỳ Viên muôn thuở lưu danh tiếng, Trưởng giả đi đâu bạn Giác La?

Tam Tạng đi lững thững ngắm trăng, tới gần bên ngoài cửa
sau, bước lên đài rồi ngồi xuống nghỉ một lát, bỗng nghe văng vẳng tiếng khóc thút thít, bèn lắng tai nghe, hóa ra là tiếng khóc của một cô gái than thở cha mẹ chẳng biết cho nỗi đau khổ của mình. Tam Tạng xúc động đến đau lòng, bất giác ứa hai hàng lệ, bèn quay lại hỏi các nhà sư:

– Tiếng ai khóc ở đâu đây nhỉ?

Nhà sư già thấy Tam Tạng hỏi, bèn bảo các nhà sư về trước
pha trà, khi không còn ai, nhà sư già mới sụp xuống lạy Đường
Tăng, Hành Giả. Tam Tạng đỡ dậy nói:

– Lão viện chủ cớ sao lại sụp lạy như vậy? Nhà sư già đáp:
– Đệ tử tuổi đã hơn trăm, cũng là tạm gọi trải việc đời, mỗi
lần trong cảnh thiền thanh tĩnh, cũng đã thấy một vài cảnh tượng. Nhưng so với thầy trò lão sư phụ, đệ tử chỉ tạm gọi là mới biết độ một hai mà thôi, kém mọi người lắm. Còn nói tới chuyện bi thiết ấy thì phi các ngài đây không ai minh biện nổi.

Hành Giả nói:

– Ngài cứ nói ra xem việc gì nào? Nhà sư già thưa:
– Đúng ngày này năm trước, đệ tử tôi đang lúc dạo ngắm
trăng sáng, bỗng nghe thấy một trận gió nổi lên ào ào, rồi nghe thấy có tiếng khóc bi thương ai oán từ đấy. Đệ tử rời giường bước tới nền cũ Kỳ Viên xem xét, thấy một cô gái đoan trang rất xinh đẹp. Tôi bèn hỏi cô gái: “Cô là con gái nhà ai? Vì sao lại tới đây?”. Cô gái trả lời: “Tôi là công chúa con vua nước Thiên Trúc. Tôi đang ngắm hoa dưới trăng thì bị một ngọn gió thổi tới đây”. Tôi bèn nhốt cô ta trong một gian phòng bỏ không xây như kiểu nhà giam, phía trên cửa chỉ chừa một lỗ nhỏ đủ đưa lọt một bát cơm. Hôm đó tôi nói với các nhà sư rằng: “Đó là một
con yêu tinh bị tôi bắt được”. Các sư trong chùa chúng tôi đều là những người từ bi, không nỡ hại tính mạng cô gái ấy, hàng ngày đều mang cho cô gái hai bữa cơm hẩm canh suông để sống qua ngày. Cô gái ấy cũng thông minh hiểu được ý tôi. Sợ các sư tăng điếm nhục, cô ta giả điên tác quái, đái ngay chỗ ngủ, ỉa ngay chỗ nằm, ban ngày nói nhăng nói nhít, giả dại giả ngây, nhưng đến đêm khuya tĩnh mịch lại nhớ cha mẹ khóc thút thít. Tôi đã mấy lần vào thành nghe ngóng tin tức, song chẳng thấy động tĩnh gì. Vì vậy tôi bèn nhốt khóa cẩn thận, không dám thả cô ta ra. Nay may gặp lão sư tới đây, muôn xin lão sư khi vào trong nước, quảng thí pháp lực xem xét rõ ràng giúp cho, một là cứu giúp người lương thiện, hai là tỏ rõ thần thông.

Tam Tạng và Hành Giả nghe xong, nhất nhất ghi nhớ trong
lòng. Đang trò chuyện, thấy hai chú tiểu tới mời về uống trà và nghỉ ngơi. Mọi người bèn quay về.

Bát Giới và Sa Tăng ngồi trong phương trượng lầu bà lầu bầu
nói:

– Sáng mai lúc gà gáy phải lên đường mà giờ này vẫn chưa về ngủ!

Hành Giả nói:

– Chú ngốc lại nói gì đấy? Bát Giới nói:
– Thôi đi ngủ đi! Đêm khuya thế này còn đi ngắm cảnh gì
nữa!

