Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ sáu mươi tư

Núi Kinh Cức Ngộ Năng gắng sức 
Am Mộc Tiên Tam Tạng làm thơ

Lại nói chuyện quốc vương Tế Trại cảm tạ công ơn thầy trò Tam Tạng bắt yêu quái lấy lại được bảo bối, đưa tặng thầy trò vàng bạc châu báu, nhưng thầy trò không nhận. Quốc vương bèn sai quan Đương giá đo cắt quần áo cho bốn thầy trò, tặng mỗi người hai bộ, hai đôi xà cạp, hai chiếc hầu bao. Ngoài ra, quốc vương lại sai chuẩn bị cho thầy trò đủ cả lương khô, bánh nướng, đổi cho điệp văn, đoạn sai sắp xa giá cùng văn võ bá quan, trăm họ trong thành và các nhà sư chùa Phục Long, chuông trống rộn rã, tiễn đưa thầy trò ra ngoài thành. Đi xa chừng hai mươi dặm, thầy trò bèn từ biệt quốc vương. Mọi người lại đưa tiễn thầy trò hai mươi dặm nữa mới từ biệt quay về. Các nhà sư chùa Phục Long tiễn đưa đến năm sáu mươi dặm vẫn không chịu về. Có người muốn được cùng thầy trò Tam Tạng sang phương Tây! Có người muốn tu hành được theo hầu hạ. Hành Giả thấy họ không chịu quay về, bèn giở mẹo, nhổ ba bốn chục sợi lông tơ, thổi hơi tiên khí, hô “biến” tức thì biến thành một con hổ vằn hung dữ, chân nhảy, miệng gầm, chặn đường ngăn lối, các nhà sư sợ quá, không dám tiến bước. Bấy giờ Đại Thánh mới bảo sư phụ quất ngựa phóng đi. Lát sau thầy trò đã đi xa, lúc ấy các nhà sư mới gào khóc:

– Ôi các ngài có ơn có nghĩa ơi, chúng tôi vô duyên, các ngài chẳng độ cho chúng tôi rồi!

Tạm gác chuyện các nhà sư gào khóc lại. Lại nói chuyện bốn thầy trò đi tới đường cái. Hành Giả bấy giờ mới thu lông, và cả
đoàn thẳng hướng sang phương Tây.

Lúc này thời tiết đã thay đổi, thấm thoắt đông tàn xuân tới, tiết trời không nóng không lạnh, rất thuận lợi cho việc đi đường tiêu dao. Bỗng thầy trò nhìn thấy một cái đèo dài, trên đỉnh đèo là con đường đi. Tam Tạng ghìm cương quan sát, thấy đỉnh đèo gai góc quấn quýt, dây leo chằng chịt, tuy có dấu vết con đường nhưng hai bên gai góc um tùm nhọn hoắt. Đường Tăng hỏi:

– Đồ đệ ơi, đường đất thế kia làm sao đi được? Hành Giả đáp:
– Làm sao lại không đi được. Đường Tăng lại hỏi:
– Đồ đệ ạ, đường mòn ở dưới, gai góc phủ kín bên trên, họa là rắn rết bò sát đất mới đi được, các con bước thẳng lưng còn khó, bảo ta cưỡi ngựa làm sao?

Bát Giới đáp:

– Không hề chi, để con lấy đinh ba phạt gai góc mở lối, đừng nói là cưỡi ngựa, sư phụ có ngồi kiệu thì cũng qua được hết!

Tam Tạng nói:

– Con tuy khỏe, nhưng gai góc mọc dài không biết bao nhiêu dặm, làm sao đủ sức lực để phát quang được.

Hành Giả nói:

– Không cần bận vội, để con đi xem sao.

Đoạn tung người nhảy vút lên không trung quan sát, thấy mênh mông vô tận, thật là:

Đầy trời xông khí đất Khói đọng quyến mưa bay Ven đường cỏ mọc đầy
Khắp núi cây xòe tán

Rậm rậm rì rì đám lá non Chằng chằng chịt chịt mọc chồi xanh Xa trông thấy ngút mắt mênh mông Gần nhìn tựa mây bay bát ngát
Um tùm rậm rạp Ngăn ngắt xanh tươi Tiếng gió vi vút reo vui
Ánh dương tia ngời lấp lánh Có tùng, có bách trúc tươi tắn Lắm mai, lắm liễu, lắm tang dâu Dây leo chằng chịt quấn cây cao Bìm sắn lan man quanh cành liễu Đan xen như giá kiệu
Xoắn xuýt tựa chõng giường

Thấp thoáng hoa cười gấm huy hoàng Thoang thoảng hương đưa phô nhụy biếc Làm người ai chẳng hay đói rét
Nào biết Tây phương đường góc gai!

Hành Giả xem xét hồi lâu rồi hạ mây bước xuống nói:

– Sư phụ ạ, lối này xa lắm! Tam Tạng hỏi:
– Xa bao nhiêu? Hành Giả đáp:
– Mênh mông vô tận, tới đến nghìn dặm!
Tam Tạng sợ lắm, nói:

– Biết làm thế nào bây giờ? Sa Tăng cười, thưa:
– Sư phụ chớ có buồn, chúng con cũng học được cách đốt rẫy, cứ cho một mồi lửa đốt trụi sạch gai góc mà vượt qua!

