Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ sáu mươi bảy

Cứu xóm Đà La thiền tính vững 
Thoát đường ô uế đạo tâm trong

Lại nói chuyện bốn thầy trò Đường Tăng thoát khỏi Tiểu Tây Thiên, mừng rỡ tiếp tục lên đường. Vừa đi được độ một tháng, đúng lúc gặp tiết xuân ấm áp, cây cối nẩy lộc đơm hoa, thấy mấy chốn non ngàn xanh mướt mướt một phen mưa gió lại hoàng hôn… Tam Tạng ghìm cương ngựa, hỏi:

– Đồ đệ ơi, trời sắp tối rồi, tìm chỗ nào ngủ được nhỉ? Hành Giả cười, đáp:
– Sư phụ yên tâm, nếu không có chỗ ngủ, ba anh em chúng con đều có chút bản lĩnh, sẽ có cách: Bát Giới đi cắt cỏ, Sa Hòa Thượng đi chặt cây, lão Tôn cũng biết làm thợ mộc, chúng con sẽ dựng một chiếc lều cỏ ở ngay lối đi này, thì có ở tới hàng năm cũng được, sư phụ việc gì phải lo!

Bát Giới nói:

– Sư huynh ơi, chỗ này ngủ làm sao được! Khắp núi lang trùng hổ báo, đầy rừng quỷ quái yêu ma. Ban ngày ban mặt còn khó đi, đêm tối làm sao mà ngủ nổi!

Hành Giả nói:

– Chú ngốc ngày càng đổ đốn ra! Chẳng phải lão Tôn nói phét, chỉ cần cây gậy này nắm trong tay, thì trời có sập, ta cũng chống được!

Thầy trò đang chuyện trò, bỗng thấy một xóm núi gần trước mặt.
Hành Giả nói:

– Tốt lắm, có chỗ ngủ rồi! Tam Tạng hỏi:
– Ở đâu?

Hành Giả chỉ tay, đáp:

– Có một xóm nhỏ trong lùm cây đằng kia kìa. Chúng ta đến đó ngủ nhờ một đêm, sáng mai đi sớm.

Tam Tạng mừng rỡ thúc ngựa, đến cổng xóm xuống ngựa, thấy cửa sài đóng kín, bèn gõ cửa, gọi:

– Mở cửa! Mở cửa!

Một cụ già tay chống gậy lê, chân đi hài cỏ, đầu quấn khăn thâm, mình mặc áo tơ từ trong bước ra mở cửa, hỏi:

– Người nào gọi ầm ĩ lên thế?

Tam Tạng chắp tay trước ngực, cúi mình chào, thưa:

– Thưa cụ, bần tăng là người tận phương Đông được sai sang phương Tây lấy kinh, đến xứ ta, thì trời vừa tối, bèn vào nhà ta xin ngủ nhờ một đêm, mong cụ rộng lòng thương giúp đỡ cho.

Cụ già nói:

– Hòa thượng ơi, ngài muốn sang Tây thì đi không nổi đâu. Vùng này là Tiểu Tây Thiên. Đến được Đại Tây Thiên, đường còn xa lắm. Chưa nói gì đến việc đi đường sắp tới gian nan, mà ngay ở vùng này đã vất vả khó đi lắm rồi.

Tam Tạng hỏi:

– Khó đi thế nào ạ? Cụ già chỉ tay, đáp:
– Cách xóm tôi hơn ba mươi dặm về phía tây có một con đường gọi là hẻm Hi Thị và một trái núi là núi Thất Tuyệt.
Tam Tạng hỏi:

– Thế nào là “Thất Tuyệt”? Cụ già đáp:
– Núi này rộng tám trăm dặm, khắp núi mọc toàn cây thị. Xưa có câu: “Cây thị có bảy cái tuyệt: một là tăng tuổi thọ, hai là nhiều bóng râm, ba là không có tổ chim, bốn là không có sâu bọ, năm là lá đọng sương tuyệt đẹp, sáu là quả ngon, và bảy là cành lá tươi tốt”, cho nên gọi là núi Thất Tuyệt. Vùng chúng tôi đây đất rộng người thưa, rặng núi sâu ấy xưa nay chưa từng có người qua lại. Hàng năm đến mùa thị chín, quả rụng xuống ngập cả một hẻm đường núi, lại bị gió mưa sương tuyết, và khí nóng mùa hè làm cho quả rữa ra, hôi thối suốt cả một hẻm đường. Người vùng quen gọi là hẻm nhà tiêu. Hễ gió Tây nổi, là mùi hôi thối bốc lên còn kinh khủng hơn cả mùi nhà tiêu. Bây giờ đang lúc cuối xuân, gió đông nam thổi mạnh nên không ngửi thấy đấy.

Tam Tạng trong lòng buồn rầu, chẳng nói chẳng rằng. Hành Giả không nhịn nổi, lớn tiếng nói:
– Cụ già này nói không nghe được! Chúng tôi đêm hôm từ xa xôi tới xin ngủ nhờ, mà cụ toàn nói ra những điều ấy dọa người! Nếu nhà cụ chật chội không có chỗ ngủ, thì chúng tôi ngồi xổm dưới gốc cây này qua một đêm cũng xong, việc gì phải lắm lời như thế?

