Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ tám mươi mốt

Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái 
Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy

Lại nói chuyện thầy trò Tam Tạng vào trong chùa Trấn Hải, các sư tăng ra chào, sửa soạn cơm chay. Bốn thầy trò ăn cơm, cả cô gái cũng được mời ăn luôn. Ăn xong, trời dần dần tối, phòng phương trượng đèn đã được thắp sáng. Các nhà sư trong chùa trước là muốn hỏi chuyện Đường Tăng đi lấy kinh, sau là muốn xem mặt cô gái, nên lũ lượt kéo vào đứng thành hàng dưới ánh đèn. Tam Tạng hỏi nhà sư Lạt Ma gặp lúc đầu:

– Thưa viện chủ, sáng mai chúng tôi định rời bảo sơn ta, chẳng hay đường sang Tây thế nào?

Nhà sư kia quỳ ngay xuống, làm cho Tam Tạng sợ quá vội vàng đỡ dậy nói:

– Mời viện chủ đứng dậy, tôi hỏi thăm đường sá, việc gì ngài phải quỳ lạy?

Nhà sư nói:

– Lão sư phụ ngày mai sang Tây, đường đi bằng phẳng, chẳng có điều gì phải lo. Chỉ có một việc ngay trước mắt không rõ ràng, tôi băn khoăn mãi định hỏi ngay khi lão sư phụ vừa vào cổng chùa, nhưng sợ phạm oai trên nên chưa dám hỏi. Bây giờ đã cơm nước xong, tội mới dám xin thưa: Lão sư phụ từ phương Đông xa xôi đi đường vất vả, ngủ trong phòng của tiểu hòa thượng là tiện lắm rồi. Nhưng còn vị nữ bồ tát kia chưa biết mời ngủ chỗ nào bây giờ?

Tam Tạng nói:
– Thưa viện chủ, ngài đừng nghi ngờ thầy trò chúng tôi có tình ý gì. Sáng nay qua rừng Hắc Tùng, thấy cô gái ấy bị trói vào gốc cây, đồ đệ Тôn Ngộ Không chẳng chịu cứu, tôi phát tâm bồ đề, cứu cô ta tới đây, tùy viện chủ cho cô ta nghỉ chỗ nào cũng được.

Nhà sư cảm tạ nói:

– Đã được lão sư phụ rủ lòng thương cứu cho, vậy xin đưa cô gái ấy vào điện Thiên Vương, trải một cái đệm rơm sau bệ tượng để cô ta nghỉ ngơi.

Tam Tạng nói:

– Tốt quá! Tốt quá!

Lúc ấy các vị tiểu hòa thượng dẫn cô gái đi nghỉ ở phía sau điện. Tam Tạng ở trong phương trượng mời viện chủ và mọi người đi ngủ. Ai nấy đi ngủ. Tam Tạng dặn dò Ngộ Không:

– Mỏi mệt quá rồi, ta đi nghỉ sớm để mai dậy sớm.

Mấy thầy trò bèn cùng nằm một chỗ. Hành Giả chẳng dám rời, nằm cạnh sư phụ để bảo vệ sư phụ. Đêm khuya dần. Chính là lúc:

Trời cao vằng vặc trăng thanh.

Phố phường tịch mịch vắng tanh bóng người

Ngân Hà nhấp nháy sao trời,

Thùng thùng trống điểm báo hồi sang canh.

Một đêm trôi qua. Khi trời sáng, Hành Giả trở dậy, bảo Bát Giới, Sa Tăng thu xếp hành lý, ngựa cưỡi, mời sư phụ lên đường. Lúc này Tam Tạng vẫn ngủ mê mệt chưa tỉnh. Hành Giả bước tới gần gọi:

– Sư phụ!

Đoạn lấy tay lay đầu sư phụ dậy, nhưng vẫn chẳng thấy sư
phụ trả lời. Hành Giả vội hỏi:

– Sư phụ sao thế này? Tam Tạng rên rỉ nói:
– Chẳng biết vì sao ta cảm thấy đầu nhức mắt hoa, mình mẩy đau nhừ.

Bát Giới nghe vậy, bèn đưa tay xoa khắp người sư phụ thấy hơi ấm ấm, bèn cười nói:

– Con hiểu rồi, bữa cơm không mất tiền tối hôm qua ăn cố mấy bát, rồi lại đi ngủ ngay, nên bị thương thực đấy mà!

Hành Giả quát mắng:

– Nói bậy! Để ta hỏi sư phụ xem sao. Tam Tạng nói:
– Quãng nửa đêm ta dậy đi giải, không đội mũ chắc là bị cảm gió.

Hành Giả nói:

– Có lẽ đúng. Bây giờ đi đường sao được? Tam Tạng nói:
– Ta ngồi dậy cũng chẳng nổi, đi ngựa sao được? Thế là lỡ việc đi đường rồi!

Hành Giả nói:

– Sư phụ hỏi gì vậy? Thường có câu: “Một ngày là thầy, suốt đời là cha”. Chúng con đã là đồ đệ của sư phụ, thì cũng như con. Lại có câu: “Nuôi con chẳng quản hao tiền bạc, thấy chúng ăn chơi là yên tâm”. Sư phụ trong người khó chịu, còn nói chuyện lỡ độ đường làm gì. Tĩnh dưỡng vài ngày có sao đâu!