Nghe vậy, các nhà sư đều tản đi, Đường Tăng bèn đi ngủ. Lúc này thật là:

Đêm thanh trăng lạnh mộng hoa êm, Gió ấm vi vu lọt cửa rèm.
Thánh thót đồng hồ đang điểm giọt, Sao trời nhấp nháy chiếu cung tiên.

Đêm ấy, ngủ được một lát đã nghe thấy tiếng gà gáy. Đằng
trước, đám khách thương đã lục tục trở dậy nhóm lửa nấu cơm. Tam Tạng cũng gọi Bát Giới, Sa Tăng trở dậy chuẩn bị yên cương. Hành Giả gọi mang đèn lại. Các nhà sư trong chùa dậy
sớm hơn sửa soạn trà nước cơm canh điểm tâm, đã đứng cả đằng sau hầu hạ cung kính. Bát Giới mừng lắm, ăn hết một mâm bánh bao, đoạn gánh đồ dắt ngựa đi ra. Tam Tạng, Hành Giả cảm tạ từ biệt mọi người. Nhà sư già lại dặn dò Hành Giả:

– Việc bi thương ấy ngài nhớ ghi lòng nhé! Hành Giả nói:
– Xin vâng lời, vâng lời! Khi nào vào thành tôi sẽ để tai để
mắt nghe ngóng suy nghĩ xem xét lại.

Đám khách thương cũng ồn ào ầm ĩ cùng đi cả ra đường cái. Khoảng giờ Dần, vượt qua cửa quan. Đến giờ Tỵ thì nhìn thấy tường thành. Thật là thành đồng lũy sắt, thiên phủ thần châu. Tòa thành này:

Hình thế rồng cuốn hổ ngồi,

Lầu lân gác phượng ngời ngời lung linh.

Hào ngự nước chảy uốn quanh, Dựa lưng vào núi tòa thành nguy nga. Gió xuân vi vút nhạc hòa,
Cờ bay trong nắng gần xa rợp đường.

Nhà vua có đạo đế vương,
Cảnh vật tươi tốt, mùa màng bội thu.

Hôm ấy mọi người đi tới phố chợ Đông, cánh khách thương
vào quán trọ, thầy trò Tam Tạng thì vào thành. Đang đi, họ nhìn thấy một quán trọ hội đồng. Thầy trò vào cả trong quán. Những người làm việc trong quán vội vàng báo với viên dịch thừa:

– Bên ngoài có bốn hòa thượng mặt mũi dị thường, dắt một con ngựa bạch đang vào quán trọ.

Viên dịch thừa nghe nói có ngựa, biết là những người quan sai, bèn rời sảnh đường ra đón. Tam Tạng vái chào nói:

– Bần tăng là người triều Đường bên phương Đông, vâng mệnh nhà vua sang chùa Đại Lôi Âm núi Linh Sơn bái Phật cầu kinh. Nay tới quý xứ định vào triều bái yết và xin đổi điệp vănvậy xin nghỉ nhờ quý quán đây một đêm, xong việc sẽ đi ngay.

Viên dịch thừa đáp lễ nói:

– Nha môn tôi dựng lên là để đón tiếp quan khách sứ giả, lẽ
tất nhiên là phải đón tiếp các ngài. Xin mời các ngài vào! Mời các ngài vào!

Tam Tạng mừng lắm gọi ngay mấy đồ đệ cùng vào tương kiến. Viên dịch thừa nhìn thấy mấy người mặt mũi xấu xí dữ tợn quá thì trong lòng sợ hãi thắc thỏm không biết người hay quỷ, cứ run cầm cập, nhưng vẫn phải đi pha trà, dọn cơm. Tam Tạng thấy ông ta sợ hãi, bèn nói:

– Đại nhân đừng sợ. Ba đồ đệ của tôi mặt mũi tuy xấu xí nhưng bụng dạ hiền lành. Tục ngữ có câu “mặt ác lòng lành”, việc gì mà sợ!

Viên dịch thừa nghe nói như vậy mới yên tâm, hỏi:

– Thưa quốc sư, triều Đường ở về phương nào? Tam Tạng đáp:
– Đó là nước Trung Hoa thuộc Nam Thiệm Bộ Châu. Viên dịch thừa lại hỏi:
– Quốc sư rời quê ra đi từ bao giờ? Tam Tạng thưa:
– Từ năm Trinh Quán thứ mười ba, đến nay đã mười bốn năm
rồi, vượt qua có đến muôn sông nghìn núi mới tới được đây đấy.

