Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ tám mươi tư

Khó diệt nhà sư tròn giác ngộ 
Phép vương thành đạo thể theo trời

Lại nói chuyện Đường Tam Tạng giữ vững khí nguyên dương, thoát khỏi vòng trăng hoa khổ sở, theo Hành Giả tiếp tục cất bước sang phương Tây, thấm thoắt mùa hè lại tới, chính là lúc gió nam hiu hiu, mưa mai lất phất. Phong cảnh tuyệt đẹp:

Bóng cây mươn mướt rợp, Gió nhẹ én lượn chao, Sen mới xòe mặt ao.
Trúc xanh như măng biếc.

Cỏ thơm xa tít tắp, Hoa dại khoe bạt ngàn. Lửa lựu điểm màu son, Bờ khe lau san sát.
Bốn thầy trò chịu đựng nóng nực đi đường, đang đi chợt nhìn thấy ven đường có hai rặng liễu cao, dưới bóng liễu một bà cụ già tay dắt một đứa trẻ đi ra, cao giọng gọi Đường Tăng:

– Vị hòa thượng kia ơi, đừng đi nữa, mau quay ngựa trở lại phương Đông thôi. Sang Tây toàn là đường chết cả đấy!

Tam Tạng sợ quá, vội vàng xuống ngựa, bước tới hỏi:

– Thưa lão bồ tát, cổ nhân có nói: “Biển rộng tùy cá nhảy, trời cao mặc chim bay”. Cớ sao cụ bảo sang Tây không có đường?

Cụ già chỉ tay sang hướng Tây nói:
– Ở đằng ấy, cách đây chừng năm, sáu dặm là nước Diệt Pháp. Quốc vương nước ấy kiếp trước mắc phải oan cừu, nên kiếp này vô cớ gây tội. Hai năm trước đây, nhà vua đã nguyền một lời thề khủng khiếp là phải giết đủ một vạn hòa thượng. Hai năm qua, lần lượt nhà vua đã giết chín nghìn chín trăm chín mươi sáu hòa thượng vô danh rồi, cần phải giết thêm bốn hòa thượng nổi danh nữa là đủ số một vạn. Các ngài mà đi tới thành đó không phải tự nộp mạng cho quốc vương nước đó hay sao?

Tam Tạng nghe xong, trong lòng sợ hãi, giọng run run nói:

– Cảm ơn tấm lòng tốt của lão bồ tát! Cảm ơn lắm lắm! Dám xin hỏi ngoài ra có lối nào sang Tây mà không phải đi qua kinh thành nước đó, bảo cho bần tăng biết với!

Bà cụ cười nói:

– Không có đâu, không có đâu. Trừ phi biết bay mới qua được,

Bát Giới đứng cạnh nói xen vào:

– Mẹ già đừng dọa nữa. Chúng tôi biết bay cả đấy!

Hành Giả giương cặp mắt lửa ngươi vàng, nhận ra hết thực giả biết bà cụ dắt đứa trẻ ấy chính là Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài đồng tử, bèn vội vàng sụp xuống đất lạy rồi nói:

– Thưa Bồ Tát, đệ tử không kịp đón! Không kịp đón!

Bồ tát cưỡi trên một đám mây ngũ sắc, nhè nhẹ bay lên, khiến cho Đường Tăng cuống quýt không biết đặt chân vào đâu, vội vàng quỳ sụp xuống dập đầu lạy. Bát Giới, Sa Tăng cũng vội vã quỳ xuống, ngửa mặt lên trời lễ. Một lát, đàm mây lành phơi phới bay về Nam Hải.

Hành Giả đứng lên đồ sư phụ đậy nói:

– Mời sư phụ đứng dậy, Bồ Tát đã về bảo sơn rồi.
Tam Tạng đứng dậy nói:

– Ngộ Không, con đã nhận ra Bồ Tát, sao không nói sớm? Hành Giả cười nói:
– Sư phụ hỏi chưa xong, con đã sụp lạy, còn nói sớm làm sao được!

Bát Giới, Sa Tăng nói với Hành Giả:

– Đội ơn Bồ Tát chỉ bảo, phía trước hẳn có nước Diệt Pháp muốn giết hòa thượng, chúng ta biết làm sao bây giờ?

Hành Giả nói:

– Chú ngốc đừng sợ! Chúng ta đã từng gặp biết bao ma thiêng quỷ dữ, ổ rắn hang hùm mà chưa hề việc gì. Huống hồ nơi đây chỉ là một nước của người phàm tục có gì đáng sợ? Chỉ hiềm nơi đây không phải là chỗ nghỉ lại, mà trời sắp tối rồi, lỡ gặp người thôn xóm vào thành mua bán trở về, họ thấy chúng ta là hòa thượng, la lối gọi tên ra thì thật không nên. Hay là dẫn sư phụ tránh xa đường cái, tìm một chỗ nào vắng vẻ rồi tính sau?

Tam Tạng nghe lời, thầy trò tránh đường cái, tìm đến một cái hõm sâu ngồi xuống. Hành Giả nói:

– Hai chú trông nom sư phụ để lão Tôn biến hóa vào thành xem thế nào, nếu tìm được một con đường hẻo lánh thì đi luôn đêm nay.

Tam Tang dặn dò:

– Đồ đệ ơi, con đừng coi là chuyện nhỏ, phép vua không dung đâu, phải cẩn thận lắm mới được.

