Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ sáu mươi chín

Hành Giả nửa đêm điều thuốc tễ 
Quân vương trên tiệc kể yêu ma

Lại nói chuyện Tôn Đại Thánh cùng bọn hoạn quan, quan cận thị vào trong hoàng cung viện, đứng đợi bên ngoài cửa tẩm cung, đưa ba sợi kim tuyến cho mấy viên hoạn quan cầm mang vào và dặn dò:

– Bảo các bà hậu phi trong nội cung, các quan cận thị hoặc thái giám, buộc vào cổ tay bên trái nhà vua đúng chỗ ba bộ: thốn, quan, xích. Đoạn luồn ba sợi dây qua cửa sổ ngoài cho tôi.

Hoạn quan y lời, mời quốc vương ngồi trên long sàng, cầm sợi dây kim tuyến một đầu buộc vào cổ tay ở vị trí của ba bộ thốn, quan, xích, một đầu luồn qua cửa sổ ra ngoài. Hành Giả cầm lấy đầu ngón tay trỏ để xem mạch thốn: lấy đầu ngón tay giữa đè lên đầu ngón cái để xem mạch quan: sau đó lấy đầu ngón cái đè lên đầu ngón tay vô danh để xem mạch xích: xong điều hòa sự hô hấp của mình, chia rõ bốn khí, năm úc, bảy biểu, tám lý, chín hậu trong trầm có phù, trong phù có trầm, biểu rõ đầu mối của hư thực. Đoạn lại bảo cởi tay trái ra, buộc dây vào cổ tay phải y như lần trước. Hành giả lại lấy ngón tay bên trái, nhất nhất xem mạch như lần trước. Xem xong, Hành Giả rùng mình một cái, thu hết ba sợi kim tuyến lên người, cất cao giọng nói:

– Tay trái bệ hạ, mạch thốn cường và khẩn, mạch quan sắc và hoãn, mạch xích khâu và trầm. Tay phải mạch thốn phù và hoạt, mạch quan thì và kết, mạch xích sổ và lao. Tay trái mạch thốn cường và khẩn là trong hư tim đau. Mạch quan sắc và hoãn là ra
mồ hôi tê thấp. Mạch xích khâu và trầm là tiểu tiện vàng và đại tiện ra máu. Tay phải mạch thốn phù và hoạt là bên trong uất kế, các đường kinh bị tắc. Mạch quan trị và kết là ăn uống không tiêu. Mạch xích sổ và lao là phiền muộn bứt rứt, sốt nóng sốt rét liên miên. Bệnh của người này chính là do sợ hãi lo buồn gọi là chứng “đôi chim mất bạn” đây.

Quốc vương ở bên trong nghe thấy nói như vậy vô cùng mừng rỡ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, cất cao giọng nói:

– Chỉ ra rõ ràng quá! Rõ ràng quá! Đúng là căn bệnh ấy! Xin mời ngài ấy ra ngoài bốc thuốc cho.

Đại Thánh lúc ấy mới đủng đỉnh ra khỏi cung. Quan thái giám đứng bên cạnh nhìn thấy đã báo trước cho mọi người biết. Lát sau, Hành Giả ra tới bên ngoài, Đường Tăng vồn vã hỏi thế nào. Hành Giả đáp:

– Con đã bắt mạch rồi, bây giờ tùy bệnh bốc thuốc.
Các quan bước tới, hỏi:

– Thưa thần tăng trưởng lão, ngài vừa nói đó là chứng “đôi chim mất bạn” nghĩa là thế nào?

Hành Giả cười, nói:

– Có ai con chim đực cái cùng bay với nhau, bỗng bị mưa to gió lớn làm tan tác, con cái không tìm thấy con đực, con đực không tìm thấy con cái. Con cái nhớ con đực, con đực nhớ con cái. Đó không phải là “đôi chim mất bạn” à?

Các quan nghe xong, đồng thanh tán thưởng:

– Đúng là thần tăng! Đúng là thần tăng!

Rồi tấm tắc khen mãi không dứt. Lúc đó, có viên quan thái y hỏi:

– Bệnh đã rõ rồi, vậy bây giờ ngài dùng thuốc gì? Hành Giả nói:
– Hà tất phải chắp vào bài, cứ có thuốc là được. Y quan nói:
– Kinh có nói: “Thuốc có tám trăm linh tám vị, người có bốn trăm linh bốn bệnh”. Bệnh không ở trong người của một người, thuốc làm gì có cái lý toàn dụng. Lẽ nào cứ có thuốc là được?

Hành Giả nói:

– Cổ nhân có câu: “Thuốc không chấp phương, tùy nghi mà dùng”, cho nên lấy hết các thứ thuốc men rồi tùy nghi mà gia giảm.

Vị y quan đó không nói gì nữa, bèn ra ngay ngoài triều, sai người trực trong bản nha đi khắp các hiệu thuốc sống, thuốc chín trong thành, mua tất cả các vị thuốc, mỗi vị chừng ba cân mang về đưa cho Hành Giả.
Hành Giả nói:

– Chỗ này không phải là nơi điều chế thuốc. Hãy mang tất cả thuốc men và dụng vụ về quán Hội Đồng giao tất cả cho hai sư đệ của tôi ở đó.

Y quan tuân lệnh, lập tức mang tất cả tám trăm linh tám vị, mỗi vị ba cân cùng các dụng cụ: chày giã thuốc, cối xay thuốc, cái rây thuốc, bát đựng, dao thái về cả quán, giao cho bọn Hành Giả.

