Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ tám mươi bảy

Quận Phượng Tiên khinh trời bị hạn 
Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa

Đại đạo sâu xa

Nào hay tin tức

Nói ra quỷ thần cũng hãi

Chứa gồm vũ trụ

Cắt đứt ánh huyền Thế gian lạc nào bằng? Trước đỉnh Linh Thứu Bắt lấy ngọc châu,
Lấp lánh ánh sáng năm màu Chiếu khắp càn khôn thượng hạ Kẻ nào hay thọ ngang non biển.
Lại nói chuyện bốn thầy trò Tam Tạng chia tay bác tiều phu,
rời núi Ẩn Vụ thẳng bước ra đường cái. Đi được mấy hôm, bỗng nhìn thấy một tòa thành trì trước mặt. Tam Tạng hỏi:

– Ngộ Không ơi, trước mặt có tòa thành trì, hay là nước Thiên
Trúc chăng?

Hành Giả xua tay nói:

– Không! Không! Xứ của Như Lai tuy gọi là nước Cực Lạc nhưng không có thành trì, mà chỉ là một quả núi lớn, trên núi có lâu đài điện các, đó gọi là chùa Đại Lôi Âm núi Linh Sơn. Còn
dù có tới nước Thiên Trúc, thì đó cũng không phải là nơi ở của Như Lai. Không biết nước Thiên Trúc cách Linh Sơn bao nhiêu dặm. Có lẽ thành này là quận ngoài của nước Thiên Trúc chăng, phải đến tận nơi mới biết rõ được.

Một lát sau, thầy trò đã đi tới bên thành. Tam Tạng xuống ngựa, đi vào trong ba tầng cổng, thấy cảnh vật thê lương, phố xá hoang vắng. Khi đi tới cổng một cái chợ, thầy trò lại thấy rất nhiều người mặc áo chàm đứng xếp hàng hai bên, mấy người đai mũ chỉnh tề đứng dưới hiên nhà. Bốn thầy trò cứ dọc đường mà đi, số người kia vẫn sừng sững chẳng hề nhường lối. Trư Bát Giới bực mình, vẫy vẫy đôi tai dài, cất tiếng quát:

– Dẹp ra! Dẹp ra!

Những người kia chợt ngẩng đầu, nhìn thấy Bát Giới xấu xí như vậy, ai nấy bủn rủn chân tay, ngã lăn ngã lóc, miệng lắp bắp:

– Yêu tinh tới! Yêu tinh tới!

Mấy người mũ đai chỉnh tề đứng trước hiên nhà sợ quá run như cầy sấy, cúi mình hỏi:

– Các ngài từ đâu tới?

Tam Tạng sợ họ gây rắc rối, vội bước dấn lên, nói với mọi người:

– Bần tăng ở nước Đại Đường bên phương Đông vâng mệnh nhà vua sang bái đức Phật tổ ở chùa Đại Lôi Âm nước Thiên Trúc cầu kinh. Hôm nay đi qua quý xứ ta, một là không biết tên nước, hai là chưa tìm được chỗ nghỉ nên mới bước vào thành đường đột như vậy, mong các vị xá tội.

Vị quan kia bấy giờ mới thi lễ đáp:

– Xứ chúng tôi là quận ngoài nước Thiên Trúc, tên gọi là quận
Phượng Tiên. Mấy năm nay hạn hán liên tiếp, ngài quận hầu sai
chúng tôi treo bảng ở đây, tìm pháp sư cầu mưa cứu dân.

Hành Giả nghe vậy bèn hỏi:

– Bảng văn treo ở đâu? Mấy quan nhân thưa:
– Bảng văn đây ạ. Vừa rồi mới quét dọn xong thềm nhà, đang định treo lên.

Hành Giả nói:

– Đưa đây chúng tôi xem nào.

Mấy vị quan treo tờ bảng văn lên. Mấy thầy trò Tam Tạng cũng bước tới xem. Bảng văn viết:

“Thượng Quan quận hầu quận Phượng Tiên nước Đại Thiên
Trúc treo bảng cầu minh sư làm việc đại pháp sư.

Quận quốc ta đất đai rộng lớn, quan dân thịnh giàu. Trải qua mấy năm hạn hán liên tiếp đến nỗi ruộng nẻ giếng khô cong. Nhà giàu chỉ tạm sống qua ngày, kẻ nghèo cũng khó mong thoát chết. Đấu gạo giá chợ đắt nghìn vàng, bó củi mất đứt hai lạng bạc. Con gái mười tuổi đổi gạo ba thăng, con trai năm tuổi mặc cho người nhặt. Trong thành sợ phép nước bán cả quần áo để nuôi thân, ngoài thôn dối cửa công ăn cả thịt người mong đỡ đói. Vậy nay ta treo bảng này, chúng mong hiền triết thập phương tới cầu mưa giúp dân. Ơn sâu ấy nguyện dâng nghìn vàng đền báo, quyết chẳng sai lời. Vậy nay yết bảng.”