Bát Giới nói:

– Chú đừng nói lăng nhăng! Đốt rẫy phải làm vào tháng mười cỏ nỏ cành khô mới bén được lửa. Chứ bây giờ đang độ tháng giêng, cây cỏ tươi tốt, đốt làm sao được!

Hành Giả nói:

– Vẫn cứ đốt được! Chỉ sợ người thôi. Tam Tạng nói:
– Làm thế nào qua được bây giờ? Bát Giới cười, thưa:
– Qua được, cứ phải nghe con.

Chú ngốc bèn bắt quyết niệm chú, ưỡn người lên hô “dài”, thân người liền cao đến hai mươi trượng, rồi múa đinh ba, hô “biến”, cây đinh ba liền dài tới ba mươi trượng, đoạn rảo cẳng bước tới, hai tay vung đinh ba phạt gai góc bỏ sang hai bên, miệng nói:

– Mời sư phụ đi theo con!

Tam Tạng thấy thế mừng lắm, vội vàng quất ngựa đi theo liền ngay đằng sau. Sa Tăng gánh hành lý, Hành Giả cũng dùng gậy sắt phạt gai góc mở lối. Suốt một ngày liền không ngừng tay, thầy trò đi được độ trăm dặm. Lúc này trời đã chạng vạng tối, thầy trò bỗng nhìn thấy một bãi đất trống, ngay giữa đường có một tấm bia, trên tấm bia có ba chữ đại tự: “núi Kinh
[270]
Cức

“phía dưới có hai hàng mười bốn chữ nhỏ: “Gai góc
lan man tám trăm dặm, xưa nay có lối ít người đi”. Bát Giới thấy vậy, cười nói:

– Để lão Trư này viết thêm vào hai câu nữa: Nay có lão Trư này khai phá
Thênh thang đường rộng đến Tây phương. Tam Tạng vui vẻ xuống ngựa nói:
– Đồ đệ vất vả quá! Chúng ta nghỉ đêm ở chỗ này đã, sớm mai
mặt trời mọc lại đi tiếp.

Bát Giới nói:

– Sư phụ đừng nghỉ lại, nhan lúc đêm trăng vằng vặc, chúng con đang hăng hái, cứ mở lối đi suốt đêm thôi!

Tam Tạng đành nghe theo Bát Giới lại xông lên cố gắng mở đường, bốn thầy trò người không dừng tay, ngựa không dừng vó, đi liền suốt một đêm, một ngày nữa. Lúc này trời lại tối xẩm, trước mặt gai góc chằng chịt, gió thổi trúc reo xào xạc, tiếng tùng vi vu, thầy trò chợt lại thấy trước mặt có một bãi đất trống, giữa bãi có một ngôi miếu cổ, ngoài cửa miếu tùng bách tươi tốt, mai đào xanh um. Tam Tạng xuống ngựa, cùng ba đồ đệ ngắm nghía. Chỉ thấy:

Bên suối lạnh một ngôi miếu cổ Lòng khói mây mưa gió buồn tênh Hạc trắng đùa với mây xanh
Cỏ hoa chân miếu dập dềnh tháng năm Trúc xào xạc tưởng trăm người nói Chim líu lo như gợi cơn sầu
Dấu chân người thấy đâu nào

Hoa tươi cỏ tốt quanh đầu tường hoang

Hành Giả nhìn, nói:

– Nơi này lành ít dữ nhiều, không nên ngồi lâu. Sa Tăng nói:
– Sư huynh nghĩ sai rồi. Nơi này hoang vắng chẳng dấu chân người, lại không có cầm thú quái yêu thì sợ cái gì?

Vừa dứt lời, bỗng thấy một trận âm phong cuồn cuộn, một cụ già đầu chít khăn, mình mặc một áo màu xám nhạt, tay chống
gậy lê, chân đi hài cỏ, theo sau là một quỷ sứ mặt xanh nanh vàng, râu tía mình trần từ phía sau cửa miếu đi ra, quỳ xuống nói:

– Thưa Đại Thánh, tiểu thần là thổ địa núi Kinh Cức, biết Đại Thánh đến đây, không có gì tiếp đãi, có mâm bánh hấp xin dâng lên trưởng lão, mời mỗi người xơi một chút. Vùng này suốt tám trăm dặm tịnh không bóng người, xin mời các ngài xơi tạm đỡ đói.

Bát Giới vui vẻ bước tới, thò tay định lấy bánh ăn không ngờ
Đại Thánh biết rõ tường tận, quát vang một tiếng:

– Hãy khoan! Tên này không phải người tốt! Chớ có vô lễ! Nhà ngươi là thổ địa ở đâu mà dám lừa dối lão Tôn? Nhìn cây gậy đây!

Cụ già thấy Hành Giả định đánh, bèn quay người, biến thành một làn gió âm, hét vang một tiếng, cắp ngay Tam Tạng mang đi đâu mất tích. Đại Thánh sợ quá không biết tìm đâu. Bát Giới, Sa Tăng tái mặt ngơ ngác; con ngựa bạch sợ hãi hý vang. Ba anh em và con ngựa là bốn, hốt hốt hoảng hoảng, nhìn xa ngó gần không hề thấy một mảy may dấu vết nào, tìm quẩn tìm quanh, chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện lão già cùng tên quỷ sứ khiêng Tam Tạng đến trước một ngôi nhà đá, mây khói lờ mờ, rồi nhẹ nhàng đặt xuống, cầm lấy tay Tam Tạng nói:

– Thánh tăng đừng sợ. Chúng tôi không phải là hạng người xấu, mà là Thập Bát Công núi Kinh Cức, nhân đêm nay gió mát trăng thanh, mời thánh tăng tới đây họp bạn ngâm thơ, tiêu khiển nỗi mong nhớ vậy thôi.