Hành Giả cười nói:
– Sư phụ cứ yên tâm, yên tâm! Lão Tôn sẽ có cách khu xử. Vừa nói xong, Đại Thánh đã tung người nhảy đánh vèo lên
không trung. Lạ thật:
Mặt trên không thừng kéo, Dưới gậy chống cũng không. Nói chung giống cha mẹ,
Mà nhẹ tựa lông hồng!

Hành Giả đứng trên làn mây nhìn xuống quan sát chỉ thấy trong thành phồn thịnh sầm uất, mây lành bảng lảng, bèn nói:

– Quái, một xứ tốt đẹp thế này mà sao lại có chuyện diệt pháp nhỉ?

Đứng ngắm nghía một lát, dần dà trời tối. Lại thấy:

Chỗ ngã tư ánh đèn sáng rực,

Điện cửu trùng hương nức chuông ngân.

Bảy vì tinh tú soi trời thẳm,

Tám phương quán trọ khách dừng chân.

Doanh trại sáu quân còi rúc rộn, Lầu trong đồng hồ điểm não nùng. Bốn mặt mây mù che thẳm dặm,
Ba bề chợ vắng khói chiều buông. Từng cặp vợ chồng vào trướng gấm, Một vầng trăng tỏ mọc đông phương
Hành Giả nghĩ bụng:

– Mình định hạ xuống vào phố sá tìm đường, mà mặt mũi thế này, nhỡ gặp ai, người ta sẽ bảo mình là hòa thượng ngay. Phải biến hóa khác đi mới được.

Đoạn bắt quyết, niệm chú, lắc mình một cái biến thành một con thiêu thân:

Bé tẹo, cánh như sương mỏng,
Lao vào đèn sáng thiêu thân. Mặt mũi vốn do tạo hóa sinh thành Cỏ mục ấy nơi linh ứng.
Chỉ thích ở nơi đèn đuốc sáng, Ào ào bay lượn xung quanh.
Áo tía cánh thơm bay tựa sao băng, Thích nhất đêm khuya thanh vắng.
Hành Giả lươn lướt lươn lướt bay khắp phố phường, chợ búa, đến bên hành lang, bay gần xó cửa… Đang bay bỗng thấy dãy nhà ở góc phố, trước cửa các nhà đều treo đèn lồng, bèn nghĩ:

– Mấy nhà này ăn tết nguyên tiêu hay sao mà nhà nào cũng treo đèn lồng thế nhỉ?

Đoạn đập đập cánh bay tới gần ngắm cho kỹ, thấy có một nhà ở giữa dãy phố treo một chiếc đèn lồng vuông trên có viết sáu chữ “nơi nghỉ của người buôn bán”, dưới lại có bảng chỉ “quán trọ Vương Tiểu Nhị”, bây giờ Hành Giả mới biết đấy là những hàng cơm. Hành Giả lại thò đầu vào nhìn, thấy có tám chín người đã ăn cơm tối xong, cởi quần áo, khăn đội đầu, chân tay rửa sạch sẽ, lăn ra giường ngủ. Hành Giả mừng thầm nghĩ:

– Sư phụ chắc là đi qua được.

Bạn bảo tại sao Hành Giả lại biết là đi qua được? Hóa ra là Hành Giả nổi lòng bất lương, đợi cho mấy người ấy ngủ say sẽ lấy trộm quần áo, khăn khố, giả làm người thường vào thành.

Chà, nhưng sự việc xảy ra không theo ý định. Đang suy nghĩ, Hành Giả chợt thấy Tiểu Nhị bước vào dặn dò:

– Các vị cẩn thận cho nhé! Ở đây người ngay kẻ gian lẫn lộn;
quần áo, hành lý của ai người ấy phải chú ý giữ gìn!

Bạn nghĩ họ là những người ở nơi khác tới buôn bán, lẽ nào
lại không cẩn thận? Nghe chủ quán dặn dò như vậy, lại càng cẩn thận hơn, bèn nhổm cả dậy nói:

– Ông chủ quán nói chí lý lắm. Chúng tôi đi đường mệt nhọc, chỉ sợ ngủ say không tỉnh ngay được, lỡ xảy ra mất mát thì làm thế nào? Ngài cứ mang cả quần áo, khăn đội đầu của chúng tôi gói ghém cất vào một chỗ, sáng mai trao lại cho chúng tôi cũng được.

Vương Tiểu Nhị bèn mang tất cả quần áo, khăn đội đầu của họ vào cất trong phòng của mình. Hành Giả nóng nẩy, giương cánh bay ngay vào trong đậu trên mắc áo. Lại thấy Vương Tiểu Nhị bước ra ngoài cửa, tháo đèn lồng cất vào trong nhà, đoạn đóng cửa quán, vào phòng cởi quần áo đi ngủ. Hai đứa con của Vương Tiểu Nhị tối lại mải hò hét nô đùa không chịu ngủ, nên người vợ Vương Tiểu Nhị cũng chẳng ngủ, lôi quần áo rách ra vá. Hành Giả nghĩ thầm:
– Nếu đợi mụ này ngủ mới ra tay thì lỡ mất việc của sư phụ. Mặt khác lại lo đêm khuya cửa thành đóng chặt, nên Hành
Giả chẳng nhịn nổi nữa, bay ngay xuống, sà vào ngọn đèn. Đúng
là: “Xả thân gieo lửa đỏ, sém trán hóa thân tàn”. Ngọn đèn bỗng tắt phụt. Hành Giả lắc mình một cái biến thành một con chuột kêu rúc rích mấy tiếng, đoạn nhảy xuống tha hết quần áo, khăn đội rồi chạy biến ra ngoài. Người vợ Tiểu Nhị hốt hoảng la ầm lên:

– Bố nó ơi, hỏng rồi! Có con chuột thành tinh!