Cụ già thấy mặt mũi Hành Giả xấu xí thì sợ hãi đứng yên, chẳng nói năng gì, một lát sau định thần lại, cụ mạnh dạn chỉ cây gậy lê vào mặt Hành Giả, quát:

– Nhà chú kia, mặt hóp trán dô, mũi tẹt má lõm, lông lá đầy mặt, tựa con quỷ mắc bệnh lao, chẳng biết cao thấp, dẩu cái mõm ra, dám hỗn láo cả với người già hử?
Hành Giả cười ngất, nói:

– Cụ ơi, cụ có mắt như mù, không biết con quỷ mắc bệnh lao này đâu! Sách tướng có nói “Hình dung cổ quái là trong đá chứa ngọc đẹp”. Cụ cứ lấy tướng mạo mà nhìn người thì sai bét đấy. Tôi tuy xấu thật, nhưng lại có tài.

Cụ già hỏi:

– Chú người đâu? Họ tên gì? Tài năng ra sao? Hành Giả cười, đáp:
– Tôi đây:

Quê quán Đông Thắng Thần Châu Núi Hoa Quả đã từ lâu dùi mài. Học tổ Phương Thốn Linh Đài,
Các môn võ nghệ bài bài tinh thông.

Đã từng dốc biển hàng long,

Đã từng chuyển núi dời sông bao lần.

Trừ yêu, bắt quái, định thân,

Dời sao, đổi vật, quỷ thần thất kinh.

Long trời, lở đất biến hình,

Hầu Vương khỉ đá lừng danh vô cùng!

Cụ già nghe xong, đổi giận làm lành, nghiêng người nói:

– Xin mời các ngài vào tệ xá nghỉ ngơi.

Bốn thầy trò Đường Tăng bèn dắt ngựa, gánh hành lý đi vào, thấy cành gai cây nhọn trồng thành hàng rào hai bên, tầng cửa thứ hai mới là bức tường xây bằng gạch, nhưng vẫn thấy gai góc trùm phủ bên trên. Vào trong nữa mới thấy ba gian nhà ngói. Cụ già kéo ghế mời mọi người xơi nước, rồi bảo người nhà thổi cơm. Một lát sau, một chiếc bàn được đưa tới, trên bàn bày các
món: Canh miến, đậu phụ khoai sọ, rau cải, cơm gạo thơm, canh hoa quỳ tẩm giấm. Bốn thầy trò Đường Tăng chén một bữa no. Ăn xong, Bát Giới kéo Hành Giả nói thầm:

– Sư huynh ơi, cụ già này lúc đầu chẳng bằng lòng cho ngủ nhờ, thế mà bây giờ lại tiếp đãi cơm chay thịnh soạn là cớ làm sao nhỉ?

Hành Giả nói:

– Một bữa cơm có tốn là bao! Sáng mai còn bảo cụ ấy phải làm nhiều món rau tươi, quả mới, tiễn chúng ta ấy chứ.

Bát Giới nói:

– Không biết xấu hổ! Dựa vào mấy câu nói khoác của anh họ bị lừa, đãi ta một bữa no rồi. Sáng mai lên đường họ còn đãi anh đến thế nào nữa?

Hành Giả nói:

– Đừng có vội. Để mặc ta xử trí.

Chẳng mấy chốc, trời đã xẩm tối, cụ già lại gọi mang đèn lên. Hành Giả cung kính hỏi:
– Thưa cụ, cụ họ gì? Cụ già đáp:
– Họ Lý.

Hành Giả nói:

– Xóm ta đây chắc là Lý Gia Trang? Cụ già nói:
– Không phải. Xóm này gọi là Đà La Trang, tất cả có khoảng dăm trăm người. Có nhiều họ khác nhau, nhưng có mình tôi là họ Lý.

Hành Giả nói:
– Thưa cụ Lý, nhà ta có việc gì mà đãi chúng tôi bữa cơm thịnh soạn vậy?

Cụ già đứng dậy, đáp:

– Chả là vừa được nghe ngài nói biết bắt yêu quái. Chúng tôi ở đây cũng có một yêu quái, phiền ngài bắt giùm, sẽ có hậu tạ.

Hành Giả ngẩng lên dạ một tiếng, nói:

– Cảm ơn cụ đã chiếu cố. Bát Giới nói:
– Sư huynh sợ cụ già này gây rắc rối hay sao, mà vừa nghe nói bắt yêu quái, dù đến ông nội cụ ấy cũng không sốt sắng đến thế, mà sư huynh đã vội dạ một tiếng rồi.

Hành Giả nói:

– Chú em đâu có biết. Ta dạ là định xong giá tiền rồi đấy. Họ không đi mời người khác nữa.

