Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ bảy mươi hai

Động Bàn ty bảy tinh mê gốc
Suối Trạc Cấu Bát Giới quên hình

Lại nói chuyện Tam Tạng từ biệt quốc vương nước Chu Tử, thu xếp hành lý yên cương tiếp tục lên đường sang Tây, vượt qua biết bao đồng bằng, núi non, sông lạnh, thấm thoắt đã thu hết đông tàn, tiết xuân ấm áp đã lại sang. Thầy trò đang đi trên đường thưởng xuân, ngắm cảnh, bỗng nhìn thấy một tòa am ven rừng, Tam Tạng vịn yên xuống ngựa, đứng bên cạnh đường cái. Hành Giả bèn hỏi:

– Thưa sư phụ, đường đi bằng phẳng chẳng có yêu ma, tại sao sư phụ lại xuống ngựa không đi nữa?

Bát Giới nói:

– Sư huynh chẳng thể tất gì cả, sư phụ ngồi ngựa lâu đã mỏi, phải xuống đi bộ một tí chứ.

Tam Tạng nói:

– Không phải ngắm cảnh đâu. Ta nhìn thấy đằng kia có nhà dân, muốn tới đó xin ít cơm chay.

Hành Giả cười nói:

– Chú xem, sư phụ nói thế còn ra làm sao, sư phụ muốn ăn để con đi xin chứ. Tục ngữ có câu: “Một ngày là thầy suốt đời là cha”, lẽ nào đệ tử lại ngồi khểnh, còn sư phụ thì đi xin cơm?

Tam Tạng nói:

– Không phải thế. Mọi khi nhà dân ở xa tít tắp, các con không quản xa xôi khó nhọc đi xin cơm. Hôm nay, nhà dân ngay đây,
gọi họ cũng nghe tiếng thì để ta xin cho.

Bát Giới nói:

– Sư phụ sai rồi. Thường có câu: “Ba người ra đi, thằng nhỏ chịu khổ”. Sư phụ là bậc cha mẹ, chúng con là đệ tử. Sách cổ có nói: “Khi có việc, đệ tử phải hầu hạ”. Để lão Trư đi cho.

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ ơi, hôm nay tiết trời sáng sủa, không như những hôm mưa gió. Những hôm mưa gió thì các con phải đi. Còn hôm nay thì để ta đi cho. Có cơm hay không ta cũng quay về rồi đi ngay.

Sa Tăng đứng bên cạnh cười nói:

– Sư huynh bất tất phải nói nhiều. Sư phụ đã quyết như vậy, không nên trái ý. Nếu để sư phụ cáu, xin được cơm về, sư phụ cũng không cho ăn đâu.

Bát Giới nghe lời, lấy ra chiếc bát to và đưa quần áo cho Tam Tạng thay, Tam Tạng bèn rảo bước tới trước ngôi nhà xem xét. Thật là ngôi nhà đẹp. Chỉ thấy:

Cầu đá cao ngất

Cổ thụ sum suê

Cầu đá cao ngất, nước trôi róc rách dưới khe dài; Cổ thụ sum suê, chim hót líu lo trên núi thẳm, Bên cầu mấy nếp tranh soi bóng
Xinh xinh thanh nhã tựa am tiên

Lại thấy thấp thoáng mấy khung cửa sổ êm đềm

Phong cảnh thanh u như đạo viện Bỗng thấy bốn giai nhân kiều diễm Đường kim mũi chỉ mải mê thêu
Tam Tạng thấy trong nhà không có đàn ông, chỉ có bốn cô
gái, bèn không dám bước vào, đứng sững lại, nép mình bên cây thân cổ thụ. Chỉ thấy bốn cô gái, cô nào cô nấy:

Nết trinh bền tựa đá Tinh nhã đẹp như xuân Má đỏ thắm hoa hồng Môi son cười chúm chím Mày ngài trăng non uốn
Tóc phượng mượt mây trời

Ong bay vờn hoa chơi

Ngỡ ngàng tưởng hoa thật!

Tam Tạng đứng lại một lúc thật lâu cảm thấy lặng ngắt như tờ, không một tiếng chó kêu gà gáy, bèn thầm nghĩ rằng:

– Có mỗi việc đi xin cơm cũng không xong, bọn đồ đệ sẽ cười
ta là sư phụ xin cơm không xong thì còn đi bái phật sao nổi!

Tam Tạng chẳng biết làm thế nào cũng cứ liều bước lên cầu vài bước, chợt thấy đằng sau nếp nhà tranh có ngôi đình mộc hương. Bên đình có ba cô gái đang đánh cầu. Ba cô gái này còn xinh hơn cả bốn cô kia, chỉ thấy:

Tay áo xanh phấp phới Phô tay ngọc búp măng Ống quần lụa bay tung Lộ gót sen xinh xắn Dung nhan cực tươi tắn Cử chỉ khéo trăm chiều Quả cầu tung thấp cao Vun vút bay qua lại
Co chân đá qua trái Lùi bước vượt tường hoa Loang loáng tựa thoi đưa Vèo vèo như tên bắn
Hệt Hoàng Hà nước cuốn Cá vàng bám bãi sông Cô này nhảy lên tung
Nàng kia quay người đá

Tuột cả đôi hài cỏ Trễ cả thoa cài đầu Đá cầu một hồi lâu
Giai nhân đều mệt mỏi
Mồ hôi đẫm ướt áo

Gọi nước ngồi nghỉ ngơi

Thật không sao nói xiết. Có bài thơ làm chứng rằng:

Ngày xuân ấm áp đá cầu

Gió tiên phơi phới quạt hầu giai nhân

Mồ hôi hoen ướt má hồng

Mày ngài bụi bám, liễu hồng khói mây

Thon thon trắng muốt búp tay Gót sen lộ nét, tung bay quần là Hồi lâu chơi đã mệt phờ
Cô nào cô nấy rối bù tóc mây.