Hành Giả thấy vậy, lại giở thủ đoạn, dứng chặn ở cửa, dõng dạc cất tiếng:

– Vương Tiểu Nhị, đừng nghe vợ nói linh tinh! Ta không phải là con chuột thành tinh. Con người quang minh chính đại không bao giờ làm chuyện ám muội. Ta là Tề Thiên Đại Thánh giáng phàm hộ vệ Đường Tăng sang phương Tây lấy kinh. Quốc
vương nước ngươi vô đạo nên ta phải tới đây mượn quần áo để cho sư phụ ta cải trang, Khi nào qua thành xong, ta sẽ mang trả.

Vương Tiểu Nhị nghe xong lồm cồm bò dậy, sờ soạng trong đêm tối, trong lúc vội vã lúng túng, vớ được cái quần tưởng là áo, xỏ vào phía tay trái cũng chẳng nổi, mặc vào bên tay phải cũng không xong.

Đại Thánh dùng phép, cắp quần áo, cưỡi mây bay đi, quay đầu về thẳng bên cái hố ven đường. Tam Tạng thấy bầu trời trăng sao vằng vặc, nhô người nhìn, trông thấy Hành Giả đã bước tới gần, bèn cất lời hỏi:

– Đồ đệ, có qua được nước Diệt Pháp không?

Hành Giả bước tới bên, đặt đống quần áo xuống nói:

– Sư phụ ạ, muốn đi qua nước Diệt Pháp mà là hòa thượng thì không xong.

Bát Giới nói:

– Này anh, anh đòi hỏi thế nữa cơ à? Không làm hòa thượng nào có khó gì? Chỉ cần nửa năm không cắt tóc là tóc mọc dài ngay.

Hành Giả nói:

– Đâu phải đợi tới nửa năm? Mà ngay bây giờ phải làm người thường!

Chú ngốc kinh ngạc nói:

– Anh nói chẳng thông tí nào. Chúng ta đang là hòa thượng, mà lại làm người thường ngay bây giờ, thì làm thế nào mà quấn được khăn? Buộc dây vào đâu?

Tam Tạng quát lên:

– Đừng lằng nhằng nữa! Phải lo xem việc chính ra sao đã! Hành Giả nói:
– Sư phụ ạ, thành trì này con đã xem xét rồi. Tuy là quốc vương vô đạo giết sư, nhưng vẫn là vị chân thiên tử. Trên thành mây lành bảng lảng, phố xá nhộn nhịp đông vui. Tiếng nói ở đây con cũng nghe được, nói được. Hơn nữa, con vừa mượn được mấy bộ quần áo, khăn đội trong quán cơm. Chúng ta sẽ đóng giả người thường vào thành ngủ trọ một đêm, tới canh tư trở dậy, bảo chủ quán nấu nướng cho bữa cơm chay, ăn uống xong, tới canh năm, lách qua cửa thành tìm ra đường cái mà đi sang phía Tây. Giả sử có người gặp ta giữ lại, thì cứ bảo là khâm sai của thượng bang, vua nước Diệt Pháp chắc không dám ngăn cản, để ta đi thôi.

Sa Tăng nói:

– Sư huynh sắp đặt thỏa đáng lắm! Cứ thế mà làm thôi!

Tam Tạng chẳng còn cách nào cũng đành cởi mũ áo nhà sư, mặc quần áo người thường vào, đầu cũng quấn khăn. Sa Tăng cũng thay quần áo. Bát Gtới đầu, to quấn không vừa, Hành Giả phải lấy kim chỉ ra, xé chiếc khăn làm hai mảnh khâu nối vào thành một mảnh, rồi quấn vào đầu cho Bát Giới, lại chọn bộ quần áo rộng nhất mặc cho. Hành Giả thay sau cùng. Thay xong, Hành Giả nói:

– Nào các vị, chúng ta đi thôi. Bốn chữ “sư phụ, đồ đệ”, tạm cất đi nhé!

Bát Giới nói:

– Bỏ bốn chữ đó thì xưng hô bằng gì? Hành Giả nói:
– Đều là anh em tuốt tuột. Sư phụ gọi là Đường đại quan. Chú gọi là Chu tam quan, Sa Tăng gọi là Sa tứ quan, còn tôi gọi là Tôn nhị quan. Nhưng vào trong quán, mọi người chớ nói năng gì, để mặc tôi khu xử. Họ có hỏi buôn bán gì, tôi chỉ bảo chúng ta là khách buôn ngựa. Lấy con ngựa bạch ra làm chứng, nói chúng ta có mười người, bốn chúng ta đi trước đến thuê buồng để bán ngựa. Chủ quán nhất định khoản đãi chúng ta. Chúng ta cứ việc ăn. Khi nào sắp đi, tôi sẽ nhặt mấy mảnh ngói, biến thành mấy đồng bạc vụn cảm tạ họ, sau đó đi ngay.

Tam Tạng chẳng còn cách nào, đành gượng nghe theo.

Bốn người vội vàng dắt ngựa gánh đồ bước qua bên kia. Nơi đây thuộc địa giới thái bình, đúng lúc vào canh, cửa còn chưa
đóng. Thầy trò cứ việc đi vào, bước thẳng tới trước cửa quán cơm nhà Vương Tiểu Nhị, bỗng nghe thấy trong nhà có tiếng ồn ào. Người thì nói:

– Khăn của tôi chẳng thấy đâu cả. Người thì nói:
– Quần áo của tôi cũng biến mất rồi.