Viên dịch thừa khen ngợi:

– Thật là bậc thần tăng! Thật là bậc thần tăng! Tam Tạng hỏi lại:
– Thượng quốc ta thành lập từ đời nào? Viên dịch thừa đáp:
– Tệ xứ tôi tên gọi nước Thiên Trúc, có từ đời vua Thái Tổ,
Thái Tông truyền cho tới nay đã hơn năm trăm năm rồi. Đức vua đương trị vì hiện nay rất yêu quý núi sông hoa cỏ, hiệu là Di Tông hoàng đế, đổi niên hiệu là Tĩnh Yến, ở ngôi đã được hai mươi tám năm.

Tam Tạng nói:

– Hôm nay bần tăng muốn vào chầu vua đổi điệp văn không
biết có gặp phiên chầu không?

Viên dịch thừa thưa:

– Hay lắm! Hay lắm! Thật đúng lúc, gần đây công chúa nương
nương con gái quốc vương tuổi vừa hai chục xuân xanh, nàng dựng một lầu hoa ở ngã tư đường phố đang định ném quả cầu thêu, cầu trời chọn phò mã. Bây giờ đang lúc náo nhiệt nhất, hẳn quốc vương tôi chưa lui triều đâu, ngài muốn vào đổi điệp văn thì đi lúc này là hợp nhất.

Tam Tạng mừng rỡ định đi, nhưng thấy cơm chay đã được bưng lên, bèn cùng viên dịch thừa và Hành Giả cùng ngồi xuống ăn uống.

Ăn xong, đã quá giờ ngọ, Tam Tạng nói:

– Ta đi thôi. Hành Giả nói:
– Con hộ vệ sư phụ cùng đi. Bát Giới nói:

– Con đi với. Sa Tăng nói:
– Anh hai thôi được đấy. Mặt mũi anh trông chẳng ra quái gì,
lại còn đòi vào triều dọa ai. Để anh cả đi là hơn.

Tam Tạng nói:

– Ngộ Tĩnh nói phải. Chú ngốc thô lỗ lắm, Hành Giả còn tế
nhị hơn.

Chú ngốc dẩu mỗm nói:

– Không kể sư phụ, còn ba chúng ta mặt mũi đều như nhau cả
thôi mà.

Tam Tạng mặc áo cà sa. Hành Giả khoác tai nải, hai người cùng đi, thấy ngoài phố mọi người đủ hạng sĩ nông công cổ, tao nhân mặc khách, phàm phu tục tử đều nhao nhao nói:

– Đến xem gieo cầu đi!

Tam Tạng dừng lại bên đường nói với Hành Giả:

– Nơi đây từ con người, quần áo, nhà cửa, đồ dùng, cho tới
giọng nói, ngôn ngữ chẳng khác gì nước Đại Đường ta. Ta nhớ tới chuyện tiên mẫu ta cũng do ném quả cầu thêu mà tìm được nhân duyên cũ, kết làm vợ chồng, thì thấy hóa ra vùng này cũng có phong tục ấy nhỉ?

Hành Giả nói:

– Chúng ta cũng đi xem một tí, sư phụ thấy thế nào? Tam Tạng nói:
– Thôi, thôi. Chúng ta ăn mặc thế này không tiện, e họ hiềm
nghi.

Hành Giả nói:

– Sư phụ quên mất lời dặn của nhà sư già chùa Cấp Cô Bố
Kim rồi à? Một là chúng ta đi xem gieo cầu, hai là xem xét thật giả. Vả lại đang lúc nhộn nhịp thế này, đức vua tất đang chờ tin báo hỷ của công chúa, đâu có ra triều bàn việc? Chúng ta cứ đi cái đã.

Tam Tạng nghe lời, đành đi theo Hành Giả, thấy đủ mọi hạng người đang đứng chen chúc ở phía ngã tư xem gieo cầu. Than ôi, biết đâu chuyến đi này lại là: ngư ông vừa thả dây câu xuống, đã giật ngay lên chuyện thị phi.