Lúc ấy, Tam Tạng mới định thần, mở mắt quan sát kỹ càng. Thực là:

Lẳng lặng khói mây man mác
Lâng lâng phong cảnh nhà tiên Đáng nơi chay lòng tu luyện Giữa vùng hoa trúc mơ màng Vách thẳm hạc tiên ẩn hiện
Ao trong ếch ộp kêu vang Bếp luyện linh đơn nghi ngút Non tiên Hoa Nhạc mây vàng Nói gì cày mây câu nguyệt Chính nơi ẩn dật ni tăng
Ngồi buồn thẳm sâu tựa biển

Song sa lấp ló vầng trăng

Tam tạng gật gù ngắm nghía, dần dần trăng sáng sao trong, và đã nghe thấy tiếng người trò chuyện. Họ nói:

– Thập Bát Công đã mời được Tam Tạng tới rồi.

Tam Tạng ngẩng đầu nhìn, hóa ra là ba ông già. Ông ngồi phía trước phong tư sương tuyết, ông thứ hai tóc xanh lòa xòa, ông thứ ba nhàn nhã thư thái. Mỗi người mỗi vẻ, quần áo cũng chẳng giống nhau. Cả ba ông đều bước tới, cúi chào Tam Tạng.

Tam Tạng chào đáp lễ xong, nói:

– Đệ tử có đức hạnh gì đâu mà dám phiền các vị tiên ông hạ cố?

Thập Bát Công cười nói:

– Từ lâu chúng tôi nghe nói thánh tăng có đạo, chờ đợi đã lâu, nay may mắn được tương kiến. Nếu quả không tiếc lời châu ngọc, xin thư thả ngồi chơi trò chuyện để thấy được chân phái của Thiền môn.

Tam Tạng cúi người, nói:
– Xin cho được hỏi tôn hiệu của tiên ông? Thập Bát Công nói:
– Vị phong tư sương tuyết đây hiệu là Cô Trực Công; vị tóc xanh là Lăng Không Tử, vị hư tâm đây là Phất Vân Tẩu; còn lão quê mùa tôi đây hiệu là Kinh Tiết.

Tam Tạng hỏi:

– Bốn vị tôn ông tuổi thọ bao nhiêu ạ? Cô Trực Công đáp:
Tuổi tôi trải đã nghìn xuân

Bốn mùa xanh tốt sánh gần trời xanh

Cành thơm rồng rắn hiện hình

Tinh thần thấm đượm muôn vành tuyết sương

Sinh ra cứng cỏi khang cường

Đến nay chính trực theo đường quy chân

Phượng bay về ngủ khác trần

Thâm nghiêm lỗi lạc nhọc nhằn sá chi

Lăng Không Tủ cười, nói:

Phong sương ngạo nghễ nghìn xuân Thân cao cành lớn tinh thần dẻo dai Đêm khuya vi vút sương rơi
Thu về bóng mát rợp trời như mây

Phép trường sinh học bấy nay Thêm phương bất lão mệnh này dài lâu Hạc hóa rồng giống tục đâu
Phong tư thanh sảng khác nào tiên ông
Phất Vân Tẩu cười nói:

Tuế hàn chắc đã nghìn thu

Vẻ già quắc thước thanh u bội phần

Điềm đạm chẳng nhuốm bụi trần

Trải bao sương tuyết thêm phần khoan thai

Thất hiền kết bạn vui chơ [271] Giao du lục dật đủ mùi từ chương Chan chan tiếng ngọc lời vàng
Tự nhiên giữ tinh, thần tiên bạn cùng Kinh Tiết Thập Bát Công cười nói: Tuổi tôi nghìn lẻ có dư
Xanh tươi hùng tráng vẫn như thưở nào

Tuyết sương tăng tuổi thọ cao Tùy cơ tạo hóa vui theo đất trời Muôn khe mấy gió sao dời
Bốn mùa tiêu sái cuộc đời ung dung

Tán xòe mời mọc tiên ông

Sách xem, đàn dạo, chơi chung cuộc cờ

Tam Tạng cảm tạ nói:

– Bốn vị tiên ông tuổi thọ đều cao. Ngài Kinh Tiết Thập Bát công đây tuổi thọ nghìn năm có lẻ, tuổi cao đắc đạo, phong thái
[272]
thanh kỳ, thật chẳng khác nào “tứ hạo”

Bốn ông già nói:

đời Hán vậy.

– Ngài thật quá khen! Thật quá khen! Chúng tôi đâu được là
“tứ hạo”, chỉ là bốn người tiết tháo trong núi sâu thôi. Xin hỏi
lại thánh tăng tuổi thọ được bao nhiêu?