Tam Tạng dừng xem hồi lâu, rồi cuối cùng bước qua cầu, cao tiếng gọi:

– Thưa nữ Bồ Tát. Bần tăng có duyên tới đây, xin một ít cơm chay.

Mấy cô gái nhìn thấy, ai nấy mừng vui hớn hở, bỏ cả kim thêu, vứt cả quả cầu, sung sướng chạy ra cửa nói:

– Thưa trưởng lão, thật không kịp đón tiếp! Nay ngài đã tới tệ xá, chúng tôi đâu dám cản trở việc trai tăng. Xin mời trưởng lão vào trong nhà ngồi chơi.

Tam Tạng nghe nói, trong lòng nghĩ thầm rằng:

– Tốt quá! Tốt quá! Phương Tây đúng là đất Phật, đến đàn bà con gái cũng coi trọng việc trai tăng, huống hồ đàn ông lại không hết lòng thờ Phật sao?

Tam Tạng chào hỏi xong, theo mấy cô gái bước vào trong nhà tranh, khi qua bên ngôi đình mộc hương thì chẳng nhìn thấy nhà cửa buồng the gì hết, Chỉ thấy:
Đỉnh non cao ngất, Mạch đất quanh co
Đỉnh non cao ngất xông mây khói Mạch đất quanh co tiếp biển khơi Cửa kề bên cầu đá bóng soi
Nước chảy quanh co vòng chín khúc

Vườn mận đào tươi tốt Nghìn khóm hoa nở hồng Cổ thụ dây leo vòng
Lan huệ thơm ngào ngạt

Xa trông động phủ như Bồng Đảo Gần ngắm non ngàn tựa Thái Hoa Chính nơi ẩn náu lũ ma quái
Lấy đâu nhà dân cùng lối xóm.

Có một cô gái bước tới, mở hai cánh cửa hang đá mời Đường Tăng vào. Tam Tạng đành bước vào, chợt đưa mắt nhìn, thấy toàn bàn đá, ghế đá, khí lạnh âm âm. Tam Tạng thấp thỏm trong bụng thầm nghĩ:

– Chỗ này lành ít dữ nhiều, xem ra có vẻ không lành! Mấy cô gái vui vẻ cười giòn giã cất tiếng cười chào:
– Mời trưởng lão ngồi.

Tam Tạng chẳng biết làm thế nào, đành ngồi xuống. Một lát, người cảm thấy rùng mình. Mấy cô gái hỏi:

– Tam Tạng tu hành ở bảo sơn nào? Khuyến giáo làm gì? Dùng để làm đường, bắc cầu, xây chùa dựng tháp hay là đúc tượng khắc kinh? Xin ngài cho xem sổ sách một tí.
Tam Tạng nói:

– Chúng tôi không phải là hòa thượng khuyến giáo. Các cô hỏi:
– Không phải là hòa thượng khuyến giáo thì đến đây có việc gì?

Tam Tạng nói:

– Tôi là người nước Đại Đường bên phương Đông được nhà vua sai sang chùa Đại Lôi Âm bên phương Tây lấy kinh, hôm nay qua quý xứ đây, vừa lúc đói bụng, vào quý phủ ta, xin ít cơm chay rồi bần tăng lại đi ngay.

Các cô gái nói:

– Hay quá! Hay quá! Thường có câu: “Hòa thượng từ phương xa đến giỏi đọc kinh”. Các em không được chậm trễ, sửa soạn cơm chay ngay.

Bấy giờ có ba cô gái ngồi tiếp Tam Tạng trao đổi bàn luận về việc có được mối nhân duyên này. Bốn cô khác vào bếp xắn áo vén tay đốt lửa đặt nồi. Bạn xem, bọn họ làm những món gì? Hóa ra là mỡ người đem rán, thịt người đem rang, rang đến đen ra để làm nhân bánh, khoét óc người để làm đậu phụ. Rồi hai mâm cơm được dọn trên chiếc bàn đá. Mấy cô gái nói với Tam Tạng:

– Xin mời trưởng lão. Vội vàng quá, không kịp làm cơm chay. Trưởng lão ăn tạm, chúng tôi sẽ sọn sau.

Tam Tạng vừa ngửi đã thấy tanh lộn mửa, không dám há mồm, đành cúi người chắp tay nói:

– Thưa nữ bồ tát, bần tăng vốn ăn chay từ trong bụng mẹ. Mấy cô gái cười nói:
– Thưa trưởng lão, đây cũng toàn món ăn chay cả đấy.
Tam Tạng nói:

– A di đà phật! Nếu cứ món chay thế này, hòa thượng tôi ăn vào, thì đừng hòng gặp mặt đức Thế Tôn, lấy được kinh!