Lại nói chuyện quốc vương nước Thiên Trúc tính rất thích núi sông hoa cỏ, năm ngoái dắt hậu phi công chúa vào vườn ngự uyển thưởng nguyệt ngắm hoa làm kinh động tới một con yêu quái, nó bèn cuốn công chúa đi, còn mình thì biến thành công chúa giả thế vào. Yêu quái biết rõ Đường Tăng năm này, tháng này, ngày này đi qua đây, hắn bèn mượn sự giàu có của quốc gia, dựng một lầu hoa, định kén Đường Tăng để trở thành Thái Ất thượng tiên. Đúng lúc giờ ngọ ba khắc, Tam Tạng và Hành Giả đi lẫn trong đám người, chen vào gần phía chân lầu. Công chúa bèn thắp hương khấn cáo với trời đất, bên phải bên trái có
tới dăm bảy chục cô gái hầu xinh đẹp nõn nà bưng quả cầu thêu. Tám khung cửa sổ của ngôi lầu đèn sáng lung linh. Công chúa đưa mắt nhìn thấy Đường Tăng đã tới gần, bèn cầm lấy quả cầu ném xuống đầu Đường Tăng. Đường Tăng giật nẩy mình làm vẹo cả chiếc mũ tỳ lư, hai tay vội vàng giơ lên đỡ lấy quả cầu, nhưng quả cầu đã theo đà rơi tụt vào ống tay áo. Trên lầu mọi người reo ầm lên:

– Ném trúng hòa thượng rồi! Ném trúng hòa thượng rồi!

Chà, lúc ấy đám khách thương đứng ở ngã tư chen lấn xô đẩy
định xông vào cướp lấy quả cầu. Hành Giả quát lên một tiếng, nghiến răng ưỡn người, thân mình cao tới ba trượng lẫm liệt oai phong, lại chìa bộ mặt xấu xí dị thường ra, khiến mọi người sợ hãi chen nhau chạy giạt ra, chẳng dám tới gần. Một lát, đám người tản đi cả, Hành Giả lại hiện nguyên bản tướng. Các cô tố
nữ cung nga, các quan thái giám lớn nhỏ đứng trên lầu đều bước cả xuống quỳ trước mặt Đường Tăng, lạy nói:

– Thưa quý nhân, mời quý nhân vào triều dự tiệc hỷ.

Tam Tạng vội vàng đáp lễ, vực mọi người đứng dậy, rồi quay
lại oán trách Hành Giả:

– Tại con khỉ nhà ngươi gây rắc rối cho ta rồi! Hành Giả cười nói:
– Quả cầu rơi trúng đầu sư phụ, lăn vào trong tay áo sư phụ,
có liên quan gì đến con, sư phụ oán trách con nổi gì?

Tam Tạng than thở:

– Biết khu xử làm sao bây giờ? Hành Giả nói:
– Sư phụ cứ yên tâm vào triều chầu vua, còn con quay về
quán trọ báo cho Bát Giới, Sa Tăng cứ đợi ở đó. Nhược bằng công chúa không kêu sư phụ làm chồng nữa thì thôi, ta đổi điệp văn rồi đi luôn. Còn như công chúa bằng lòng lấy sư phụ thì sư phụ nói với quốc vương xin cho được gọi đồ đệ vào dặn dò đôi lời. Khi ba chúng con được vời vào triều rồi, con sẽ xem xét thật giả. Ấy là kế “ỷ hôn hàng quái” đó.

Đường Tăng bất đắc dĩ phải nghe lời. Hành Giả quay về quán trọ.

Tam Tạng bị đám cung nga xúm xít dìu tới trước lầu. Công chúa bước xuống lầu, dang cánh tay ngọc đỡ lấy Đường Tăng, cùng bước vào điện báu, hai hàng nghi vệ dàn hai bên, quay về cửa triều. Quan Hoàng môn thấy vậy vào tâu:

– Vạn tuế! Công chúa nương nương dìu một hòa thượng bị quả cầu thêu gieo trúng đang đứng đợi chiếu chỉ ở ngoài cửa.

Quốc vương nghe báo như vậy, trong lòng không được vui lắm, ý muốn đuổi ra, nhưng chưa biết ý công chúa thế nào, đành ngậm ngùi cho mời vào. Công chúa và Đường Tăng bước tới điện Kim Loan. Chính thực là:

Một cặp vợ chồng hô vạn tuế, Hai hàng văn võ bái muôn năm.