Tam Tạng nghe vậy, nói:

– Con khỉ này việc gì cũng tự quyền. Lỡ ra yêu quái thần thông quảng đại, nhà ngươi bắt không nổi, có phải mang tiếng người xuất gia nói dối không?

Hành Giả cười, thưa:

– Sư phụ đừng trách nữa, để con hỏi lại xem sao. Cụ già nói:
– Ngài hỏi gì nữa? Hành Giả nói:
– Vùng ta đây, địa thế bằng phẳng, dân cư đông đúc, không phải là nơi hoang vu hẻo lánh, vậy có yêu quái nào dám bén mảng tới cửa cao nhà rộng của cụ?

Cụ già nói:
– Thực chẳng giấu gì ngài, vùng chúng tôi đây lâu nay yên ổn. Mới từ khoảng tháng sáu ba năm về trước, bỗng một trận gió nổi lên. Lúc ấy, mọi người đang bận rộn đập lúa ngoài sân gieo mạ trong ruộng. Ai nấy mải việc chỉ cho là trở trời. Có ngờ đâu một con yêu tinh theo trận gió bay đến ăn sạch trâu ngựa thả ngoài đồng, bắt chén sạch lợn dê, gà vịt trong chuồng. Gặp con trai con gái, nó nuốt sống hết. Từ đó, đã hai năm nay nó thường tới làm hại. Trưởng lão ơi, nếu trưởng lão quả có tài nghệ, bắt được yêu quái, giúp yên vùng này, chúng tôi nhất định sẽ hậu tạ, không dám coi thường.

Hành Giả nói:

– Kiểu ấy thì khó bắt đấy. Bát Giới nói:
– Thật là khó bắt, khó bắt. Chúng tôi chỉ là những nhà sư lang thang ngủ nhờ một tối, đến sáng là đi, bắt làm sao được yêu quái!

Cụ già nói:

– Hóa ra các người là những hòa thượng lừa bịp để được cơm ăn! Lúc mới gặp nói khoác nói lác rằng biết dời sao đổi vật, bắt quái hàng yêu, đến khi nhờ tới việc ấy, thì lại từ chối là khó bắt!

Hành Giả thưa:

– Cụ ơi, yêu quái thì dễ bắt thôi, chỉ sợ người vùng này không đồng lòng, vì thế mà khó bắt.

Cụ già hỏi:

– Tại sao, ngài biết mọi người không đồng lòng? Hành Giả đáp:
– Yêu quái quấy nhiễu đã ba năm nay, không biết đã làm hại bao nhiêu sinh mạng, tiết tưởng mỗi nhà chỉ bỏ ra một lạng bạc,
năm trăm nhà là được năm trăm lạng, chẳng cần phải đi xa, cũng tìm được pháp sư bắt yêu tinh, thế mà cớ sao lại cam chịu ba năm để nó gây họa như vậy?

Cụ già nói:

– Nói đến chuyện tiền nong thì xấu hổ chết đi được! Nhà chúng tôi đây đã tiêu tốn đến dăm ba lạng rồi. Năm ngoái chúng tôi đã mời một hòa thượng ở phía nam ngọn núi tới bắt yêu, nhưng chẳng ăn thua gì.

Hành Giả hỏi:
– Hòa thượng ấy bắt bớ thế nào? Cụ già đáp:

Vị tăng già ấy

Khoác áo cà sa Đọc kinh Khổng Tước Sau kinh Pháp Hoa Tay lần tràng hạt Hương khói nhẹ đưa Đang khi tụng niệm Kinh động yêu tà
Gió mây cuồn cuộn Đến thẳng trang gia Sư đấu yêu quái
Thật chẳng nói ngoa; Quả đấm vừa tới, Tay gã hất ra
Sư vẫn đánh trả,

Hành Giả cười, nói:

Nhưng chẳng ăn thua Sau yêu quái thắng. Về thẳng yên hà.
Tôi tới gần ngó, Sư nát như dưa!

– Nếu như vậy thì thiệt thòi to rồi. Cụ già nói:
– Nhà sư ấy bị mất có một mạng, còn chúng tôi mới thiệt thòi: phải mua quan tài chôn cất cho ông ấy, lại phải giúi cho đồ đệ của ông ấy ít tiền. Mà nào có xong, đến nay đám đồ đệ ấy vẫn còn kiện cáo lôi thôi.

Hành Giả hỏi:

– Cụ còn mời ai bắt yêu quái nữa không? Cụ già đáp:
– Năm ngoái còn mời một đạo sĩ. Hành Giả hỏi:
– Đạo sĩ ấy bắt yêu quái thế nào? Cụ già đáp:
– Đạo sĩ ấy:

Mũ vàng đầu đội, Mình khoác cà sa. Lệnh bài gõ vang, Ấn quyết sắc bùa. Sai thần cử tướng,
Đi bắt yêu ma. Cuồng phong cuồn cuộn Mây đen bộn bừa.
Ma cùng đạo sĩ, Hai bên quyết lừa. Đánh đến chiều tối, Ma cuốn mây đưa. Đất trời trong vắt, Chúng tôi ngẩn ngơ. Đi tìm đạo sĩ,
Thấy chết khe xưa, Vớt lên xem xét,
Thi thể như dưa!

