Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ bảy mươi tám

Nước Tỳ Kheo thương trẻ, khiến âm thần 
Điện Kim Loan biết ma, bàn đạo đức

Một niệm nảy sinh đấy vạn ma,
Tu trì vất vả khó khăn là.

Đã đành tắm gội không vương bụi. Vẫn phải dầy công khổ luyện mà. Quét sạch vạn duyên về cõi tịch,
Diệt phăng nghìn quái chẳng buông tha.

Rồi đây thoát khỏi vòng vây hãm, Viên mãn bay lên cõi Đại La.
Lại nói chuyện Tôn Đại Thánh bằng mọi cách, mời được Như
Lai diệt trừ yêu quái, giải thoát hoạn nạn cho sư phụ và hai sư đệ, rời thành Sư Đà, tiếp tục lên đường sang phương Tây, đi được mấy tháng thì mùa đông lại tới. Chỉ thấy:

Mai ngàn đang hé nụ, Nước suối sắp thành băng. Lá đỏ bay xào xạc.
Tùng già sắc vẫn xanh. Mây mờ tuyết lất phất. Chân non cỏ héo vàng.
Khí lạnh giăng khắp chốn, Mịt mù thấu ruột gan.
Mấy thầy trò xông pha rét mướt, gội gió nằm sương. Đang đi, họ lại nhìn thấy một tòa thành trì. Tam Tạng hỏi:

– Ngộ Không, đằng kia là nơi nào nhỉ? Hành Giả đáp:
– Cứ đến đó khắc biết. Nếu là kinh thành của một nước ở phương Tây, thì chúng ta vào đó đổi điệp văn đi đường, còn nếu là phủ châu huyện nào đó, thì chúng ta đi thẳng.

Thầy trò vừa dứt lời thì chân cũng bước tới bên ngoài cổng thành.

Tam Tạng xuống ngựa, bốn người đi hàng một tiến vào trong thành, nhìn thấy một người lính già nằm dưới chân tường, quay mặt về hướng mặt trời hóng gió mà ngủ. Hành Giả bước tới gần, lay lay người ấy rồi gọi:

– Trưởng quan!

Người lính già giật mình tỉnh dậy, ngơ ngơ ngác ngác mở mắt nhìn, khi nhìn rõ Hành Giả thì vội vàng quỳ mọp xuống dập đầu nói:

– Kính chào gia gia! Hành Giả nói:
– Ông đừng sợ bóng sợ gió. Tôi có phải là ác thần đâu mà gọi là “gia gia”?

Người lính già dập đầu nói:

– Ngài là ông thiên lôi có phải không? Hành Giả nói:
– Bậy nào. Tôi là nhà sư ở phương Đông sang phương Tây lấy kinh, vừa chân ướt chân ráo tới đây, chưa biết tên địa phương này, đang muốn hỏi ông đây.
Người lính già nghe vậy mới yên tâm, thở dài một cái, ngồi dậy, vươn vai nói:

– Thưa trưởng lão, mong trưởng lão tha tội cho tiểu nhân. Địa phương này vốn gọi là nước Tỳ Kheo, nay đổi là thành Tiểu Tử.

Hành Giả hỏi:

– Vậy trong nước có quốc vương không? Người lính già đáp:
– Có! Có! Có chứ!

Hành Giả quay lại nói với Đường Tăng:

– Thưa sư phụ, nơi này gọi là nước Tỳ Kheo, nay đổi là thành
Tiểu Tử. Nhưng chẳng hiểu vì sao mà lại đổi tên như vậy.

Đường Tăng nghi hoặc nói:

– Đã gọi là Tỳ Kheo, lại còn gọi là Tiểu Tử? Bát Giới nói:
– Hay là nhà vua nước Tỳ Kheo mất rồi, vị vua mới nối ngôi còn nhỏ, nên gọi là “Tiểu Tử” chăng?

Đường Tăng nói:

– Không có lý nào lại như thế! Không có lý nào lại như thế! Ta cứ vào thành, hỏi là hàng phố xem sao.

Sa Tăng nói:

– Phải đấy. Người lính già này một là không biết, hai là bị đại ca dọa, ăn nói lung tung. Ta cứ vào thành hỏi lại.

Mấy thầy trò tiếp tục tiến vào trong lần cửa thứ ba, thấy phố xá chợ búa rộng rãi khang trang, người dân áo mũ chỉnh tề, mặt mũi thanh tú.

Chỉ thấy:

Hàng ăn quán nước ồn ào,
Quán trà rực rỡ, lầu cao cuốn rèm.

Nghìn nhà vạn hộ xênh xang,

Phố phường chợ búa chật hàng bán buôn.

Chen nhau bán gấm mua vàng, Tranh lời đoạt lãi vì tiền cả thôi.
Trang nghiêm, lễ độ nơi nơi,

Sóng trong biển lặng chung vui thái bình.

Bốn thầy trò dắt ngựa, gánh hành lý, bước đi trên đường phố một lúc lâu, ngắm cảnh phồn hoa mãi không chán mắt, thấy nhà nào nhà nấy đều treo một cái lồng ngỗng trước cửa. Tam Tạng nói:

– Đồ đệ này, tại sao ở đây nhà nào cũng treo một cái lồng ngỗng ở trước cửa thế nhỉ?