Mấy anh em bàn cùng nhau hầu hạ sư phụ, chẳng mấy chốc đã qua buổi sáng tới giờ ngọ, buổi chiều đã tới, rồi đêm lại
buông. Quang âm thấm thoắt, ba ngày đã trôi qua. Một hôm sư phụ gượng ngồi dậy cất tiếng gọi:

– Ngộ Không ơi, hai ngày nay ta đay yếu chẳng hỏi được con rằng người con gái được chúng ta cứu thoát ấy có ai mang cơm cho ăn không?

Hành Giả cười nói:

– Sư phụ bận tâm tới ả làm gì? Hãy lo chữa khỏi bệnh của mình đi đã.

Tam Tạng nói:

– Phải, phải. Con đỡ ta dậy, mang giấy bút, mực và mượn nhà chùa cho ta cái nghiên lại đây.

Hành Giả hỏi:

– Để sư phụ làm gì? Tam Tạng đáp:
– Ta viết một phong thư, gói cả tờ điệp văn vào đây, con mang về kinh thành Tràng An, dâng lên đức Thái Tông hoàng đế cho ta.

Hành Giả nói:

– Việc ấy cực dễ! Lão Tôn việc khác bất tài, chứ việc đưa thư thì nhất thế gian! Sư phụ phong lại cẩn thận rồi đưa cho con, con chỉ cần một cân đẩu vân là tới Tràng An trình thư cho vua Đường, rồi một cân đẩu vân quay lại đây, nghiên mực của sư phụ vẫn chưa khô đâu. Có điều sư phụ viết những gì, nói thử con nghe trước rồi viết cũng kịp chán.

Tam Tạng nước mắt lã chã nói:

– Ta định viết:

Bần tăng dập đầu lạy ba lạy.
Tung hô thánh thượng thọ vô cương.

Và thưa cùng văn võ hai ban. Trăm vị công khanh nghe tôi bày tỏ. Năm nao vâng chiếu rời Đông Thổ, Mong tới Linh San bái Thế Tôn.
Ngờ đâu dọc đường lắm gian nan, Ai hay giữa lối nhiều tai ách.
Bệnh sư trầm trọng không sao nhích, Cửa Phật xa xôi tựa cửa trời.
Có kinh không mệnh, cũng uổng công toi.

Cúi xin bệ hạ tìm người thay thế.

Hành Giả nghe vậy, không nhịn nổi, khành khạch cười ngất nói:

– Sư phụ thật non gan, mới có ốm xoàng một tí mà đã nghĩ đến chuyện ấy rồi. Nếu sư phụ ốm nặng, muốn chết hay sống cũng phải hỏi lão Tôn. Lão Tôn ắt có cách khu xử. Thử hỏi vị Diêm Vương nào dám to gan? Thử hỏi vị phán quan nào dám hạ trát? Thử hỏi tên quỷ sứ nào dám bắt về? Họ mà gây sự với con, con nổi tính cáu đại náo thiên cung ra, một đường gậy đánh thẳng vào cõi u minh, bắt sống mười vị Diêm Vương, rút gân từng người, không tha một ai hết!

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ ơi, ta ốm nặng lắm, đừng khoác lác nữa. Bát Giới bước tới gần nói:
– Sư huynh ạ, sự phụ đã nói dở, anh cứ một mực nói hay, thật chẳng ra làm sao! Chúng ta nên sớm bàn hạc, trước bán con ngụa sau bán hành lý rồi mua lấy cỗ áo quan chôn cất sư phụ,
sau cùng ai nấy chia tay.

Hành Giả nói:

– Chú ngốc lại nói bậy rồi! Chú không bіết sư phụ là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai, tên gọi Kim Thiền trưởng lão, chỉ vì khinh mạn Phật pháp, nên mới mắc phải hoạn nạn lớn này đấy.

Bát Giới nói:

– Anh ơi, sư phụ đã khinh mạn Phật pháp, bị đày xuống phương Đông, chìm trong biển thị phi, đắm trong trường khẩu thiệt, đầu thai thành thân người, phát nguyện sang phương Tây bái Phật cầu kinh, gặp yêu tinh bị trói, gặp ma quái bị treo, chịu biết bao cực khổ đã đủ lắm rồi, tại sao còn bắt người mắc bệnh nữa.

Hànhh Giả nói:

– Chú đâu có hiểu được! Vì sao sư phụ không nghe Phật giảng pháp, ngồi ngủ gật, ngã nhào người, chân giẫm phải một hạt gạo, nên xuống hạ giới phải bị ốm mất ba ngày.

Bát Giới cả sợ nói:

– Thế như lão Trư tôi vơ vơ vét vét ngốn khắp đông tây thì không biết bị mắc bệnh bao nhiêu năm!

Hành Giả nói:

– Chú em ạ, Phật không nghĩ như chúng sinh các chú đâu. Chú không biết người ta nói rằng:

Cày đồng đang buổi ban trưa.