Tam Tạng chắp tay, nghiêng người thưa:

Bốn mươi năm trước chào đời Mệnh gặp tai ách từ thời chưa sinh Trôi theo sóng gió lênh đênh
Kim Sơn trưởng lão thương tình cứu cho

Tụng kinh dưỡng tính sớm trưa Thành tâm kính Phật bấy giờ đến nay Đội ơn hoàng thượng sang Tây
Tiên ông hạ cố hôm nay thỏa lòng

Bốn ông già đều ngợi khen nói:

– Thánh tăng ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã theo Phật giáo, tu hành từ nhỏ nên quả là một bậc thượng tăng đắc đạo chân chính. Chúng tôi may mắn được gặp tôn nhan, thỉnh cầu đại giáo, mong được chỉ bảo cho một hai điều về Thiền pháp, thỏa nỗi ước mong.

Tam Tạng nghe nói như vậy, điềm nhiên thẳng thắn nói với mấy ông già rằng:

– Thiền tức là tĩnh, Pháp tức là qua. Qua với cái tĩnh, không giác ngộ thì không thành. Ngộ tức là rửa lòng, giũ lo, xa trần thoát tục. Than ôi, nhân thân khó thành, trung thổ khó sinh, chính pháp khó gặp. Trọn vẹn được cả ba điều ấy thì may mắn nào bằng. Đức tốt đạo hay, mênh mông man mác, lục căn lục
[273]
thức

, thảy khả quét trừ. Bồ đề là bất sinh bất tử, chẳng
thiếu chẳng thừa, không sắc bao la, kẻ thánh người hiền đều sai khiến cả. Hỏi rõ cả công cụ của Nguyên Thủy, biết rõ cả thủ
[274]
đoạn của Mâu Ni, phát huy tượng võng

, đạp vỡ Niết Bàn.
Cần phải giác rõ sự giác, ngộ rõ sự ngộ, một điểm linh quang giữ trọn vẹn, phóng luồng lửa đỏ chiếu bà sa, dọc ngang pháp giới riêng hiển lộ. Rất u vi, càng kiên cố, cửa huyền nói suông ai kẻ độ? Ta vốn tu hành đại giác thiền, có duyên có chí nên giác ngộ.

Bốn ông già lắng tai nghe lời dạy, vô cùng mừng rỡ, ai nấy cúi đầu quy y, nghiêng mình cúi lạy nói:

– Thánh tăng thật là bậc giác ngộ tận gốc rễ cơ thiền. Phất Vân Tẩu nói:
– Thiền tuy tĩnh, pháp tuy độ, nhưng phải định tính thành tâm. Dù có vào bậc đại giác chân tiên, cũng chỉ ngồi vào cái đạo vô sinh mà thôi. Đạo huyền của chúng tôi thật khác nhiều lắm.

Tam Tạng nói:

– Đạo là phi thường, nhưng cách thức giống nhau, tại sao lại còn khác?

Phất Vân Tẩu cười, nói:

Chúng tôi sinh ra bền chắc Thể dụng khác hẳn ngài đây Cảm trời đất sinh thân này Nhờ mưa móc mà tươi tắn Ngạo cười mưa nắng
Tháng ngày phôi pha Một lá chẳng rụng qua Nghìn cành vươn cứng cỏi
Như lời đây cõi xung hư chẳng tới

Phạn ngữ ngài chấp trừ luôn luôn. Kia đạo này vốn Trung Quốc có nguồn
Sao còn cầu Tây phương cõi khác

Hai cỏ kia phí uổng

Chẳng biết tìm cái chi?

Sư tử đá móc hết ruột gan đi Chú cáo rừng rưới tràn xương vóc Tham thiền quên gốc
Phật quả vọng cầu

Hệt mê ngữ dây leo Mọc trên non Kinh Cức Loại quân tử ấy
Tiếp dẫn làm gì

Quy mô thế kia

Ấn trao sao được?

Tất nhiên phải soi rọi mặt mày phía trước

Trong tĩnh kia có sự sinh nhai Nước đựng làn tre chảy phí hoài Nở hoa từ cây sắt không rễ
Đỉnh Linh Bảo bước đi vững thế

Trở về dự hội đến Long Hoa

Tam Tạng nghe xong cúi đầu lạy tạ, Thập Bát Công đưa tay dìu. Cô Trực Công vươn người đỡ. Lăng Không Tử cười khà khà, nói:

– Lời của Phất Vân tiết lậu hết cả. Xin mời thánh tăng đứng dậy và đừng tin hết. Chúng tôi chỉ nhân đêm nay trăng sáng, muốn tiêu dao ngâm nga, cho thỏa tâm tình mà thôi, chứ không phải giảng bàn về sự tu hành đâu.
Phất Vân Tẩu cười, chỉ gian nhà đá nói:

– Nếu muốn ngâm nga, xin mời vào tiểu am dùng trà đã. Các ngài thấy thế nào?