Mấy cô gái nói:

– Trưởng lão là người xuất gia không nên quá kén chọn người bố thí.

Tam Tạng nói:

– Đâu dám! Đâu dám! Hòa thượng tôi vâng lệnh vua Đại Đường lên đường sang Tây, một loài nhỏ không làm hại, gặp ai khổ là cứu ngay, thấy một hạt gạo cũng nhặt bỏ mồm, một sợi tơ cũng khoác che thân, có đâu dám kén chọn chỗ bố thí!

Mấy cô gái cười nói:

– Trưởng lão tuy không chọn người bố thí, nhưng lại có tính vào cửa chê người. Xin trưởng lão chớ hiềm suông nhạt, xơi một chút gọi là…

Tam Tạng nói:

– Quả thực tôi không dám ăn. Ăn e phá giới. Mong mấy nữ bồ tát đường sinh không bằng phóng sinh thả cho hòa thượng tôi ra.

Tam Tạng toan chạy ra. Mấy cô gái chắn ngay cửa, không cho ra và nói:

– Món hời tới cửa lại không biết giữ sao? “Chậu nước đã đổ,
lấy tay vốc lại[291]

được sao? Nhà ngươi có chạy đằng trời!

Trong bọn chúng, đứa nào cũng có chút võ nghệ, chân tay lanh lợi, ghì chặt lấy Đường Tăng, thuận tay quật ngã lăn ra đất, rồi lấy dây thừng trói chặt, treo cao trên xà nhà. Kiểu treo này cũng có một tên gọi riêng, đó là kiểu “người tiên chỉ đường”. Kiểu này một tay bị đưa ra đằng trước, lấy thừng trói treo lên: một tay bẻ quặt bên sườn, rồi trói vào treo lên: hai chân duỗi về
đằng sau cũng trói vào treo lên. Ba sợi thừng trói chặt treo cao Đường Tăng lên xà nhà, sống lưng ngoảnh lên trời, da bụng quay xuống đất.

Tam Tạng nén đau, nuốt nước mắt, trong bụng căm giận nghĩ:

– Hòa thượng tôi thực là xấu số, cứ ngỡ là nhà dân vào xin ít cơm chay, ai ngờ lạc vào hang lửa! Đồ đệ ơi, mau đến cứu ta thì họa chăng còn được gặp mặt, chậm độ vài giờ thì mạng ta nguy mất thôi!

Tam Tạng tuy lo buồn, nhưng vẫn để ý đến mấy ả con gái. Bọn chúng treo Đường Tăng xong, bèn cởi quần áo ra. Tam Tạng sợ hãi nghĩ thầm:

– Chúng cởi quần áo định đánh mình đây, hoặc giả định ăn sống nuốt tươi mình chắc?

Hóa ra mấy ả ấy chỉ cởi áo trên, phơi bụng ra, rồi ả nào ả nấy trổ thần thông: Nơi rốn tiết ra một búi tơ to bằng quả trứng vịt rồi cứ trắng phau tuôn ra như bạc, một loáng mờ mịt cả cửa động. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Hành Giả, Bát Giới, Sa Tăng ngồi bên vệ đường. Hai người chăn ngựa trông hành lý, chỉ một mình Hành Giả bướng bỉnh nghịch ngợm, trèo cây vịn cành hái hoa tìm quả, bỗng quay đầu nhìn thấy một vùng sáng lòa, bèn vội vàng nhảy xuống hô hoán:

– Hỏng rồi! Hỏng rồi! Sư phụ gặp phải chuyện không may rồi!

Hành Giả chỉ tay nói:

– Các chú nhìn xem trang viên kia thế nào?

Bát Giới, Sa Tăng đều đưa mắt nhìn, thấy đám ấy trắng sáng như tuyết, lấp lánh như bạc, Bát Giới nói:

– Thôi, thôi! Sư phụ gặp yêu tinh rồi. Chúng ta phải đi cứu
ngay!

Hành Giả nói:

– Chú đừng làm ầm ĩ lên. Mà các chú đã trông thấy gì đâu. Để lão Tôn đi cho.

Sa Tăng nói:

– Anh phải cẩn thận. Hành Giả nói:
– Tôi khắc có cách khu xử

Đoạn Đại Thánh thắt lại chiếc quần da hổ, rút cây gậy sắt ra, rảo cẳng chạy đến tận nơi, thấy búi tơ ấy quấn quýt dày đến trăm ngàn lớp, đan dọc đan ngang tựa tấm vải, lấy tay ấn vào thấy mềm, nhớp nháp. Hành Giả không hiểu là vật gì, bèn giơ cây gậy lên nói:

– Cho béng một phát gậy! Chưa nói tới mấy nghìn lớp, dù đến mấy vạn lớp cũng phải đứt hết!

Đang định nện lại dừng tay, nói:

– Vật cứng còn có thể đánh đứt. Thứ này mềm chỉ lún xuống thôi. Khéo nó biết, nó quấn chặt lấy mình, lại hóa dở. Để lão Tôn hỏi kỹ rồi hãy đánh.

Bạn bảo Hành Giả hỏi ai? Hành Giả bèn bấm quyết, niệm chú, khiến lão thổ địa già ngồi trong miếu cứ quay tít như chong chóng. Thổ địa bèn bà hỏi:

– Ông ơi, ông làm sao thế? Bị chứng phát cuồng à? Thổ địa nói:
– Bà không biết! Bà không biết! Có ngài Tề Thiên Đại Thánh đến, tôi không kịp đón, ngài ấy bắt tôi như thế đấy!