Hành Giả lờ đi coi như không biết, dẫn mọi người rẽ sang một nhà khác ở phía đối diện nghỉ ngơi. Nhà này chủ quán còn chưa cất đèn lồng. Hành Giả bèn bước tới gần cất tiếng gọi:

– Nhà hàng ơi, còn phòng trống cho chúng tôi ngủ nhờ với! Bên trong một giọng đàn bà trả lời vọng ra:
– Còn ạ, xin mời các quan lên lầu.

Vừa dứt lời, đã thấy một người đàn ông ra dắt ngựa. Hành Giả trao con ngựa cho người đó dắt vào, đoạn người đó dẫn sư phụ đi sau ánh đèn lờ mờ đến thẳng cửa lầu. Trên lầu có đầy đủ bàn ghế, cửa sổ được mở ra, ánh trăng vằng vặc soi vào, mọi người ngồi xuống. Lại thấy có một người mang đèn tới. Hành Giả đứng ở cửa, thở dài nói:

– Trăng sáng thế này chẳng cần đèn đâu.

Người ấy vừa xuống lầu lại thấy một a hoàn bưng bốn bát chè xanh tới. Hành Giả nhận lấy. Lại thấy một người đàn bà từ dưới lầu đi lên, trông lối chừng năm bảy, năm tám tuổi. Mụ bước thẳng lên lầu, đứng ở bên cạnh cửa, cất tiếng hỏi:

– Xin các vị quan khách. Các vị ở đâu tới? Có hàng quý gì không?

Hành Giả đáp:

– Chúng tôi từ phương bắc tới, có mấy con ngựa quèn định bán.
Người đàn bà nói:

– Khách bán ngựa thì cũng xoàng thôi. Hành Giả giới thiệu:
– Vị này là Đường đại quan, vị này là Chu tam quan, vị này là
Sa tứ quan, còn tôi là Tôn nhị quan.

Người đàn bà cười nói:
– Họ lạ quá! Hành Giả nói:

– Họ lạ nhưng mà là “dị tính đồng cứ [311]

. Bọn chúng tôi tất
cả gồm mười người, bốn chúng tôi đi trước thuê phòng trọ chu đáo. Sáu người còn lại hiện đang nghỉ ở ngoài thành trông coi một đàn ngựa. Vì trời tối không tiện vào thành, đợi chúng tôi thuê phòng trọ xong xuôi, sáng mai sẽ vào cả, bao giờ bán ngựa xong mới về.

Ngưởỉ đàn bà hỏi:

– Đàn ngựa bao nhiêu con? Hành Giả đáp:
– Lớn nhỏ khoảng hơn một trăm con, toàn thuộc nòi như con ngựa này, chỉ khác màu lông.

Người đàn bà cười nói:

– Tôn nhị quan nhân thật là hạng khách ra khách! May mà sớm đến quán nhà tôi, chứ quán khác, họ chẳng nhận đâu. Quán chúng tôi sân sướng rộng rãi, chuồng trại đầy đủ, cỏ rơm sẵn sàng, đủ cho ngài nuôi được hàng trăm con ngựa ấy chứ. Nhưng phải cái có một điều là quán chúng tôi mở cửa đã nhiều năm nay, mà vẫn chỉ mang cái tên nôm na thôi. Chả là chồng trước của tôi họ Triệu, chẳng may mất sớm, lồi bèn lấy tên quán là “quán bà Triệu quả phụ”. Quán của tôi có ba loại tiếp khách.
Như toán khách tối nay, trước là tiểu nhân sau là quân tử, thì phải nói giá tiền trước để sau dễ trả.

Hành Giả nói:

– Phải lắm! Vậy quán nhà thím có ba loai tiếp khách thế nào? Thường có câu: “Người ba đấng, của ba loài, khách gần khách xa cũng thế thôi”, vậy mà tại sao nhà thím lại phân ra làm ba loại tiếp khách? Nhà thím thử nói tôi nghe xem!

Triệu quả phụ nói:

– Quán tôi chia ba hạng nhất, nhì, ba. Hạng nhất thì bày tiệc thập cẩm ngũ vị, bánh đường nặn hình sư tử, hai vị một bàn, lại mời cả mấy cô gái trẻ đến ca hát giúp vui, thế mà mỗi vị chỉ phải bỏ ra năm đồng bạc, gồm cả tiền thuê phòng trong đó nữa mà thôi.

Hành Giả cười nói:

– Giá phải chăng quá! Năm đồng bạc ở chỗ khác làm gì có cái món các cô gái trẻ hầu hạ!

Mụ Triệu, quả phụ nói tiếp:

– Còn hạng nhì thì chỉ bày ăn chung một bàn, có hoa quả, rượu nóng. Mâm đã bê lại, thì mặc các ngài nhấm nháp với nhau, nhưng không có các cô gái trẻ. Loại này xin mỗi vị bỏ ra cho hai đồng bạc.

Hành Giả nói:

– Cũng thỏa đáng quá! Thế còn hạng ba? Mụ Triệu quả phụ nói:
– Chẳng dám nói ra trước mặt tôn khách. Hành Giả nói:
– Cứ nói đi, không ngại gì cả. Bọn tôi sẽ chọn loại nào thích hợp nhất.
Người đàn bà nói:

– Hạng ba không có người hầu hạ. Trong nồi có cơm bố thí, tùy các vị ăn. Ăn no, ôm một ít cỏ trải thành một cái ổ mà ngủ. Trời sáng, xin các vị trả cho một ít tiền cơm, nhà quán không có kèo nhèo gì hết.