Bát Giới nghe vậy, ngó nghiêng nhìn hai bên, thấy quả có những chiếc lồng ngỗng phủ bằng đoạn ngũ sắc, thì cười hề hề nói:

– Sư phụ ơi, hôm nay có lẽ là ngày hoàng đạo tốt ngày, cưới xin hội hè thích hợp, nên nhà nào cũng trưng bày nghi lễ đấy.

Hành Giả nói:

– Bậy nào! Làm gì có chuyện nhà nào cũng trưng bày nghi lễ! Chắc bên trong phải có duyên cớ gì đây. Để ta đi hỏi xem sao.

Tam Tạng ngăn lại nói:

– Con đừng đi. Mặt mũi con xấu xí, e người ta sợ. Hành Giả nói:
– Để con biến hóa cho khác đi.

Đại Thánh bèn bắt quyết niệm chú, lắc mình một cái, biến thành một con ong mật, xòe cánh bay tới tận nơi, chui vào trong
tấm màn che lồng xem xét. Hóa ra bên trong có một đứa trẻ con ngồi. Hành Giả lại bay tới chiếc lồng của nhà khác, cũng thấy một đứa trẻ như thế. Xem xét bảy tám nhà đều có một đứa trẻ cả. Những đứa trẻ ấy toàn là trai, không có gái. Đứa thì ngồi trong lồng đang nô đùa; đứa thì đang khóc nấc; đứa thì đang ăn hoa quả; đứa thì đang ngồi ngủ gật. Hành Giả xem xét xong, hiện nguyên bản tướng, quay về báo với Tam Tạng:

– Trong mỗi lồng đều có nhốt một đứa trẻ, đứa lớn chưa đầy bảy tuổi, đứa nhỏ độ năm tuổi. Chẳng biết vì sao họ lại làm như thế?

Tam Tạng nghe nói, cứ nghi hoặc mãi.

Bốn thầy trò đi sang phố khác, thấy một nha môn, đó là quán trọ Kim Đình. Tam Tạng mừng quá nói:

– Đồ đệ ơi, chúng ta tạm vào quán trọ nghỉ đã. Một là hỏi tên địa phương, hai là cho ngựa ăn, ba là trời tối rồi cần phải ngủ.

Sa Tăng nói:

– Chính phải! Chính phải! Mau vào ngay thôi.

Bốn người vui vẻ bước vào. Mấy người nhà quan đi báo với viên dịch thừa. Họ mời thầy trò vào trong nhà. Hai bên chào hỏi xong xuôi, ai nấy đã ngồi yên chỗ.

Viên dịch thừa hỏi:

– Trưởng lão từ phương nào tới? Tam Tạng thưa:
– Bần tăng người nước Đại Đường bên phương Đông, được nhà vua sai sang phương Tây lấy kinh, nay tới quý xứ ta, phải trình điệp văn, vào ngủ tạm nha môn đây một tối.

Viên dịch thừa lập tức sai pha trà. Uống trà xong sai người trực ban sửa soạn cơm chay khoản đãi. Tam Tạng cảm tạ xong
bèn hỏi:

– Hôm nay vào triều yết kiến nhà vua xin trình điệp văn có được không?

Viên dịch thừa đáp:

– Chiều nay thì không được. Nên đợi đến sáng mai vào chầu sớm. Bây giờ mời ngài thong thả nghỉ lại quán dịch đây một đêm.

Một lát sau, cơm nước sửa soạn xong xuôi, viên dịch thừa mời bốn thầy trò đi ăn cơm, đoạn sai thuộc hạ quét dọn phòng khách mời thầy trò đi nghỉ. Tam Tạng cảm tạ rối rít. Khi ngồi yên rồi, trưởng lão lúc ấy mới hỏi:

– Bần tăng có một việc chưa được rõ ràng, muốn xin thỉnh giáo, phiền ngài chỉ bảo. Không biết quý xứ ta đây nuôi trẻ chăm sóc như thế nào?

Viên dịch thừa đáp:

– Trời không có hai mặt trời, người không có hai lý lẽ. Nuôi nấng trẻ con, ai chẳng tinh cha huyết mẹ, chín tháng mang thai, mãn kỳ sinh ra, ba năm bú mớm, dần dần nên người, có lẽ đâu ngài lại không biết cái lý ấy.

Tam Tạng nói:

– Cứ như lời ngài nói thì thấy chẳng khác gì bên nước chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi vào thành, thấy mọi nhà ở ngoài phố đều treo một chiếc lồng ngỗng, bên trong đựng một đứa trẻ con. Việc ấy tôi chưa hiểu ra sao, nên mới phải hỏi.

Viên dịch thừa ghé tai Tam Tạng thì thầm:

– Trưởng lão mặc kệ chuyện ấy, hỏi han làm gì, cũng chẳng nên lý giải, bàn bạc về điều đó, đi ngủ đi để sáng mai lên đường sớm.
Tam Tạng nghe xong, vẫn túm chặt lấy viên dịch thừa quyết hỏi cho ra nhẽ. Viên dịch thừa lắc đầu xua tay nói:

Phải giữ miệng!