Thổ địa bà nói:
– Vậy ông phải đi gặp ngài ấy thôi, sao cứ quay mãi ở đây làm gì!

Thổ địa nói:

– Đi gặp ngài ấy, nhưng gậy của ngài ấy nặng lắm, chẳng kể hay dở ngài ấy đánh luôn!

Thổ địa bà nói:

– Ngài ấy thấy ông già lão thế này, đâu nỡ đánh? Thổ địa nói:
– Ngài ấy cả đời rặt uống quỵt tiền rượu, chuyên môn đánh người già.

Hai người bàn nhau một lúc, chẳng còn cách nào đành bước ra, run cầm cập, quỳ xuống ven đường nói:

– Thưa Đại Thánh, Thổ địa xứ này cúi đầu kính chào. Hành Giả nói:
– Nhà ngươi đứng dậy, chớ có vờ vĩnh. Ta tạm tha đánh, cho chịu lần sau, nghe ta hỏi đây, vùng này là địa phương nào?

Thổ địa nói:

– Đại Thánh từ đâu tới? Hành Giả nói:
– Ta từ phương Đông sang phương Tây

Thổ địa nói:

– Đại Thánh từ phương Đông tới, đã trèo lên tới đỉnh ngọn núi này chưa?

Hành Giả nói:

– Chúng ta đang ở trên ngọn núi này. Hành lý, ngựa cưỡi ở cả trên sườn núi kia!
Thổ địa nói:

– Núi này gọi là núi Bàn Ty. Trong núi có động gọi là động
Bàn Ty. Trong động có bảy con yêu tinh.

Hành Giả hỏi:

– Nam hay nữ? Thổ địa thưa:
– Nữ

Hành Giả nói:

– Chúng có nhiều phép thần thông không? Thổ địa đáp:
– Tiểu thần tài hèn sức mọn, không biết chúng có những thủ đoạn gì. Chỉ biết ở phía chính nam, cách đây chừng ba dặm có một dòng suối nước nóng thiên tạo, tên gọi là suối Trạc Cấu, vốn là nơi tắm nghịch của các tiên cô ở thượng phương. Từ khi yêu tinh tới chiếm vùng này, bọn chúng chiếm luôn cả suối Trạc Cấu. Mấy tiên cô chẳng hề tranh giành, lặng thinh cho chúng chiếm. Tôi thấy tiên trời còn không dám gây sự với chúng, hẳn chúng phải có tài lớn.

Hành Giả nói:

– Chiếm dòng suối để làm gì? Thổ địa nói:
– Bọn chúng chiếm được nơi tắm rồi, mỗi ngày ba lần ra tắm. Bây giờ đã qua giờ tỵ, sắp tới giờ ngọ rồi đấy.

Hành Giả nghe vậy nói:

– Thổ địa, ta cho nhà ngươi về, để ta bắt chúng.

Thổ địa dập đầu chào, run lẩy bẩy quay về bản miếu. Đại
Thánh bèn trổ thần thông, biến thành một con nhặng xanh, đậu
trên ngọn cỏ ven đường chờ đợi. Một lát sau, bỗng nghe thấy tiếng rào rào như tằm ăn rỗi, như nước triều dậy, trong khoảng thời gian chỉ độ uống xong chén nước, những sợi tơ đều biến mất hết, nhà cửa thôn trang lại hiện ra như cũ. Lại nghe kẹt một tiếng, cánh cửa sài mở ra, từ trong bảy cô gái đi ra cười nói ầm ĩ. Hành Giả lẳng lặng để ý, thấy mấy cô kề vai sát tay cười tươi nói nói, bước qua cầu, thật là tao nhã. Chỉ thấy:

Thơm tho hơn cả ngọc ngà

Dung nhan tươi tắn như hoa trên cành

Thướt tha vẻ liễu mùa xuân

Miệng cười chúm chím đỏ hồng đôi môi

Tóc mây thoa ngọc sáng ngời

Gót sen trắng muốt hé nơi ống quần

Khác nào tiên nữ giáng trần

Hằng Nga cung Quảng xuống phàm du chơi

Hành Giả cười nói:

– Thảo nào sư phụ mình muốn đến đây xin cơm chay. Hóa ra là thứ của quý này. Bảy cô gái đẹp giả sử có muốn giữ sư phụ mình, dù muốn ăn thịt cũng chả đủ một bữa. Muốn để dành cũng chẳng nổi hai ngày; muốn lần lượt ra tay, thì cũng chỉ một lần là chết. Để ta đi nghe ngóng xem bọn chúng toan tính trò trống gì.

Đoạn Đại Thánh vo ve bay tới đậu trên mái tóc mây của cô gái đi trước. Vừa qua cầu, một cô gái đằng sau chạy vọt lên nói to:

– Các chị ơi, chúng ta tắm rửa nhanh rồi về băm lão hòa thượng béo ấy lên ăn nhé!

Hành Giả cười thầm nghĩ:

– Bọn yêu quái này tính toán dở quá! Sao không luộc lên có
đỡ tốn củi không, việc gì phải băm?

