Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ bốn mươi tám

Ma nổi gió hàn sa tuyết lớn,
Sư mong bái Phật giẫm băng dầy

Lại nói chuyện người thôn Trần Gia Trang khiêng đồ cúng tế dê, lợn, rượu cùng Hành Giả, Bát Giới rầm rầm, rộ rộ tới bày trong miếu Linh Cảm. Hai đưa trẻ trai và gái được đặt lên trên cùng. Hành Giả ngoảnh đầu nhìn thấy trên bàn thờ bày hương hoa đèn nến chính giữa đặt một cỗ bài vị chữ vàng, trên có dòng chữ “Thần Linh Cảm đại vương”, ngoài ra không có một tượng thần nào khác. Mọi người bày biện xong xuôi, đoạn quay mặt vào miếu dập đầu khấn rắng:

– Tâu đại vương, năm này, tháng này, ngày này, giờ này, tế chủ Trần Gia Trang là Trần Trừng cùng mọi người lớn bé, già trẻ kính tuân lệ thường, xin hiến một bé trai tên là Trần Quan Bảo, một bé gái tên là Nhất Xứng Kim, cùng lợn, dê, rượu đủ số, dâng đại vương hưởng dùng để phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Khấn xong, đốt vàng mã rồi ai về nhà nấy. Chuyện không nói nữa.

Bát Giới thấy mọi người về rồi, bèn nói với Hành Giả:

– Chúng mình cũng về nhà thôi!
Hành Giả hỏi:

– Nhà chú ở đâu? Bát Giới đáp:
– Về nhà cụ Trần ngủ. Hành Giả nói:
– Chú ngốc lại nói lăng nhăng rồi. Đã nhận lời với người ta,
phải làm cho người ta vừa ý mới phải chứ.

Bát Giới nói:

– Anh ngốc thì có, chứ tôi đâu có ngốc! Chỉ lừa họ làm trò
chơi, chứ tại sao lại đi hiến mình làm lễ cho họ thật sự thế này.

Hành Giả nói:

– Giúp người phải giúp đến cùng, nhất định phải đợi đại
vương kia đến ăn thịt bằng được mới gọi là có thủy có chung. Nếu không, chẳng hóa gieo tai, gieo vạ cho họ, thành ra không tốt.

Đang nói, bỗng nghe tiếng gió nổi vù vù. Bát Giới nói:

– Hỏng, gió nổi là thằng cha ấy đến đấy. Hành Giả dặn ngay:
– Đừng nói nhé, mặc tôi đối phó..

Trong giây lát, một yêu quái đã bước tới cửa miếu. Trông
hình dáng hắn:

Giáp vàng, mũ cũng vàng tươi.
Lưng đeo đai báu, dáng người hung hăng.

Hai mắt sáng tựa sao băng.

Hai hàm răng nhọn sắc bằng đinh ba.

Khói mây lãng đãng chiều tà. Sương mù cuồn cuộn bay là quanh thân. Bước đi trận trận gió hàn,
Đứng lại sát khí từng làn bốc thêm.

Khác nào vị tướng Quyển Liêm,

Hệt như thần tướng trấn bên cổng chùa.

Yêu quái đứng chặn ở cửa miếu hỏi:

– Năm nay nhà nào sửa lễ? Hành Giả cười, tủm tỉm đáp:
– Thưa ngài, là nhà Trần Trừng, Trần Thanh trong thôn ạ. Yêu quái nghe tiếng trả lời, trong lòng nghi hoặc nói:
– Thằng bé này to gan gớm nhỉ, nói năng thật linh lợi! Mọi
khi những đứa trẻ dâng cho ta hưởng, ta hỏi lần đầu, thì không dám trả lời, hỏi lần thứ hai đã sợ hết hồn, khi lấy tay sờ đến thì đã chết cứng. Thế mà hôm nay thằng ranh này ứng đối trôi chảy thế?

Yêu quái chưa dám cầm lên ăn thịt, lại hỏi tiếp:

– Đứa con trai và đứa con gái tên là gì? Hành Giả cười, đáp:
– Con trai tên là Trần Quan Bảo, con gái tên là Nhất Xứng
Kim.

Yêu quái nói:

– Lễ hiến tế này vẫn theo lệ cũ, nay dâng cho ta thì ta ăn thịt
chúng bay.

Hành Giả nói:

– Chúng tôi không dám chống cự, xin mời ngài cứ việc ăn
thịt.