Hành Giả cười, nói:

– Vậy cũng thiệt thòi quá! Cụ già nói:
– Đạo sĩ ấy cũng chỉ thiệt có một mạng, còn chúng tôi phí mất bao tiền của vô ích.

Hành Giả nói:

– Đừng lo, đừng lo. Để chúng tôi bắt hộ cho. Cụ già nói:
– Ngài quả có tài bắt được nó, tôi sẽ mời mấy vị trưởng giả trong xóm viết một tờ văn tự. Nếu ngài thắng, ngài đòi bao nhiêu tiền công, chúng tôi xin trả đủ. Nếu thua thì đừng có làm rầy rà chúng tôi, âu cũng là số trời.

Hành Giả cười, nói:
– Cụ này bị người ta lừa, rồi sinh nghi ngờ sợ hãi. Chúng tôi không giống hạng người ấy đâu. Cụ mau đi mời mấy bậc trưởng giả lại đây.

Cụ già vô cùng mừng rỡ, vội vàng sai người nhà đi mời mấy người hàng xóm, anh em họ hàng bè bạn cùng tám chín cụ bô lão trong xóm đến tiếp kiến, trò chuyện với Đường Tăng. Khi nói tới chuyện bắt yêu mọi người đều vui mừng. Mấy cụ hỏi:

– Vị đồ đệ nào đi bắt đây ạ? Hành Giả khoanh tay, đáp:
– Tiểu hòa thượng tôi đây. Mấy cụ sợ hãi, nói:
– Không xong! Không xong! Yêu tinh thần thông quảng đại, thân thể to lớn, còn trưởng lão gầy nhỏ thế kia, thật chưa bằng cái kẽ răng của nó.

Hành Giả cười, nói:

– Cụ ơi, cụ nhìn người không tinh rồi. Tôi tuy bé thật, nhưng
[279]
bé hạt tiêu, trải qua rèn luyện

, tú khí đầy mình đấy!

Các cụ nghe vậy, cũng đành tin theo, hỏi:

– Trưởng lão bắt được yêu tinh, đòi lễ tạ bao nhiêu? Hành Giả đáp:
– Hà tất phải nói tới lễ vật! Tục ngũ có câu: “Nói đến vàng quáng mắt, nói đến bạc tối tăm, nói đến tiền hôi tanh”. Chúng tôi là hòa thượng tu nhân tích đức, không bao giờ đòi tiền.

Các cụ nói:

– Ngài nói những lời như vậy, thật là bậc cao tăng thụ giới. Nhưng không lấy tiền, có lý nào các ngài lại làm không công? Chúng tôi đây đều sinh sống bằng nghề làm ruộng đánh cá, nếu
trừ xong yêu quái, vùng này được sống yên ổn, mỗi nhà chúng tôi sẽ đóng góp hai mẫu ruộng tốt, cộng vào cũng được nghìn mẫu, liền thành một khoảnh, thành trò dựng một ngôi chùa, tham thiền nhập định, chẳng hơn là đi lang thang ư?

Hành Giả lại cười, nói:

– Thế lại càng không ổn! Nếu có ruộng thì phải nuôi ngựa đi phu, cắt cỏ nộp thuế, đêm hôm không được ngủ, canh năm chẳng được nằm, bận rộn đến chết người!

Các cụ băn khoăn, nói:

– Mọi thứ đều không muốn, biết tạ ngài bằng gì? Hành Giả nói:
– Đối với người xuất gia chúng tôi, chỉ tạ một chén trà, một bát cơm là đủ.

Các cụ vui mừng, nói:

– Điều ấy thì dễ lắm. Nhưng không biết ngài bắt nó thế nào? Hành Giả nói:
– Nó đến thì tôi bắt liền. Các cụ nói:
– Yêu tinh to lắm, đầu chạm trời, chân sát đất. Khi đến gió nổi, khi đi mây mù bay. Ngài đến gần nó sao được?

Hành Giả cười, nói:

– Nếu yêu tinh chỉ biết hô gió gọi mưa, thì tôi chỉ coi nó vào hạng con cháu. Nếu yêu tinh cao lớn, tôi khắc có cách bắt.

Đang trò chuyện, bỗng nghe thấy tiếng gió vù vù, tám chín cụ già sợ quá, run cầm cập, nói:

– Hòa thượng này độc mồm quá, vừa nói tới yêu tinh, yêu tinh tới ngay!
Cụ Lý mở cánh cửa bên, nói với Đường Tăng và mấy người thân thích:

– Vào đây! Vào đây! Yêu quái đến rồi!

Bát Giới, Sa Tăng phát hoảng cũng định chạy vào. Hành Giả túm chặt hai người, nói:

– Các chú chẳng biết quái gì cả! Người xuất gia phải phân rõ trong ngoài chứ! Đứng lại, không được chạy, cùng ra sân với ta, xem đó là yêu tinh gì!