Hành Giả lên điện mời sư phụ về quán chế thuốc. Tam Tạng toan đứng dậy, bỗng viên nội quan truyền lệnh của nhà vua mời pháp sư ở lại cùng ngủ ở điện Văn Hoa, đợi sáng mai nhà vua uống thuốc xong, bệnh khỏi sẽ tạ ơn và đổi điệp văn đưa tiễn.

Tam Tạng cả sợ, nói:

– Đồ đệ ơi, ý của bọn họ muốn giữ ta ở lại làm con tin đấy. Nếu chữa khỏi thì vui vẻ tiễn đưa. Bằng không, mệnh ta chắc nguy mất. Con phải dụng tâm cẩn thận, chế thuốc cho tinh diệu nghe chưa.

Hành Giả cười, nói:

– Sư phụ cứ yên tâm ở đay nghỉ ngơi. Lão Tôn khắc có cách chữa khỏi.

Đoạn Đại Thánh từ biệt Tam Tạng và các quan về thẳng quán
Hội Đồng.

Bát Giới ra đón, cười nói:

– Sư huynh ơi, em biết hết rồi. Hành Giả hỏi:
– Chú em biết cái gì? Bát Giới đáp:
– Biết việc lấy kinh của sư huynh không xong, muốn đi buôn
thì không có vốn. Giờ đây thấy vùng này giàu có, tìm các mở một hiệu thuốc chứ gì!

Hành Giả quát lên:

– Chớ có nói linh tinh! Chữa khỏi bệnh cho quốc vương, rồi bọn ta vui vẻ từ biệt lên đường, mở hiệu thuốc cái quái gì!

Bát Giới nói:

– Nếu không thế, tám trăm linh tám vị thuốc, mỗi vị ba cân, vậy là hai nghìn bốn trăm hai mươi bốn cân, chữa cho một người, dùng hết được à? Không biết một người phải mất bao nhiêu năm mới uống hết!

Hành Giả nói:

– Dùng làm gì nhiều đến thế! Đám quan trong Thái y viện đều là hạng dốt nát, cho nên tôi mới sai lấy nhiều thế, để bọn chúng không biết đằng nào mà lần, không biết tôi dùng những vị gì, khó mà biết được bài thuốc thần diệu của tôi.

Đang trò chuyện, chợt thấy hai viên quan coi giữ quán quỳ xuống trước mặt, nói:

– Xin mời thần tăng lão gia dùng cơm chiều. Hành giả nói:
– Buổi sáng tiếp đãi ta như thế, bây giờ lại quỳ rạp xuống mới là cớ sao?

Viên quan coi giữ quán dập đầu thưa:

– Lúc ngài mới tới, hạ quan có mắt như mù, không biết tôn nhan, nay được biết ngài thi thố tài nghệ, chữa bệnh cho vị chúa cả nước chúng tôi. Nếu chúa công chúng tôi khỏi bệnh, ngài sẽ được nửa giang sơn, chúng tôi đều là bề tôi của ngài, nên phải đối xử theo quốc lễ.

Hành Giả nghe nói như vậy vui vẻ bước vào nhà trên ngồi.
Bát Giới, Sa Tăng chia ngồi hai bên. Cơm chay bày lên, Sa Tăng hỏi ngay:

– Sư huynh ơi, sư phụ đâu? Hành Giả cười, đáp:
– Sư phụ bị quốc vương giữ lại làm con tin, đợi tôi chữa khỏi bệnh, mới tạ ơn đổi cho điệp văn, đưa tiễn lên đường.

Sa Tăng lại hỏi:

– Vậy có được ăn gì không? Hành Giả đáp:
– Quốc vương phải cho ăn chứ! Lúc tôi đến đã thấy sư phụ được ba vị quan nội thị già đứng hầu hai bên mời vào điện Văn Hoa.

Bát Giới nói:

– Ra vậy sư phụ vẫn to hơn, được cả nội quan già hầu hạ. Còn chúng ta chỉ có hai viên quan coi giữ quán tiếp. Thôi, mặc sư phụ, lão Trư này cứ biết chén một bữa no đã.

Thế là ba anh em chén một bữa no nê. Trời đã tối Hành Giả gọi viên quan coi giữ quán, bảo:

– Thu dọn đồ đạc, rót thêm dầu vào đèn, để đêm khuya chúng tôi chế thuốc.

Mấy viên quan coi giữ quán chuẩn bị đèn dầu xong, ai nấy ra về. Khoảng nửa đêm, phố xá vắng vẻ, không một tiếng động. Bát Giới hỏi:

– Sư huynh ơi, chế thuốc gì, làm sớm sớm đi để em còn ngủ
tí.

Hành Giả bảo:

– Chú em lấy một lạng đại hoàng nghiền cho nhỏ ra.
Sa Tăng bèn nói:

– Đại hoàng vị đắng, tính hàn, không độc, tính trầm mà không phù, công dụng đi mà không giữ lại khai mọi uất kết mà không ủng trệ, yên họa loạn gây dựng thái bình, tên gọi “tướng quân”. Thứ thuốc này chỉ có vậy, nhưng sợ quốc vương mắc bệnh đã lâu, thân thể hư nhược, không dùng được.