Yêu quái nói xong vẫn không dám động thủ, đứng chặn ở cửa quát:

– Chớ có bẻm mép! Mọi năm ta ăn thịt thằng con trai trước, năm nay ta lại muốn ăn thịt đứa con gái trước!

Bát Giới sợ quá, nói:
– Đại vương cứ chiếu theo lệ cũ, không nên phá lệ như thế. Yêu quái chẳng thèm nghe, cứ thò tay tóm Bát Giới. Chú
ngốc phịch một cái nhảy xuống, hiện nguyên hình rút đinh ba bổ thẳng cẳng. Yêu quái rút tay lại, chạy ra phía trước. Bỗng nghe
soạt một tiếng, Bát Giới nói:

– Thủng áo giáp rồi!

Hành Giả cũng hiện nguyên hình chạy tới xem, thì ra là hai
cái vẩy cá to bằng cái khay, bèn quát lớn:

– Đuổi mau! Đuổi mau!

Hai người nhảy lên không trung. Yêu quái do đi ăn lễ nên
không mang theo binh khí, tay không đứng trên đám mây hỏi:

– Các ngươi là hòa thượng phương nào mà đến đây lừa người,
[233]
dám phá lễ vật

làm hại thanh danh của ta?
Hành Giả đáp:

– Yêu quái khốn kiếp kia không biết à? Chúng ta là đồ đệ của
vị thánh tăng nước Đại Đường bên phương Đông là Tam Tạng vâng mệnh nhà vua sang phương Tây lấy kinh, nhân đêm qua ngủ nhờ nhà cụ Trần, nghe nói có yêu quái, giả hiệu là Linh cảm, hàng năm bắt phải dâng trẻ con trai gái. Chúng ta là những người từ bi, muốn cứu vớt sinh linh, nên đến bắt đồ yêu quái khốn kiếp nhà ngươi. Vậy hãy mau mau khai thực ra, cứ một năm ăn thịt hai đứa trẻ trai gái, vậy nhà ngươi xưng làm đại vương ở đây đã bao nhiêu năm? Ăn thịt bao nhiêu đứa trẻ? Tính từng đứa trả lại cho ta, thì ta sẽ tha chết cho!

Yêu quái nghe nói, liền bỏ chạy ngay, bị Bát Giới bổ cho một phát đinh ba nữa, nhưng không trúng, bèn biến thành một trận cuồng phong, chui biến xuống sông Thông Thiên.

Hành Giả nói:

– Không cần đuổi nữa, chắc nó là yêu quái ở dưới sông này,
đợi sáng mai nghĩ cách bắt nó, rồi đưa sư phụ sang sông.

Bát Giới nghe lời quay về miếu, cùng Hành Giả khiêng cả bàn lễ vật lợn, dê, rượu về nhà cụ Trần. Khi ấy Đường Tăng, Sa Tăng cùng hai anh em cụ già họ Trần đang ngồi ở nhà trông đợi tin, bỗng thấy hai người khiêng lễ vật lợn, dê về đặt ở ngoài sân. Tam Tạng bước ra đón, hỏi:

– Ngộ Không, công việc tế lễ thế nào?

Hành Giả đem chuyện xưng danh đuổi quái chui xuống lòng
sông kể hết một lượt. Hai cụ già mừng lắm, lập tức sai quét dọn phòng khách, sửa soạn giường chiếu, mời thầy trò Đường Tăng đi nghỉ. Chuyện không nói nữa.

Lai nói chuyện yêu quái thoát chết, về đến lòng sông, bước vào trong cung, trầm ngâm chẳng nói. Các loài thủy tộc lớn nhỏ bèn hỏi:

– Đại vương hàng năm đi hưởng lễ trở về vui vẻ lắm, tại sao năm nay lại buồn thế?

Yêu quái đáp:

– Hàng năm hưởng lễ xong, ta còn lấy phần về cho các ngươi
cùng hưởng. Năm nay, ngay ta cũng chẳng được miếng gì. Xúi quẩy quá, gặp ngay đối thủ, suýt nữa toi mạng.