Bát Giới nói:

– Sư huynh ơi, họ ở đây từng biết cả, cứ gió nổi là yêu quái tới và tránh nó luôn. Chúng ta chẳng họ hàng, chẳng quen thuộc, chẳng phải bạn cũ kết giao, xem làm quái gì!

Hành Giả vốn người rất khỏe, bèn kéo cả hai người ra sân đứng, thấy trận gió nổi lên rất dữ dội:

Rừng cây đổ rạp hùm la,

Dốc sông lật biển thần ma kinh hoàng.

Ba lần Hoa Nhạc đổ ngang,

Bốn chân trời đất cát vàng bụi tung.

Nhà nhà đóng cửa ngồi trong, Xóm thôn trai gái tìm vùng lánh thân. Trời cao gió cuộn mây vần,
Lửa đèn tắt ngấm, thôn dân tối mò!

Bát Giới sợ quá run như cầy sấy, nằm phục xuống đất, lấy mõm dụi thành hố, ẩn vào đấy chẳng khác nào đóng đinh. Sa Tăng che kín mặt, hai mắt nhắm nghiền.

Hành Giả nghe gió nhận ra yêu quái. Một lát sau, ngọn gió lướt qua, thấy trên tầng không thấp thoáng hai ngọn đèn, bèn cúi
đầu gọi:

– Các chú ơi, gió qua rồi, dậy mà xem!

Cú ngốc rút mõm ra, phủi đất cát, ngẩng đầu nhìn thấy hai bóng đèn sáng, cười ngất, nói:

– Trò khá lắm! Trò khá lắm! Hóa ra con yêu này biết cư xử, kết bạn với hắn được đấy!

Sa Tăng nói:

– Tối như đêm ba mươi, chẳng nhìn rõ mặt tại sao anh biết tốt xấu?

Bát Giới nói:

– Ngày xưa nói: “Đi đêm phải có đuốc. Không đuốc đừng đi”. Chú xem, nó xách đôi đèn lồng dẫn đường, thì nhất định phải là người tốt.

Sa Tăng nói:

– Anh trông lầm rồi. Đó không phải là đôi đèn lồng, mà là hai mắt sáng của yêu quái đấy.

Chú ngốc sợ hãi, nói:

– Cha mẹ ơi, mắt mà to đến thế, không biết mồm to thế nào? Hành Giả nói:
– Các chú em chớ sợ. Hai chú cứ giữ gìn sư phụ để lão Tôn hỏi hắn một câu xem hắn là giống yêu quái gì.

Bát Giới nói:

– Sư huynh đừng khai chúng em ra nhé.

Hành Giả bèn tung người đánh vèo một cái lên không trung, cầm gậy sắt, lớn tiếng gọi.

– Đứng lại! Đứng lại! Có ta ở đây!

Yêu quái nhìn thấy, bèn ưỡn thẳng người, cầm cây giáo dài
múa tít thò lò.

Hành Giả cầm gậy đứng thủ thế, cất tiếng hỏi:

– Nhà ngươi là yêu tinh, yêu quái phương nào?

Yêu quái chẳng thèm nói năng, chỉ múa tít cây giáo.

Hành Giả lại hỏi, yêu quái vẫn không trả lời, cứ múa giáo tít. Hành Giả cười thầm, nói:
– Đồ mồm câm tai điếc kia, chớ có chạy! Nhìn cây gậy đây! Yêu quái chẳng chút sợ hãi, múa loạn xạ ngọn giáo chống đỡ.
Trên không trung Hành Giả và yêu quái qua lại, lên xuống đánh
nhau đến khoảng canh ba không phân thắng bại. Bát Giới, Sa Tăng đứng ở sân nhà cụ Lý nhìn thấy rõ ràng. Yêu quái chỉ múa giáo che đỡ chứ không đánh trả một đòn nào. Cái gậy sắt của Hành Giả lien tiếp nhắm đầu yêu quái giáng xuống. Bát Giới cười, nói:

– Sa Tăng, chú đứng đây giữ gìn sư phụ để tôi đánh giúp, chớ để một mình con khỉ đánh nhau, lĩnh chén rượu thưởng đầu tiên.

Chú ngốc bèn nhảy vút lên mây đuổi theo bổ liền. Yêu quái lại dùng một ngọn giáo nữa gạt ra. Hai ngọn giáo như rồng vờn rắn lượn. Bát Giới khen ngợi:

– Phép đánh giáo của yêu quái giỏi quá! Không phải là “giáo sau núi”, “giáo cuốn tơ”, “giáo nhà ngựa”, mà là “giáo cán mềm”!

Hành Giả nói:

– Chú đừng nói linh tinh, làm gì có lối “giáo cán mềm”! Bát Giới nói:
– Sư huynh coi, hắn đưa mũi giáo chống đỡ chúng ta, không thấy cán giáo, không biết hắn giấu cán giáo vào đâu.