Hành Giả xem xong, hỏi mấy vị quan:

– Thượng Quan quận hầu là thế nào? Mấy vị quan thưa:
– Thượng Quan là họ của ngài ấy. Đó là họ của quận hầu chúng tôi.

Hành Giả cười nói:
– Họ ấy ít lắm nhỉ? Bát Giới nói:
– Anh không đọc sách à? Ở cuối mỗi cuốn “Bách gia tinh” có câu: “Thượng Quan Âm Dương” đó sao?

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ ơi, chớ tán lan man nữa. Ai biết cầu đảo thì cầu một trận mưa ngọt cho họ để cứu muôn dân. Đó là một việc rất thiện đấy. Bằng không thì đi ngay kẻo nhỡ độ đường.

Hành Giả nói:

– Cầu đảo có gì là khó! Lão Tôn đây lật sông dốc biển, đổi vật dời sao, phun mây nhả mù, đuổi trăng gánh núi, lật trời đào giếng hô gió gọi mưa. Những việc ấy chỉ là trò trẻ con, có gì là ghê gớm?

Mấy vị quan nghe nói, sai ngay hai người chạy ngay về quận báo:
– Thưa ngài Thượng Quan, việc vui ngàn vạn lần đã đến rồi. Quận hầu đang thắp hương lầm rầm khấn, nghe báo có tin vui
đến, vội vàng hỏi:

– Việc vui gì? Viên quan thưa:
– Hôm nay lĩnh bảng, đang định treo ở cổng chợ, bỗng có bốn vị hòa thượng nói rằng họ từ nước Đại Đường bên phương Đông vâng lệnh nhà vua sang chùa Đại Lôi Âm nước Thiên Trúc bái Phật cầu kinh, thấy bảng họ nói ngay rằng có thể cầu được mưa ngọt, vậy tôi chạy về báo cho ngài biết.

Quận hầu lập tức sửa lại quần áo cho gọn ghẽ, đoạn chẳng dùng ngựa xe nhiều người, đi bộ thẳng tới cổng chợ để đón tiếp cho ân cần. Bỗng có người báo:
– Ngài quận hầu đã tới.

Mọi người dẹp cả ra. Quận hầu vừa nhìn thấy Đường Tăng, chẳng sợ mấy đồ đệ mặt mũi xấu xí, cúi người lạy ngay giữa lòng đường nói:

– Hạ quan họ là Thượng Quan, quận hầu quận Phượng Tiên, chay giới sạch sẽ mời trưởng lão cầu đảo cứu dân. Mong trưởng lão mở lòng từ bi, vận dụng thần thông cứu cho! Cứu cho!

Tam Tạng đáp lễ nói:

– Ở đây không phải chỗ nói chuyện, để bần tăng tới một ngôi chùa nào đó mới tiện làm việc.

Quận hầu nói:

– Trưởng lão cùng tới công đường của hạ quan, ở đó có chỗ thanh tịnh.

Thầy trò bèn dắt ngựa gánh đồ tới thẳng cửa phủ. Hai bên làm lễ tương kiến xong, quận hầu sai pha trà, dọn cơm chay. Trong chốc lát cơm chay được dọn ra, Bát Giới thỏa sức ăn như hổ dói. Mấy người hầu hạ bưng mâm sợ lè lưỡi, thêm canh thêm cơm chạy như đèn cù. Loáng một cái, Bát Giới đã ních chặt bụng mới thôi. Ăn xong, Đường Tăng tạ ơn, đoạn hỏi:

– Thưa quận hầu đại nhân, quý xứ ta hạn hán đã bao lâu rồi? Quận hầu thưa:
Quận tôi thuộc nước Đại Thiên Trúc, Tên gọi Phượng Tiên, tôi chức mục. Liên tiếp ba năm hạn hán to,
Chết khô cây cỏ cùng ngũ cốc.

Già trẻ lớn bé khó làm ăn,

Thôn xóm phố phường thảy than khóc.
Người sống ba phần, hai đã chết, Phần còn thoi thóp tựa tro than.
Hạ quan treo bảng cầu người hiền, May gặp chân tăng tới xứ mình. Cứu giúp lê dân cầu mưa ngọt, Nghìn vàng đa tạ báo ân nhân.
Hành Giả nghe xong, mặt mày hớn hở, cười khanh khách nói:

– Đừng nói nữa! Đừng nói nữa! Nếu lấy nghìn vàng tạ ơn thì nửa giọt mưa cũng không có. Nhưng biết tích công chứa đức thì lão Tôn giúp cho một trận mưa to.

Quận hầu vốn là một người ngay chính hiền lương, thương dân rất mực, lập tức mời Hành Giả ngồi trên cúi đầu vái nói:

– Lão sư thật là người từ bi, hạ quan đâu dám trái đức. Hành Giả nói:
– Hãy khoan chuyện trò vội, mời ngài đứng dậy thôi. Chỉ phiền ngài trông nom sư phụ tôi cẩn thận, để tôi hành sự.

Sa Tăng hỏi:

– Anh ơi, anh hành sự thế nào? Hành Giả đáp:
– Chú và Bát Giới qua đây, đứng dưới thềm giúp tôi làm việc, để lão Tôn đi gọi Long Vương tới làm mưa.