Các loài thủy tộc hỏi:

– Thưa đại vương, bọn nào vậy? Yêu quái đáp:
– Đó là bọn đồ đệ của vị thánh tăng nước Đại Đường bên
phương Đông, sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, biến thành hai đứa trẻ trai gái ngồi trong miếu. Ta bị chúng hiện nguyên hình, đánh một trận suýt toi mạng. Lâu nay ta vẫn từng nghe nói: Đường Tam Tạng là người đã trải qua mười kiếp tu hành, chỉ cần ăn được một miếng thịt của hắn, thì sẽ tăng thọ sống lâu. Không ngờ hắn có những thủ hạ cao cường! Ta bị chúng hủy hoại thanh danh, cướp phá lễ vật, nay muốn bắt Đường Tăng nhưng sợ không làm nổi.

Trong đám thủy tộc, có một mụ Quyết Bà mặc áo hoa lốm đốm bước ra, cung kính mỉm cười, nói:

– Thưa đại vương, muốn bắt Đường Tăng thì có khó gì! Nhưng nếu bắt được hắn, thì đại vương có thưởng rượu, thịt cho thần không?

Yêu quái đáp:

– Nhà ngươi có mưu gì bắt được Đường Tăng thì ta sẻ cùng
nhà ngươi kết làm anh em, cùng hưởng thịt hắn.

Quyết Bà cảm tạ, rồi hỏi:

– Vẫn biết đại vương có thần thông gọi gió kêu mưa, có sức
khỏe nghiêng sông lật biển từ lâu, nhưng không hiểu đại vương
có biết làm mưa tuyết không?

Yêu quái nói:

– Biết! Biết! Quyết Bà lại hỏi:
– Biết làm tuyết rơi, nhưng không hiểu đại vương có biết làm
đóng băng không?

Yêu quái đáp:

– Càng giỏi.

Quyết Bà vỗ tay cười, nói:

– Nếu vậy thì có khó gì. Yêu quái nói:
– Nhà ngươi nói cái công việc ấy ra xem nào? Quyết Bà nói:
– Khoảng canh ba đêm nay, đại không không được chậm trễ,
làm phép nổi một cơn gió lạnh, mưa một trận tuyết dầy; làm cho nước sông Thông thiên đóng băng cứng lại, sai những người giỏi biến hóa như chúng tôi, biến ra mấy người đứng ở đầu đường, cầm dù khoác đẫy, quẩy gánh đun xe, đi đi lại lại trên mặt băng. Đường Tăng nóng lòng, nóng ruột lấy kinh, thấy có người đi như vậy, chắc cũng sẽ đạp băng mà vượt sông. Đại
vương cứ việc ngồi chơi dưới lòng sông, hễ nghe thấy tiếng bước chân của họ thì xé băng ra, thầy trò chúng sẽ chìm cả xuống sông lúc ấy nổi một tiếng trống là tóm gọn hết!

Yêu quái nghe xong, trong lòng mừng rỡ, nói:

– Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!

Đoạn bước ra ngoài thủy phủ nhảy lên không trung nổi gió
lạnh, làm mưa tuyết ngưng nước thành băng.

Lại nói chuyện bốn thầy trò nghỉ ở nhà cụ Trần, lúc trời sắp sáng, bỗng thấy chăn gối lạnh lùng. Bát Giới rét run cầm cập không ngủ được, cất tiếng gọi:

– Sư huynh ơi, lạnh quá! Hành Giả nói:
– Đồ ngốc kia chẳng có chí lớn! Người xuất gia nóng lạnh
không phạm được, tại sao còn sợ lạnh?

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ ơi, quả có lạnh thật. Xem kìa:

Chăn bông không hơi ấm, Tay áo tựa vải băng.
Lá rụng sương đẫm cành.

Tùng xanh đọng nước trắng

Đất nứt do quá lạnh.

Ao băng bởi nước ngưng. Thuyền câu ông chài vắng, Chùa núi chẳng sư tăng. Chú tiều buồn ít củi,
Vương tôn vui nhiều than.

Người đi râu cứng lại. Thi nhân bút khô cằn. Áo da hiềm vẫn mỏng, Áo cừu chê nhẹ thân. Sư chùa run cầm cập.
Dặm thẳm khách kinh hồn. Chăn thêu, chăn bông đắp.
Toàn thân vẫn lạnh run.