Hành Giả cười, nói:

– Chú em không biết, thứ thuốc này long đờm thuận khí, làm tan hết hàn nhiệt ở trong bụng. Chú cứ để mặc tôi, hãy đi lấy một lạng ba đậu, bóc vỏ màng, giã cho hết đầu độc, rồi nghiền nhỏ ra cho tôi.

Bát Giới nói:

– Ba đậu vị cay, tính nhiệt, có chất độc, tiêu tích cứng, làm tan hết chứng trầm hàn trong lá phổi, thông bế tắc, lợi cả đường đại tiểu tiện, là vị tướng phá thành cướp của, không thể dùng một cách khinh suất được.

Hành Giả nói:

– Chú em càng không biết nốt. Thứ thuốc này phá uất kết, không đường ruột, chữa được chứng tim bị phù trương. Đi chế ngay đi, để tôi còn chế những vị tá, sứ phụ thêm vào.

Hai vị bèn mang hai vị thuốc đi nghiền nhỏ và hỏi thêm:

– Sư huynh còn dùng những vị nào nữa? Hành Giả đáp:
– Không dùng vị nào nữa. Bát Giới nói:
– Tám trăm linh tám vị, mỗi vị ba cân, mà sư huynh chỉ dùng có hai lạng này, thật làm trò cười cho người ta.

Hành Giả cầm lấy một cái chén, nói:
– Chú em không phải nói nhiều, cầm cái chén này đi cạo cho tôi lưng chén nhọ nồi.

Bát Giới hỏi:

– Để làm gì? Hành Giả đáp:
– Để làm thuốc. Sa Tăng nói:
– Tiểu đệ chưa thấy ai làm thuốc bằng nhọ nồi bao giờ. Hành Giả nói:
– Nhọ nồi có tên là “bách thảo sương”, có thể điều bách bệnh. Chú đâu có biết.

Chú ngốc bèn đi cạo lưng chén nhọ nồi, rồi nghiền nhỏ ra. Hành giả lại đưa chén cho Bát Giới, bảo:

– Chú lại đi lấy cho tôi lưng chén nước đái ngựa. Bát Giới hỏi:
– Để làm gì? Hành Giả đáp:
– Làm thuốc hoàn.

Sa Tăng lại cười, nói:

– Sư huynh ơi, việc này đâu phải trò đùa. Nước đái ngựa khai, tanh làm thuốc sao được? Tôi chỉ thấy người ta làm thuốc bằng hồ gạo, bằng cháo nếp, bằng mật ong hoặc bằng nước trong, chứ có ai hoàn bằng nước đái ngựa đâu! Thứ này tanh tanh, khai khai, người nào tỳ hư vừa ngửi là nôn ngay. Lai cho uống ba đậu, đại hoàng, khiến người ta thượng thổ, hạ tả. Chẳng phải trò đùa là gì?

Hành Giả nói:
– Chú không biết sâu xa. Con ngựa của chúng ta không phải ngựa phàm. Nó vốn là con rồng ở Tây Hải, nếu nó chịu đái ra cho, chú có bệnh gì uống vào là khỏi liền. Nhưng vội không được đâu.

Bát Giới nghe xong bèn đi ngay. Con ngựa đang nằm phủ phục ngủ trên mặt đất. Chú ngốc đá cho nó một hồi bắt đứng dậy, hứng chén vào dưới bụng một lúc lâu chẳng thấy con ngựa đái, bèn chạy về nói với Hành Giả:

– Sư huynh ơi, đừng đi chữa cho hoàng đế vội, mau đi chữa cho con ngựa đã. Cái đồ vong nhân kết đặc ấy chẳng són ra được giọt nào!

Hành Giả cười, nói:

– Tôi sẽ đi với chú em. Sa Tăng nói:
– Tôi cũng đi xem với.

Ba người đến bên con ngựa. Con ngựa nhảy lên, nói ra tiếng người oang oang:

– Thưa sư huynh, chẳng lẽ sư huynh lại không biết sao? Tôi là con rồng bay ở Tây Hải, chỉ vì phạm phải phép trời, được Quan Âm Bồ Tát cứu vớt, cưa sừng lột vẩy, biến thành ngựa, cõng sư phụ sang Tây lấy kinh, lập công chuộc tội. Khi tôi vượt sông đái ra, cá bơi trong nước, uống phải sẽ hóa rồng, trèo núi đái ra, cỏ sườn non được tưới, sẽ biến thành cỏ linh chi, tiên đồng hái về làm thuốc trường thọ. Vậy tôi đâu có khinh suất đái bừa bãi ở nơi trần tục thế này!

Hành Giả nói:

– Chú em nên nói năng cẩn trọng! Đây là một vị quốc vương ở phương Tây, không phải là nơi trần tục; cũng chẳng phải là khinh suất bừa bãi. Thường có câu: “Nhiều sợi dệt thành áo”. Ta
muốn chữa bệnh cho quốc vương nước này. Nếu chữa khỏi bệnh, mọi người sẽ vẻ vang. Bằng không, khó mà thoát khỏi nơi đây được.

Con ngựa lúc ấy mới bằng lòng, nói:

– Này đây.

Nó bèn ưỡn về đằng trước, khom người ra đằng sau, nghiến chặt hai hàm răng, tiếng sè sè vang lên, nhỏ ra được mấy giọt, rồi đứng thẳng dậy.

Bát Giới nói:

– Đồ vong nhân này, coi quá nước vàng, có són ra một ít nữa không?