Tam Tạng nhất quyết không buông, cố ý hỏi cho kỳ được. Viên dịch thừa chẳng biết làm thế nào, đành đuổi hết thuộc hạ ra ngoài, một mình ngồi dưới ánh đèn, thì thầm kể:

– Ngài vừa hỏi chuyện về những chiếc lồng ngỗng phỏng? Đó là một việc vô đạo của nhà vua nước chúng tôi hiện nay, hỏi đến làm gì?

Tam Tạng nói:

– Tại sao lại vô đạo? Mong ngài nói cho minh bạch, tôi mới yên tâm.

Viên dịch thừa nói:

– Nước này vốn gọi là nước Tỳ Kheo, gần đây có lời ca dao trong dân chúng gọi là thành Tiểu Tử. Ba năm về trước có một ông già ăn vận ra dáng đạo sĩ, dắt một cô gái chừng mười sáu tuổi. Cô gái ấy hình dung yểu điệu, mặt tựa Quan Âm. Ông già ấy tiến cống cô gái lên nhà vua. Nhà vua mê mệt sắc đẹp của cô gái, đưa vào trong cung, gọi là Mỹ hậu. Từ đấy những cung tần mỹ nữ ở ba cung sáu viện, tuyệt nhiên nhà vua không hề ngó ngàng tới, chỉ say mê cô gái ấy suốt ngày suốt đêm, quyến luyến không rời, đến nỗi giờ đây nhà vua tinh thần mệt mỏi, thân thể gầy mòn, ăn uống giảm sút, tính mệnh sắp nguy. Thái y viện đã tìm đủ mọi phương thuốc hay cũng không sao chữa nổi. Ngài đạo sĩ dâng cô gái được nhà vua ban tước gọi là quốc trượng. Quốc trượng có phương thuốc bí truyền ngoài biển, uống vào sống lâu. Trước đây ngài ấy đã đi khắp mười châu ba đảo, tìm hái đầy đủ các vị thuốc. Nhưng thang thuốc này tệ hại lắm, phải tìm đủ một nghìn một trăm mười một quả tim trẻ con để làm thuốc dẫn. Sau khi uống thuốc này, sẽ trẻ mãi nghìn năm. Những
đứa trẻ đặt trong lồng ấy đều đã được lựa chọn nuôi nấng dùng làm thuốc đấy. Cha mẹ chúng đều sợ phép nhà vua không dám than khóc, bèn phao tin đặt ca dao gọi nước này là nước Tiểu Tử. Trưởng lão sớm mai vào triều chỉ cần đổi điệp văn thôi nhé, đừng đả động tới chuyện này làm gì.

Nói xong, quay người đi ra.

Tam Tạng sợ quá bủn rủn cả người, bất giác hai hàng nước mắt ứa ra lăn xuống má, rồi buột miệng than thở:

– Đồ hôn quân! Đồ hôn quân! Chỉ vì nhà ngươi quá ham mê sắc đẹp đến nỗi bệnh tật, cớ sao lại giết chết oan uổng tính mạng bao nhiêu đứa trẻ vô tội như vậy? Khổ quá! Khổ quá! Ta đau xót đến chết đi được!

Có bài thơ làm chứng rằng:

Vua ngu tối gian tà bất chính, Sắc dục say chẳng tỉnh hại thân. Cầu trường thọ, hại nhi đồng,
Tìm phương thoát nạn, hại dân trăm bề.

Sư thương xót tái tê lòng dạ, Quan nói ra nhỏ lệ khôn ngăn. Trước đèn sùi sụt thở than.
Nỗi đau đến thắt ruột gan kẻ thiền!

Bát Giới bước tới gần nói:

– Sư phụ việc gì phải động lòng? Việc gì phải khiêng quan tài nhà người về nhà mình mà khóc? Sư phụ đừng buồn phiền nữa! Thường có câu: “Vua bắt về tôi chết, bề tôi không chết không phải là trung. Cha bắt con cái chết, con cái không chết không phải là hiếu”. Hắn giết hại con dân của hắn thì việc quái gì đến sư phụ. Sư phụ hãy cởi quần áo đánh một giấc, việc gì cứ phải lo
thay, buồn thay cho người khác!

Tam Tạng ứa nước mắt nói:

– Đồ đệ này, con thật chẳng phải là người nhân đức! Chúng ta là người xuất gia, tích nhân chứa đức, cốt nhất là giúp đỡ mọi người. Tại sao hôn quân ấy làm điều xằng bậy như vậy? Xưa nay chưa từng nghe thấy nói ăn tim người mà lại kéo dài tuổi thọ bao giờ. Những việc như thế, bảo ta không xót thương sao được!