Thầy trò Đường Tăng không ngủ được, choàng cả dậy mặc
quần áo, rồi mở cửa ra nhìn. Chà! Ngoài trời trắng mang mang, thì ra là tuyết rơi! Hành Giả nói:

– Thảo nào mọi người kêu rét, tuyết xuống dầy thế kia cơ mà! Bốn người lặng nhìn tuyết rơi. Chỉ thấy:

Mây đen giăng kín, Mù xám trùm dày.
Mây đen giăng kín, gió bấc rít tầng không; Mù xám trùm dày, hoa tuyết tả tơi rơi kín đất.

Thực là:

Sáu tầng hoa, cánh cánh châu bay. Nghìn cây núi, cành cành ngọc dát.
Phút giây tích góp, Khoảnh khắc thành gò. Vẹt trắng hót giọng rè, Hạc vàng lông ủ rũ.
Thế tựa nghìn dòng sông Ngô Sở

Đông nam đè bẹp xuống cành mai,

Khác nào ba trăm vạn rồng ngọc thua chạy dài, Vẩy róc vây tàn bay tung trời đất.
Tìm đâu thấy Đông Quách đứng, Viên An nằm, Tôn Khang ngồi đọc sách;
Càng không thấy thuyền Tử Du, tiền Vương Cung.

Tô Vũ nuốt lông chiên.

Chỉ thấy xóm thôn trắng như bạc, Núi sông muôn dặm ngọc long lanh. Tuyết đẹp liễu phơi bông.
Mái nhà hoa lê trắng.

Bên cầu ông chài khoác tơi đứng. Lão nông dưới mái sưởi cành khô, Khách lạ mua rượu khó dò,
Người hầu tìm mơ không đặng. Phần phật tả tơi cánh bướm trắng,

Ào ào rối nát áo lông ngan. Cuồn cuộn theo gió rít bay tràn, Lớp lớp tuyết rơi mở đường sá. Từng trận gió hàn thêm buồn bã, Từng cơn khí lạnh lật màn the. Mùa tốt điềm lành trời giáng kia.
Đâu phải việc hay mừng dân chúng.

Trận mua tuyết lả tả tơi bời chẳng khác nào bông bay cườm
dát. Bốn thầy trò lặng ngắm hồi lâu, bỗng thấy cụ Trần sai hai người ở nhỏ quét tuyết dọn đường, và hai người bưng nước nóng cho thầy trò rửa mặt. Lát sau, lại thấy bung đến trà nóng, bánh sữa và cả chiếc hỏa lò. Mọi người lên cả nhà trên, thầy trò ngồi xuống cùng trò chuyện. Tam Tạng hỏi:

– Thưa cụ, xứ mình đây thời tiết không phân biệt xuân hạ thu đông nhỉ?

Cụ Trần cười, đáp:

– Nơi đây hẻo lánh, nên phong tục nhân vật không được như
bên thượng quốc. Còn các việc cày cấy chăn nuôi, cũng trời đất ấy, thì có lý nào lại không chia bốn mùa.

Tam Tạng lại hỏi:

– Đã chia bốn mùa, tại sao bây giờ lại có trận tuyết lớn, rét
lạnh ghê gớm?

Cụ Trần đáp:

– Bây giờ tuy là tháng bảy, nhưng hôm qua đã sang tiết hạch
lộ, thế là vào tiết tháng tám rồi. Ở xứ chúng tôi đây, thường tháng tám đã có sương tuyết.

Tam Tạng nói:

– Thật khác bên phương Đông chúng tôi xa lắm. Nước chúng
tôi thì tới mùa đông tuyết mới rơi.

Đang trò chuyện, lại thấy chú nhỏ dọn bàn mời ăn cháo. Ăn cháo xong, tuyết rơi càng dày hơn hồi sáng. Trong khoảnh khắc, đất bằng tuyết đã phủ dày tới hai thước. Tam Tạng nóng lòng sa nước mắt. Cụ Trần nói:

– Ngài cứ yên tâm, chớ thấy tuyết lớn mà lo phiền. Lương
[234]
thực, nhà chúng tôi đây còn đến vài ngàn thạch
dưỡng mấy ngài đến nửa đời người.