Mấy cô gái đi về hướng nam, vừa đi vừa hái hoa nghịch cỏ, một lát sau, đã tới bên suối. Hành Giả nhìn thấy một tòa lâu đài cực kỳ tráng lệ. Khắp nơi hoa dại hương ngào ngạt, đầy lối lan huệ tốt sum suê. Một cô gái đi đằng sau chạy lên đẩy hai tấm cánh cửa ra kêu kẹt một tiếng. Ở hẻm trong có một hồ nước nóng. Hồ nước này:

Từ khai thiên lập địa Thái dương có mười vầng Bị Hậu Nghệ giương cung Bắn rụng chín văng xuống Còn một vầng soi sáng
Là chân hỏa thái dương Suối nóng có chín vùng Do vầng ô hóa đấy
Chín suối cửu dương ấy Gồm Hương Lãnh, Bạn Sơn Ôn Tuyền và Mãn Sơn
Hiếu An cùng Đông Hợp Quảng Phần, Thang Tuyền gộp Và Trạc Cầu suối đây
Có bài thơ cho rằng:

Một khi không đông hạ Ba thu mãi chứa xuân Sóng lửa đỉnh sôi sục
Nước tuyết canh nóng hầm
Chia dòng tưới đồng lúa Ngừng trôi lắng bụi trần Đầm đìa châu nhỏ lệ Thánh thót ngọc sinh tân Long lanh như rượu cất Trong veo ấm bội phần Điềm lành từ địa mạch Phúc tốt ở tiên nhân
Giai nhân xuống tắm da thơm mịn

Sạch bụi, thân ngà lộ vẻ tân

Suối tắm này chỉ là một cái hồ rộng chừng hơn năm trượng, dài hơn mười trượng, sâu chừng bốn thước, nhưng làn nước trong thấu đáy. Dưới đáy nước, bọt sủi lên lăn tăn như tràng châu chuỗi ngọc. Xung quanh bốn mặt có đến sáu bảy lỗ mạch thông ra đến hai ba dặm, chảy vào ruộng, nước vẫn còn ấm. Trên mặt hồ có ba gian đình. Trong đình kê một tấm kỷ tám chân ở sát vách sau. Hai bên trái có treo hai chiếc mắc áo sơn sặc sỡ. Hành Giả mừng thầm, vo ve bay lại đậu trên mắc áo.

Mấy cô gái thấy nước vừa trong vừa ấm, đều muốn xuống tắm. Cả bọn cởi hết quần áo treo lên mắc áo rồi nhảy xuống hồ tắm, bị Hành Giả nhìn thấy:

Áo lụa khuy đã cởi

Quần là cũng cởi dây Bộ ngực trắng muốt dầy Thân ngọc ngời như tuyết Cánh tay băng tuyệt đẹp Vai tròn thơm ngất ngây
Da bụng mềm trắng phây Lưng eo thon kiều diễm Đùi nở tròn trắng trịa Gót sen nhỏ xinh xinh Một khúc tình giữa thân Huyệt phong lưu lồ lộ
Mấy cô gái nhảy ùm xuống nước giỡn sóng nghịch ngợm, tung nước nô đùa.

Hành Giả nghĩ:

– Ta mà đánh chúng, chỉ cần ngoáy cây gậy xuống nước, khác nào “chuột bị dội nước sôi”, cả lũ toi mạng hết, như thế đáng thương lắm! Đành rằng đánh chúng chết thật, nhưng cũng mất danh dự lão Tôn. Thường có câu: “Con trai không đánh con gái”. Đường đường là một đấng nam tử lại đi đánh mấy đứa con gái ranh, thực chẳng ra sao, không nên đánh chúng, chỉ cần dụng một kế tuyệt hậu, bắt chúng không dám rời đi đâu còn hay hơn nhiều.

Đại Thánh bèn bắt quyết niệm chú, lắc mình một cái, biến thành một con chim ưng đói. Chỉ thấy:

Lông trắng sương tuyết

Mắt sáng sao trời

Cầy cáo nhìn thấy sợ hãi rụng rời Giảo thỏ nhác trông hồn bay phách tán Vuốt thép nhọn lấp lánh
Dáng hùng dũng hiên ngang Cắp mồi rất khôn ngoan Chim bay sà xuống bắt
Dang cánh lượn bay tầng trời ngất

Xuyên mây lướt gió mặc tung hoành

Hành Giả dang cánh bay đến, giơ móng sắc quắp hết bảy bộ quần áo treo trên giá rồi bay thẳng lên đỉnh núi, hiện rõ nguyên hình, gặp Bát Giới, Sa Tăng.

Chú ngốc chạy tới đón, cười nói:

– Những thứ này chắc sư phụ mang ở hiệu cầm đồ về đây mà. Sa Tăng nói:
– Sao anh biết? Bát Giới nói:
– Chú không thấy sư huynh tha một mớ quần áo về kia à? Hành Giả vứt đống quần áo xuống đất nói:
– Đây là quần áo của yêu tinh đấy. Bát Giới hỏi:
– Sao mà nhiều thế? Hành Giả đáp:
– Bảy bộ

Bát Giới lại hỏi:

– Làm thế nào mà lột được dễ dàng thế? Lại còn rất sạch sẽ nữa.