Bát Giới nghe xong nói:

– May quá! May quá! Lão Chu vớ được món bở rồi! Để tôi xem trong nồi còn cơm, đánh một bữa no, rồi lăn quay ra cạnh bếp đánh một giấc.

Hành Giả nói:

– Người anh em nói gì thế? Dân giang hồ như tớ và chú đâu có tiếc vài đồng bạc! Thím chuẩn bị loại hạng nhất mau lên.

Người đàn bà nở từng khúc ruột, liền gọi:

– Mang trà ngon lên đây! Nhà bếp nấu nướng nhanh lên nhé! Đoạn mụ bước xuống lầu ra lệnh:
– Giết gà, giết ngỗng, vo gạo nấu cơm! Lại sai:
– Mổ lợn, mổ dê! Hôm nay dung không hết, để đến mai vẫn dùng được. Tìm loại rượu thật ngon, lấy gạo thơm nấu cơm, bột trắng làm bánh.

Tam Tạng ở trên lầu nghe thấy thế, nói:

– Tôn nhị quan, thế nào? Họ giết gà giết ngỗng mổ lợn mổ dê, nhỡ họ bưng lên, mà chúng ta là hạng người ăn trường chay[312] thì ăn làm sao?

Hành Giả nói:

– Con đã có cách.

Bèn bước đến cửa lầu giậm chân cộp cộp gọi:
– Thím Triệu ơi, lên đây. Mụ Triệu bước lên hỏi:
– Nhị quan nhân có điều gì dặn dò? Hành Giả nói:
– Hôm nay đừng giết gà vịt vội. Vì hôm nay là ngày ngày ăn chay của chúng tôi mà.

Mụ Triệu ngạc nhiên hỏi:

– Quan nhân ăn trường chay hay ăn chay tháng? Hành Giả đáp:
– Đều không phải. Chúng tôi ăn chay vào ngày “canh thân”. Hôm nay là ngày canh thân phải ăn chay. Sau canh ba đêm nay sang sang ngày tân dậu thì thôi không ăn chay nữa, ngày mai thím giết gà cũng được. Hôm nay chỉ cần biện một vài món chay theo giá liền loại hạng nhất bưng lên là đủ.

Mụ Triệu càng mừng rơn, chạy nhanh xuống ra lệnh:

– Thôi đừng giết! Đừng giết! Tìm một ít mộc nhĩ, măng Phúc Kiến, miến đao, đậu phụ, hái một nắm rau xanh trong vườn nấu bát canh, nhào bột trắng làm bánh, nấu nồi cơm gạo thơm, và hầm ấm chè ngon là được.

Chà! Những người nấu nướng trong nhà bếp toàn là những tay lão luyện nấu nướng đã quen. Chỉ một loáng, cơm canh nấu xong và được bưng lên lầu, toàn những món ngon lành, bốn người mặc sức ăn uống.

Mụ Triệu lại hỏi:

– Có loại rượu thuần khiết, các ngài có uống không ạ? Hành Giả đáp:
– Chỉ có Đường đại quan không uống, còn chúng tôi cũng
uống được vài chén.

Mụ Triệu lấy ra một bầu rượu nóng. Ba người vừa rót ra chén chưa kịp uống, bỗng nghe thấy tiếng sàn gỗ vang lên thình thịch.

Hành Giả hỏi:

– Thím Triệu, dưới nhà đổ cái gì thế? Mụ Triệu quả phụ đáp:
– Không phải đâu. Mấy vị khách trong xóm tôi mang ít gạo xay tới muộn, tôi bảo họ ngủ ở dưới này, nhưng có các ngài đến, không có người sai, bèn bảo họ khiêng kiệu ra ngoài sân đi đón mấy cô gái trẻ về hầu hạ các ngài, đòn khiêng kiệu của họ va vào sàn lầu gây ầm ĩ đó.

Hành Gỉả nói:

– Sao không nói sớm? Không phải đi mời mọc gì đâu. Một là ngày trai giới, hai là anh em chúng tôi chưa đến đủ, chắc chắn ngày mai họ mới tới, lúc ấy cả bọn chúng tôi sẽ mời các cô gái trẻ tới, vui chơi ngay trong quán, khi nào bán xong ngựa mới lên đường.

Mụ Triệu quả phụ nói:

– Tốt quá! Tốt quá! Vừa không làm mất hòa khí, lại vừa di dưỡng được tinh thần.

Đoạn truyền lệnh:

– Cất kiệu vào, không phải đi mời nữa!

Bốn thầy trò uống rượu ăn cơm xong, nhà hàng thu dọn mâm bát rồi đi ra.

Tam Tạng ghé sát tai Hành Giả thầm thì:

– Ngủ ở đâu bây giờ? Hành Giả đáp:
– Ngủ ngay trên lầu này. Tam Tạng nói:
– Không được đâu. Chúng ta đi đường vất vả mỏi mệt, thảng hoặc ngủ thiếp đi, nhỡ nhà hàng lên thu dọn,thấy khăn quấn đầu của chúng ta tụt ra, trơ cái đầu trọc, nhận ra chúng ta là hòa thượng, làm ầm ĩ lên thì làm sao?

Hành Giả nói:

– Ừ nhỉ!