Thi lễ xong, nhà vua cho truyền vào trong điện hỏi:

– Nhà sư từ đâu tới mà được con gái trẫm gieo trúng quả cầu? Đường Tăng phủ phục xuống thưa:
– Bần tăng là người nước Đại Đường thuộc Nam Thiệm Bộ
Châu, vâng mệnh nhà vua sang chùa Đại Lôi Âm bên phương Tây bái Phật cầu kinh, nhân có điệp văn đi đường trường, muốn vào triều đổi. Khi đi qua ngã tư, bên dưới ngôi lầu hoa, không ngờ công chúa nương nương gieo quả cầu thêu rơi trúng đầu bần tăng. Bần tăng là người xuất gia dị giáo đâu dám sánh đôi với cành vàng lá ngọc. Muôn xin bệ hạ tha cho bần tăng tội chết, đổi cho điệp văn, được sớm đến Linh Sơn bái Phật cầu kinh, khi về
cố quốc bần tăng mãi mãi không bao giờ quên công ơn trời biển của bệ hạ.

Quốc vương nói:

– Ngài là bậc thánh tăng Đông phương. Thật là “nghìn dặm
nhân duyên se chỉ thắm”. Công chúa của trẫm tuổi tròn hai mươi, hôn nhân chưa định, chọn được hôm nay ngày giờ đều tốt, bèn dựng lầu hoa gieo quả cầu kén chồng, vừa lúc ngài đi tới thì gieo trúng. Trẫm tuy không được vui cho lắm, nhưng chưa biết ý công chúa thế nào.

Công chúa dập đầu thưa:

– Thưa phụ vương, thường có câu: “Nhân duyên trời
[322]
định”

. Con đã thề nguyền từ trước, tết quả cầu thêu, cáo
với trời đất quỷ thần, nhờ trời se duyên gieo cầu. Hôm nay gieo trúng thánh tăng, chính là do nhân duyên từ kiếp trước nên kiếp này mới được gặp gỡ, vì vậy con đâu dám thay đổi, nguyện kén chàng làm phò mã.

Bấy giờ quốc vương mới vui vẻ, lập tức sai quan chính đài Khám thiên giám chọn ngày lành tháng tốt. Một mặt sai sắm sửa đồ trang sức. Lại xuống chiếu hiểu dụ thiên hạ. Tam Tạng nghe vậy, chẳng cảm tạ gì cả, chỉ một mực van xin:

– Xin tha cho! Xin tha cho! Quốc vương nói:
– Hòa thượng này chẳng hiểu lý lẽ gì cả! Trẫm đã mang sự
giàu có của cả nước kén nhà ngươi làm phò mã, tại sao không ở lại đây hưởng thụ, lại cứ khăng khăng đòi đi lấy kinh? Nếu còn chối từ nữa, trẫm sẽ sai quan Cẩm y lôi ra chém đầu!

Tam Tạng sợ quá hồn vía rụng rời, cứ run cầm cập dập đầu thưa:

– Cảm tạ ơn trời biển của bệ hạ. Nhưng cả đoàn của bần tăng, gồm bốn người, còn có ba đồ đệ nữa hiện đang ở bên ngoài, bần tăng vâng lệnh vào đây, chưa hề dặn dò họ được lời nào. Muôn xin bệ hạ cho vời họ vào đây, đổi tờ điệp văn, rồi bảo họ lên đường ngay, kẻo lỡ việc sang phương Tây.

Quốc vương bằng lòng, đoạn hỏi:

– Thế đồ đệ của nhà ngươi đang ở đâu? Tam Tạng thưa:
– Họ ở cả quán dịch hội đồng.

Quốc vương bèn lập tức sai quan tới quán dịch mời mấy đồ
đệ vào triều đổi điệp văn để sang phương Tây, chỉ giữ một mình thánh tăng ở lại làm phò mã. Tam Tạng lúc này đành chỉ biết đứng hầu bên cạnh. Có bài thơ làm chứng rằng:

Đại đan chẳng tiết phải lo gìn, Hoạn nạn khó thành giận ác duyên. Đạo ở thánh truyền to tại ngã,

Thiện do người tích phú do thiên. Lục căn buông sổng nhiều tham dục, Nhất tịnh khai thông thấy bản nguyên. Vô ái vô tư thanh tịnh đến,
Ấy là giải thoát được siêu nhiên.

Lúc ấy, nhà vua sai quan tới quán dịch hội đồng cho vời ba đồ
đệ của Đường Tăng vào. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Hành Giả từ lúc chia tay Đường Tăng dưới lầu hoa, vừa đi vừa cười, vui vẻ quay về quán dịch. Bát Giới, Sa Tăng bước ra đón hỏi:

– Anh cả có điều gì vui mà tươi hơn hớn thế? Sư phụ đi đâu không thấy?