, đủ để cung
Tam Tạng hỏi:

– Cụ vẫn chưa biết cái khổ của bần tăng đâu. Năm xưa tôi đội
ơn thánh thượng ban xuống chiếu chỉ sang phương Tây. Nhà vua bày xa giá thân tiễn tôi ra cửa thành, lại tự tay nâng chén rượu tiễn biệt mời tôi và hỏi: “Bao giờ trở về?”. Bần tăng đâu có biết núi non hiểm trở, bèn thuận miệng thưa rằng: “Chỉ trong vòng ba năm là mang kinh về”. Từ khi ra đi tới nay đã bảy tám năm
trời qua mà vẫn chưa được gặp Phật, sợ sai mất hẹn vua, lại thêm lo lắng về yêu ma hung hãn, cho nên trong lòng bồn chồn. Hôm nay có duyên được nghỉ trọ ở nhà ta đây, đêm qua mấy đồ đệ của tôi cũng gọi là đã có chút ơn nhỏ báo đáp rồi, giờ đây thực tình chỉ mong tìm được một chiếc thuyền qua sông, không ngờ tuyết rơi to quá, đường sá mịt mờ, chẳng biết đến bao giờ thành công trở về cố hương được.

Cụ Trần nói:

– Ngài cứ yên tâm nán lại vài hôm nữa, qua những ngày tuyết
to này, đến ngày trời lạnh băng tan, tôi sẽ không ngại phí tổn, đưa các ngài qua sông.

Một lát, người ở mời đi ăn cơm sáng. Ăn xong, trò chuyện hồi lâu, lại mời ăn bữa trưa. Tam Tạng thấy thức ăn thịnh soạn, trong lòng áy náy, nói:

– Nhờ ơn cụ cho ở lại, xin cứ cho dùng bữa thường thôi ạ. Cụ Trần nói:
– Thưa ngài, đội ơn các ngài tế thay cứu mạng hai cháu, thì dù
ngày nào cũng đặt tiệc khoản đãi, vẫn gọi là chưa báo đáp trọn.

Sau rồi tuyết lớn cũng tạnh, đã có người đi lại. Cụ Trần thấy Tam Tạng không được vui, lại sai quét dọn vườn hoa, đốt thêm củi sưởi vào chậu lớn, mời thầy trò vào trong động tuyết ngắm cảnh cho đỡ buồn.

Chú ngốc cười, nói:
– Cụ già thật vớ vẩn! Tháng hai, tháng ba mùa xuân mới dạo vườn thưởng hoa, chứ tuyết rơi giá rét thế này thưởng ngoạn cái gì?

Hành Giả nói:

– Chú ngốc chẳng biết gì cả! Cảnh tuyết mới ở tính tự nhiên.
Một là đi thưởng ngoạn, hai là để sư phụ thư thái một chút.

Cụ Trần nói:

– Chính thế! Chính thế!

Đoạn, mời mọi người vào vườn hoa. Chỉ thấy:

Đang là lúc tam thu. Cảnh vật như tháng chạp. Tùng xanh kết nhụy ngọc. Liễu yếu rủ hoa cườm.
Rêu xanh phấn rắc trắng trước thềm, Trúc biếc nảy mầm bên song cửa. Đầu non đá lạ,
Cá lượn trong ao…
Đầu non đá lạ, đỉnh non nhọn hoắt hàng măng ngọc; Cá lượn trong ao, làn nước trong veo mảnh kính băng. Bên bờ khoe sắc thắm phù dung,
Vách núi rủ cành non dâm bụt

Mơn mởn hải đường thu tuyệt đẹp. Thanh tân cành mai tháng chạp rung rinh.
Đình Mẫu Đơn, đình Hải Lựu, đình Đan Quế, tuyết rơi trắng long lanh,

Lầu Phong Hoài, lầu Đãi Khách, lầu khiển hứng, cánh bướm bay dìu dặt.

Bờ rào cúc vàng thơm ngát, Mấy cây đan phượng trắng hồng…
Còn bao nhàn đinh do lạnh chẳng tới thăm. Dành đứng ngắm nhìn động tuyết như băng phủ. Bên kia đặt chậu sươit chân đồng đầu thú,
Lửa đang lên rực rỡ đỏ hồng,

Hai bên kê mấy bộ trường kỷ sơn son,
Phủ da bò êm đềm ấm áp.

Trên bốn vách lại thấy treo mấy bức tranh cổ của những danh
họa. Đó là các bức tranh:

Nói sao hết:

Bảy người hiền qua cửa. Sông lạnh bác chài câu.
Tô Vũ nuốt lông cừu. Núi non tuyết trắng xóa.
Bẻ một cành mai tặng sứ giả, Rừng quỳnh cây ngọc tả hàn văn.