Bát Giới, Sa Tăng sửa lại quần áo theo lệnh. Ba người đứng ở dưới thềm. Quận hầu thắp hương khấn khứa. Tam Tạng ngồi tụng kinh.

Hành Giả vừa niệm chú, đã thấy từ hướng chính đông một đám mây đen xuất hiện và dần dần bay xà xuống trước công đường. Đó là Ngao Quảng, lão long vương Đông Hải. Ngao
Quảng thu mây, biến ra hình người bước xuống cúi người vái chào Hành Giả, nói:

– Đại Thánh gọi tiểu thần chắc có việc gì sai bảo? Hành Giả nói:
– Xin mời ngài đứng dậy. Ngài từ xa tới vất vả quá! Chẳng có việc gì đặc biệt đâu. Vùng đây là quận Phượng Tiên, mấy năm nay bị hạn hán liên tiếp, thử hỏi ngài xem có thể làm một trận mưa được không?

Long Vương nói:

– Tâu Đại Thánh được rõ, Tôi tuy làm được mưa thật, nhưng phải được Thượng Thiên sai khiến. Thượng Thiên không sai, đâu dám tự tiện làm mưa?

Hành Giả nói:

– Ta nhân đi đường qua đây, thấy hạn hán lâu ngày, dân tình cực khổ, vội vàng mời ngài tới đây làm mưa giúp dân, sao ngài lại thoái thác?

Long Vương nói:

– Tôi đâu dám thoái thác? Đại Thánh đã niệm chân ngôn gọi tôi, tôi đâu dám không tới. Nhưng một là chưa có ngự chỉ của Thượng Đế, hai là không mang theo thần tướng làm mưa, nên không thể làm mưa được. Đại Thánh đã có lòng thương dân, xin cho tiểu thần về biển điều binh tới, còn Đại Thánh lên thiên cung thưa với Thượng Đế, xin một đạo thánh chỉ làm mưa, cho mời long vương ở long cung tới, bấy giờ tôi xin y theo các điều trong thánh chỉ thi hành.

Hành Giả nghe Long Vương nói có lý, đành bằng lòng để Long Vương về biển, còn mình quay lại thưa hết chuyện của Long Vương cho Đường Tăng nghe, Đường Thăng nói:

– Đã như vậy, con làm ngay đi, đừng để họ cho mình là dối
trá.

Hành Giả dặn dò Bát Giới, Sa Tăng:

– Hai chú bảo vệ sư phụ, tôi lên thiên đình nghe.

Vừa dứt lời đã không thấy Đại Thánh đâu cả. Quận hầu vô cùng sợ hãi hỏi:

– Tôn trưởng lão biến đâu rồi? Bát Giới cười đáp:
– Cưỡi mây lên trời rồi.

Quận hầu vô cùng khâm phục, đoạn lập tức truyền lệnh phi báo cho phố to ngõ nhỏ khắp thành, bất kể là công khanh sĩ thứ hay quân lính, nhà nào nhà nấy phải lập bàn thờ có đặt bài vị long vương, cửa nhà đặt vò nước trong, trong vò cắm cành dương liễu, đốt đèn thắp nhang khấn trời lạy đất, chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Hành giả đùng phép cân đẩu vân bay tới thẳng ngoài cửa Tây Thiên, đã thấy Hộ Quốc thiên vương dẫn thiên binh, lực sĩ bước ra đón tiếp chào hỏi:

– Kính chào Đại Thánh, lấy kinh đã xong chưa? Hành Giả nói:
– Sắp tới nơi rồi. Hiện giờ chúng tôi đã đi tới giáp giới nước Thiên Trúc, tới một quận ngoài tên gọi là quận Phượng Tiên. Vùng này đã ba năm nay không mưa, dân tình cực khổ, lão Tôn muốn cầu đảo cứu dân, gọi được long vương tới nơi. Nhưng long vương nói không có thánh chỉ, không dám tự tiện làm mưa. Nay tôi lên yết kiến Thượng Đế, xin Thượng Đế ban cho thánh chỉ làm mưa đây.

Thiên vương nói:

– Long vương không dám làm mưa là phải. Gần đây tôi nghe
nói viên quận hầu ấy càn rỡ, mạo phạm trời đất. Thượng Đế trừng phạt, bèn lập ra một quả núi gạo, một quả núi bột, một chiếc khóa lớn bằng vàng, chỉ khi nào ba thứ đó đổ hết, đứt rời thì mới cho mưa xuống.

Hành Giả không hiểu việc đó ra sao, nằng nặc đòi gặp Thượng Đế. Thiên vương không dám ngăn cản, phải để cho Hành Giả vào. Hành Giả đến thẳng bên ngoài điện Thông Minh, gặp bốn đại thiên sư ra nghênh đón hỏi:

– Đại Thánh lên đây có việc gì? Hành Giả thưa:
– Tôi nhận hộ vệ Đường Tăng đi tới quận Phượng Tiên bên ngoài nước Thiên Trúc, thấy quận này đã lâu không mưa, quận hầu vời thầy cầu đảo. Lão Tôn gọi long vương tới, lệnh phải làm mưa. Nhưng long vương nói chưa có thánh chỉ của Thượng Đế, không dám tự tiện. Nay tôi lên đây xin thánh chỉ làm mưa cứu giúp dân tình.