Tam Tạng nghiêng người ngắm nhìn mặt trước gian nhà đá, thấy trên cửa đề ba chữ đại tự “am Mộc Tiên”, bèn cùng bốn ông già bước vào, chia thứ tự ngồi xuống. Bỗng thấy một tên quỷ sứ mình trần bưng một mâm cao phục linh, cùng năm chén trà thơm dâng lên. Bốn ông già mời Đường Tăng xơi trước. Tam Tạng nghi ngại không dám ăn, chờ bốn ông già ăn cả, rồi mới ăn hai miếng. Mọi người uống trà hương xong, khay chén đã được dọn dẹp, bấy giờ Tam Tạng mới để ý nhìn trộm, thấy bên trong long lanh rực rỡ, chẳng khác gì bóng trăng:

Nước từ khe đá chảy ra

Hương từ hoa thắm thoảng qua mơ màng

Khắp nhà u nhã lâng lâng

Tuyệt không nửa hạt bụi trần nơi đây

Tam Tạng thấy cảnh tiên như vậy, lấy làm đắc ý, tình vui ý đẹp, hoan hỉ vô cùng, cao hứng đọc một câu:

Lòng thiền trăng chiếu thanh thanh,

Kim Tiết Lão cười tươi nói:

Hứng thơ bát ngát, vờn quanh mây trời

Cô Trực Công đáp:

Câu hay chẳng kể vắn dài

Lăng Không Tử đọc tiếp:

Văn hay chẳng lọ lời lời phun châu

Phất Vân Tẩu đọc tiếp:

Phồn hoa rửa sạch lầu lầu
Nhã tụng đây mới nên câu tuyệt vời.

Tam Tạng nói:

– Đệ tử lỡ lời một chút, nói nhăng mấy câu, khác nào “múa rìu qua mắt thợ”. Vừa rồi được nghe những lời thanh tân phiêu dật của các vị tiên đây mới thật là những bậc thi nhân vậy.

Kinh Tiết Lão nói:

– Thánh Tăng bất tất phải quá khen. Người xuất gia toàn trước vẹn sau, đã có câu mở sao không có câu kết? Mong được hoàn tất nốt cho.

Tam Tạng nói:

– Đệ tử bất tài, phiền Thập Bát Công làm nốt câu kết cho thành cả bài là hay nhất.

Kinh Tiết nói:

– Ngài nghĩ hay thật! Đã làm được câu mở, tại sao lại không chịu làm câu kết? Tiếc lời châu ngọc, không phải đạo đâu.

Tam Tạng đành đọc nốt hai câu sau rằng:

Trà thơm nửa gối tùng soi

Ngâm nga tiêu sái một trời đầy xuân.

Thập Bát Công nhắc lại:

-”Ngâm nga tiêu sái một trời đầy xuân”, hay quá! Cô Trực Công nói:
– Kinh Tiết, ngài thẩm thi sâu sắc, mở miệng thành thơ, sao không làm một bài nữa?

Thập Bát Công cũng khẳng khái không chút chối từ, nói:

– Tôi xin làm theo lối “đỉnh châm”[275] rằng:

Xuân chẳng tươi, đông chẳng khô,
Mây qua mù lại vẫn là như không

Lăng Không Tử nói:

– Tôi cũng xin làm hai câu đỉnh châm:

Không gió lay bóng trắc tùng

Có khách phúc thọ mơ mòng bấy nay.

Phất Vân Tẩu cũng làm hai câu đỉnh châm:

Nay mơ đứng vững núi Tây

Trong như Nam quốc lòng đây sạch lầu

Cô Trực Công cũng làm hai câu đỉnh châm:

Lầu mong lá thắm thân cao

Làm rường làm cột khác nào hiến [276] Tam tạng nghe xong tán thưởng không ngớt:
– Thật là những khúc dương xuân bạch tuyết, khí lớn ngút trời! Đệ tử bất tài cũng xin làm thêm hai câu nữa.

Cô Trực Công nói:

– Thánh tăng là bậc hiền sĩ hữu đạo, là người đại nhân đại dưỡng, bất tất phải làm lại hai câu liên cú nữa, xin cho cả một bài toàn thiên, để chúng tôi cố gắng họa theo.

Tam Tạng bất đắc dĩ đành mỉm cười ngâm một bài thơ luật rằng:

Chống gậy sang Tây bái Pháp vương Nguyện cầu kinh điển để truyền dương Cỏ thơm ba lá thơ nên vẻ
Cây báu nghìn hoa sen ngát hương

Trăm thước ngọn tre nên tiến bước
Mười phương thế giới tự hành tàng Tu thành báo tượng trang nghiêm thế Cực lạc miền kia chính đạo tràng.
Bốn ông già nghe xong, hết sức khen ngợi. Thập Bát Công nói:
– Tôi tuy vụng về bất tài, cũng xin cố gắng mạnh dạn họa theo một bài:

Tiết cứng vươn cao cợt Mộc vương Cây xuân chẳng giống tiếng danh dương Núi cao trăm trượng rắn rồng lượn
Suối chảy nghìn năm hổ phách hương

Trời đất mở toang sinh khí bốc Gió mưa mừng gặp hóa hành tàng Suy tàn tự thẹn không tiên cốt
Duy chỉ linh cao kết thọ tràng.

Cô Trực Công nói:

– Bài thơ câu mở hào hùng, câu đối có khí lực, nhưng câu kết tự khiêm quá. Hay lắm! Hay lắm! Tôi tuy vụng về cũng xin họa một bài:

Phong tư mừng được đậu cầm vương Tứ nguyệt nha kia đại khí dương Sương nặng giải châu xòe tán rộng Gió đưa vách đá lạnh mùi hương Hiên dài đêm vắng thơ ngâm khẽ Điện cổ thu buồn bóng nhạt tàng
Nguyên đán đón xuân từng hiến thọ

Già về ngạo nghễ tại sơn tràng.