Hành Giả nói:

– Đâu có lột. Nguyên vùng này gọi là núi Bàn Ty. Thôn xóm ấy gọi là động Bàn Ty. Trong động có bảy nữ quái. Chúng bắt sư phụ treo ở trong động rồi ra suối Trạc Cấu tắm. Suối ấy là một cái hồ nước nóng do trời đất sinh ra. Bọn chúng định tắm xong sẽ quay về hầm sư phụ ăn thịt. Tôi theo bọn chúng tới đó thấy chúng cởi quần áo xuống tắm, định đánh chết chúng, nhưng sợ
bẩn cây gậy và mất danh dự. Bọn chúng chắc phải chịu thẹn thùng xấu hổ, dìm người trong nước, không dám lên đâu. Chúng ta mau đi cứu sư phụ để lên đường.

Bát Giới cười nói:

– Sư huynh làm việc gì cũng không đến cùng. Đã thấy yêu tinh sao không giết chết chúng để còn đi cứu sư phụ. Tuy bây giờ bọn chúng xấu hổ không lên, nhưng tới đêm bọn chúng sẽ lên chứ sao. Trong nhà chúng hẳn còn quần áo cũ, chúng mặc vào rồi đuổi theo chúng ta. Hoặc giả không đuổi theo thì chúng vẫn ở đấy, chúng ta đi lấy kinh trở về lại phải qua đường này. Thường có câu: “Thà thiếu tiền đi đường, chớ thiếu võ đi đường”. Lúc ấy bọn chúng cản trở gây sự, lúc ấy có phải lại thành kẻ thù không?

Hành Giả nói:

– Vậy theo chú phải làm thế nào? Bát Giới nói:
– Theo em, trước hết đánh chết yêu quái, sau đó cứu sư phụ. Đó là kế “nhổ cỏ nhổ cả rễ”

Hành Giả nói:

– Tôi thì chẳng đánh. Chú muốn đánh, đi mà đánh.

Bát Giới tinh thần hăng hái, vui mừng khôn xiết, múa đinh ba, rảo bước đến thẳng chỗ đó, vừa mở cửa ra nhìn đã thấy ngay bảy cô gái ngâm mình dưới nước, miệng chửi ầm ĩ con chim ưng:

– Đồ súc sinh lông cú, đồ vong nhân đầu nhọn kia. Mày tha quần áo của chúng tao đi, để chúng tao phải đứng mãi ở đây!
Bát Giới không nhịn được cười nói: [292]
– Các nàng

đang tắm đấy à? Cho hòa thượng tôi tắm
cùng có được không?

Mấy nữ quái nhìn thấy tức giận nói:

– Đồ hòa thượng vô lễ kia! Chúng ta là gái chưa chồng, nhà ngươi là đàn ông xuất gia. Sách cổ có câu: “bảy tuổi trai gái không ngồi chung chiếu”. Nhà ngươi cùng chúng ta tắm chung sao được.

Bát Giới cười nói:

– Tiết trời nóng nực oi bức không chịu được, cho tôi tắm với. Dẫn sách vở chung chiếu với không chung chiếu làm gì!

Chú ngốc chẳng cần nói năng, quẳng cây đinh ba, cởi tuột chiếc áo dài bằng gấm thêu, rồi nhảy tòm xuống nước. Bọn nữ quái trong lòng bực bội, ùa cả đến đánh. Không ngờ Bát Giới rất thạo sông nước, dưới đáy nước lắc mình một cái biến thành một con cá trê, nữ quái xúm lại đuổi mãi không bắt được. Mò bên đông, cá ngoi sang tây. Mò bên tây, cá ngoi sang đông, cứ nhanh như cắt luồn quanh kẽ đùi mấy nữ quái. Nguyên hồ này nước chỉ sâu tới ngực, bọn nữ quái lượn trên mặt nước một hồi, thở phì phò, tinh thần mỏi mệt.

Bấy giờ Bát Giới mới nhảy lên bờ, hiện rõ bản tướng, mặc áo, cầm đinh ba quát:

– Ta đây cơ mà, cớ sao chúng bay coi ta là con cá trê? Nữ quái vô cùng sợ hãi nói:
– Lúc mới đến nhà ngươi là hòa thượng, xuống nước là cá trê, bắt ngươi không nổi, bây giờ lại ăn mặc thế kia. Vậy nhà ngươi ở đâu tới đây? Phải nói rõ họ tên chứ!

Bát Giới nói:

– Đồ yêu quái khốn khiếp quả nhiên không nhận được ta. Ta là đồ đệ của Đường Tăng ở nước Đại Đường bên phương Đông đi lấy kinh. Thiên Bồng Nguyên soái, Bát Giới, Ngộ Năng cũng
chính là ta. Các ngươi treo ngược sư phụ ta ở trong động, toan tính định hầm sư phụ ta để ăn thịt. Sư phụ ta không phải để hầm đâu. Mau đưa đầu ra để ta cho mỗi đứa một phát đinh ba cho tiệt giống nhà chúng mày đi!

Mấy nữ quái nghe Bát Giới nói vậy đều hồn bay phách tán, quỳ xuống trong làn nước, lạy nói:

– Mong ngài làm phúc tha chết cho. Chúng tôi thật có mắt như mù, bắt nhầm sư phụ ngài, tuy có treo sư phụ ở đó nhưng không hề tra tấn đánh đập. Mong ngài mở lòng từ bi tha chết cho. Chúng tôi xin tình nguyện dâng ít tiền ăn đường, đưa tiễn sư phụ sang Tây.