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Sư phụ chỉ còn ốm nốt hôm nay nữa. Ngày mai sẽ khỏi.
Tam Tạng nói:

– Hôm nay ta mệt hơn hôm qua, cổ họng khô rát, con đi tìm đâu ít nước mát về cho ta uống một ngụm

Hành Giả nói:

– Tốt lắm! Sư phụ muốn uống nước là sắp khỏi rồi. Để con đi xin nước.

Đoạn lấy ra chiếc bát đi vào căn bếp hương tích ở sau chùa lấy nước, chợt nhìn thấy một lũ hòa thượng, người nào người nấy hai mắt đỏ hoe, khóc lóc thút thít, có điều không ai dám khóc to mà thôi.

Hành Giả nói:

– Lũ hòa thượng các người sao nhỏ nhen thế? Bọn ta nán lại mấy ngày, khi nào đi sẽ cảm tạ, tiền củi lửa sẽ trả sòng phẳng, cớ sao lại lèm nhèm thế!

Các nhà sư sơ hãi quỳ xuống nói:

– Không dám! Không dám! Hảnh Giả hỏi:
– Sao lại không dám? Hay là vị hòa thượng mõm dài nhà ta dạ dày to ăn hết vốn của các ngươi chứ gì?

Các nhà sư thưa:

– Thưa ngài, không biết có yêu quái trong núi vào chùa này không, mà chúng tôi đây mỗi đêm cắt hai tiểu hòa thượng rung chuông gõ trống, chuông trống vừa kêu xong là chẳng thấy hai người trở về. Sáng hôm sau đi tìm chỉ thấy mũ giầy bị vứt ở vườn sau, hài cốt vẫn còn, chỉ người bị ăn thịt. Các ngài ở chùa chúng tôi ba hôm, chúng tôi bị mất đi sáu người, vì vậy bảo anh em chúng tôi không sợ, không lo sao được? Lại thấy lão sư phụ của các ngài đau yếu, nên không dám nói ra, đành chỉ khóc
thương giấu giếm vậy thôi.

Hành Giả nghe xong vừa lo vừa mừng nói:

– Chẳng cần nói cũng biết đây hẳn là yêu quái ăn thịt người. Để ta trừ hẳn cho các người.

Các nhà sư nói:

– Thưa ngài, yêu tinh chắc phải linh lắm, biết cả đằng vân giá vũ, ra sáng vào tối. Cổ nhân nói đúng lắm “Trung thực сũng chớ tin lòng, người nhân vẫn phải đề phòng bất nhân”[301] Ngài đừng trách chuyện tôi mới dám thưa: Nếu bắt sống được yêu quái, trừ tận gốc tai họa cho hoang sơn chúng tôi, thì thật là ba sinh may mắn. Còn ví bằng không bắt nổi, thì e sinh điều lôi thôi khác.

Hành Giả hỏi:

– Lôi thôi ở chỗ nào? Các nhà sư thưa:
– Thật chẳng dám giấu ngài. Hoang sơn chúng tôi đây có trăm hòa thượng thật, nhưng đều đi tu từ bé:

Tóc dài dao cắt béng

Áo đơn rách vá ngay.

Sớm dậy rửa sạch mặt mũi chân tay, Chắp tay nghiêng mình quy y đại đạo. Đêm tới thắp hương niệm A Di Đà Phật,
Ngẩng đầu lạy Phật cùng tòa cửu phẩm liên hoa.

Chấp tam thừa lẫn mây pháp thuyền bi, Nguyện thấy Kỳ Viên của đức Thế Tôn phật tổ.
Cúi đầu ngắm tâm, thụ ngũ giới, độ đại thiên lớn nhỏ.
Trong sinh sinh vạn pháp, nguyện rõ lẽ không sắc sắc không.

Thí chủ đến có già trẻ, lớn bé, gầy béo cao lùn

Ai nấy gõ mõ cá, rung khánh vàng, xúm xít tụng kinh Pháp hoa và Lương Vương sám hối.

Thí chủ không đến, vẫn có cũ mới, lạ quen, xấu đẹp. Ai nấy nhắm mắt chắp tay, nhập định trên bồ đoàn.
Mặc chim chóc tranh nhau ca hát véo von. Không ảnh hưởng đại pháp thừa từ bi phương tiện.
Chính vì vậy, tài hàng long phục hổ không bao giờ tập luyện, Cũng chẳng hay ma quái với yêu tinh.
Giả sử ngài gây sự với lũ hôi tanh.

Trăm hòa thượng tôi chỉ đủ cho hắn ăn chay một bữa.

Lúc ấy, một là chúng tôi sa vòng luân hồi đầy đọa.

Hai là tự viện này dấu vết sạch không.

Ba là nên hội Như Lai chẳng ánh hào quang, Đó chẳng phải điều lôi thôi rắc rối?
Hành Giả nghe các hòa thượng nói như vậy, bèn giận sôi sùng sục lớn tiếng quát:

– Cái lũ hòa thượng các ngươi ngốc nghếch thế! Chỉ mới biết yêu tinh, chứ đâu có biết tài nghệ của lão Tôn?