Nhà cạnh thủy đình mua cá rẻ, Tuyết mờ đường núi rượu khôn mua. Rung đùi ngồi khểnh bao thi vị,
Hà tất phải tìm chốn đế đô.

Mọi người ngắm nghía giờ lâu, rồi vào ngồi chơi trong động
tuyết, trò chuyện việc đi lấy kinh cùng với mấy ông già hàng xóm. Cạn chén trà hương, cụ Trần hỏi:

– Các ngài uống ít rượu nhé? Tam Tạng thưa:
– Bần tăng không uống, mấy đồ đệ thì uống qua quýt được
mấy chén rượu ngang.

Cụ Trần mừng rỡ, sai:

– Mang hoa quả và rượu nóng mời các ngài uống cho ấm
bụng.

Mấy chú nhỏ bèn bày cốc thứ lên bàn, quanh lò sưởi. Mọi người cùng hai cụ già hàng xóm mỗi người uống vài chén rồi cho thu dọn.

Một lát, trời đã tối sẫm, cụ Trần lại mời thầy trò về nhà trên ăn cơm tối. Bỗng nghe thấy có tiếng người ngoài phố nói:

– Trời lạnh quá đến nỗi nước sông Thông Thiên đông cứng lại rồi.

Tam Tạng nghe thấy thế, nói:

– Ngộ Không này, nước sông đóng băng, ta tính sao đây? Cụ Trần nói:
– Thời tiết bất chợt trở lạnh, chắc chỉ những chỗ nông gần bờ
đóng băng thôi. Những người đi đường nói:

– Tám trăm dặm đều đóng băng phẳng lỳ như mặt gương. Có người đi lại ngoài sông kia kìa!

Tam Tạng nghe nói có người đi lại ngoài sông, toan đi xem. Cụ Trần nói:

– Xin ngài chớ vội. Hôm nay tối rồi, để sáng mai.

Đoạn từ biệt mấy ông hàng xóm. Ăn cơm tối xong, thầy trò
nghỉ luôn tại phòng.

Sớm hôm sau, Bát Giới trở dậy nói:

– Sư huynh ơi, đêm qua lạnh quá, khéo cả dòng sông đông
cứng lại mất!

Tam Tạng ra trước cửa, ngẩng mặt lên trời lạy, khấn:

– Kính xin các vị đại thần hộ giá, đệ tử một niềm sang Tây,
lòng thành bái Phật, trải bao sông núi, không lời oán thán. Hôm nay tới đây được hoàng thiên phù hộ, làm sông đóng băng, đệ tử chân thành cảm tạ! Khi nào lấy kinh trở về, xin tâu với vua Đường hết lòng báo đáp.

Khấn xong, bèn sai Ngộ Tĩnh đỡ lên ngựa, để nhân lúc nước sông đóng băng vượt qua. Cụ Trần nói:

– Ngài đừng vội, đợi mấy hôm nữa cho tuyết chảy băng tan, tôi sẽ tìm thuyền đưa ngài sang.

Sa Tăng nói:

– Đi ngay cũng không phải, ở lại cũng không nên, lời nói
không có bằng cứ, trăm nghe không bằng một thấy. Con đỡ sư phụ lên ngựa, mời sư phụ đích thân đến tận nơi xem sao.

Cụ Trần nói:

– Phải đấy. Bèn gọi:
– Mấy đứa nhỏ đâu, dắt sáu con ngựa ra đây, và đừng có dắt
con ngựa của ngài Đường Tăng.

Sáu người đầy tớ cùng đi theo. Cả đoàn người tới thẳng bờ sông xem xét.

Chỉ thấy:

Tuyết ngập cao như núi, Mây tan trời xanh trong.
Rét ngưng hiên tái nghìn non quạnh, Băng đóng sông hồ mặt trắng bong.
Gió bấc thổi căn cắt, Khí lạnh bốc hơi xông.

Cá ao núp bờ cỏ, Chim én chụi tổ nồng.
Ngoài đường chinh phu run cầm cập, Bác chài đầu bến buốt thấu lòng. Bụng rắn nứt,
Chân chim rời,

Quả thật núi non băng dầy nghìn thước.

Muôn khe như bạc nổi, Trăm suối tựa cườm trong.
Đích thị tằm lạnh cứng phương đông, Quả nhiên đất bắc có hang chuột. Vương Tường nằm, Quang Vũ vượt, Một đêm nước cứng dưới chân cầu. Tầng tầng băng đóng đáy ao sâu, Lớp lớp băng dầy nơi vực thẳm.
Thông Thiên mênh mông êm sóng lắm,

Đóng băng trắng xóa tựa đường đi. 