Hành Giả nói:
– Có thể là “giáo cán mềm” nhưng yêu quái còn chưa biết nói, sợ hắn chưa hẳn thành đạo người âm khí nặng nề, khi trời sáng rõ, dương khí thắng, sẽ bỏ chạy. Lúc ấy nhất định phải đuổi theo, không để hắn trốn thoát.

Bát Giới nói:

– Đúng! Đúng!

Đánh nhau một hồi nữa, bất giác phương đông sáng bạch. Yêu quái không dám tiến đánh, vội quay đầu chạy. Hành Giả, Bát Giới nhất tề đuổi theo. Bỗng một mùi hôi thối xông lên nồng nặc không chịu được. Đó chính là hẻm Hy Thị, núi Thất Tuyệt.

Bát Giới nói:

– Hẳn nhà nào cọ chuồng tiêu đây! Gớm! Thối kinh người! Hành Giả bịt chặt mũi, gọi to:
– Mau đuổi yêu quái! Mau đuổi yêu quái!

Yêu quái trườn qua núi, hiện rõ bản tướng, té ra là một con mãng xà to vẩy đỏ:

Mắt long lanh lóe chớp, Miệng phun khí phì phì Răng gai sắc đến ghê, Vuốt câu vàng lẫm liệt.
Trên đầu lắc lư tấm mào thịt, Giống muôn nghìn mã não đỏ trong. Toàn thân phủ kín lớp vẩy hồng,
Tựa ức vạn yên chi ken xếp.

Bò quanh ngỡ bức chăn gấm đẹp. Lượn bay tưởng đó ngọn cầu vồng.
Chỗ nghỉ ngơi mùi bốc khí nồng, Khi hành động mây hồng che phủ.
Dẫu chẳng to, người đứng hai bên nom chẳng rõ, Tuy không dài, núi cao thân thể vắt đông tây.
Bát Giới nói:

– Té ra là một con rắn dài kinh khủng! Nó mà ăn thịt người, mỗi bữa phải hết dăm trăm người mới đủ no!

Hành Giả nói:

– Ngọn giáo cán mềm của nó hóa ra là hai sợi râu. Bọn ta đuổi, nó đã mềm nhũn cả người rồi. Đuổi theo đánh nữa đi!

Bát Giới băng mình đuổi theo, vung đinh ba bổ xuống. Yêu quái đầu đã chui vào hang, mà đuôi vẫn thò đến bảy tám thước ra ngoài. Bát Giới buông đinh ba, túm chặt lấy đuôi, nói:

– Nào, ra tay! Ra tay!

Đoạn cố hết sức kéo ra ngoài, nhưng không chuyển lấy một phân.

Hành Giả cười, nói:

– Đồ ngốc, mặc nó chui vào, tôi sẽ có cách xử trí, kéo thế không được đâu.

Bát Giới bèn buông tay ra, yêu quái chui tọt vào trong, Bát
Giới oán trách:

– Giá không buông tay ra, thì một nửa đã vào tay mình rồi. Bây giờ nó lại cuộn lại, biết làm thế nào kéo nó ra được? Thiệt đúng là chơi trò không có rắn rồi.

Hành Giả nói:

– Yêu quái này thân thể to dài, lỗ hang bé nhỏ, chắc chắc không thể quay mình được, nhất định cứ bò thẳng đi ra đằng lối
cửa sau. Chú mau chặn lối cửa sau để tôi đánh nó ở cửa trước.

Chú ngốc chạy vù sang phía sau quả núi, quả có thấy một lỗ hang to. Nhưng vừa tới, chưa đứng vững, bất ngờ Hành Giả ở phía cửa trước giơ gậy sắt thúc vào trong, khiến yêu quái sợ đau, trườn ra phía cửa sau. Bát Giới chưa kịp phòng bị, bị nó lấy đuôi quật một phát ngã lăn ra đất, không sao giãy giụa nổi, đành nằm im chịu đau.

Hành Giả thấy còn hang không, rút gậy sắt chạy một mạch sang gọi Bát Giới đuổi yêu quái. Bát Giới nghe thấy tiếng gọi, cảm thấy xấu hổ, nén đau bò dậy, vung đinh ba bổ loạn. Hành Giả thấy vậy cười, nói:

– Yêu quái chạy mất rồi còn bổ cái gì? Bát Giới nói:
– Lão Trư ở đây “đánh cỏ rắn phải sợ” đấy! Hành Giả nói:
– Chú ngốc bẻm mép! Đuổi mau lên!

Hai người đuổi tới khe suối, thấy yêu quái cuộn tròn đầu ngóc lên, mồm há to chực nuốt Bát Giới. Bát Giới sợ quá lùi lại toan chạy. Hành Giả xông ngay tới, bị nó đớp nuốt liền. Bát Giới giậm chân vỗ ngực kêu ầm lên:

– Sư huynh ơi, chết mất sư huynh rồi!

Hành Giả ở trong bụng yêu quái, chống gậy sắt, nói:

– Bát Giới đừng buồn! Tôi bắt nó bắc thành câu cầu cho chú xem!