Lăng Không Tử mỉm cười nói:

– Thơ hay quá! Thơ hay quá! Khác nào trăng sáng giữa trời! Tôi vụng về biết họa lại thế nào đây? Nhưng lỡ nào lại bỏ qua, vậy cũng xin có mấy câu sau:

Lương đống tài cao sát đế vương Thái thanh cung ấy rộn thanh dương Hiên quang sáng sủa tràn thanh khí Tường vắng tầm thương ngát thúy hương Tiết cứng nghìn năm coi lẫm liệt
Rễ sâu chín suối hết tiềm tàng

Tán xòe lơ lửng mây cao bóng

Chẳng giống muôn hoa diễm lệ tràng

Phất Vân Tẩu nói:

– Thơ của ba ông cao nhã thanh khiết, khác nào mở túi gấm thêu. Tôi tuy bất lực bất tài, nhưng được ba ông chỉ giáo, dạ tối bỗng sáng bừng, bất đắc dĩ cũng có vài câu, mong các ông chớ cười!

Thơ rằng:

Trong chốn Kỳ Viên lạc thánh vương Vị Xuyên nghìn mẫu mặc phân dương Trúc xanh chẳng nhiễm Tương Nga lệ Măng đốm đâu truyền Hán Sứ hương Sương gội lá kia màu chẳng đổi
Mù rơi ngọn nọ sắc còn tàng
Tử du tạ thế tri âm ít

Muôn thuở lưu danh bút mực tràng.

Tam Tạng nói:

– Thơ của các bậc thần tiên thực là nhả ngọc phun châu, dù
đến Tử Du, Tử Hạ[277]

cũng còn kém, tứ cao tình sâu, cực kỳ
cảm động. Nhưng đêm đã khuya, ba đồ đệ không biết đang chờ tôi ở đâu. Vì vậy, đệ tử không dám ở lâu, dám xin cáo từ tìm đường về, được như vậy mối tình chí thiết càng nồng thắm lắm. Mong các lão tiên chỉ dùm cho lối về.

Bốn ông già cười nói:

– Thánh tăng chớ lo. Chúng ta gặp nhau thật là “sự gặp gỡ nghìn năm mới có một lần”. Huống hồ trời trong mây sáng, tuy đêm đã khuya nhưng vằng vặc sáng trăng. Vậy thánh tăng hãy ngồi chơi thư thả, đợi trời sáng sẽ đưa tiễn qua núi, lúc ấy chắc cũng gặp đồ đệ thôi.

Đang trò chuyện, bỗng thấy bên ngoài gian nhà đá có hai người tiểu đồng gái áo xanh gánh một đôi đèn lồng bằng sa, và dẫn một tiên nữ tới. Tiên nữ cài một cành hoa hạnh, cười chúm chím, bước vào cửa cúi chào.

Trông nàng:

Dáng thanh như cánh trả

Má đỏ tựa yên chi Long lanh đôi mắt phượng Cong vút một hàng mi Quần hồng thêu ngũ sắc Áo lụa màu đỏ hây
Hài nhỏ cong mỏ phượng
Tất gấm ánh lưu ly Gái Thiên Thai kiều diễm Nào kém gì Đán Ky (Cơ)!
Bốn ông già cúi mình hỏi:

– Hạnh Tiên đến có việc gì?

Cô gái chúc vạn phúc mọi người, rồi nói:

– Biết có khách quý ở đây thù tạc, nên Hạnh Tiên này đến tìm gặp, dám xin được tương kiến.

Thập Bát Công chỉ Đường Tăng nói:

– Khách quý ở đây, phải vất vả tìm đâu!

Tam Tạng cúi người, chẳng nói chẳng rằng. Cô gái cất tiếng gọi:

– Mau mang trà vào đây!

Lại thấy hai tiểu đồng gái áo vàng bưng chiếc khay sơn son, trong khay đặt sáu chén trà nhỏ bằng đá và một ít phẩm quả lạ, một chiếc thìa, và xách một chiếc ấm trà bằng đồng thau nạm thiếc trắng. Hương trà từ trong ấm bay ra ngào ngạt. Tiểu đồng rót trà. Cô gái khẽ đưa ngón tay búp măng thon thả nhấc chén trà mời Tam Tạng, sau đó mời bốn ông già, rồi mình cũng cầm một chén tiếp đãi.

Lăng Không Tử nói:

– Hạnh Tiên sao lại không ngồi?

Cô gái lúc ấy mới ngồi xuống. Uống trà xong nàng nghiêng người hỏi:

– Các tiên ông đêm nay vui quá, xin ban cho một vài câu đẹp được chăng?

Phất Vân Tẩu nói:
– Chúng tôi văn chương thô thiển, chỉ có thơ Thánh tăng đây mới xứng thơ Thịnh Đường, rất đáng thưởng thức.

Cô gái nói:

– Nếu không tiếc ngại xin cho nghe một chút.

Bốn ông già bèn đọc lại cho cô gái nghe hết một lượt những bài thơ và những lời bàn về thiền pháp của Tam Tạng. Cô gái mặt mày hớn hở, tươi cười nói với mọi người:

– Hạnh Tiên bất tài, không nên phô dở. Nhưng được nghe câu hay, chẳng nhẽ bỏ qua. Vậy xin miễn cưỡng họa một bài sau cùng xem sao.