Sa Tăng nói:

– Sư phụ đừng xót thương vội. Đợi sáng mai vào triều đổi điệp văn, cứ nói thẳng ngay trước mặt quốc vương. Nếu họ không nghe, sẽ xem bộ mặt cái lão quốc trượng ấy thế nào. Chỉ sợ lão quốc trượng ấy là yêu tinh, muốn ăn tim người nên bày ra cách ấy cũng chưa biết chừng.

Hành Giả nói:

– Ngộ Tĩnh nói đúng lắm. Sư phụ ạ, bây giờ cứ tạm đi ngủ đã, sáng mai lão Tôn cùng vào triều với sư phụ, xem vị quốc trượng hay dở thế nào. Nếu hắn là người theo bàng môn tà đạo, không phải chính đạo, cho việc luyện phương thuốc ấy là thật, thì lão Tôn sẽ lấy yếu chỉ tiên thiên ra cải hóa hắn quy y chính quả. Còn nếu hắn là yêu tà, thì ta bắt luôn, cho quốc vương biết để quốc vương bớt dục, dưỡng thân, đừng làm hại tính mạng những đứa trẻ ấy nữa.

Tam Tạng nghe xong, lập tức cúi người vái chào Hành Giả, nói:

– Đồ đệ ơi, con bàn kế đó hay lắm! Hay lắm! Nhưng khi gặp hôn quân đừng hỏi ngay việc ấy, sợ hôn quân không phân phải trái cho là mình đặt ra lời ca dao kia mà bắt tội thì biết khu xử ra sao!
Hành Giả cười nói:

– Lão Tôn vốn có pháp lực. Bây giờ trước hết đem những chiếc lồng đựng trẻ con ra ngoài thành trước đã, để hắn ngày mai không có trẻ con mà mổ lấy tim. Bọn quan lại ở đây tất phải tâu lên. Hôn quân ắt phải có sắc chỉ, hoặc bàn bạc cùng quốc trượng, hoặc lại kén chọn thêm. Lúc ấy ta sẽ nhân việc đó tâu lên, nhà vua quyết chẳng thể đổ tội lên đầu mình được.

Tam Tạng mừng lắm, nói:

– Bây giờ đưa những đứa trẻ ra khỏi thành bằng cách nào? Nếu quả có cứu thoát được trẻ, thì ơn đức đồ đệ thật sánh với trời! Ta làm ngay thôi, để chậm trễ e không kịp mất!

Hành Giả tinh thần phấn chấn, lập tức đứng dậy, dặn dò Bát
Giới, Sa Tăng:

– Hai chú ngồi với sư phụ, để tôi đi thi thố pháp thuật đây. Khi nào các chú thấy luồng gió âm nổi lên, là bọn trẻ được mang ra khỏi thành đấy.

Cả ba người cùng lầm rầm niệm:

– Nam Vô Cứu Sinh Dược Sư phật! Nam Vô Cứu Sinh Dược
Sư phật!

Đại Thánh bước ra khỏi cửa, đánh vèo một cái đã nhảy vút lên tầng không, rồi bắt đầu bắt quyết niệm chú “Úm-tịnh-pháp- giới”, gọi tất cả thành hoàng, thổ địa, xã lệnh, châu quan, Ngũ phương Yết đế, Tứ trực công tào, Lục đinh Lục giáp cùng các vị Hộ giáo Già lam lên không trung, tất cả cúi chào Đại Thánh rồi hỏi:

– Đại Thánh đang đêm gọi chúng tôi chắc có việc gì khẩn cấp?

Hành Giả đáp:

– Ta nhân dọc đường đi qua nước Tỳ Kheo, thấy quốc vương
vô đạo, tin bọn yêu tà, muốn moi tim trẻ con dùng làm thuốc để cầu sống lâu. Sư phụ ta vô cùng thương xót muốn cứu sinh linh diệt yêu quái. Vì vậy lão Tôn phải mời các vị tới đây, mọi người hãy trổ phép thần thông, đưa hết tất cả lũ trẻ nhốt trong lồng treo ở phố xá kinh thành cùng cả chiếc lồng ra ngoài thành mang tới thung lũng trong núi, hoặc trong rừng sâu cho ta. Cất giấu độ một hai ngày, hái hoa quả cho chúng ăn kẻo đói. Lại phải ngấm ngầm bảo vệ đừng để chúng sợ hãi kêu khóc. Đợi ta trừ xong yêu quái, giúp yên được nước, khuyên nhà vua theo chính đại, và lúc bọn ta sắp sửa lên đường thì đưa chúng lại trả cho ta.

Các vị thần tuân lệnh. Ai nấy lập tức hạ mây xuống thấp trổ thần thông. Khắp thành gió âm thổi ào ào, khí thảm bốc mù mịt:

Gió âm mù mịt trăng sao, Mây sầu che kín trời cao tối sầm. Lúc đầu gió gợn trông chừng,
Lát sau gió nổi ầm ầm đến ghê!

Gió gợn: thần đến dò la,

Gió nổi: thần đến trông xa ngó gần, Mịt mùng ai dám ra trông,
Gió âm lạnh lẽo hãi hùng xiết bao!

Cha mẹ đau đớn khóc gào,

Anh em máu mủ lòng nào chẳng thương, Gió âm cuồn cuộn phố phường,
Lồng treo thần gỡ mang luôn về rừng.