Bốn đại thiên sư nói:

– Vùng ấy không thể làm mưa được. Hành Giả cười nói:
– Được hay không, phiền các ngài cứ dẫn tôi vào tâu, cho
Thượng Đế thấy tình cảm của lão Tôn như thế nào?

Cát Tiên Ông nói:

– Thật đúng như câu tục ngữ: “ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”.

Hứa Tinh Dương nói:

– Thôi đừng nói linh tinh nữa, đưa ngài ấy vào cho rảnh.

Bốn chân nhân Khâu Hồng Tế, Trương Đạo Lãng, Cát Tiên
Ông và Hứa Tinh Dương đưa Hành Giả vào trước điện Linh
Tiêu tâu rằng:

– Vạn tuế! Có Tôn Ngộ Không đi đường tới quận Phượng Tiên, nước Thiên Trúc, muốn làm mưa cho quận ấy, nay đến xin thánh chỉ.

Thượng Đế nói:

– Ba năm trước đây, vào ngày hai mươi nhăm tháng mười hai, trẫm xuất hành đi du lãm muôn phương, ngao du ba cõi, trẫm thấy tên Thượng Quan ấy đang làm việc bất nhân, quẳng những thứ để thanh khiết cúng Thượng Đế cho chó ăn, miệng lại nói những lời bẩn thỉu, mắc tội mạo phạm. Trẫm lập tức sai làm ba việc ở trong điện Phi Hương. Các ngươi hãy dẫn Tôn Ngộ Không vào xem, nếu thấy ba việc đó đổ hỏng cả thì sẽ xuống chiếu cho phép làm mưa. Bằng không thì đừng có nói cho rườm lời.

Khi bốn thiên sư dẫn Hành Giả vào trong điện Phi Hương xem xét, thấy có một tòa núi gạo cao chừng mười trượng, một tòa núi bột cao chừng hai mươi trượng. Bên tòa núi cao có một con gà nhỏ bằng nắm tay đang thủng thẳng mổ gạo ăn. Bên tòa núi bột có một con chó sư tử lông vàng đang thong thả liếm bột. Bên trái kê một chiếc giá sắt, trên giá treo một chiếc khóa vàng dài chừng một thước ba bốn phân. Cần khóa to bằng ngón tay, bên dưới đặt một chiếc đèn đang thắp sáng, ngọn lửa cháy tới cần khóa.

Hành Giả chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào, quay lại hỏi thiên sư:

– Như thế là có ý gì nhỉ? Thiên sư đáp:
– Người ấy xúc phạm Thượng Thiên, Thượng Đế bèn nghĩ ra ba việc này. Chừng nào con gà mổ hết gạo, con chó liếm hết bột, ngọn đèn đốt đứt cần khóa, lúc ấy mới làm mưa.

Hành Giả nghe xong sợ hãi tái mặt, không dám thưa chuyện, đành xấu hổ bước ra ngoài điện. Bốn thiên sư cười nói:

– Đại Thánh đừng buồn. Việc này chỉ có làm việc thiện mới giải được thôi. Một ý nghĩ thiện, kinh động cả Thượng Thiên, núi gạo núi bột khi ấy sẽ sụp đổ, cần khóa cũng sẽ đứt. Đại Thánh cứ về khuyên hắn theo thiện, thì phúc quả tự khắc sẽ đến.

Hành Giả nghe lời, không vào điện Linh Tiêu chào từ biệt
Thượng Đế nữa, mà bay thẳng về hạ giới. Trong khoảng khắc, Hành Giả đã tới cửa Tây Thiên lại gặp Hộ Quốc thiên vương ở đó. Thiên vương hỏi:

– Việc xin thánh chỉ ra sao?

Hành Giả đem chuyện núi gạo, núi bột, khóa vàng kể hết một lượt, và nói:

– Quả đúng như lời ngài nói, Thượng Đế không ban thánh chỉ đâu. Vừa rồi thiên sư tiễn tôi, bảo tôi khuyên người ấy làm việc thiện, tực khắc phúc quả sẽ đến.

Đoạn từ biệt thiên vương, hạ mây về trần giới.

Quận hầu cùng Tam Tạng, Bát Giới, Sa Tăng và các quan lớn nhỏ đón tiếp Hành Giả, ai nấy xúm xít quanh Hành Giả hỏi chuyện. Hành Giả chỉ mặt quận hầu quát:

– Chỉ tại nhà ngươi vào ngày hai mươi nhăm tháng mười hai ba năm về trước đã mạo phạm trời đất, khiến cho lê dân gặp hoạn nạn, đến nay Thượng Đế vẫn chẳng chịu làm mưa!