Các nhà sư lí nhí đáp:

– Chúng tôi quả không biết ạ. Hành Giả nói:
– Bây giờ ta nói qua, vểnh tai ra mà nghe này:

Đã từng núi Hoa Quả hàng long phục hổ.
Đã từng chốn thiên đình đại náo thiên cung. Đói thì ăn linh đơn của Thái Thượng Lão Quân, Mà chỉ ăn qua loa có dăm ba hạt.
Khát có rượu ngự của Ngọc Hoàng ta rót, Tu nhẹ nhàng độ sáu bảy ly.
Giương cặp mắt ngươi vàng chẳng trắng chẳng đen kia, Trời sâu thẳm trăng mông lung mờ mịt.
Cầm cây gậy sắt nạm vàng rất tuyệt, Đi vô hình mà đến cũng vô tông. Kể làm chi lũ ma quái yêu tinh,
Nào có sợ phường thối tha vô lại! Khi đã đuổi, kẻ chạy kẻ run đều bắt hết,
Mang ngay về đem cưa, đem mài, đem giã, đem thiêu… Trong tám tiên vượt biển, một mình ta tài nghệ cao siêu Này hòa thượng, ta sẽ bắt quái yêu cho biết.
Các ngươi sẽ thấy tài lão Tôn thật tuyệt!

Các nhà sư nghe xong, gật gật đầu, khẽ nói:

– Cái lão đầu trọc này mở mồm khoác lác chắc cũng có chút tài nghệ.

Đoạn ai nấy gật gù vâng dạ tán thưởng. Chỉ có mình nhà sư
Lạt Ma nói:

– Hãy khoan đã! Lão sư phụ còn đang mệt, ngài không nên vội vàng đi bắt yêu tinh ngay. Tục ngữ nó câu: “Công tử dự tiệc, chẳng say cũng no, tráng sĩ ra trận chẳng chết cũng què”. Trong khi hai bên đánh nhau, lỡ có phiền lụy gì đến sư phụ thì không ổn đâu.
Hành Giả nói:

– Có lý! Có lý! Ta mang nước về cho sư phụ uống đã, rồi sẽ lại đến.

Đoạn lấy bát múc nước, bước ra khỏi bếp hương tích, quay về phương trượng cất tiếng gọi:

– Sư phụ dậy uống nước!

Tam Tạng đang khát khô cổ, vội vàng nhỏm dậy bưng bát nước, uống một hơi hết sạch. Thật là “Khát thời một giọt cũng thành cam lộ. Thuốc gặp phương hay bệnh tật lùi ngay”. Hành Giả thấy Tam Tạng tinh thần nhẹ nhõm, mặt mũi tươi tỉnh, bèn hỏi:

– Sư phụ ăn một chút cơm nhé? Tam Tạng đáp:
– Bát nước mát chẳng khác hạt linh đơn, uống vào bệnh ta đã giảm tới một nửa, giờ có cơm, ta cũng ăn được một chút.

Hành Giả vội gọi liến thoắng:

– Sư phụ khỏi rồi, lại muốn ăn cơm!

Đoạn bảo các hòa thượng sửa soạn cơm chay. Ai nấy bèn vo gạo, nấu cơm, nhào bột nướng bánh, nấu canh miến, hấp bánh bao rồi bưng lên đến bốn năm mâm. Đường Tăng chỉ ăn độ nửa bát cơm. Hành Giả, Sa Tăng cũng ăn hết một mâm, còn đâu Bát Giới ngốn cho kỳ hết. Ăn xong, người hầu thu dọn, thắp đèn, các nhà sư ai nấy đi ngủ.

Tam Tạng hỏi:

– Chúng ta nghỉ ở đây đã mấy ngày rồi? Hành Giả đáp:
– Đã trọn ba ngày, cả ngày mai nữa là bốn.
Tam Tạng nói:

– Ba ngày lỡ mất bao nhiêu độ đường! Hành Giả nói:
– Sư phụ nói chuyện đường sá làm gì, ngày mai ta đi vậy. Tam Tạng nói:
– Phải. Ta vẫn còn mệt một chút nhưng cũng không sao. Hành Giả nói:
– Nếu sáng mai định đi, để tối nay con bắt yêu tinh đã. Tam Tạng sợ hãi hỏi:
– Lại còn bắt yêu tinh nào? Hành Giả thưa:
– Trong chùa này có yêu tinh, để con bắt giúp họ. Đường Tăng nói:
– Đồ đệ ơi, bệnh ta chưa khỏi hẳn, sao con lại nghĩ tới chuyện đó? Nhỡ ra yêu quái thần thông quảng đại, con bắt không nổi, hại lây cả ta thì chết.

Hành Giả nói:

– Sư phụ làm nhụt cả oai phong của lão Тôn! Lão Tôn trừ yêu quái khắp nơi, sư phụ có thấy con kém đứa nào chưa? Con không ra tay thì thôi, ra tay là thắng!

Tam Tạng ngăn lại nói:

– Đồ đệ ơi, người ta nói đúng rằng: “Gặp phương tiện thì làm điều phương tiện, tha được người thì hãy tha luôn, tiết tháo sao bằng chẳng để tâm, tranh cãi sao bằng nên nhẫn nhục!”.

Tôn Đại Thánh thấy sư phụ một mực khuyên can không cho đi bắt yêu quái, bèn thực thà nói hết:
– Chẳng giấu gì sư phụ, yêu quái đã ăn thịt người ở chùa này. Đường Tăng cả sợ hỏi:
– Ăn thịt ai? Hành Giả đáp:
– Trong vòng ba ngày chúng ta ở lại chùa, hắn đã ăn thịt mất sáu nhà sư chùa này rồi.