Hành Giả thấy đã được non lưng chén, bèn nói:

– Đủ rồi, Đủ rồi! Mang về thôi.

Sa Tăng lúc ấy cũng cảm thấy vui vui.

Ba người trở lại nhà khách, trộn mấy vị thuốc đó lại, viên thành ba viên thuốc hoàn to.

Hành Giả nói:

– Các chú ơi, to quá rồi. Bát Giới nói:
– Bằng hạt đào chứ mấy, Em mà ăn, chẳng đủ một miếng!

Bèn cất vào trong một chiếc hộp nhỏ, rồi mấy anh em để cả quần áo mà ngủ, chẳng trò chuyện gì nữa.

Chẳng mấy chốc trời đã sáng. Lại nói chuyện quốc vương mang bệnh vẫn thiết triều, mời Đường Tăng đến và truyền lệnh cho các quan đến quán Hội Đồng bái lạy thần tăng Tôn trưởng lão lấy thuốc mang về.

Các quan vào trong quán, phủ phục xuống đất lạy Hành Giả,
nói:

– Đức vua chúng tôi sai chúng tôi đến lĩnh thuốc thánh.

Hành Giả gọi Bát Giới mang hộp ra, đoạn mở hộp đưa thuốc cho các quan.

Các quan hỏi:

– Thuốc này tên là gì, để chúng tôi còn trả lời nhà vua. Hành Giả đáp:
– Thuốc này tên là “ô kim đơn”.

Bát Giới và Sa Tăng cười thầm trong bụng nói:

– Trộn với nhọ nồi, chẳng ô kim là gì! Các quan lại hỏi:
– Dùng những thuốc dẫn nào ạ? Hành Giả đáp:
– Thuốc dẫn có hai cách đều dùng được cả. Một cách dễ thôi, dùng sáu vị sắc uống.

Các quan hỏi:

– Sáu vị gì? Hành Giả đáp:
– Phân con quạ đang bay lưng trời, nước đái cá chép đang bơi, phấn hoa mặt của bà Vương Mẫu, tro luyện đan trong lò của Lão Quân, ba mụn khăn đội đầu đã rách của Thượng Đế, và cả năm sợi râu rồng nữa. Sáu vị ấy sắc lên dùng để uống với thuốc, bệnh của nhà vua sẽ khỏi ngay.

Các quan nghe xong, nói:

– Những vị ấy thế gian không có. Xin hỏi cách kia thế nào? Hành Giả đáp:
– Dùng nước không rễ chiêu uống. Các quan cười, nói:
– Cách này dễ hơn. Hành Giả hỏi:
– Dễ thế nào? Các quan thưa:
– Phong tục vùng chúng tôi đây, muốn có nước không rễ, thì lấy một bát hoặc chén, đến bờ giếng hoặc bờ sông múc lấy nước đi bộ về thật mau, không rớt xuống đất giọt nào, cũng không quay đầu, mang về nhà đưa cho người bệnh uống thuốc. Như vậy đấy.

Hành Giả nói:

– Nước ở đáy giếng, lòng sông đều có rễ cả. Nước không rễ của ta không phải loại đó, mà là nước từ trên trời rơi xuống,
chưa chạm đất đã phải uống ngay. Đó mới gọi là “nước không rễ”

Các quan lại nói:

– Điều đó cũng dễ thôi. Đợi lúc nào trời đổ mưa sẽ uống thuốc là xong.

Đoạn lạy tạ Hành Giả, mang thuốc về dâng vua.

Quốc vương mừng lắm, sai quan cận thị nhận lấy đưa xem, đoạn hỏi:

– Đây là viên thuốc gì? Các quan thưa:
– Thần tăng bảo đó là “ô kim đơn” dùng nước không rễ chiêu uống.

Quốc vương bèn sai cung nhân đi lấy nước không rễ. Các quan nói:

– Thần tăng nói thứ nước không rễ này không phải là thứ nước từ trên trời rơi xuống chưa chạm đất.

Quốc vương lập tức sai quan Đương giá xuống chiếu mời pháp quan cầu vũ. Các quan tuân lệnh treo bảng. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Hành Giả lúc ấy đang ngồi ở quán Hội Đồng, bảo Bát Giới rằng:

– Vừa rồi ta bảo họ dùng thứ nước từ trên trời rơi xuống để uống thuốc, thì giờ cấp bách, lấy đâu ra nước mưa? Ta xem ông vua này cũng là bậc đại hiền đại đức, ta và chú giúp ông ấy một chút nước mưa để uống thuốc. Chú thấy thế nào?

Bát Giới hỏi:

– Giúp thế nào?
Hành Giả đáp:

– Chú đứng bên trái tôi làm phụ tinh. Lại gọi Sa Tăng:
– Chú đứng bên phải tôi làm bật tú, để lão Tôn giúp ông ấy một ít nước không rễ.

Đoạn Đại Thánh bấm quyết, niệm chú. Trong giây lát đằng đông một đám mây đen đã xuất hiện, dần dần bay vào phía trên đỉnh đầu. Có tiếng gọi to:

– Thưa Đại Thánh, Đông Hải long vương là Ngao Quảng đã tới.

Hành giả nói:

– Có chút việc phiền tới ngài, nhờ ngài giúp cho một ít nước không rễ để quốc vương uống thuốc.