Quận hầu sợ quá quỳ mọp xuống đất nói:

– Ba năm trước đây, vào ngày hai mươi năm tháng mười hai, trong khi cúng chay trời đất ở trước công đường, do vợ tôi lăng loàn cãi cọ với tôi, lúc ấy tôi giận quá mất khôn, ẩy đổ bàn thờ, quẳng cả đồ cúng, rồi gọi chó cho ăn. Hai năm nay, mỗi khi nghĩ tới việc ấy, tâm thần tôi vẫn thảng thốt hãi hùng không sao giải thích được. Không ngờ Thượng Thiên trừng phạt di hại tới lê dân. Nay gặp lão sư giáng lâm, muôn xin lão sư chỉ giáo cho biết thượng giới đã dùng kế sách gì trừng phạt?

Hành Giả nói:

– Chính vào ngày hôm ấy, Thượng Đế đi chu du hạ giới, thấy nhà ngươi quẳng đồ cúng cho chó ăn, lại còn nói lời tục tĩu, Thượng Đế bèn nghĩ ra ba việc để trừng phạt.
Bát Giới hỏi:

– Ba việc gì? Hành Giả đáp:
– Trong điện Phi Hương, Thượng Đế sai dựng một quả núi gạo gao chừng mười trượng, một quả núi bột cao chừng hai mươi trượng. Bên quả núi gạo có một con gà bằng nắm tay thủng thẳng mổ gạo ăn. Bên quả núi bột có một con chó sư tử lông vàng đang thong thả liếm bột. Bên trái điện kê một chiếc giá sắt, trên giá treo một chiếc khóa lớn bằng vàng, cần khóa to bằng ngón tay, bên dưới đặt một ngọn đèn thắp sáng, ngọn lửa đốt vào cần khóa. Đợi khi nào con gà mổ hết gạo, con chó liếm hết bột, ngọn lửa đốt đứt rời cần khóa thì mới cho phép vùng này làm mưa.

Bát Giới cười nói:

– Không lo! Không lo! Ông anh cứ mang em đi biến ra pháp thân khác, nốc một bữa hết sạch gạo bột, bẻ gãy cần khóa, rồi xin cho mưa xuống.

Hành Giả nói:

– Chú ngốc đừng nói lung tung. Đó là kế Thượng Đế bày ra, chú làm sao lấy được?

Tam Tạng nói:

– Như thế thì biết làm thế nào bây giờ? Hành Giả nói:
– Dễ thôi! Dễ thôi! Khi con quay về, bốn thiên sư có nói với con rằng chỉ cần làm điều thiện là có thể giải cứu được.

Quận hầu lạy sụp xuống tha thiết van xin:

– Mong lão sơ chỉ giáo, hạ quan xin nhất nhất quy y. Hành Giả nói:
– Ngài đã hồi tâm hướng thiện thì hãy niệm Phật tụng kinh ngay đi, có gì ta sẽ giúp cho. Còn nếu cứ giữ thói cũ chẳng chịu sửa đổi, thì ta chẳng thể cứu nổi, và chẳng bao lâu nữa, chính ngài cũng bị trừng phạt, tính mạng khó toàn.

Quận hầu cúi đầu lạy thề nguyện quy y. Ngay hôm ấy cho mới hết tăng đạo trong vùng, dựng một đạo tràng, mọi người thảo bức sớ tâu với tam thiên. Quận hầu dẫn mọi người tới thắp hương lễ bái, tạ ơn trời đất nhận hết lỗi lầm. Tam Tạng cũng tụng kinh giúp họ. Mặt khác, lại phi báo cho dân chúng khắp thành, bất kể già trẻ gái trai đều phải thắp hương niệm Phật. Từ lúc ấy, tiếng thiện vang khắp nơi. Bấy giờ Hành Giả mới nói với Bát Giới, Sa Tăng:

– Hai chú bảo vệ sư phụ cẩn thận để lão Tôn lại đi hộ họ một phen nữa.

Bát Giới hỏi:

– Anh định đi đâu? Hành Giả đáp:
– Quận hầu nghe lời lão Tôn, đã thành tâm thụ giáo, cung kính từ thiện, một lòng niệm Phật, ta lại đi tâu với Thượng Đế cầu mưa.

Sa Tăng nói:

– Anh đã định đi, thì nên đi ngay đừng có chậm trễ, kẻo dây dưa tới việc đi đường của chúng ta. Cầu được mưa cũng giúp chúng ta thành chính quả đấy.

Đại Thánh lại nhảy vút lên mây, bay thẳng tới cửa thiên môn, gặp ngay Hộ Quốc thiên vương. Thiên vương hỏi:

– Đại Thánh lại lên có việc gì? Hành Giả thưa:
– Viên quận hầu đã quy thiện rồi.

Thiên vương cũng vui lắm. Đang trò chuyện, bỗng thấy Trực Phù sứ giả bưng bức sớ của đạo gia, quan điệp của tăng gia đứng ngoài cửa thiên môn đợi vào tâu. Viên sứ giả thấy Hành Giả, cúi chào nói:

– Việc này là công khuyến thiệu của Đại Thánh đấy. Hành Giả nói:
– Ngài mang bức sớ và quan điệp đi đâu? Sứ giả thưa:
– Vào thẳng điện Thông Minh, đưa cho thiên sư dâng lên
Thượng Đế.