Hành Giả đáp:

– Sư phụ có việc hỷ rồi. Bát Giới nói:
– Việc chưa đến đầu đến đũa, chưa được gặp Phật, chưa lấy
được kinh, có gì mà vui?

Hành Giả cười nói:
– Tôi và sư phụ đi tới ngã tư, dưới gần lầu hoa, vừa vặn sư phụ bị công chúa ném quả cầu thêu rơi trúng đầu. Rồi sau đó sư phụ bị các cung nga thái nữ cùng công chúa ngồi kiệu vào triều kén làm phò mã. Đó không phải là việc vui hay sao?

Bát Giới nghe xong giậm chân vỗ ngực nói:

– Biết thế tôi đi có hơn không. Chỉ tại cái chú Sa Tăng vô lại
này. Giá chú không ngăn tôi, tôi đã đi tuột tới chỗ lầu hoa, quả cầu thêu gieo trúng đầu lão Trư, công chúa kén lão Trư làm phò mã chẳng tuyệt hơn à? Trai anh hùng sánh gái thuyền quyên. Vớ được món bở như thế còn thú nào bằng!

Sa Tăng bước tới tát nhẹ vào mặt Bát Giới nói:

– Rõ dơ! Rõ dơ! Mặt mũi xấu xí thế kia mà đòi! “Có ba đồng
bạc quèn mua con lừa già tự khoe là cưỡi được”. Vô phúc quả cầu rơi trúng anh, thì đêm ấy người ta phải đốt vàng mã tống tiễn anh đi ngay, kẻo lại rước cái xúi quẩy vào nhà!

Bát Giới nói:

– Đen thui như chú thì còn thú vị gì! Tôi tuy xấu nhưng cũng
còn chút phong tình. Tự cổ đã có câu “Thịt da thô kệch, gân cốt cứng mạnh”, mỗi người đều có một cái khả thủ riêng của mình chứ!

Hành Giả nói:

– Chú ngốc chớ tán lăng nhăng, thu xếp hành lý ngay đi, sư
phụ sốt ruột gọi chúng ta vào triều bảo vệ người đến nơi rồi đây này.

Bát Giới nói:

– Anh nói sai rồi. Sư phụ làm phò mã, vào cung giao hoan với
công chúa, không phải trèo đèo lội suối, đụng quái gặp ma, cần gì phải anh bảo vệ! Sư phụ đã ngần ấy tuổi đầu, lại không biết cái chuyện trong khuê phòng ấy hay sao, mà cần phải anh dìu dắt?

Hành Giả túm tai Bát Giới, vung quả đấm quát:

– Đồ khốn kiếp chưa tuyệt lòng dâm dục này, nói năng lếu láo
vừa vừa chứ!

Đang ầm ĩ, bỗng có viên dịch thừa đến báo:

– Thánh thượng có chiếu chỉ sai quan tới mời ba vị thần tăng. Bát Giới hỏi:
– Mời chúng tôi vào làm gì? Viên dịch thừa thưa:
– Lão thần tăng may mắn được công chúa nương nương gieo
quả cầu trúng người, kén làm phò mã, nên sai quan tới mời.

Hành Giả nói:

– Các vị quan ấy đâu, mời họ vào cả đây.

Vị quan vào vái chào Hành Giả. Chào xong không dám ngẩng
nhìn, cứ lẩm bẩm trong miệng:

– Là ma?… Là quỷ?… Là thiên lôi?… Là quỷ dạ xoa? Hành Giả nói:
– Vị quan kia, nói gì thì nói đi, sao cứ lẩm bẩm thế?

Viên quan sợ hãi run cầm cập, hai tay cầm tờ thánh chỉ giơ
lên, miệng cuống quýt:

– Chúa công tôi mời vào họp mặt hai nhà, mời vào hai nhà…
họp mặt…

Bát Giới nói:

– Chúng tôi ở đây không có đồ tra tấn, không đánh người,
ngài cứ bình tĩnh mà nói, không phải sợ sệt gì cả.

Hành Giả nói:

– Chẳng phải sợ chú đánh đâu, mà ngài ấy sợ mặt mũi chú
đấy. Thôi mau mau thu xếp hành lý, dắt ngựa vào triều gặp sư phụ đẻ bàn tính công việc. Đó mới thật là:

Lối đi chật hẹp không đường tránh, Định chắp ái ân hóa oán cừu.

Cuối cùng không biết gặp quốc vương nói những chuyện gì, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[322] Nguyên văn: Gả gà sánh gà, gả chó sánh chó.