Long vương nói:

– Lúc Đại Thánh gọi, không thấy nói đến cần nước, tôi chỉ đến người không, không mang theo đồ làm mưa, cũng không có cả gió mây sấm chớp làm mưa sao nổi?

Hành Giả nói:

– Lúc này không cần gió mây sấm chớp, cũng chẳng cần mưa nhiều lắm đâu, chỉ cần một chút để uống thuốc thôi mà.

Long vương nói:

– Đã vậy, để tôi hắt hơi vài cái, nhổ xuống vài bãi nước bọt cho ông ấy uống thuốc vậy.

Hành Giả mừng lắm, nói:
– Tốt lắm! Tốt lắm! Đừng chậm trễ nữa, làm việc ngay đi! Long vương đứng trên không trung, bèn từ từ hạ đám mây
đen xuống trên nóc hoàng cung, giấu kín nguyên hình, nhổ một
bãi nước bọt, hóa thành một trận mưa ngọt. Các quan khắp trong triều đồng thanh reo hò, nói:

– Chúa công ta vô cùng may mắn! Thiên công đã giáng xuống trận mưa ngọt đây rồi!

Quốc vương lập tức ra lệnh:

– Mang đồ ra hứng. Bất kể là các quan lớn nhỏ trong cung ngoài điện đều phải hứng nước tiên chữa bệnh cho quả nhân.

Thế là các quan văn võ trong triều, các phi tần ba cung sáu viện, cùng ba nghìn thái nữ, tám trăm kiều nga, ai nấy hứng bát xách chén, mang chậu bê khay, đợi hứng nước mưa.

Long vương đứng trên không trung, không rời trước sau hoàng cung, vận hóa nước bọt xuống đến gần một giờ, mới từ biệt Đại Thánh về biển. Các quan mang cả chén, bát, chậu, vò lại. Người hứng được một hai giọt, người hứng được dăm ba giọt, cũng có người chẳng hứng được giọt nào. Mọi người đổ dồn vào cũng được độ ba chén, dâng lên ngự án. Một mùi hương thơm kỳ lạ bay khắp điện Kim Loan, ngạt ngào khắp triều nội.

Quốc vương từ biệt pháp sư, mang “ô kim đơn” và nước mưa ngọt vào trong cung, trước nuốt một viên lại chiêu một chén nước mưa ngọt. Uống tiếp viên thứ hai, cũng chiêu một chén. Viên thứ ba cũng chiêu nốt chén còn lại. Uống hết ba viên, cùng ba chén nước. Được một lát, thấy bụng không ngớt sôi lên sùng sục, bèn mang tới chiếc thùng sạch nôn vào đấy dăm ba bãi, đoạn ăn một ít cháo, rồi ngồi tựa bên long sàng.

Hai người phi tần mang thùng ra kiểm tra thấy bao chất ô uế, đờm rãi trong đó có cả một nắm xôi. Phi tần bước tới gần long sàng thưa:

– Căn bệnh đã ra hết rồi ạ.

Quốc vương nghe vậy mừng lắm, lại ăn một bát cháo nữa.
Trong chốc lát, dần dà thấy trong người nhẹ nhõm khoan khoái, khí huyết điều hòa, tinh thần phấn chấn, tay chân cứng cáp, bèn bước xuống long sàng, mặc bộ triều phục ngồi trên bảo điện, nhìn thấy Đường Tăng, sụp mình xuống lạy. Đường Tăng vội vàng đáp lễ. Lạy xong, quốc vương đưa tay đỡ Đường Tăng, truyền lệnh cho quan cận thị:

– Viết ngay thiếp mời, trên thiếp viết dòng chữ “trẫm dập đầu lạy hai lạy”. Sai người đi mời ba vị đồ đệ pháp sư. Một mặt mở rộng cửa Đông Các, sai quan Quang lộc tự đặt tiệc khoản đãi.

Các quan tuân lệnh, người viết thiếp mời, người bày yến tiệc. Thật là quốc gia sức người sức của như nước, một thoáng đã xong.

Lại nói chuyện, Bát Giới thấy quan đưa thiếp mời vui mừng khôn xiết, nói:

– Sư huynh ơi, thực là thuốc tiên! Nay nhà vua sai người tới mời dự tiệc khoản đãi, đó là công của sư huynh đấy.

Sa Tăng nói:

– Anh hai nói làm gì! Thường có câu: “Một người có phúc cả nhà thơm lây”. Chúng ta chế thuốc ở đây ai cũng có công cả. Giờ đi chén đã, không cần nói nhiều.

Chà, mấy anh em mừng vui hớn hở vào thẳng trong triều. Họ được mời cả vào điện Đông Các, đã thấy Đường Tăng, quốc vương, các quan đều đã tề tựu đông đủ cho phòng tiệc. Hành Giả cùng Bát Giới, Sa Tăng dạ thật to chào sư phụ. Mọi người đi sau cũng vào tới nơi. Trong điện, phía đằng kia là bốn bàn tiệc [284]
chay tú hụ phía trước là một dãy bàn tiệc mặn thịnh soạn .
Hai bên phải trái có đến bốn năm trăm chiếc bàn đơn, sắp đặt rất ngay ngắn.