Hành Giả nói:

– Đã vậy, ngài đi trước đi, tôi theo vào sau thì hơn.

Trực Phù sứ giả vào rồi. Hộ Quốc thiên vương mới nói:

– Đại Thánh không cần vào yết kiến Thượng Đế làm gì, mà nên đến thẳng phủ Cửu Thiên Ứng Nguyên, xin mượn lôi thần, tự mình làm ra sấm vang chớp giật rồi trả lại cho họ là có mưa ngay thôi.

Hành Giả nghe lời, vào cửa thiên môn, không lên điện Linh Tiêu cầu thánh chỉ nữa, mà quay mày rẽ sang phủ Cửu Thiên Ứng Nguyên. Tới nơi, thấy Lôi Môn sứ giả, Củ Lục điển giả, Liêm Phỏng điển giả bước ra đón tiếp, vái chào hỏi:

– Đại Thánh tới có việc gì? Hành Giả đáp:
– Có việc cần gặp Thiên Tôn.

Ba vị sứ giả lập tức quay vào báo. Thiên Tôn trở vào bên trong bức bình phong Cửu Phượng ráng đỏ sửa lại quần áo rồi
bước ra nghênh đón. Làm lễ tương kiến xong, Hành Giả nói:

– Có một việc muốn nhờ vả đến ngài. Thiên Tôn hỏi:
– Việc gì?

Hành Giả thưa:

– Tôi nhân hộ vệ Đường Tăng sang phương Tây, đi qua quận Phượng Tiên, thấy vùng đó bị hạn hán nặng nề. Tôi có hứa cầu mưa giúp họ, nên hôm nay lên đây mượn quan tướng của quý bộ tới đó làm mưa.

Thiên Tôn nói:

– Tôi có biết chuyện viên quận hầu ấy mạo phạm Thượng Thiên, Thượng Đế đã lập ba việc, không biết bây giờ đã có thể làm mưa được hay chưa?

Hành Giả cười nói:

– Hôm qua tôi đã yết kiến Thượng Đế xin thánh chỉ. Thượng Đế sai thiên sư dẫn tôi vào điện Phi Hương xem ba việc đó. Đó là một quả núi gạo, một quả núi bột và một chiếc khóa vàng. Khi nào ba thứ đó đổ hết và đứt hết mới cho phép mưa xuống. Tôi nghĩ ba thứ đó đổ hết, đứt hết thì khó quá đâm buồn, thiên sư bảo tôi nên khuyên quận hầu và chúng dân vùng đó làm việc thiện, “người làm việc thiện, trời tất ứng theo”, như thế may ra vãn hồi được lòng trời, cứu được tai nạn. Nay việc thiện đã nảy nở, tiếng thiện đã vang xa. Vừa rồi Trực Phù sứ giả mang sớ và quan điệp sửa đức theo thiện tâu lên Thượng Đế rồi. Lão Tôn vội đến ngay quý phủ ta, xin mượn quan tướng ở bộ Lôi giúp đỡ làm mưa cho.

Thiên Tôn nói:

– Đã như vậy, ta sẽ ra lệnh ngay cho các tướng Đặng, Tân, Trương, Đào sai khiến bà chớp theo Đại Thánh xuống quận
Phượng Tiên nổi sấm.

Trong giây lát, bốn tướng cùng Đại Thánh đã xuống tới địa giới quận Phượng Tiên, họ trổ phép ngay ở giữa không trung. Tiếng sấm ầm ĩ bỗng chốc nổi lên, những tia chớp loang loáng xuất hiện. Thật là:

Chớp rạch rắn vàng trườn

Sấm vang sâu rền rĩ

Ầm ĩ núi động đổ Loang loáng ánh lửa bay Ngoằn ngoèo sóng trời mây Ùng oàng rung đất rộng
Muôn dặm núi sông đều cảm động

Lò hồng chớp lóe nảy mầm xanh.

Khắp nơi trong quận Phượng Tiên, quan viên lớn nhỏ, quân lính dân thường suốt ba năm không được nghe tiếng sấm, không được nhìn ánh chớp. Hôm nay thấy sấm vang, chớp giật, thì ai nấy đều quỳ cả xuống, đầu cúi sát lư hương, tay cầm cành dương liễu, miệng lầm rầm khấn:

– Nam vô A Di Đà Phật! Nam vô A Di Đà Phật!

Lời thiện ấy được nhiệm vang quả nhiên kinh động Thượng
Thiên. Đúng như bài thơ cổ nói:

Một ý nghĩ nảy sinh Trời đất đều hay biết Thiện ác nếu không báo Trời đất chẳng công sao?
Tạm gác chuyện Tôn Đại Thánh chỉ bảo lôi thần đang làm sấm vang chớp giật ở quận Phượng Tiên và mọi người đều quy hiện lại.