Suốt đêm ai nấy đau lòng, Sáng ra ai nấy vui mừng hả hê.

Có bài thơ làm chứng rằng:

Xưa nay cửa Phật vốn từ bi, Thiện chính nên công giúp mọi nhà. Muôn thánh nghìn thần đều tích đức. Tam quy ngũ giới thảy giao hòa.
Tỳ Kheo nước ấy vua vô đạo, Tiểu tử em thơ dạ xót xa.
Hành Giả phen này thề cứu giúp, Gió âm một trận thắng ba la.
Thế là vào khoảng canh ba đêm ấy, các thần đã đem hết các lồng tới những nơi giấu kín.

Hành Giả hạ đám mây lành về thẳng quán trọ, vẫn nghe thấy ba người lầm rầm niệm:
– Nam Vô Cứu Sinh Dược Sư Phật.

Hành Giả thấy vậy trong bụng mừng thầm, bước tới gần gọi:

– Sư phụ ơi, con về rồi đây. Gió âm thổi thế nào? Bát Giới nói:
– Gió âm thổi khiếp lắm! Tam Tạng hỏi:
– Công việc cứu bọn trẻ con thế nào rồi? Hành Giả đáp:
– Tất cả bọn trẻ từng đứa đã được đưa đi hết. Chừng nào chúng ta sắp đi, họ sẽ mang lại trả.

Tam Tạng cảm ơn mãi rồi mới chịu đi ngủ.

Trời vừa sáng Tam Tạng đã trở dậy, ăn mặc chỉnh tề rồi nói:

– Ngộ Không, ta vào triều đổi điệp văn cho sớm nào! Hành Giả nói:
– Một mình sư phụ đi sợ hỏng việc. Để lão Tôn cùng đi với sư phụ, xem trong nước họ ngay gian ra sao.

Tam Tạng nói:

– Con đi không chịu giữ lễ nghi, sợ quốc vương trách. Hành Giả nói:
– Con không hiện thành người, cứ ngấm ngầm đi theo bảo vệ sư phụ.

Tam Tạng mừng lắm, dặn dò Bát Giới, Sa Tăng trông nom con ngựa, hành lý đâu đấy, rồi mới ra đi. Viên dịch thừa cũng tới chào Tam Tạng, thấy Tam Tạng ăn mặc vào nom khác hẳn hôm qua:

Mình khoác cà sa gấm bảo bối nhà Phật,
Đầu đội chiếc mũ Tỳ Lư sắc rực vàng.

Gậy tích trượng chín vòng tay chống đàng hoàng.

Và giữa ngực điểm thần quang lấp lánh. Điệp văn đi đường giắt trong người cẩn thận, Gói trong túi bằng gấm đẹp sao.
Chân bước khác nào A La Hán xuống tự trời cao, Hình dáng đoan trang hệt ông Phật sống.
Viên dịch thừa chào hỏi xong bèn ghé tai thầm thì rằng đừng rỗi hơi chọc vào chuyện người khác. Tam Tạng gật đầu bằng lòng. Đại Thánh nấp sau cánh cửa, niệm chú, lắc mình một cái, biến thành một con bọ mát, vo ve bay đến đậu trên mũ Tam Tạng. Tam Tạng ra khỏi quán trọ, vào thẳng trong triều.

Khi tới bên ngoài cửa triều môn, thấy quan Hoang Môn, Tam
Tạng vái chào nói:

– Bần tăng là người nước Đại Đường bên phương Đông được nhà vua sai sang phương Tây lấy kinh, nay qua quý quốc, muốn xin vào triều đổi điệp văn, yết kiến quốc vương, mong trưởng quan chuyển tấu cho.

Quan Hoàng Môn lập tức vào tâu. Quốc vương mừng lắm nói:

– Nhà sư từ phương xa tới tất có đạo hạnh.

Ben cho vơi vao. Quan Hoang Môn vâng lênh, ra mơi Tam Tang vao. Tam Tang đưng dươi thêm cui lay xong, đươc quôc vương mơi lên điên ngôi. Tam Tang ta ơn ngôi xuông,va luc ây mơi đê y nhin thây quôc vương thân thê gây nhom, tinh thân u ru, đưa tay ra vai chao run rây; cât lơi noi tương muôn đưt hơi. Tam Tang dâng điêp văn, quôc vương con măt đơ đân xem đi xem lai, đoan lây ân ngoc sa đong dâu vao, rôi đưa tra lai cho
Tam Tang. Tam Tang nhân lây.

Quôc vương đang đinh hoi duyên do cua viêc đi lây kinh, bông thây quan đương gia tâu:

– Ngai quôc trương tơi!

Quôc vương vôi va vin vao vai quan cân thi, rơi ngai vang bươc xuông, khom minh đon. Tam Tang sơ qua vôi vang đưng dây lanh sang môt bên, rôi quay đâu nhin, hoa ra la môt vi đao si gia tư ngoai thềm ngoc, nghênh ngang bươc vao.