Đời xưa nói:
“Chân tu trăm vị, Mỹ lộc nghìn chung. Quỳnh tương ngọc dịch, Lụa gấm tươi hồng.” Bày đặt thật lộng lẫy,
Phẩm quả ngát hương xông, Kẹo nặn hình bát tiên, sư tử,
Bánh uốn hình chim chóc, phượng rồng, Tiệc mặn đủ lợn, dê, gà, vịt
Tiệc chay đủ mộc nhĩ, nấm hương

Dăm bảy món canh ngọt. Ba bốn loại kẹo đường, Cơm kê vàng thơm dẻo, Cháo gạo mới ngát hương Canh chua cay ngon tuyệt Món nào cũng khác thường
Vua tôi nâng chén mời nhau uống

Chia theo phẩm tước dự đàng hoàng.

Quốc vương đưa tay nâng chén mời Tam Tạng trước. Tam
Tạng tâu:

– Bần tăng không biết uống rượu. Quốc vương nói:
– Đây là thứ rượu thuần khiết, pháp sư uống một chén có được không?

Tam Tạng tâu:
– Rượu là điều răn thứ nhất của nhà chùa. Quốc vương rất đỗi băn khoăn, nói:
– Pháp sư kiêng không uống rượu, trẫm biết tỏ ý kính trọng bằng thức gì?

Tam Tạng tâu:

– Ba đồ đệ uống thay tôi.

Quốc vương vui mừng lắm, quay người nâng chén mời Hành Giả. Hành Giả nhận lấy chén rượu, nâng chén mời mọi người, đoạn cạn chén. Quốc vương thấy Hành Giả uống rất ngon lành bèn mời chén nữa. Hành Giả không từ chối, lại uống hết. Quốc vương cười nói:

– Ngài uống chung tam bảo nữa nhé!

Hành Giả không từ chối, uống hết ngay. Quốc vương lại rót nữa và nói:

– Ngài uống một chén tứ quý nữa.

Bát Giới ngồi bên cạnh thấy mình không được mời rượu, cứ nuốt nước miếng ừng ực, lại thấy quốc vương cố ép mời Hành Giả, bèn đứng phắt dậy, nói:

– Tâu bệ hạ, bệ hạ có thuốc uống cũng là nhờ có cả thần nữa đấy. Trong viên thuốc ấy còn có cả vị mã.

Hành Giả nghe đến đây, sợ chú ngốc làm lộ mất, vội vàng đưa chén rượu trong tay mời Bát Giới. Bát Giới nhận chén rượu muốn liền, chẳng nói năng gì nữa.

Quốc vương hỏi:

– Thần tăng nói trong thuốc có vị mã. Vị mã ấy là mã gì vậy? Hành Giả đỡ lời, đáp:
– Chú em tôi đây nhanh mồm nhanh miệng. Chú ấy có nhiều
bài thuốc kinh nghiệm hay muốn nói mọi người biết. Thuốc mà bệ hạ uống hồi sáng là có cả vị mã đâu linh.

Quốc vương hỏi các quan:

– Mã đâu linh tính chất thế nào? Chữa được bệnh gì? Lúc ấy có vị quan ở Thái y viện đứng bên cạnh tâu:
– Tâu chúa công:

Đâu linh vị đắng, hàn, không độc Chứa suyễn tiêu đờm rất có công Thông khí lại thêm tiêu huyết độc Bổ hư, ho hết tuyệt vô cùng!
Quốc vương cười nói:
– Đúng quá! Đúng quá! Mời Trư trưởng lão xơi chén rượu. Chú ngốc chẳng nói chẳng rằng, uống hết ba chung tam bảo
liền. Quốc vương lại rót mời Sa Tăng. Sa Tăng cũng cạn liền ba chén. Mọi người ngồi cả xuống trò chuyện.

Ăn uống được một lúc, quốc vương lại rót một chén to đưa mời Hành Giả.

Hành Giả nói:

– Mời bệ hạ ngồi. Lão Tôn cứ thả sức uống thật say, không dám từ chối đâu.

Quốc vương nói:

– Công ơn thần tăng cao như núi, quả nhân trả đến bao giờ cho hết. Dù thế nào thần tăng cũng uống thêm chén này nữa, trẫm sẽ thưa chuyện.

Hành Giả tâu:

– Có chuyện gì bệ hạ cứ nói, lão Tôn uống mới ngon.
Quốc vương nói:

– Quả nhân có bệnh lo buồn từ mấy năm nay, nhờ viên linh đơn của thần tăng tiêu trừ cho nay mới hết.

Hành Giả cười, nói:

– Hôm qua lão Tôn thăm bệnh cho bệ hạ, biết bệ hạ có bệnh lo buồn, nhưng không biết lo buồn về việc gì?

Quốc vương nói:

– Cổ nhân có câu: “Không vạch áo cho người xem lưng”. Bởi thần tăng là ân nhân của trẫm, trẫm mới nói ra, mong thần tăng đừng cười.

Hành Giả nói:

– Thần đâu dám cười, mong bệ hạ cứ nói, không ngại gì cả. Quốc vương hỏi:
– Thần tăng từ phương Đông đến đây đã đi qua bao nhiêu nước?

Hành Giả đáp:

– Qua đến dăm sáu nước. Lại nói:
– Hoàng hậu nhưng nước ấy gọi là gì? Hành Giả đáp:
– Hoàng hậu của quốc vương đều gọi là chính cung, đông cung, tây cung.