Nàng bèn cất giọng ngâm sang sảng:

Muôn thuở lưu danh Hán Vũ Vương Thời Chu Khổng Tử lập đàn dương Đổng Tiên yêu mến nên rừng cả
Tôn Sở sững sờ tiếc vị hương Mưa đượm vẻ hồng non lại mượt Khói lồng sắc thắm hiển rồi tàng Biết rằng quá chín thành chua đấy
Rụng xuống năm năm bạn mạch tràng.

Bốn ông già nghe xong ai nấy đều tán thưởng, nói:

– Thanh nhã thoát trần. Câu thơ chứa đựng ý xuân. Nhất là câu “Mưa đượm vẻ hồng non lại mượt”, “Mưa đượm vẻ hồng non lại mượt”!

Cô gái chúm chím cười khẽ trả lời:

– Hú vía! Hú vía! Vừa nghe thơ của thánh tăng, thật là lòng như gấm, miệng như thêu, nếu không tiếc lời, xin ban dạy một bài nữa được không?
Đường Tăng không dám trả lời. Cô gái dần dà tỏ vẻ đáng yêu, nhích dần, nhích dần, ngồi sát cạnh người Đường Tăng, khe khẽ nói:

– Khách quý chớ bỏ hoài đêm đẹp thế này không chơi xuân còn đợi cái gì? Đời người ta quang âm thấm thoắt, phỏng được mấy khi vui?

Thập Bát Công nói:

– Hạnh Tiên đã tỏ hết tình cảm ngưỡng mộ, chẳng lẽ thánh tăng lại không có ý đáp lại hay sao? Nếu không yêu đương là không biết thú rồi.

Cô Trực Công nói:

– Thánh Tăng là bậc hiền sĩ có danh có đạo, chắc không cẩu thả hành sự. Sắp đặt như thế là chúng ta có lỗi đấy. Làm nhơ nhuốc thanh danh người ta, bại hoại đức hạnh của người ta, không phải là biết nhìn xa đâu. Nếu quả Hạnh Tiên có ý, thì xin Phất Vân Tẩu và Thập Bát Công làm mối, tôi và Lăng Không Tử chủ hôn, để thành gia quyến, lại không tốt hơn sao?

Tam Tạng nghe nói như vậy thì biến sắc mặt, đứng phắt dậy quát lớn:

– Các người đều là một loài yêu quái dụ dỗ ta! Vừa rồi chỉ lấy lời nông cạn bàn huyền bàn đạo còn được, chứ bây giờ lại dùng mỹ nhân kế hãm hại bần tăng là nghĩa lý gì?

Bốn ông già thấy Tam Tạng nổi giận, ai nấy cắn móng tay sợ hãi, chẳng dám nói năng. Tên quỷ sứ mình trần sừng sộ gầm lên như sấm:

– Lão hòa thượng này chẳng biết cân nhắc gì cả! Bà chị ta đây có chỗ nào không tốt? Dáng người thanh nhã, chất ngọc diễm kiều, chưa cần nói tới công dung ngôn hạnh, chỉ cần một bài thơ như vừa rồi cũng đủ lấy được người hơn nhà ngươi. Vậy mà
ngươi sao còn từ chối? Chớ có bỏ qua! Lời của Cô Trực Công chí lý lắm. Nếu quả không muốn cầu hợp, thì để ta làm chủ hôn cho nhà ngươi.

Tam Tạng sợ hãi tái mặt, mặc cho bọn họ nói nhăng nói cuội, chỉ một mực không nghe. Tên quỷ sứ lại nói:

– Lão hòa thượng kia, chúng ta khuyên nhủ tử tế mà nhà ngươi không chịu nghe. Giả sử chúng ta nổi tính cục cằn lên, cứ cắp nhà ngươi đi thì nhà ngươi làm hòa thượng cũng chẳng nổi, lấy vợ cũng chẳng xong, không uổng cả một đời sao?

Tam Tạng lòng vững vàng như đá, một mực không nghe, nghĩ thầm rằng:

– Không biết mấy đồ đệ đang tìm ta ở đâu?

Nói xong, không ngăn được hai hàng lệ chứa chan.

Cô gái tươi cười, nhích sát người cạnh Tam Tạng, rút trong
tay áo ra một chiếc khăn lụa ướp hoa dùng để lau mồ hôi, lau nước mắt cho Tam Tạng, nói:

– Khách quý chớ buồn phiền, thiếp cùng chàng tựa ngọc ướp hương, ta chơi xuân nào!

Tam Tạng hừ to một tiếng, đứng phắt dậy định bỏ chạy, nhưng bị bọn người kia kéo lôi túm giữ ồn ào cho tới sáng.

Chợt nghe thấy đâu đó có tiếng gọi:

– Sư phụ ơi! Sư phụ ơi! Sư phụ đang nói ở đâu đấy?

Số là Tôn Đại Thánh, cùng Bát Giới, Sa Tăng dắt ngựa, gánh hành lý, đi suốt đêm, xuyên qua gai góc, tìm đông tìm tây, đi trong khoảng nửa mây, nửa mù vượt qua tám trăm dặm núi Kinh Cức, bỗng nghe tiếng Đường Tăng quát tháo, nên mới cất tiếng gọi.

Tam Tạng giằng tay chạy ra ngoài cửa, gọi to:

– Ngộ Không ơi, ta ở đây, mau đến cứu ta với! Mau đến cứu ta với!

Bốn ông già và tên quỷ sứ, cô gái và người tiểu đồng gái, vèo một tiếng đã biến mất tăm không thấy đâu cả.