Lại nói chuyện trên thượng giới, Trực Phù sứ giả mang sớ, quan điệp của hai nhà tăng đạo vào điện Thông Minh. Bốn thiên sư mang vào điện Linh Tiêu dâng Thượng Đế. Thượng Đế xem xong bèn nói:

– Người ấy đã hết lòng thiện niệm, thì vào xem ba việc ra sao.
Đang nói, bỗng thấy viên quan coi giữ ở điện Phi Hương vào báo:

– Hai quả núi gạo và núi bột đều đổ cả. Trong chớp mắt, số gạo và bột đều biến mất, cần khóa cũng đứt rời.

Vừa tâu xong, lại thấy viên thiên quan đương giá dân thổ địa, thành hoàng, xã lệnh cùng các thần ở quận Phượng Tiên vào sụp lạy và tâu rằng:

– Viên quận hầu và mọi người già trẻ gái trai khắp thành trong bản quận đều quy y thiện quả, lạy Phật kính trời. Nay xin Thượng Đế rủ lòng từ bi, giáng trận mưa ngọt xuống khắp quận, cứu vớt lê dân.

Thượng Đế nghe xong vô cùng hoan hỉ, bèn truyền lệnh

– Bộ Gió, bộ Mây, bộ Mưa tuân theo hiệu lệnh: xuống quận Phượng Tiên dưới hạ giới, ngay giờ này hôm nay rải mây nổi sấm, làm mưa ba thước bốn mươi hai giọt.

Bốn đại thiên sư lĩnh chỉ, truyền báo cho các bộ xuống ngay hạ giới trổ hết thần uy theo lệnh thánh chỉ.

Hành Giả đang cùng bốn tướng Đặng, Tân, Trương, Đào chỉ bảo bà Chớp nổi chớp trên không trung, thì thấy các thần đều tới hội họp đầy bầu trời. Lúc ấy gió mây vần vũ, mưa ngọt đầm đìa. Thật là trận mưa tốt lành:

Mây xám kéo ùn ùn Mù đen chăng dày đặc Xe sấm chạy ầm ầm
Chớp rạch lòe nhằng nhịt

Cuồng phong thổi ào ào

Mưa nặng bay dào dạt.

Thế mới gọi là:
Nghĩ thiện trời ứng theo

Muôn dân mong tha thiết

Ấy do Đại Thánh trổ thần thông Muôn dặm núi sông tối mù mịt Mưa rơi lật biển và dốc sông
Tuôn khắp đất trời nom mông lung.. Mưa rơi: Trước thềm như thác đổ Ngoài song gõ lanh canh
Muôn hộ nghìn nhà thảy niệm Phật Phố phường chợ búa nước dâng dâng Sông đông, suối tây đầy ăm ắp
Khe bắc, ngòi nam trắng mênh mang

Lúa mạ có nước xanh tốt Cây cối được nước hồi sinh Ruộng đồng ngũ cốc phơi phới Xóm thôn hoa màu xanh xanh Thương khách vui reo buôn bán Nông phu cày cấy no đủ
Mùa màng trời giúp phong đàng

Mưa hòa gió thuận dân an lạc

Biển lặng sông trong hưởng thái bình.

Ngày hôm ấy, sau khi làm mưa đủ ba thước bốn mươi hai giọt, các thần lục tục thu xếp định kéo về. Tôn Đại Thánh cao tiếng dõng dạc nói:

– Thưa thần thánh bốn bộ, mời các ngài hãy tạm dừng mây, để
lão tôn gọi quận hầu ra cảm tạ các ngài. Các ngài hãy vén may thu mù, hiện rõ chân thân cho người hạ giới tận mắt nhìn thấy, khi ấy họ mới tin thật và cúng dâng các ngài.

Các thần nghe theo dừng lại trên không trung.

Hành Giả hạ mây bước xuống, vào thẳng trong quận. Tam Tạng, Bát Giới, Sa Tăng đều ùa cả lại đón tiếp. Viên quận hầu thì cứ bước một bước lại lạy một lạy tạ ơn.

Hành Giả nói:

– Khoan tạ ơn vội. Ta đã lưu các thần ở bốn bộ nán lại, ngài hãy ra lệnh cho mọi người cùng ra lạy tạ, xin các ngài ấy từ nay về sau thường xuyên đến làm mưa giúp.

Viên quận hầu vội vàng cho phi báo, lệnh cho mọi người đốt hương ngửa mặt lên trời bái tạ. Ai nấy nhìn thấy rõ các thần ở bốn bộ thu mây vén mù, hiện rõ chân thân. Bốn bộ đó là bộ Mưa, bộ Sấm, bộ Gió, bộ Mây. Chỉ thấy:

Long vương hiện chân thân Lôi tướng hiện chân tượng Chú mây hiện rõ mình
Bác gió hiện rõ dáng

Long vương hiện chân thân, râu bạc mặt xanh khác thế gian Lôi tướng hiện chân tượng, môi cong lẫm liệt nào ai sánh? Bác gió hiện rõ mình, mi cong mắt sáng đẹp vô cùng
Chú mây hiện rõ mình, mũ vàng mặt ngọc nom rực rỡ.