Thấy yêu quái cong người lại tựa một cây cầu vồng. Bát Giới nói:
– Giống cầu thật, nhưng không ai dám đi qua. Hành Giả nói:
– Tôi lại bắt nó làm thành cái thuyền cho chú xem.

Ở bên trong, Hành Giả chống cây gậy sắt vào da bụng yêu quái, da bụng dán xuống đất, đuôi cong lên, trông hệt con thuyền. Bát Giới nói:

– Tuy giống con thuyền, nhưng không có cột buồm, không hứng gió được.

Hành Giả nói:
– Chú hãy tránh xa ra, để tôi bắt nó hứng gió cho chú xem.

Bèn ở bên trong lấy hết sức thúc gậy sắt lên phía xương sống dài tới dăm bẩy trượng, giống hệt cây cột buồm. Yêu quái nén đau cố sống cố chết trườn lên phía trước nhanh như gió theo đường cũ xuống núi đến hơn hai mươi dặm, lúc ấy mới nằm vật ra đất không còn cựa quậy, rên rỉ được nữa. Bát Giới đuổi tới, vung đinh ba bổ loạn xạ. Hành Giả khoét một lỗ to, chui ra nói:

– Chú ngốc! Nó chết hẳn rồi, còn bổ làm quái gì! Bát Giới nói:
– Sư huynh không biết lão Trư cả đời chỉ thích đánh rắn chết
à?

Đoạn thu binh khí, tóm đuôi rắn kéo về.

Lại nói chuyện ở xóm Đà La, cụ Lý cùng mọi người nói với
Đường Tăng:

– Hai đồ đệ của ngài suốt đêm không về, chắc đã toi mạng rồi chăng?

Tam Tạng nói:

– Không có chuyện gì đâu. Chúng ta ra ngoài xem sao.

Vừa lúc đó, Hành Giả, Bát Giới kéo một con rắn to trò chuyện ồn ào trở về, mọi người khi ấy mới mừng. Già trẻ trai gái trong xóm đều quỳ xuống lạy, nói:

– Thưa ngài, đúng con yêu tinh này hại người vùng chúng tôi đấy! May nhờ các ngài trổ pháp lực bắt quái trừ tà, chúng tôi giờ đây mới được yên ổn.

Mọi người cảm kích, ai nấy mời mọc rối rít đều muốn hậu tạ. Thầy trò Đường Tăng bị giữ rịt đến dăm bảy ngày, từ chối mãi, họ mới chịu cho đi. Dân xóm thấy thầy trò chẳng lấy tiền của, mỗi nhà đều làm ít lương khô, hái ít phẩm quả dâng tặng, lại
dong ngựa cưỡi lừa, treo cờ kết hoa, đưa tiễn. Có đến bảy tám trăm người của mấy trăm gia đình đi tiễn chân.

Dọc đường mọi người vui vẻ hể hả. Chẳng mấy chốc đã tới đầu hẻm Hy Thị, núi Thất Tuyệt. Tam Tạng ngửi thấy mùi hôi thối, lại thấy đường đi bị lấp kín cả, bèn nói:

– Ngộ Không, đường đất thế này làm sao qua được? Hành Giả bịt mũi, nói:
– Cái này thật khó quá!

Tam Tạng thấy Hành Giả nói khó, nước mắt đã giàn giụa. Cụ
Lý và mọi người tới nói:

– Xin ngài chớ phiền muộn. Chúng tôi đưa tiễn tới đây đều đã có hẹn ước với nhau: Đồ đệ của ngài đã giúp chúng tôi hàng phục yêu quái, trừ tai họa cho cả xóm chúng tôi. Nay chúng tôi sẽ thành tâm mở một con đường khác đưa các ngài qua.

Hành Giả cười, nói:

– Cụ nói như vậy không được đâu. Lúc đầu cụ nói núi này rộng tám trăm dặm, chúng tôi không phải là thần linh của vua Đại Vũ, thì không thể san đường mở núi được. Thầy trò chúng tôi muốn qua được núi, thì chỉ có dựa vào sức của chúng tôi thôi, các cụ không giúp gì được đâu.

Tam Tạng xuống ngựa, nói:

– Ngộ Không, dựa vào sức các con thế nào? Hành Giả cười, nói:
– Hiện giờ muốn vượt qua núi là rất gay. Mà mở lối khác còn gay go hơn. Cứ phải đi theo lối cũ. Chỉ sợ không có người lo cơm.

Cụ Lý nói:

– Trưởng lão nói gì vậy. Bốn ngài đi mất bao lâu chúng tôi
cũng nuôi được, sao lại bảo không có người lo cơm?

Hành Giả nói:

– Đã như vậy, các cụ về làm cho hai thạch[280] lương khô, lại làm thêm một ít bánh bao, bánh nướng cho vị hòa thượng mõm dài này của chúng tôi ăn no, rồi biến thành con lợn to, dũi mở lối cũ để sư phụ tôi cưỡi ngựa, chúng tôi hộ vệ bên cạnh, chắc là qua được.

Bát Giới nghe vậy, nói:

– Các anh toàn giành lấy việc sạch sẽ, còn lại sao cứ giao những việc bẩn thỉu cho lão Trư này thế?