Quốc vương nói:

– Quả nhân không gọi như vậy, mà gọi chính cung là Kim Thánh cung, đông cung là Ngọc Thánh cung và tây cung là Ngân Thánh cung. Hiện chỉ có hai hoàng hậu Ngân, Ngọc ở trong cung mà thôi.
Hành Giả hỏi:

– Thế Kim Thánh cung tại sao không ở trong cung? Quốc vương nước mắt chứa chan, đáp:
– Không ở trong cung đã ba năm nay rồi. Hành Giả hỏi:
– Vậy thì đi đâu? Quốc vương đáp:
– Ba năm về trước, đúng vào ngày tế Đoan dương, trẫm cùng với hoàng hậu phi tần đang ăn bánh, tết ngải, uống rượu xương bồ hùng hoàng, xem đua thuyền rồng ở đình Hải Lưu trong vườn thượng uyển. Bỗng một trận gió ào tới, một con yêu tinh xuất hiện trên không trung, tự xưng là Trại Thái Tuế, ở động Giải Trãi, núi Kỳ Lân. Hắn nói rằng trong động thiếu một phu nhân nghe nói Kim Thánh cung xinh đẹp dịu dàng, muốn đưa về làm phu nhân, buộc trẫm phải nghe theo. Nếu hắn nói ba tiếng mà không dâng cho, thì hắn sẽ ăn thịt trẫm trước, rồi ăn thịt hết các quan và dân chúng trong thành, không trừ một ai. Lúc ấy, trẫm lo nước thương dân, không biết làm thế nào, bèn đưa Kim Thánh cung ra ngoài đình Hải Lựu, thế là ầm một tiếng, nàng bị yêu tinh cắp đi mất.

Trẫm từ đấy kinh sợ, ăn chiếc bánh chẳng tiêu, tứ trệ ở bên trong. Rồi do ngày đêm trẫm lo buồn khôn nguôi, nên thành bệnh đã ba năm nay. Giờ đây sau khi uống linh đơn của thần tăng, nôn ra vài bãi, tống ra toàn những thứ đã tích chứa từ ba năm về trước, bây giờ cơ thể cảm thấy nhẹ nhõm, tinh thần cảm thấy thư thái như xưa. Tính mạng trẫm giờ đây chính là do thần tăng ban cho. Công ơn của thần tăng thật cao như núi Thái Sơn đó!

Hành Giả nghe quốc vương nói những lời như vậy, trong lòng vui lắm, cầm chén rượu to, uống hai hớp cạn sạch, cười rồi hỏi quốc vương rằng:

– Hóa ra là bệ hạ có nỗi lo sợ như vậy! Nay nhờ có lão Tôn, bệnh tình thuyên giảm. Nhưng không biết bệ hạ có muốn Kim Thánh cung trở về không nhỉ?

Quốc vương ứa nước mắt, nói:
– Trẫm ngày đêm nhớ nhung da diết, nhưng chẳng có ai bắt nổi yêu tinh, chứ lẽ nào lại không muốn Kim Thánh cung trở về!

Hành Giả nói:

– Lão Tôn này sẽ đi bắt yêu tinh cho bệ hạ có được không? Quốc vương quỳ xuống, thưa:
– Nếu cứu được hoàng hậu của trẫm, trẫm nguyện mang ba cung chín tần ra ngoài thành làm dân, giao phó toàn bộ đất nước cho thần tăng, nhường ngài lên ngôi.

Bát Giới ngồi bên cạnh nghe thấy quốc vương nói và lạy
Hành Giả như vậy, không nhịn được, khà khà cười ầm lên, nói:

– Vị hoàng đế này mất hết cả thể thống! Ai lại vì hoàng hậu mà bỏ cả giang sơn, quỳ lạy hòa thượng bao giờ!

Hành Giả vội bước tới, đỡ quốc vương dậy, hỏi:

– Tâu bệ hạ, con yêu tinh ấy từ ngày cướp Kim Thánh cung đi, đến nay có quay lại đây lần nào không?

Quốc vương đáp:

– Tết tháng năm năm trước, yêu tinh bắt mất Kim Thánh cung. Khoảng tháng mười, hắn lại đến đòi hai người cung nga đi làm nàng hầu. Trẫm phải dâng cho hắn hai người. Đến dạo tháng ba năm ngoái, hắn lại đến đòi hai cung nga. Tháng hai năm nay lại đến đòi hai người nữa. Không biết đến bao giờ thì hắn lại đến đòi lần nữa.

Hành Giả hỏi:

– Hắn tới luôn như vậy, các ngài đây có sợ hắn không? Quốc vương đáp:
– Trẫm thấy hắn đến nhiều lần, thì một là sợ hãi, hai là lo hắn hãm hại nên tháng tư năm ngoái trẫm có sai thợ dựng ngôi lầu tránh yêu. Hễ nghe tiếng gió nổi, biết là hắn tới, trẫm bèn cùng
với hai hoàng hậu, chín phi tần chui vào lầu ẩn trốn.

Hành Giả hỏi:

– Bệ hạ dẫn lão Tôn đến xem lầu tránh yêu một lượt có được không?

Quốc vương lập tức dắt tay Hành Giả ra khỏi phòng tiệc. Các quan cũng đứng cả dậy đi theo. Bát Giới nói:

– Sư huynh thật chẳng đạt lý! Rượu ngự chẳng uống lại dứt chiếu đứng dậy đi xem cái quái gì!