Tam Tạng nói:

– “Thỏ chết cáo thương đau, vật cùng loại thương nhau”. Hắn đã ăn thịt mấy nhà sư trong chùa, ta cũng là nhà sư… Thôi, ta cho phép con đi, nhưng phải thật cẩn thận!

Hành Giả nói:

– Chẳng cần dặn, lão Tôn ra tay là trừ được ngay.

Đoạn, trước ánh đèn, Hành Giả dặn dò Bát Giới, Sa Tăng trông nom sư phụ, còn mình thì tươi hơn hớn nhảy ra khỏi phương trượng, đến thẳng Phật điện xem xét. Trên trời muôn sao nhấp nháy, trăng vẫn chưa mọc. Trong điện tối om om. Hành Giả bèn châm lửa thắp cây đèn lưu ly, gõ trống bên đông, rung chuông bên tây, đoạn lắc mình một cái biến thành chú tiểu tuổi chừng mười hai, mười ba, mặc chiếc áo ngắn bằng lụa mềm vàng, chiếc áo dài bằng vải trắng, tay gõ mõ cá, miệng lầm rầm tụng kinh, đợi đến khoảng canh một chẳng thấy động tĩnh gì. Khoảng canh hai, trăng muộn vừa mọc, bỗng thấy một trận gió thổi ào ào khủng khiếp:

Hắc khí trùm trời rộng, Mây sầu kín đất dầy. Bốn phía như mực giây, Một giải non xám ngắt.
Thoạt đầu bụi cát bốc mờ mịt,
Lát sau cây ngàn đổ ngổn ngang. Cây ngàn đổ thảm đạm vầng trăng, Bụi cát bốc âm u tinh tú,
Ôm chặt gốc cây Hằng Nga sợ, Giữ ghì chậu thuốc ngọc thỏ lo.
Cửu diệu tinh quan đóng chặt cửa chẳng ra.

Tứ hải Long Vương cổng cài then chốt Trong miếu thành hoàng tìm quỷ rối rít Tầng không tiên tử sợ chẳng cưỡi mây. Quỷ mặt ngựa trốn Diêm Vương nào hay, Phán quan tìm lâu la chạy quanh quẩn Đỉnh Côn Luân đá bay cuồn cuộn,
Mặt sông hồ sóng nước vọt cao.

Trận gió vừa lướt qua, Hành Giả bỗng ngửi thấy mùi lan xạ ngạt ngào và nghe thấy tiếng leng keng ngọc bội, bèn ngẩng vội đầu lên nhìn. Chà! Hóa ra là một giai nhân tuyệt đẹp đang bước vào điện Phật. Hành Giả cứ ngồi im lâm râm tụng kinh. Người con gái bước tới gần ôm chặt lấy Hành Giả hỏi:

– Tiểu hòa thượng niệm kinh gì đấy? Hành Giả đáp:
– Kinh họ bảo niệm. Người con gái nói:
– Mọi người đều đã đi ngủ cả, sao chú còn niệm kinh làm gì? Hành Giả nói:
– Người ta bảo niệm thì sao lại không niệm? Người con gái hỏi:
– Chú biết xem tướng không? Hành Giả đáp:
– Biết chút ít. Người con gái nói:
– Chú xem tướng tôi thế nào? Hành Giả nói:
– Tôi xem tướng cô là tướng ăn thật làm dối, bị bố mẹ chồng đuổi đi.

Người con gái nói:

– Không đúng! Không đúng! Tôi:

Chẳng phải bố mẹ đuổi, Chẳng ăn thật làm lười. Chỉ vì duyên phận mỏng. Lấy phải chồng bé thôi.
Việc động phòng chẳng biết.

Nên trốn nhà tìm ai…

Nhân đêm nay gió mát trăng thanh, và cũng là nhân duyên nghìn dặm gặp gỡ, em và chàng ta ra vườn sau sum vầy loan phượng đi.

Hành Giả nghe xong gật đầu nghĩ thầm:

– Mấy chú sư ngu ngốc bị nó lấy sắc dục dụ dỗ cho nên tính mạng bị hại. Đêm nay nó lại dụ ta đây.

Đoạn buột mồm đáp luôn:

– Nàng ơi, tôi là người xuất gia, tuổi hãy còn ít, chưa hề biết cái chuyện giao hoan là thế nào bao giờ.

Ngưửi con gái nói:
– Cứ đi theo em, em bảo cho. Hành Giả cười thầm, nói:
– Thôi được, tôi đi theo nàng xem nàng bày thế nào.

Hai người tay dắt vai kề bước ra ngoài Phật điện, tới thẳng vườn sau.

Tới nơi, yêu quái khoèo chân Hành Giả một cái, làm cho
Hành Giả ngã lăn ra đất, rồi miệng gọi rối rít:

– Ông anh thân thiết ơi!

Đoạn đưa tay xuống bóp vào hạ bộ Hành Giả. Hành Giả nói:
– Con của bố ơi, con định ăn thịt bố đấy à?