Chi thây hăn ta:

Đâu chit khăn lua vang dêt mây chin ve, Minh ao hac băng gâm thêu nhưng bông mai. Lưng thăt dai nhung mau lam ba nut ru dai. Chân xo đôi hai vân dêt băng tơ săn.
Tay chông cây gây mây chin đôt hinh rông uôn lươn, Trươc ngưc đeo tui tâm hoa thêu phương thêu rông.
Măt ngoc bong nhay mơ mang, Râu xanh dươi căm phơ phât. Ngươi lưa phong tia loe chơp, Mi dai qua măt cong cong.
Đi đưng lang đang mây buông.

Tiêu dao mơ mang mu đep

Dươi thêm trăm quan cui đâu đon tiêp, Tung hô quốc trượng đã thăng triều.
Quốc trượng tới trước bảo điện, chẳng thèm chào hỏi, nhâng nháo lấc cấc vào thẳng trong triều. Quốc vương cúi mình nói:

– Hôm nay quốc trượng có gì vui rời gót tiên đến sớm quá.
Đoạn mời lên ngồi trên chiếc đôn gấm đặt bên tay trái. Tam
Tạng bước lên một bước cúi mình chào:

– Thưa quốc trượng đại nhân, bân tăng xin kính chào.

Quốc trượng chễm trệ ngồi trên cao chẳng thèm chào lại, quay sang hỏi quốc vương:

– Nhà sư ở đâu tới? Quốc vương đáp:
– Nhà sư là người nước Đại Đường bên phương Đông được nhà vua sai sang phương Tây lấy kinh, hôm nay tới xin đổi điệp văn đi đường.

Quốc trượng cười nói:

– Đường sang phương Tây tối om om có chỗ nào tốt đâu! Tam Tạng nói:
– Từ xưa phương Tây đã là nơi thắng cảnh cực lạc, sao lại bảo là không tốt?

Quốc vương bèn hỏi:

– Trẫm nghe từ cổ xưa đã có câu: “sư là đệ tử nhà Phật”. Thực ra không biết sư có thoát chết, theo Phật có trường thọ không nhỉ?

Tam Tạng nghe vậy, chắp tay nói luôn:

– Làm nhà sư, muôn duyên đứt hết; thấu tình rồi, thảy pháp là không. Bậc đại trí thung dung, vui trong cảnh bất sinh đạm bạc; người chân cơ trầm lặng, ngoài vòng tịch diệt sống tiêu dao. Tam giới không, trăm mối trị xong; sáu căn lắng, nghìn loài diệt hết. Nếu giữ bền được tri giác, cần phải biết tâm: Tâm lắng thì đèn lẻ soi riêng; tâm còn thì vạn cảnh đều thấm. Chân dung không thiếu cũng không thừa, biết từ thuở sống: huyễn tướng có hình là có hoại, việc quái phải cầu? Hành trì ngồi niệm, ấy là
nhập định ngọn nguồn: ban bố ân ơn, thật cũng tu hành gốc gác. Bậc đại xảo lại như vụng, vẫn hay việc việc vô vi? Người giỏi kế chẳng đặt mưu, ắt nên nhỏ to vứt hết. Chủ giữ tâm kia chẳng động, muôn nết hoàn toàn. Còn bảo lấy âm bổ dương, thực là chuyện hão. Cầu mong sống mãi, chỉ là chuyện suông. Mà cần phải:

Mọi trần duyên rũ hết, Thảy vật sắc là không.
Mộc mạc phác thuần tình dục ít. Tự nhiên hưởng thọ mãi vô cùng.
Quốc trượng nghe xong, nhếch mép cười ruồi chỉ vào mặt
Đường Tăng nói:

– Hừ! Hừ! Hừ! Đồ hòa thượng nói năng bừa bãi kia! Trong cửa tịch diệt, tất phải biết có tính. Không biết cái tính của nhà ngươi diệt đi từ đâu! Ngồi chết khô tham thiền chỉ rặt là hạng tu mù quáng. Tục ngữ có câu: “Ngồi, ngồi, ngồi! Mông đít thành chai! Lửa rừng rực lại thành tai họa”. Nhà ngươi đâu có biết rằng ta đây: Bậc tu tiên, xương cốt bền chặt; người đại đạo, tinh thần linh thiêng. Đeo bầu giỏ vào rừng tìm bạn: túi trăm thuốc nhập thế cứu người. Ngắt hoa tiên làm nón đội; bẻ huệ thơm trải đệm nằm. Vỗ tay nghêu ngao, múa may ngủ gật. Xiển khai đạo pháp, truyền chính giáo cõi thái hư: thi thố nước bùa, trừ yêu khí cho người tục. Đoạt tú khí của đất trời: cướp tinh hoa của nhật nguyệt. Vận âm dương để luyện linh đơn; trộn thủy hỏa cho thai ngưng kết. Hai, tám âm tiêu chừ, như hoảng như hốt; ba, chín dương trường chừ, như mịt như mờ. Ứng bốn mùa hái đủ thuốc thang; chính lần luyện linh đơn thành tựu. Cưỡi hạc trắng lên cõi quỳnh kinh: ngồi loan xanh, bay lên phủ tía. Chen đầy vẻ đẹp đất trời; truyền dương khắp ân cần đạo diệu. So với nhà ngươi ngồi thiền tĩnh tọa, tịch diệt âm thần, niết bàn lưu xác thối, rút
cục có thoát khỏi phàm trần đâu! Trong tam giáo không gì thượng phẩm, xưa nay chỉ đạo mới ngôi tôn!