Đoạn lại bước ra trước lầu, giậm chân thình thịch. Mụ Triệu bước lên hỏi:

– Tôn đại quan chắc có điều gì dặn dò? Hành Giả nói:
– Chúng tôi ngủ ở đâu? Mụ Triệu đáp:
– Trên lầu ngủ tốt lắm! Vừa không có muỗi, vừa có gió mát. Cứ mở toang cửa sổ ra, ngủ rất sướng!

Hành Giả nói:

– Không được. Chu tam quan của chúng tôi đây có bệnh hàn thấp, Sa tứ quan có chứng kỵ phong, còn Đường đại quan ở chỗ tối mới ngủ được. Tôi cũng sợ ánh sáng, chỗ này ngủ không ổn.

Mụ Triệu bước xuống lầu, đứng tựa vào thành hòm thở dài. Người con gái mụ bế con lại gần nói:

– Mẹ ơi, thường có câu: “Buôn bán có khi lãi khi lỗ”[313] Nay đang mùa nóng nực, tuy chẳng vớ được món bở nào, nhưng khi vào thu mát mẻ, lại không vớ bẫm liên tục ấy chứ, việc gì mẹ phải thở dài làm vậy?

Mụ Triệu nói:
– Con ơi, đâu có phải mẹ buồn vì không vớ được món bở. Tối nay, lúc mẹ sắp đóng cửa, khoảng đầu canh một ấy, có bốn người khách buôn ngựa vào thuê buồng trọ, họ thuê loại thượng hạng. Thành thử mẹ chỉ trông mong lấy được mấy đồng của họ, nhưng họ lại đòi ăn chay thì làm sao lấy được tiền của họ, vì thế mà mẹ thở dài.

Người con gái nói:

– Họ đã ăn cơm thì không thể bỏ sang hàng khác được. Ngày mai mẹ cứ bày tiệc mặn, thì có gì là không lấy được tiền của họ?

Mụ Triệu lại nói:

– Lại thế này: Bọn họ ai cũng có bệnh. Người sợ gió, kẻ sợ sáng, đòi phải được ngủ chỗ tối nữa cơ chứ. Con xem quanh nhà mình toàn là nhà lợp loại ngói đơn, làm gì có chỗ nào tối? Chi bằng thí cho họ một bữa cơm, rồi bảo họ đi hàng khác vậy.

Người con gái nói:

– Mẹ ơi, nhà mình cứ một chỗ tối om, lại kín gió. Tuyệt lắm! Tuyệt lắm!

Mụ Triệu hỏi:

– Chỗ nào?

Người con gái đáp:

– Hồi cha còn sống, có đóng một cái hòm to. Chiếc hòm ấy rộng bốn thước, dài bảy thước cao ba thước bên trong có thể ngủ được dăm bảy người. Mẹ cứ bảo họ chui vào trong cái hòm ấy mà ngủ.

Mụ Triệu nói:

– Không biết có được không? Để mẹ lên hỏi một tiếng xem sao.

Bèn bước lên lầu nói:
– Thưa Tôn quan nhân, nhà hàng tôi tuyềnh toàng, chẳng có chỗ nào tối cả, chỉ có một chiếc hòm to, vừa kín gió vừa tối như bưng, các ngài chui vào chiếc hòm ấy ngủ có được không ạ?

Hành Giả nói:

– Tốt quá! Tốt quá!

Mụ Triệu lập tức sai mấy người khách khiêng chiếc hòm ra, đoạn mở nắp, rồi mời bọn Hành Giả xuống lầu.

Hành Giả dẫn sư phụ. Sa Tăng gánh hành lý bước theo sau ánh đèn đến bên chiếc hòm. Bát Giới chẳng kể hay dở, chui luôn vào trước. Sa Tăng bỏ hành lý vào, đoạn đỡ sư phụ trèo vào rồi mình cũng trèo vào luôn.

Hành Giả nói:

– Con ngựa của chúng ta buộc ở đâu rồi? Một người hầu đứng bên cạnh thưa:
– Chúng tôi buộc ở sau nhà nó đang ăn cỏ đó. Hành Giả nói:
– Dắt lại đây, khiêng cả máng ăn lại, buộc chặt bên cạnh hòm cho tôi.

Xong xuôi, Hành Giả mới chui vào rồi bảo:

– Thím Triệu, đậy nắp hòm lại và khóa cẩn thận, coi giùm chúng tôi xem còn chỗ nào hở thì dán giấy vào, sáng mai đến mở hòm sớm nghe!

Mụ Triệu nói:

– Cẩn thận lắm rồi ạ!

Đoạn ai nấy đóng cửa đi ngủ. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện bốn thầy trò nằm trong hòm, đáng thương làm sao! Một là đầu quấn kín khăn, hai là thời tiết oi bức, lại thêm
trong hòm kín gió ngột ngạt, nên mọi người phải bỏ cả khăn, cởi cả quần áo. Rồi quạt cũng không có, mọi người đành phải lấy tạm chiếc mũ nhà sư ra phe phẩy. Người này ép sát người kia. Người kia úp thìa người này, lịch kịch mãi tới canh hai mới ngủ được. Duy chỉ có Hành Giả để ý phòng tai họa thì không ngủ, thò tay sang đùi Bát Giới cấu một cái. Bát Giới co chân lại, miệng lầu bầu:

– Ngủ đi! Mệt chết cha lại còn bụng dạ đâu mà nô đùa véo tay với véo chân.