Đoạn Hành Giả nắm chặt lấy tay ả vặn một cái, rồi ngồi dậy quật yêu quái ngã lăn ra. Yêu quái vẫn cứ gào:
– Ông anh thân thiết ơi, ông anh quật ngã mẹ ông xuống đấy à?

Hành Giả ngầm tính toán:

– Không nhân dịp này hạ thủ hắn còn đợi đến bao giờ! Chính
là lúc “ra tay trước là hơn ra tay sau thất bại”.

Bèn bắt chéo hai tay, cúi người nhảy chồm lên, hiện nguyên bản tướng, giơ cây gậy sắt nạm vàng nhằm đầu yêu quái bổ xuống. Yêu quái bấy giờ mới đâm hoảng, nghĩ thầm:

– Chú tiểu này lợi hại thật!

Đoạn mở to mắt nhìn, thấy hóa ra là Tôn Ngộ Không, đồ đệ của Đường Tăng, nhưng cũng chẳng tỏ ra sợ hãi. Bạn bảo yêu quái này là giống gì?

Giống này:

Mũi vàng óng, lông trắng phau, Hang là nhà cửa, phận nào yên hơn, Ba trăm năm trước luyện rèn.
Linh Sơn bái Phật đã lên mấy lần.

Đói ăn hoa quả côn trùng,

Như Lai căn dặn xuống cung thiên tào!

Thác Tháp Thiên Vương quý yêu. Na Tra thái tử nuông chiều như em. Chẳng phải lấp biển loài chim.
Là ngao đội núi! Hoàn toàn cũng không.

Kiếm Lôi Hoàn chẳng sờn lòng,[302] [303]
Đao Lữ Kiền đó ung dung sợ nào .
Qua qua lại lại đã nhiều.

Mênh mông Giang Hán ngược xuôi vẫy vùng

Lên lên xuống xuống bao lần,

Thái Hàng chót vót coi không thấm gì.

Hình dung cá lặn chim sa.

Ai hay là giống chuột già thành tinh.

Yêu quái cậy mình thần thông quảng đại, hai tay múa song kiếm lên đỡ, tiếng gậy kiếm chạm nhau kêu loảng xoảng. Hai người đánh đông đỡ tây, lui lui tiến tiến. Hành Giả tuy khỏe hơn nhưng vẫn chưa làm gì được ả. Gió âm thổi vù vù, trăng tàn thảm đạm. Hai người vẫn đánh nhau quyết liệt ở trong khu vườn sau:

Gió thổi từ mặt đất, Trăng thảm đạm âm u.
Chùa Phạn Vương tịch mịch, Hiên tiểu quỷ tối mò.
Vườn sau một trận đấu quyết liệt, Giữa thánh và yêu đã diễn ra. Một bên thánh trời Tôn đại sĩ, Một đằng gái trẻ chúa yêu ma,
Đấu pháp thần thông thật ghê gớm.

Ai nấy gắng gổ nào chịu thua. Một kẻ vận lòng thơm phun khí tối,
Một người giương mắt tuệ nhận ra ma. Hai tay kiếm lượn, ai nhận ra được nữ bồ tát,
Một, gậy sắt vung, khác nào Kim Cương sống xuống tòa.
Loang loáng gậy vàng như chớp giật, Ào ào kiếm trông hệt sao sa.
Lầu ngọc tung rèm thúy, Điện vàng vỡ ngọc ngà. Vượn kêu trăng Ba lặn, Nhạn hót trời Sở xa…
Mười tám ông La Hán ngấm ngầm cổ vũ, Ba mươi hai vị chư thiên sợ sệt ngác ngơ.
Tôn Đại Thánh tinh thần phấn chấn, đánh không nhầm một đường gậy nào. Yêu quái liệu không địch nổi, bất chợt chau mày bụng nảy mưu kế, co người toan chạy. Hành Giả quát vang:

– Đồ khốn kiếp! Chạy đi đâu? Hàng cho mau!

Yêu quái chẳng nói chẳng rằng, cứ một mạch chạy lui. Đợi cho Hành Giả đuổi tới gần, bèn rút chiếc giày ở chân trái ra, thổi khí tiên, niệm câu thần chú, hô “biến!”, lập tức biến ra hình dáng hệt bản thân, múa hai cây kiếm xông vào đánh, còn chân thân xoay tít một vòng, hóa thánh một làn gió mát bay đi mất. Âu cũng là số Tam Tạng vẫn còn tai ách. Yêu quái xộc vào thẳng phương trượng, cắp luôn Đường Tăng bay vút lên mây, phiêu diêu mờ mịt, trong chớp mắt đã tới núi Hãm Không. Yêu quái mang Đường Tăng vào động Vô Để, quát gọi bọn tiểu yêu sửa soạn yến tiệc để làm lễ cưới. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Đại Thánh đang nóng nảy ham đánh, bèn né sang một bên, nhằm người yêu quái vụt một gậy khiến yêu quái ngă lăn xuống đất, té ra là chiếc hài thêu, bèn biết ngay rằng đã trúng kế của yêu quái, vội vàng quay về bảo vệ sư phụ. Mà nào còn sư phụ. Chỉ thấy chú ngốc và Sa Tăng đang làu bà làu bàu những gì trong miệng. Hành Giả tức đầy ruột, chẳng kề hạy dở, vung gậy vừa nện túi bụi vừa quát:
– Đánh chết các ngươi! Đánh chết các ngươi!