Quốc vương thấy Bát Giới nói như vậy, biết là Bát Giới thích chén, bèn sai quan Đương giá khiêng đi hai bàn tiệc chay mời Bát Giới uống rượu ngồi đợi bên ngoài lầu tránh yêu. Chú ngốc không làm ầm ĩ nữa, cùng sư phụ, Sa Tăng cười nói:

– Chuyển tiệc đi được rồi.

Lúc ấy một hàng quan văn võ dẫn đầu, quốc vương dắt tay Hành Giả đi xuyên qua hoàng cung đến sau vườn thượng uyển vẫn chẳng thấy lâu đài điện các nào cả.

Hành Giả hỏi:

– Lầu tránh yêu ở đâu?

Vừa dứt lời, đã thấy hai viên thái giám vác hai thanh đòn sơn son bẩy một phiến đá vuông vức giữa chỗ đất trống trải. Quốc vương chỉ:

– Ở chỗ ấy đấy. Dưới đáy sau hơn hai trượng, được đào thành một căn hầm chín gian dùng làm cung điện. Trong đó đặt bốn chiếc đèn cháy suốt ngày đêm. Khi nào trẫm nghe thấy tiếng gió nổi, thì chui vào đó tránh, sai người bên ngoài đậy nắp đá lại.

Hành Giả cười, nói:

– Yêu tinh không muốn hại bệ hạ đấy thôi. Chứ muốn hại hầm này tránh sao nổi?
Đang trò chuyện bỗng thấy tiếng gió thổi vù vù ở phía chính nam, cát bụi bốc mù mịt. Các quan sợ quá, oán trách nói:

– Hòa thượng này độc mồm độc miệng[285]

vừa nói tới yêu
tinh, yêu tinh đã tới liền!

Quốc vương sợ quá bỏ mặc Hành Giả, chui ngay xuống hầm. Đường Tăng cũng chui theo. Các quan cũng trốn sạch sẽ, không còn một mống.

Bát Giới, Sa Tăng cũng định trốn, bị Hành Giả túm lấy, nói:

– Các chú em đừng sợ! Tôi và các chú nhìn xem hắn là giống yêu quái gì.

Bát Giới nói:

– Rõ dơ! Nhận hắn để làm gì? Các quan ẩn, sư phụ trốn, quốc vương tránh, chúng ta không đi nốt, khoe khoang làm quái gì!

Chú ngốc cố sức giãy giụa nhưng không sao thoát được tay Hành Giả, bị Hành Giả giữ chặt lấy hồi lâu. Bỗng thấy trên không trung xuất hiện một con yêu tinh. Hình hắn:

Thân dài sáu thước dữ ghê!

Hai mắt sáng quắc phóng tia đinh vàng.

Tai to như thể quạt nan,

Bốn nanh nhọn hoắt chìa bên môi dầy, Tóc thời đỏ quạch cứng thay,
Mũi khoằm, hai lỗ to dầy đến kinh!

Râu ria lún phún vòng quanh, Xương giô má hóp, mặt xanh như chàm. Cánh tay gân guốc đen ngòm,
Mười ngón nhọn hoắt cầm ôm giáo dài.
Bộ da báo khoác trên người, Đầu bù chân đất hệt loài quỷ ma.
Hành Giả thấy vậy, hỏi:

– Sa Tăng, chú nhận ra hắn không? Sa Tăng đáp:
– Tôi chưa quen biết hắn bao giờ, làm sao nhận được! Hành Giả lại hỏi:
– Bát Giới, chú nhận ra hắn không? Bát Giới đáp:
– Em cũng chẳng quan hệ với hắn bao giờ, cũng chăng phải bạn bè hàng xóm, làm sao nhận ra hắn được!

Hành Giả nói:

– Nom hắn từa tựa tên quỷ mặt vàng mặt sạm thủ hạ canh cửa của Đông Nhạc Thiên Tề ấy.

Bát Giới nói:

– Không phải! Không phải! Hành Giả hỏi:
– Sao chú em biết là không phải? Bát Giới đáp:
– Ma quỷ là loại âm binh, hàng ngày chiều tối vào giờ Thân, Dậu Tuất, Hợi mới ra. Bây gời mới là giờ Tý, ma quỷ nào dám xuất hiện? Vả lại quỷ không biết cưỡi mây. Tuy biết nổi gió, cũng chỉ là một trận gió lốc mà thôi, chứ đâu thành trận cuồng phong ghê gớm thế này? Hay hắn là Trại Thái Tuế?

Hành Giả cười, nói:

– Chú ngốc dạo này cũng lý luận ghê nhỉ? Đã vậy hai chú
trông coi ở đây để lão Tôn đi hỏi danh hiệu hắn, mới có thể lập mưu cứu Kim Thánh cung về triều cho quốc vương được.

Bát Giới nói:
– Sư huynh đi thì cứ việc đi, nhưng chớ có khai ra chúng em! Hành Giả chẳng thèm trả lời, nhảy vút lên đám mây lành.
Chà, thật là:

Yên nước, trước vì vua chữa bệnh, Giữ đạo, nên trừ ma ái ố tâm.
Cuối cùng không biết chuyến đi này, lên không trung, thắng bại thế nào, bắt yêu quái ra sao, có cứu được Kim Thánh cung không, xem hồi sau sẽ rõ.

------------------------
[284] Nguyên văn: Yến tiệc ăn một nhìn mười.
[285] Nguyên văn: Có cái miệng muối và dấm