Quốc vương nghe xong, rất là khoái chí. Các quan trong triều ai cũng khen ngợi:

– Đúng là “Chỉ có đạo mới ngôi tôn! Chỉ có đạo mới ngôi tôn!”.

Tam Tạng thấy mọi người khen ngợi lão đạo sĩ, cảm thấy rất đỗi thẹn thùng. Quốc vương lại sai quan Quang lộc tự sửa soạn cơm chay khoản đãi nhà sư từ phương xa tới để tiếp tục lên đường sang Tây.

Tam Tạng cảm tạ lui ra, vừa bước xuống điện định đi ra ngoài thì Hành Giả từ chóp mũ bay xuống mang tai nói:

– Sư phụ ạ, quốc trượng đúng là yêu tinh, còn quốc vương thì mắc phải yêu khí. Sư phụ cứ về quán trọ xơi cơm trước, lão Tôn con ở đây thăm dò tin tức cái đã.

Tam Tạng biết vậy một mình bước ra khỏi triều. Chuyện không nói nữa.

Hành Giả ở lại, bèn giương cánh bay đậu trên tấm bình phong màu cánh chả trong điện Kim Loan, bỗng thấy trong ban có quan Ngũ thành binh mã bước ra tâu:

– Tâu bệ hạ, đêm qua một trận gió lạnh đã bốc đi tất cả những lồng nhốt trẻ con treo ở ngoài phố mất tăm mất tích rồi ạ.

Quốc vương nghe xong vừa lo vừa buồn, nói với quốc trượng:

– Việc này quả là trời hại trẫm. Trẫm lâm bệnh nặng hàng tháng nay, ngự y chữa cũng không thuyên giảm, may nhờ quốc trượng ban cho phương thuốc tiên, định đợi giờ Ngọ hôm nay khai đao cắt lấy tim lũ trẻ để làm thuốc, không ngờ bị trận gió lạnh cuốn đi mất. Đó không phải là trời muốn hại trẫm đó sao?

Quốc trượng cười nói:
– Xin bệ hạ chớ buồn phiền. Những đứa trẻ ấy bị gió cuốn đi, chính là trời cho bệ hạ được trường thọ đấy.

Quốc vương hỏi:

– Những đứa trẻ trong lồng bị gió cuốn đi mất rồi, tại sao lại bảo là trời cho trường thọ.

Quốc trượng nói:

– Tôi vừa vào triều đã nhìn thấy một phương thuốc tuyệt diệu, còn hơn cả số quả tim của một nghìn một trăm mười một đứa trẻ kia cơ đấy. Tim trẻ con chỉ giúp cho bệ hạ sống lâu nghìn tuổi. Còn vị thuốc này uống với thuốc tiên của tôi có thể sống lâu vạn vạn năm kia!

Quốc vương ngơ ngác chưa biết là vị thuốc gì, vặn hỏi hai ba lần quốc trượng mới nói:

– Lão hòa thượng ở phương Đông được nhà vua sai đi lấy kinh ấy, tôi thấy lão dáng người thanh cao, dung nhan đoan chính là người đã trải qua mười kiếp tu hành xuất gia từ nhỏ, khí nguyên dương chưa bị tiết ra, còn bổ gấp vạn lần so với lũ trẻ. Nếu lấy được quả tim của lão làm thuốc dẫn, uống lẫn với thuốc tiên của tôi, thì có thể thọ tới vạn năm.

Hôn quân nghe xong, lập tức tin ngay, bèn nói với quốc trượng:

– Sao quốc trượng không nói sớm? Nếu quả thật được như vậy, thì vừa rồi phải giữ hắn lại, không để hắn đi nữa.

Quốc trượng nói:

– Việc ấy nào có khó gì! Vừa rồi bệ hạ có dặn dò quan Quang lộc tự sửa soạn cơm chay khoản đãi hắn, hắn tất phải ăn cơm chay rồi mới rời khỏi thành. Bây giờ bệ hạ truyền lệnh khẩn cấp cho các cửa thành đóng chặt lại, cho quân bao vây quán Kim Đình, bắt ngay lão hòa thượng ấy, rồi lấy lễ xin hắn quả tim.
Nếu hắn bằng lòng thì mổ lấy ngay tim và an táng thi thể theo nghi thức của nhà vua, lại còn lập miếu thờ cúng cho nữa. Ví bằng không nghe theo, sẽ trói nghiến lại, mổ bụng lấy tim luôn, có gì là khó!

Hôn quân nghe lời, lập tức truyền lệnh đóng chặt các cửa thành, và sai quan quân lớn nhỏ trong đội Vũ Lâm vây chặt quán trọ.