Tam Tạng nói:

– Ngộ Năng, con quả có tài dọn dẹp cống rãnh, đưa ta qua núi, ta sẽ ghi công đầu cho con.

Bát Giới cười, thưa:

– Trên có sư phụ, dưới có các cụ đây, mọi người chớ có cười tôi nhé, lão Trư này vốn có ba mươi sáu phép biến hóa, bảo biến nhành những loài bay lượn nhẹ nhàng xinh đẹp thì khó, chứ biến thành núi thành cây, thành hòn đá, cục đất, thành voi, thành lợn, thành trâu, lạc đà thì biết hết. Có điều thân thể biến ra to, dạ dày lại càng to, vậy phải cho ăn no mới làm việc được.

Mọi người nói:

– Có ngay! Có ngay! Chúng tôi đều mang theo lương khô, bánh bao, hoa quả để đưa tiễn các ngài qua núi, nay mang hết ra cho ngài dùng. Khi nào ngài biến hóa, làm việc, chúng tôi lại sai người về thổi cơm mang tới nữa.

Bát Giới trong lòng mừng lắm, cởi chiếc áo dài thâm quẳng cây đinh ba chín răng, nói với mọi người:

– Xin chớ cười, hãy coi lão Trư làm công việc dọn dẹp nơi hôi
thối đây!

Đoạn chú ngốc bắt quyết, lắc mình một cái, biến thành một con lợn to. Thật là:

Mõm dài, lông ngắn, béo quay, Từ nhỏ cây thuốc ăn đầy trong non. Mặt đen, hai mắt hơi tròn,
Tai như tàu chuối, đầu thon mõm dài.

Tu lâu xương cứng, có tài,

Luyện thêm da dẻ cứng chai như đồng.

Tiếng kêu ủn ỉn lạ lùng,

Mũi phì phò thở gió rung lặc lè. Bốn kheo lông trắng cứng ghê.
Bờm cong như kiếm dọc rê thân người.

Thế gian lợn có nhiều loài, Chưa từng thấy có lợn tài như đây. Mọi người tán thưởng khen hay,
Thiên Bồng pháp lực cũng tay cao cường!

Tôn Hành Giả thấy Bát Giới biến được như vậy, lập tức sai số người đi tiễn mang lương khô đến một chỗ để Bát Giới ăn. Chú ngốc chẳng cần biết sống chín, một loáng đã ăn hết, đoạn lên đường dọn dẹp. Hành Giả bảo Sa Tăng cởi giầy để gánh cho dễ, rồi mời sư phụ lên ngựa, sau đó tự mình cũng cởi giầy ra, dặn dò mọi người ra về:

– Nếu mọi người có lòng tốt, xin mang thêm cơm cho sư phụ, sư đệ tôi ăn thêm khỏe.

Số người đưa tiễn có đến bảy tám trăm, quá nửa có lừa ngựa, họ phi như bay về xóm thổi cơm, còn ba trăm người đi bộ đứng dưới chân núi nhìn theo thầy trò Đường Tăng ra đi. Nguyên là từ xóm tới chân núi xa hơn ba mươi dăm, quay về mang cơm đến mất hơn ba mươi dặm, thì thầy trò đã đi được một đoạn xa rồi. Nhưng mọi người không chịu bỏ, thúc lừa thúc ngựa tiến vào trong hẻm, đuổi theo suốt đêm, sớm hôm sau mới đuổi kịp bèn gọi to:

– Các ngài lấy kinh ơi, đi chậm lại! Đi chậm lại! Chúng tôi mang cơm tới đây!

Tam Tạng nghe vậy, cảm tạ rối rít, nói:

– Thực đúng là những thiện tín!

Bèn gọi Bát Giới dừng lại, ăn thêm cơm lấy sức. Chú ngốc dũi đường dọn dẹp đã hai ngày, bụng đang đói meo, thấy dòng người mang tới bảy tám nồi cơm, thì bất kể là cơm tẻ, mì miến,
đổ gộp vào ngốn một lèo no nê, xong lại lên dũi đường tiếp. Tam Tạng, Hành Giả, Sa Tăng cảm tạ mọi người. Hai bên chia tay nhau. Thật là:

Xóm Đà La khách đã về vội. Bát Giới ta mở lối khai sơn. Tam Tạng tâm tính sáng hơn.
Ngộ Không trổ phép phục hàng yêu ma.

Hẻm Hy Thị lại qua khó nhọc, Núi Thất Tuyệt một lúc đường thông

Sáu điều trần dục [281] cắt xong.

Tòa sen thẳng hướng thong dong lên đường.

Chuyến đi này không biết mất bao nhiêu dặm đường, còn phải gặp những yêu quái nào, xem hồi sau sẽ rõ.
----------------------------
[279] Nguyên văn: Uống nước đá mài dao.
[280] Mười đấu gạo là một thạch
[281] Những nhà tu hành theo đạo Phật coi sáu điều trần dục là sau giặc.