Hành Giả pha trò:

– Nguyên số vốn chúng ta có năm nghìn lạng. Lần trước bán ngựa được ba nghìn lạng, hiện giờ trong túi cũng có bốn nghìn lạng. Đàn ngựa đấy bán được ba nghìn lạng nữa. Vị chi là cứ một vốn một lời! Trúng quá! Trúng quá!

Bát Giới buồn ngủ rũ, chẳng thèm trả lời.

Nào ngờ đâu một số người hầu hạ, gáph nước, nấu bếp trong quán cũng là đồng đảng với bọn cướp. Bọn chúng nghe thấy Hành Giả nói có rất nhiều tiền bạc bèn cắt mấy tên lẻn ra ngoài tập họp chừng hơn hai mươi tên cướp cầm gậy soi đèn xông vào cướp tiền của toán lái buôn ngựa. Khi bọn chúng đẩy cửa xông vào, mẹ con mụ Triệu quả phụ sợ run cầm cập, đóng chặt cửa buồng, mặc cho bọn chúng ở ngoài vơ vét. Nguyên bọn cướp chẳng thèm vơ vét đồ đạc gì trong quán, chỉ tìm toán lái buôn. Bọn chúng tìm khắp trên lầu chẳng thấy tăm hơi, bèn đốt đuốc soi tìm khắp nơi, chỉ thấy mỗi cái hòm to lù lù giữa sân, bên cạnh có buộc con ngựa bạch, nắp hòm khóa chặt, nậy ra chẳng nổi.

Bọn cướp nói:

– Bọn khách giang hồ đều rất ranh mãnh. Chiếc hòm này nặng thế kia, chắc hẳn tiền nong vàng bạc đều được bọn chúng cất
trong đó rồi khóa chặt. Bọn ta hãy cướp luôn ngựa, khiêng cả chiếc hòm này ra ngoài thành, cậy nắp ra rồi chia nhau chẳng tốt hơn sao?

Thế là bọn cướp tìm thừng, tìm đòn, khiêng chiếc hòm đi đung đưa lúc lắc.

Bát Giới tỉnh giấc nói:

– Anh ơi, ngủ đi thôi, còn lay cái gì đấy! Hành Giả nói:
– Đừng nói nữa! Có ai lay cái gì đâu.

Tam Tạng và Sa Tăng cũng giật mình tỉnh dậy nói:

– Có người khiêng chúng ta đi hay sao ấy? Hành Giả nói:
– Yên nào! Mặc cho họ khiêng sang phương Tây càng đỡ phải đi đường!

Bọn cướp vớ được của, nào có đi về hướng tây, mà lại khiêng về phía đông kinh thành, giết lính canh cửa, mở cửa thành mà trốn ra ngoài. Nhưng chẳng may bọn chúng làm kinh động phố xá, các cửa hàng lập tức đốt đuốc tập hợp trai tráng đi báo quan tổng binh tuần thành và Ty binh mã thành đông. Quan tổng binh và Ty binh mã thấy sự việc nghiêm trọng, lập tức điểm binh mã với đầy đủ binh khí ra ngoài thành bắt cướp. Bọn cướp thấy quan quân thế mạnh, không dám đối địch, quẳng cả hòm cả ngựa, tên nào tên nấy bỏ chạy rúc vào các đám cỏ thoát thân. Quan quân chẳng bắt được nửa tên cướp nào, chỉ tịch thu được chiếc hòm và con ngựa bạch, rồi đắc thắng ra về. Dưới ánh đèn, quan tổng binh thấy con ngựa đẹp quá:

Bờm như sợi bạc, Đuôi tựa ngọc phô.
Nói làm chi ngựa bát tuấn, ngựa ô. Còn hơn cả ngựa tiêu sương, xích thố. Nghìn vàng thật xứng giá,
Vạn dặm vút truy phong. Trèo non ngỡ lẫn với mây xanh. Đêm sáng tưởng lầm là tuyết trắng.
Chẳng khác giao long rời biển rộng, Nhân gian mừng có ngọc kỳ lân
Quan tổng binh không cưỡi con ngựa cũ của mình, mà cưỡi ngay con ngựa bạch mới thu được, dẫn quân vào thành, sai khiêng chiếc hòm vào đặt trong phủ, rồi cùng quan binh mã viết một phong thư dán kín lại, sai người tuần thủ sang mai vào triều tâu lên quốc vương phán xử. Sau đó quan quân ai nấy giải tán chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Đường Tăng ngồi trong hòm oán trách Hành
Giả:

– Con khỉ này giết chết ta rồi! Ở bên ngoài, nhỡ có bị người ta bắt, dẫn tới trước mặt quốc vương nước Diệt Pháp thì còn có thể giãi bày được. Bây giờ thì bị khóa chặt trong này, giặc cướp đi, quan quân cướp lạị, ngày mai họ đem vào nộp quốc vương, chắc chắn bị giải đi chém đầu, thế là góp cho họ đủ con số một vạn còn gì!