Bát Giới xua tay nói:

– Không được! Không được! Tục ngữ nói rất đúng rằng “Mật ngọt chết ruồi”[293], ta không tin người có miệng lưỡi ngon ngọt. Cứ phải bổ mỗi đứa một phát đinh ba ta mới lên đường.

Chú ngốc ăn nói một giọng thô lỗ, thi thố thủ đoạn, đâu có bụng tiếc ngọc thương hoa, vung đinh ba lên, chẳng kể hay dở, đuổi theo mấy nữ quái bổ loạn xạ. Mấy nữ quái luống cuống chân tay, chẳng còn biết xấu hổ thẹn thùng gì nữa, lấy tay che chỗ kín, chạy vào trong đình hóa phép. Từ trong rốn, những sợi tơ cứ ùn ùn đùn ra, mù mịt che kín cả trời đất, quấn chặt Bát Giới vào trong. Chú ngốc chợt ngẩng đầu chẳng nhìn thấy mặt trời, vội co người chạy ra ngoài, nhưng nào có cất nhắc được chân tay. Hóa ra bọn chúng nhả ra những sợi tơ quấn chân, khắp mặt đất chỉ thấy tơ là tơ, động bước là ngã giúi. Bước sang trái, ngã dập mặt xuống đất; bước sang phải, ngã sấp sóng soài; vừa nhấc mình lại ngã chúi mõm; vừa bò dậy lại ngã chổng mông. Ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lần, khiến Bát Giới mình mẩy đau đớn, tê dại, mặt mũi choáng váng quay cuồng, không sao bò lên nổi nữa, đành nằm lăn ra đất rên ư ử.

Mấy nữ quái trói nghiến Bát Giới lại, chẳng đánh cũng chẳng giết, đoạn kéo nhau nhảy qua cửa, bủa búi tơ che kín ánh sáng, rồi trở về bản động.

Khi tới bên cầu đá, bảy người con gái đứng lại niệm châm ngôn, trong giây lát thu hết búi tơ, mình trần trùng trục chạy vào trong động, tay che chỗ kín, cười hi hi chạy qua trước mặt Đường Tăng, tọt vào trong buồng đá, lấy mấy bộ quần áo cũ mặc vào, đoạn bước tới cửa sau cất tiếng gọi:

– Các con đâu cả rồi?

Nguyên bọn yêu quái này, mỗi ả có một đứa con, nhưng không phải do chúng đẻ ra, mà toàn là con nuôi, được đặt tên là Mật, Mã, Lô, Ban, Mãnh, Lạp, Thanh. Mật là ong mật, Mã là ong muỗi, Lô là ong vò vẽ, Ban là ong đốm, Mãnh là ve trâu, Lạp là sâu cắn lúa, Thanh là chuồn chuồn. Nguyên mấy yêu tinh kia chăng lưới khắp trời định bắt bảy loài sâu bọ về ăn thịt.
Người xưa nói: “Chim có tiếng chim, thú có tiếng thú”. Khi ấy, những loài sâu bọ thảm thiết xin tha chết, xin nhận làm mẹ. Từ đấy bọn chúng đều phải: xuân hái trăm hoa dâng nữ quái, hè tìm phẩm quả biếu yêu tinh. Vừa rồi chợt nghe tiếng gọi, bọn chúng ùa cả tới trước mặt hỏi:

– Mẫu thân có việc gì sai khiến? Mấy nữ quái nói:
– Các con ạ, hồi sáng chúng ta nhầm lẫn gây rắc rối với vị hòa thượng từ nước Đại Đường tới, vừa rồi còn bị đồ đệ hắn cản trở ở hồ tắm, chịu biết bao hổ thẹn, tưởng chừng suýt toi mạng. Các con gắng sức mau ra ngoài cửa đuổi chúng đi. Nếu thắng thì tới nhà cậu các con gặp ta.

Mấy nữ quái thoát chết, mò tới chỗ sư huynh chúng, tông tốc kể lại tai họa. Chuyện không nói nữa. Còn mấy loài sâu bọ con nào con nấy khua chân múa tay ra cửa nghênh địch.

Lại nói chuyện Bát Giới bị ngã mắt hoa đầu váng, chợt ngẩng đầu thấy búi tơ biến hết, bèn bò dậy, nén đau, dò dẫm từng bước tìm đường về, gặp Hành Giả, lấy tay túm lấy hỏi:

– Anh ơi, đầu em có sưng, môi em có vều lên không? Hành Giả nói:
– Chú làm sao thế? Bát Giới nói:
– Em bị bọn ấy nhả tơ quấn chặt lấy chân, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lần, đến nỗi mình mẩy ê ẩm, không dò nổi một bước. Rồi bỗng nhiên búi tơ biến đâu mất, em mới thoát chết về đây.

Sa Tăng thấy vậy nói:

– Thôi, thôi! Anh gây nạn rồi. Yêu quái nhất định quay về
động hại tính mạng sư phụ. Chúng ta phải đi cứu người ngay!