Hành Giả nghe được tin ấy, vội vàng xòe cánh bay thẳng về quán trọ, hiện nguyên bản tướng nói với Đường Tăng:

– Thưa sư phụ, tai họa rồi! Tai họa rồi!

Tam Tạng cùng Bát Giới, Sa Tăng vừa lĩnh cơm chay vua ban chợt nghe tin ấy, sợ quá đến nỗi ba hồn bảy vía bay đi đâu mất, ngã lăn ra đất, khắp người đẫm mồ hôi, hai mắt đờ đẫn, chẳng nói chẳng rằng. Hành Giả hốt hoảng bước tới vực dậy gọi:

– Sư phụ tỉnh lại đi! Sư phụ tỉnh lại đi! Bát Giới hỏi:
– Có tai họa gì anh cứ bình tĩnh nói ra xem nào, đừng để sư phụ phải sợ như thế.

Hành Giả nói:

– Từ lúc sư phụ ra khỏi triều, lão Tôn quay lại xem xét, thấy lão quốc trượng đúng là yêu tinh. Một lát sau, quan Ngũ thành binh mã vào tâu việc trận gió lạnh cuốn mất hết lồng trẻ con. Quốc vương lo buồn. Quốc trượng liền nói: “Đó là trời mang đến cho bệ hạ thuốc trường sinh”, muốn lấy tim sư phụ làm thuốc dẫn để mong sống lâu vạn tuổi. Hôn quan nghe xong lời nhảm nhí ấy bèn tin luôn, sai ngay tinh binh tới bao vây quán trọ, và sai quan Cẩm y tới xin tim của sư phụ đấy.

Bát Giới cười nói:

– Người hành động là bậc từ mẫu, kẻ được cứu là lũ trẻ con,
cuốn bay mù mịt là trận gió âm, phen này lại húc đầu vào tai họa đây!

Tam Tạng run lẩy bẩy, lồm cồm bò dậy níu lấy Hành Giả thở than:

– Đồ đệ ơi, việc này biết làm thế nào bây giờ? Hành Giả nói:
– Muốn được yên, lớn phải làm nhỏ. Sa Tăng hỏi:
– Thế nào là “lớn phải làm nhỏ”? Hành Giả đáp:
– Muốn toàn tính mạng, thầy phải làm trò, trò phải làm thầy, thì mới bảo toàn được.

Tam Tạng nói:

– Nếu con cứu được ta thoát chết, ta xin tình nguyện làm đồ đệ cho con, con bằng lòng chứ?

Hành Giả nói:

– Đã vậy, không được chậm trễ. Bèn hạ lệnh:
– Bát Giới, chú mau đi lấy một ít đất sét về đây.

Chú ngốc ngay tức khắc vác đinh ba đi lấy đất nhưng chẳng dám ra ngoài lấy nước, mà ra đằng sau vạch quần đái vào chỗ đất, nhào thành một cục, mang vào đưa cho Hành Giả. Hành Giả chẳng biết làm thế nào, đành cầm lấy cục đất, ấn vào mặt mình nặn thành một cái mặt khỉ, bảo Đường Tăng đứng dậy đừng nói năng, đừng cử động, rồi ốp chiếc mặt khỉ bằng đất lên mặt Đường Tăng, đoạn niệm chân ngôn, thổi hơi tiên khí, hô “biến!”, lập tức Tam Tạng biến thành một người giống hệt Hành
Giả. Hành Giả cởi quần áo của Đường Tăng ra, lấy quần áo của mình đưa cho sư phụ mặc, còn mình mặc bộ quần áo của sư phụ. Xong xuôi Hành Giả bắt quyết niệm chú, lắc mình một cái, biến thành Đường Tăng, đến Bát Giới, Sa Tăng cũng khó nhận ra.

Đang lúc công việc cải trang đã xong xuôi, bỗng nghe thấy tiếng chiêng trống vang dậy, rồi lại thấy gươm giáo sáng lòe. Các quan đội Vũ Lâm chỉ huy ba nghìn tinh binh vây chặt quán trọ. Một lát, lại thấy quan Cẩm y bước vào trong sân quán trọ hỏi:

– Vị trưởng lão nhà Đường bên phương Đông ở đâu?

Viên dịch thừa run như cầy sấy quỳ sụp xuống lấy tay chỉ và thưa:

– Ở phòng khách dưới này ạ.

Quan Cẩm y lập tức đến phòng khách nói:

– Đường trưởng lão, đức vua ta có lời mời.

Bát Giới, Sa Tăng hộ vệ bên cạnh Hành Giả giả Đường Tăng bước ra cúi chào nói:

– Thưa Cẩm y đại nhân, đức vua vời bần tăng có chuyện gì? Quan Cẩm y bước tới túm chặt lấy Đường Tăng giả nói:
– Tôi và ngài cùng vào triều, tất có việc phải cần đến.

Chà! Thế mới là:

Yêu tinh thắng lương thiện, Lương thiện lại gặp nguy.
Cuối cùng không biết chuyến đi này tính mạng Đường Tăng giả sẽ ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.