Giữa trời sao, hiện thân lồ lộ Dáng uy nghi của những thiên thần Quận Phượng Tiên ai nấy ngay ác tính Hôm nay ngước thấy bao thần thánh
Rửa lòng theo thiện thảy quy y…

Các thần nán lại một lát, dân chúng ai nấy sì sụp lễ bái mãi. Hành Giả lại nhảy vút lên mây xanh, vái chào các thần rồi nói:

– Các ngài vất vả quá! Mời các ngài trở về bản phủ, lão Tôn sẽ nhắc nhở dân chúng trong quận bốn mùa cúng trời cảm tạ. Từ nay về sau, mong các ngày cứ năm ngày nổi một cơn gió, mười ngày làm một trận mưa cứu vớt lê dân cho!

Các thần nghe lời, ai nấy quay về bản phủ. Chuyện không nói nữa

Lại nói chuyện Đại Thánh hạ mây bước xuống nói với Tam
Tạng:

– Xong việc dân vui, ta mau thu xếp lên đường. Quận hầu nghe thấy thế, vội vàng chắp tay nói:
– Tôn trưởng lão nói gì vậy! Công việc hôm nay là đức ân vô biên vô lượng, hạ quan đã sai người sửa soạn yến tiệc khoản đãi tạ ơn, lại xin mua ruộng của dân dựng tự viện, sinh từ cho trưởng lão, khắc tên vào bia, bốn mùa cúng lễ. Chúng tôi dù có khắc cốt ghi xương cũng chỉ gọi là báo đền được muôn một, sao trưởng lão đã bảo lên đường ngay?

Tam Tạng nói:

– Lời dạy của đại nhân tuy chí phải, nhưng chúng tôi chỉ là những nhà sư hành cước tìm đường sang Tây, không dám ở lâu, nấn ná một hai ngày là phải đi thôi.

Viên quận hầu đâu có chịu buông, ngay đêm ấy, sai người sửa soạn tiệc rượu, xây dựng sinh từ.

Ngày hôm sau, tiệc lớn được bày ra, quận hầu mời Đường Tăng ngồi chỗ cao nhất, Tôn Đại Thánh, Bát Giới và Sa Tăng ngồi nối tiếp theo. Quận hầu và hết thảy các quan viên lớn nhỏ trong quận đều dâng chén ân cần kính mời, khoản đãi suốt một
ngày. Bữa tiệc ấy thật là vui vẻ. Có bài thơ làm chứng rằng:

Đồng ruộng lâu ngày mưa ngọt tươi, Sông ngòi đầy ắp tiện giao thông. Thần Tăng đến quận lòng thâm tạ, Đại Thánh lên trời dạ khắc ân.
Ba việc giải trừ ác cũ,

Một niềm quy thiện thấy thành công. Từ đây thịnh trị đời Nghiêu Thuấn, Gió thuận mưa hòa lúa nặng bông.
Cứ thế, một ngày tiệc, một ngày yến, hôm nay tạ, ngày mai ơn, nấn ná đến nửa tháng chờ cho tự viện sinh từ làm xong. Một hôm quận hầu mời bốn thầy trò đến xem. Đường Tăng sững sờ nói:

– Công trình đồ sộ thế này mà hoàn thành nhanh thế sao? Quận hầu nói:
– Hạ quan đốc thúc dân phu ngày đêm không nghỉ, vừa hoàn thành là mời mấy trưởng lão đến xem ngay.

Hành Giả cười nói:

– Ngài quả là một viên quận hầu hiền lương tài giỏi.

Đoạn mọi người tới xem chùa mới, thấy chùa xây điện các nguy nga, sơn môn tráng lệ, ai nấy đều khen ngợi rối rít. Hành Giả mời sư phụ đặt tên cho chùa. Tam Tạng nói:

[318]
– Được, tên chùa ta đặt là “chùa Cam Lâm Phổ Tế”

Quận hầu tán thưởng:

– Hay lắm! Hay lắm!

Bèn lệnh cho dát vàng tên chùa, rồi mời các sư tăng đến thờ
phụng đèn hương. Bên phải lập sinh từ bốn thầy trò, hàng năm bốn mùa cúng tế. Lại sai dựng các miếu thờ Lôi thần, Long thần để tạ ơn. Xem xong Tam Tạng bảo đồ đệ chuẩn bị lên đường.

Dân chúng trong quận biết không giữ lâu được, bèn chuẩn bị lễ vật tiễn chân, nhưng thầy trò không nhận một ly. Vì vậy, quan dân khắp quận gióng trống mở cờ, gảy đàn thổi sáo, tiễn đưa ba mươi dặm mà vẫn chưa nỡ chia tay, họ gạt nước mắt trông theo, tới khi không nhìn thấy bóng thầy trò nữa mới quay về. Đó mới thật là:

Đức lớn thần thăng ghi chùa Phổ Tế

Tề Thiên Đại Thánh trổ phép thi ân.

Cuối cùng không biết chuyến đi này bao lâu nữa mới gặp được Như Lai, xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------------------
[318] Nghĩa là chùa nước ngọt cứu dân