Chú ngốc luống cuống chẳng biết chạy đâu, Sa Tăng vốn là Linh Sơn đại tướng, từng trải việc đời, nên cứ nhũn nhặn mềm mỏng, quỳ xuống ôn tồn:

– Huynh trưởng ơi, chúng em biết rồi. Nếu anh đánh chết hai chúng em, thì chúng em cũng chẳng đi cứu sư phụ nữa, mà sẽ về thẳng nhà cho mà xem.

Hành Giả nói:

– Ta đánh chết hai đứa bay rồi mình ta đi cứu sư phụ! Sa Tăng cười nói:
– Huy trưởng nói gì vậy? Không có hai chúng em thì một mình anh “một sợi khó tết nên thừng, một bàn tay vỗ khó chừng kêu vang”. Còn hành lý, còn con ngựa ai trông nom cho? Anh nên học Quản, Bão chia vàng[304] chớ theo Tôn, Bàng đấu trí[305]. Từ xưa đã có câu: “Đánh hổ còn được anh em, ra trận phải dạy quân sĩ như phụ tử. Mong huynh trưởng tạm tha đánh, đợi khi trời sáng, chúng em cùng anh đồng tâm hiệp lực tìm sư phụ.

Hành Giả tuy thần thông quảng đại, nhưng cũng hiểu lẽ thức thời, thấy Sa Tăng một mực van xin nài nỉ, cũng nguôi cơn giận nói:

– Bát Giới, Sa Tăng, hai chú đứng dậy. Sáng mai đi tìm sư phụ phải cố sức lên!

Chú ngốc nghe thấy được tha đánh, mừng rơn nói:

– Việc ấy cứ giao cho lão Trư này.

Ba anh em bàn bạc mãi không sao ngủ được, hận một nỗi không thể: gật đầu đánh thức vầng ô mọc, thổi hơi bay hết cả sao trời.
Ba người cứ ngồi vậy đợi trời sáng, sửa soạn toan đi, chợt có nhà sư trong chùa đứng chắn ngoài cửa hỏi:

– Các ngài định đi đâu? Hành Giả cười nói:
– Nói ra chẳng hay ho gì. Hôm qna tôi khoe với mọi người rằng sẽ bắt yêu tinh cho. Nay yêu tinh chưa bắt được, mà sư phụ tại không thấy đâu. Chúng tôi đi tìm sư phụ đây.

Các nhà sư sợ hãi nói:

– Thưa ngài, việc nhỏ nhặt thế mà để lụy tới cả sư phụ. Biết tìm đâu bây giờ?

Hành Giả nói:

– Biết chỗ tìm rồi.

Các nhà sư vội vã nói:

– Vậy hãy thong thả xơi chút cơm sáng đã.

Đoạn họ bưng lên hai ba mâm cơm, Bát Giới cố sức ăn sạch sẽ rồi nói:

– Các vị hòa thượng tốt quá! Chúng tôi đi tìm sư phụ xong sẽ quay lại ngồi chơi với các vị.

Hành Giả nói:

– Còn tới đây ăn cơm của các vị nữa đấy! Đoạn bảo Bát Giới:
– Chú vào điện Thiên Vương xem người con gái còn không. Các nhà sư nói;
– Thưa ngài, không còn ạ. Cô ta ngủ một tối đêm hôm ấy, ngày hôm sau đã không thấy đâu nữa.

Hành Giả hớn hở từ biệt các nhà sư, bảo Bát Giới, Sa Tăng dắt ngựa, gánh hành lý đi thẳng về phía đông. Bát Giới nói:
– Anh ơi nhầm rồi. Tại sao lại đi về hướng đông? Hành Giả nói:
– Chú đâu có biết. Ả con gái bị trói trong rừng Hắc Tùng hôm trước, cặp mắt lửa ngươi vàng của ta đã nhận rõ rồi. Các chú cứ bảo là người tốt. Ăn thịt nhà sư mấy hôm nay cũng chính là ả, bắt sư phụ đi cũng vẫn là ả mà thôi. Các chú đã cứu vị nữ bồ tát tốt như thế đấy! Nay ả đã bắt mất sư phụ, thì phải theo lối cũ mà tìm chứ!

Hai người thán phục nói:

– Đúng! Đúng! Đúng! Thực là “Cháu nó lú thì chú nó khôn”! Đi ngay! Đi ngay!

Ba người vội vội vàng vàng vào ngay trong rừng. Chỉ thấy:

Mây xam xám, mù xanh xanh,

Đá bày lởm chởm, loanh quanh lối mòn.

Dấu chân cáo thỏ in hằn,

Sài lang hổ báo cũng gần đâu đây, Yêu tinh, nào thấy tăm hơi.
Đường Tăng giam giữ biết nơi nao tìm?

Hành Giả sốt ruột, rút ngay gậy sắt ra, lắc mình một cái, hiện nguyên bản tướng đại náo Thiên cung hồi nào, cũng ba đầu sáu tay, cầm ba сâу gậy sắt, đánh lung lung túi bụi ở trong rừng. Bát Giới thấy vậy nói:

– Chú Sa Tăng ơi, sư huynh không tìm thấy sư phụ, tức phát điên lên kìa.