Một lát sau, Bát Giới, Sa Tăng bước cả tới, hỏi:

– Sư phụ, tại sao sư phụ lại ở đây? Tam Tạng túm chặt lấy Hành Giả nói:
– Đồ đệ ơi, các con vất vả quá! Cái ông già gặp chiều hôm qua nói là thổ địa dâng cơm chay ấy, bị con quát một tiếng toan đánh, thế là hắn vác ta tới đây. Hắn chào ta rồi dắt tay vào nhà, thấy cả ba ông già nữa đến đây gặp ta và đều gọi ta là “thánh tăng”. Ai nấy ăn nói thanh nhã, thơ phú cực hay. Ta cùng họ làm thơ xướng họa với nhau mãi tới nửa đêm, lại thấy một người con gái xinh đẹp xách đèn hoa cùng đến dự, họa một bài thơ và gọi
ta là “khách quý”, rồi thấy ta nho nhã muốn kết vợ chồng, ta mới tỉnh ngộ ra. Đang lúc ta không chịu, lại bị bọn họ, người nhận làm mối, người nhận làm chủ hôn, ta một mực từ chối. Đang giằng tay ra toan bỏ chạy, làm ầm ĩ lên, thì bất ngờ các con kéo tới. Chắc một là trời sáng rõ, hai là họ sợ con, nên vừa giành giật ta xong, mà thoắt một cái đã không thấy họ đâu cả.

Hành Giả nói:

– Sư phụ đã cùng họ đàm đạo ngâm thơ, vậy sư phụ không hỏi tên họ sao?

Tam Tạng nói:

– Ta cũng có hỏi tên bọn họ. Cái ông già ấy gọi là Thập Bát Công, hiệu là Kinh Tiết. Người thứ hai là Cô Trực Công, người thứ ba là Lăng Không Tử, người thứ tư là Phất Vân Tẩu; còn cô gái tên là Hạnh Tiên.

Bát Giới hỏi:

– Yêu quái ấy ở đâu? Vừa đi về phương nào?

Cả ba người cùng sư phụ xem xét chỉ thấy một tòa miếu vách đá, trên vách có ba chữ đại tự “Am Mộc Tiên”.

Tam Tạng nói:

– Chính chỗ này đây.

Hành Giả xem xét kỹ lưỡng thì thấy ở đây có một cây đan phong. Lại thấy ở bên kia vách đá còn có một cây hạnh già, một cây lạp mai, và hai cây đan quế. Hành Giả cười hỏi:

– Chú đã nhìn thấy yêu quái chưa? Bát Giới đáp:
– Chưa.

Hành Giả nói:
– Chú không biết. Chính là mấy cây gỗ thành tinh đây này. Bát Giới hỏi:
– Tại sao anh biết đó là mấy cây gỗ thành tinh? Hành Giả đáp:
– Thập Bát Công là cây tùng, Cô Trực Công là cây bách, Lăng Không Tử là cây gội, Phất Vân Tẩu là cây trúc, tên quỷ mình trần là cây phong, Hạnh Tiên là cây hạnh, tiểu đồng gái là cây đan quế, và cây lạp mai.

Bát Giới nghe xong, bất luận hay dở, dùng đinh ba bổ một chập, lấy mõm dài dũi năm cái, làm cho mấy cây lạp mai, đan quế, lão hạnh, phương dương đổ lăn kềnh trên mặt đất, quả nhiên thấy máu tươi đầm đìa nơi gốc. Tam Tạng bước tới ngăn lại nói:

– Ngộ Năng, đừng đánh chết họ! Họ tuy thành tinh nhưng chưa hề hại ta. Chúng ta tìm đường đi thôi.

Hành Giả nói:

– Sư phụ đừng thương tiếc chúng, sợ sau này chúng thành quái già, hại người không nhỏ đâu.

Chú ngốc được thể, bổ một chập đinh ba nữa, khiến cho mấy cây gội, bách, trúc, tùng bật cả rễ lên, rồi mới mời sư phụ lên ngựa. Theo đường lớn cả đoàn tiếp tục sang phương Tây.

Cuối cùng không biết chuyến đi sắp tới ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

-------------------------
[270] Kinh cức có nghĩa là cây gai.
[271] Thất hiền: Bảy người hiền ẩn dật cùng giao du với nhau trong rừng trúc đời Tấn.
[272] Tứ hạo: Bốn ông già ẩn dật ở núi Nam Sơn đời Hán.
[273] Lục căn lục thức: Tức sau giác quan: mắt, tai, lưỡi, mũi, thân, ý.
[274] Tượng võng: Chỉ sự vô tâm, rời bỏ thanh sắc, tuyệt hết tư lự.
[275] Đỉnh châm: Một lỗi thơ chơi chứ. Cách làm là lấy chữ cuối của câu trước làm chữ đầu của câu sau. (Theo nguyên chú) nhưng ở đây, họ chỉ lấy chữ cuối ở hai câu của người thứ nhất làm chữ đầu ở câu thứ nhất của người thứ hai mà thôi.
[276] Hiến ô: Một tên khác chỉ chức Ngự sử đài: hiến đài và ô đài, tên một chức quan cao trong triều đình (theo nguyên chú).
[277] Tử Du, Tử Hạ: Hai người học trò giỏi của Khổng Tử theo học môn văn học.