Hành Giả nói:

– Bên ngoài có người đấy! Họ mà phá được hòm ra, bắt gọn chúng ta, thì chúng ta không bị trói cũng bị treo. Sư phụ nán chịu một chút thì thoát cả bị trói, thoát cả bị treo. Ngày mai gặp hôn quân, lão Tôn sẽ có cách đối đáp, đảm bảo sư phụ không bị động tới cái lông chân. Bây giờ sư phụ cứ yên tâm ngủ đi!
Vào khoảng canh ba, bấy giờ Hành Giả mới bắt đầu giở thủ đoạn, rút cây gậy sắt ra, thổi hơi tiên khí, hô “biến”, lập tức biến thành một chiếc khoan ba mũi, khoan thủng một lỗ, rồi cất chiếc khoan đi, lắc mình một cái, biến thành một con dế chui ra ngoài, hiện nguyên bản tướng, nhảy vút lên mây, bay thẳng tới bên ngoài cửa hoàng cung. Lúc này quốc vương đang ngủ say, Hành Giả bèn dung phép “đại phân thân phổ hội thần pháp” nhổ hết những sợi lông ở cánh tay trái, thổi hơi tiên khí, hô “biến”, biến thành bao nhiêu là tiểu Hành Giả. Đoạn lại nhổ hết những sợi lông trên cánh tay phải, thổi hơi tiên khí, hô “biến”, biến thành cơ man là bọ ngủ. Hành Giả lại niệm chú “úm” một tiếng sai thổ địa mang tất cả tiểu Hành Giả và bọ ngủ vào hoàng cung nội viện, năm phủ sáu bộ và toàn bộ nơi ở các quan viên lớn nhỏ ở các nha môn, hễ ai có chức tước đều rắc một con bọ ngủ vào, thế là mọi người ngủ say li bì không hề trở mình nhúc nhích. Hành Giả rút cây gậy sắt ra, vê vê trong tay, quay tít một vòng, hô “bảo bối, biến”, lập tức biến thành hàng trăm, hàng nghìn con dao cạo, bản thân mình cầm lấy một con, chia cho các tiểu Hành Giả mỗi người một con, tất cả ùa vào trong hoàng cung nội viện, năm phủ sáu bộ, và tất thảy các nha môn cạo trọc hết đầu mọi người. Chà! Thế mới gọi là:

Pháp vương diệt pháp, pháp vô cùng, Pháp nhập càn khôn đại đạo thông. Muôn pháp nguyên nhân về một lộ Tam thừa diệu tướng vốn là đồng. Hôm kia khoan thủng hay tin tức, Lông mượt tung ra phá hiểm hung.
Cốt giúp pháp vương thành chính quả, Chẳng sinh chẳng diệt đến di không,
Đến nửa đêm, việc cạo trọc đầu đã thực hiện xong. Hành Giả lại niệm chú cho các thành hoàng, thổ địa ra về, đoạn rùng mình một cái, thu hết lông tơ về hai cánh tay, thu hết dao trở lại thành cây gậy, rồi vê nhỏ xíu nhét vào lỗ tai, còn mình lại biến thành con dế dũi chui vào hòm, hiện nguyên bản tướng, cùng chịu nạn với Đường Tăng. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện cung tần mỹ nữ trong hoàng cung nội viện, trời tang tảng sáng đã trở dậy rửa mặt chải đầu, thì ai nấy thấy mình chẳng còn một sợi tóc nào cả. Các quan thái giám lớn nhỏ hầu hạ trong cung cũng một sợi tóc chẳng còn. Bọn họ ùa cả tới bên ngoài tẩm cung tấu nhạc báo thức, ai nấy nuốt nước mắt nghẹn ngào chẳng nói lên lời.

Một lát hoàng hậu ngủ dậy, thấy đầu mình cũng chẳng còn tóc vội vàng soi đèn đến bên long sàng xem sao, thì thấy một hòa thượng nằm trong chăn gấm. Hoàng hậu chịu không nổi, đành lên tiếng đánh thức quốc vương dậy. Quốc vương mở choàng mắt, thấy hoàng hậu đầu trọc lốc, vội vã nhỏm dậy nói:

– Hoàng hậu, nàng làm sao thế kia?

Hoàng hậu thưa:

– Chúa công cũng như vậy mà.

Quốc vương vội sờ lên đầu mình, hoảng quá ba hồn xuống đẩt, bảy vía lên mây cất tiếng nói:

– Ta làm sao thế này?

Đang lúc hoang mang lo sợ, chợt thấy cung tần mỹ nữ ở ba cung sáu viện, cùng các quan thái giám lớn nhỏ đầu nhẵn thín bước vào quỳ xuống tâu:

– Thưa chúa công, chúng thần đã thành hòa thượng cả rồi! Quốc vương thấy vậy nước mắt ròng ròng nói:
– Chắc là tại quả nhân giết hại hòa thượng đó mà!… Đoạn lập tức xuống chiếu ra lệnh:
– Cấm các ngươi không được bép xép, kể chuyện bị cắt tóc này ra, e văn võ bá quan xì xào chê bai nước nhà bất chính, rồi
lên cả điện đợi khai triều.

Lại nói chuyện các quan viên lớn nhỏ ở năm phủ sáu bộ và tất thảy các nha môn trời vừa sáng đã định vào triều bái yết quốc vương. Nguyên do là từ nửa đêm mọi người đã bị cạo trọc hết tóc, nên định viết một tở biểu tâu lên quốc vương thưa rõ chuyện này. Chợt nghe thấy:

Ba hồi chuông giục chầu hoàng đế

Cắt tóc duyên do biểu giãi bày.

Cuối cùng không biết quan tổng binh tịch thu tang chứng của bọn cướp trong hòm như thế nào, và tính mạng bốn thầy trò Đường Tăng ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

--------------------------
[311] Nghĩa là khác họ vẫn sống chung với nhau.
[312] Trường chay: Ăn chay quanh năm.
[313] Nguyên văn: Mười ngày ngồi đầu bãi, một ngày đi chín bãi.