Hóa ra Hành Giả đánh mới một đường, đã lôi ra được hai ông già, một là sơn thần, một là thổ địa. Hai người bước tới quỳ xuống nói:
– Thưa Đại Thánh, sơn thần, thổ địa chúng tôi xin đến yết kiến.

Bát Giới nói:

– Thiêng thật! Mới đánh có một chặp mà đã lôi ra được sơn thần, thổ địa. Đánh chập nữa, đến Thái Tuế cũng lôi ra được mất!

Hành Giả hỏi:

– Sơn thần, thồ địa, các ngươi vô lễ thật. Dám kết bè đảng với bọn cướp ở chốn này. Bọn cướp làm ăn được, sẽ mua dê lợn cúng các ngươi chứ gì? Lại còn kết bè đảng với yêu tinh, bắt cả sư phụ ta đi nữa. Hiện nhốt sư phụ ta ở đâu? Mau mau khai thực ra thì ta tha đánh cho!

Hai vị thần hoảng quá nói:

– Đại Thánh trách oan chúng tôi rồi. Yêu tinh đâu có ở núi của tiểu thần, đâu có chịu sự cai quản của tiểu thần, nhưng ban đêm nghe tiếng gió nổi, tiểu thần cũng biết đôi chút.

Hành Giả quát:

– Đã biết thì nói hết ra! Thổ địa thưa:
– Yêu tinh bắt sư phụ đem về một nơi ở phía chính nam, cách đây chừng nghìn dặm. Nơi ấy có một ngọn núi tên gọi là núi Hãm Không. Trong núi có động, tên gọi là động Vô Để. Chính yêu tinh núi ấy đến đây biến hóa bắt sư phụ đi.

Hành Giả nghe xong trong bụng ngầm sợ, cho sơn thần, thổ địa ra về, thu pháp thân, trở lại tướng mạo như cũ, nói với Bát Giới, Sa Tăng:

– Sư phụ bị bắt đi xa lắm. Bát Giới nói:
– Xa thì cưỡi mây mà đuổi.

Đoạn chú ngốc tung mình lên ngọn cuồng phong bay đi trước, Sa Tăng cưỡi mây theo sau. Con ngựa bạch vốn là con rồng xuất thân, chở hành lý cũng đạp gió bay đi.

Đại Thánh cũng dùng phép cân đẩu vân, bay thẳng về hướng nam. Một lát sau, họ đã nhìn thấy một ngọn núi lớn chắn ngay chân mây. Ba người giữ ngựa dừng mây xem xét. Chỉ thấy ngọn núi ấy:

Đỉnh đàm Ngân Hán

Ngọn chọc trời xanh.

Lô nhô ngàn vạn cây xanh tốt. Chao liệng chim rừng hót véo von. Hổ báo lồng từng tốp.
Hươu nai chạy thành đàn.
Bên đông cỏ lạ hoa kỳ ngào ngạt. Phía tây tuyết dày băng thẳm không tan. Nhấp nhô hiểm trở,
Dựng đứng như thành Đỉnh non nhọn hoắt, Khe vòng dưới chân. Tùng bách xanh tốt, Đá xếp thành tầng
Tiều phu kiếm củi không hề thấy. Tiên đồng hái thuốc cũng vắng tanh Hổ báo phun mù bay mù mịt,
Cáo cầy quạt gió bốc ầm ầm.

Bát Giới nói:

– Anh ơi, núi này hiểm trở thế hẳn có yêu quái. Hành Giả nói:
– “Non cao ắt lắm quái, núi thẳm hẳn nhiều ma”. Bèn gọi:
– Sa Tăng, tôi và chú đứng đây, để Bát Giới xuống trước thung lũng dưới ấy nghe ngóng dò xét, xem con đường nào dễ đi, đích xác có động không cửa mở chỗ nào, tìm biết cho kỹ, sau đó chúng ta cùng xuống cứu sư phụ.

Bát Giới lầu bầu:

– Lão Trư xúi quẩy, lại phải đi trước! Hành Giả nói:
– Đêm qua chú bảo cứ giao cho chú, bây giờ còn cằn nhằn nỗi gì?
Bát Giới nói:

– Không phải nói nhiều. Để tôi đi.

Chú ngốc đặt cây đinh ba, xốc lại quần áo, hai tay không, nhảy xuống đỉnh núi cao, tìm đường vào động.

Chuyến đi này, cuối cùng không biết lành dữ ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

-----------------------
[301] Nguyên văn: Chớ tin điều thẳng trong điều thẳng, phải phòng bất nhân chỗ người nhân.
[302] Tức hai thanh kiếm báu Long Tuyền và Thái A mà Lôi Hoàn đời Tấn tìm thấy ở Phong Thành.
[303] Cây đao quý của Lữ Kiền đời Tấn.
[304] Thời Chiến Quốc, Quản Trọng và Bão Thúc Nha kết làm bạn thân, hai người cùng đi buôn, khi chia lãi, bao giờ Quản Trọng cũng đòi phần hơn nhưng Bão Thúc Nha vẫn vui vẻ sẵn lòng.
[305] Tôn Tẫn và Bàng Quyên, hai tướng giỏi thời Chiến Quốc.