Hành Giả nghe nói vậy, vội vàng rảo cẳng đi luôn. Bát Giới dắt ngựa xồng xộc tới cửa xóm. Họ thấy bảy yêu tinh đứng chắn ở cửa giữa cầu quát:

– Hãy khoan! Hãy khoan! Có chúng ta đây! Hành Giả thấy vậy cười nói:
– Thật nực cười, toàn một lũ con nít, cao chỉ độ hai thước năm sáu tấc, không quá ba thước, nặng chỉ khoảng tám chín cân, không tới mười cân!

Bèn quát:

– Chúng bay là ai? Bọn tiểu yêu nói:
– Chúng ta là con của bảy tiên cô. Các ngươi làm nhục mẫu thân ta lại còn ngu ngốc đánh tới cửa động ta. Chớ có chạy! Cẩn thận này!

Bảy tiểu yêu xông cả vào đánh tới tấp. Bát Giới vừa bị ngã đau, lại thấy bọn sâu bọ oắt con hèn hạ, liền nổi giận giơ đinh ba bổ luôn.

Bọn tiểu yêu thấy Bát Giới dữ tợn, con nào con nấy hiện nguyên bản tướng, bay ùa vào, miệng hô “Biến!” tức thì một biến mười, mười biến trăm, trăm biến nghìn, nghìn biến vạn, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Chỉ thấy:

Đầy trời sâu cắn lúa Khắp đất chuồn chuồn bay Ong muỗi nhè đầu đốt
Vò vẽ mắt châm ngay

Ong đốm cắn lưng bụng
Ve trâu đốt chân tay

Vù vù lao tối mặt

Quỷ thần cũng bỏ thây!

Bát Giới hốt hoảng nói:

– Anh ơi, cứ bảo lấy kinh dễ, thế mà trên đường sang Tây đến sâu bọ cũng biết hại người

Hành Giả nói:

– Chú em đừng sợ, xông vào đánh đi

Bát Giới nói:

– Đầy trạt cả mặt mũi, chúng bâu khắp thân người không biết đến mấy tầng, đánh làm sao được?

Hành Giả nói:

– Không sao! Không sao! Tôi khắc có cách. Sa Tăng nói:
– Anh ơi, anh có cách gì mau giở ra ngay kẻo đầu trọc sưng vù lên bây giờ!

Đại Thánh bèn nhổ một sợi lông, bỏ vào mồm nhai nát rồi phun ra, biến ra cơ man nào là con hoàng, con ma, con nhung, con bạch, con điêu, con ngư, con dao,…

Bát Giới hỏi:

– Sư huynh ơi, anh nói đi, hoàng là gì? Ma là gì? Hành Giả nói:
– Chú không biết. Hoàng là chim hoàng ưng; Ma là chim ma ưng; Nhung là chim nhung ưng; Bạch là chim bạch ưng; Ngư là chim ngư ưng; Điêu là chim điêu ưng; Dao là chim dao ưng. Mấy đứa con của bảy nữ quái kia là bảy loài sâu bọ, còn sợi lông của tôi là bảy loài chim ưng vậy.
Chim ưng bắt sâu bọ rất tài, mỗi phát mổ một con, móng quắp, cánh đập, trong giây lát, đánh chết sạch đám sâu bọ, khắp trời không còn một con, khắp đất xác dày hơn thước.

Ba anh em xông qua cầu vào thẳng trong động, thấy sư phụ bị treo ngược lên xà nhà, miệng vừa khóc vừa rên hừ hừ.

Bát Giới lại gần nói:

– Sư phụ ơi, người thích tới đây chơi cái trò treo ngược này, để chúng con bị ngã không biết bao nhiêu lần.

Sa Tăng nói:

– Cởi sư phụ xuống đã rồi hẵng nói.

Hành Giả vội vàng giật đứt dây thừng xuống rồi hỏi:

– Yêu tinh chạy đằng nào? Đường Tăng đáp:
– Cả bảy ả trần như nhộng vào phía đằng sau gọi lũ con đi rồi. Hành Giả nói:
– Các chú, mau theo tôi đi tìm ngay!

Ba người lăm lăm binh khí, chạy về phía vườn sau tìm kiếm, nhưng chẳng thấy tăm hơi, sục cả vào khóm đào mận tìm cũng không thấy.

Bát Giới nói:

– Đi thôi! Đi thôi! Sa Tăng nói:
– Chẳng cần tìm nữa. Chúng ta hộ vệ sư phụ đi thôi. Mấy anh em quay về đằng trước mời sư phụ lên ngựa. Bát Giới nói:
– Các anh cứ đưa sư phụ ra để lão Trư bổ một chập đinh ba
cho đổ sập nhà chúng. Chúng có về cũng không có chỗ trú thân.

Hành Giả cười nói:

– Bổ làm quái gì cho phí sức. Chẳng bằng tìm một củi đốt cho nó tuyệt nọc đi.

Chú ngốc bèn tìm một ít cành củi khô, trúc nỏ, liễu héo, châm một mồi lửa. Ngọn lửa ngùn ngụt thiêu cháy sạch sẽ cả một tòa động phủ. Thầy trò bấy giờ mới yên tâm lên đường.

Chà! Cuối cùng chuyến đi này, không biết lành dữ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

----------------------------
[291] Nguyên văn: Rắm đã tuột khỏi lỗ đít, còn lấy tay bịt.
[292] Nguyên văn: Nữ bồ tát
[293] Nguyên văn: Bán đường ngọt lừa quân tử