Tam Tạng cùng mọi người đến bên bờ sông dừng ngựa quan
sát, thấy đúng là trên sông có người đi lại, bèn hỏi:

– Thưa cụ, mấy người đi lại trên băng kia, họ đi đâu vậy? Cụ Trần thưa:
– Bên kia sông là Tây Lương nữ quốc. Mấy người kia đều là
thương nhân cả. Thứ hàng bên chúng tôi giá trăm đồng, sang đến bên kia đáng giá vạn đồng. Có thứ bên kia chỉ độ trăm đồng, sang tới bên này cũng đáng giá vạn đồng. Vốn ít lời nhiều. cho nên họ ham lắm, chẳng kể gì đến sống chết. Thường thường họ cứ dăm bảy người một thuyền; hoặc mười lăm người một thuyền, lênh đênh vượt sang bên kia, năm nay nước sông đóng băng, họ cũng cứ liều mạng đi bộ.

Tam Tạng nói:

– Việc đời chỉ có danh lợi là tối trọng. Bọn họ chỉ vì lợi mà
liều chết quên sống. Thầy trò tôi vâng mệnh vua giữ vẹn lòng trung cũng là vì danh. So với họ cũng chẳng khác nhau mấy tý.

Đoạn bảo:

– Ngộ Không, về ngay nhà cụ Trần, thu xếp hành lý, dắt ngựa,
nhân lúc băng đóng phải nhanh chóng vượt sông để sang phương tây.

Hành Giả cười tủm tỉm vâng lời.

Sa Tăng nói:

– Sư phụ thường có câu: “Nghìn ngày ăn hết nghìn thúng
gạo”. Nay đã nhờ nhà cụ Trần đây, thì hãy nán lại thêm mấy ngày nữa, đợi trời tạnh băng tan, tìm đò qua sông. Vội vã không hay đâu!

Tam Tạng nói:

– Ngộ Tĩnh, con ăn nói sao mà ngu thế! Nếu là tháng giêng,
tháng hai, một ngày một ấm lên, thì bảo đợi băng tan. Chứ bây giờ đang tiết tháng tám, một ngày một lạnh, đợi bao giờ cho băng tan được. Không khéo lại lỡ cả hành trình nửa năm nay ấy à?

Bát Giới xuống ngựa nói:

– Thôi mọi người đừng bàn tán hão nữa, để lão Trư này thử
xem băng dầy mỏng ra sao.

Hành Giả nói:

– Chú ngốc này, hôm trước thử nước sâu còn có thể lấy đá
ném xuống. Hôm nay băng đóng cứng lại, thì thử cách gì?

Bát Giới nói:

– Sư huynh không biết. Tôi sẽ bổ một phát đinh ba xuống.
Nếu vỡ ra là băng mỏng, không đi được. Nếu không vỡ là băng dày, thì có gì mà không đi nổi?

Tam Tạng nói:

– Phải đấy! Con nói có lý lắm!

Chú ngốc xắn tay áo, rảo bước đi xuống bờ sông, hai tay vung
đinh ba, lấy hết sức bình sinh bổ một phát, chỉ nghe kêu đánh “cốp” một tiếng bắn tung tóe vài mảnh nhỏ trắng xóa. Bát Giới cánh tay đau ê ẩm, bèn cười nói:

– Đi được! Đi được! Đóng cứng đến tận đáy sông rồi.

Tam Tạng nghe nói, vô cùng mừng rỡ, cùng mọi người trở về
nhà cụ Trần, bảo thu xếp hành lý lên đường. Hai cụ Trần cố giữ thế nào cũng không được, đành sửa soạn ít lương khô, bánh nướng tiễn chân thầy trò Đường Tăng. Đoạn tất cả mọi người trong nhà dập đầu lạy tạ. Cụ Trần lại sai bưng ra một mâm bạc vụn, quỳ xuống trước mặt thưa:

– Đội ơn sâu nặng trưởng lão cứu sống các cháu, gọi là có chút bạc vụn làm bữa dọc đường, tỏ lòng tôn kính.

Tam Tạng xua tay lắc đầu, nhất định không nhận, nói:

– Bần Tăng là người xuất gia, dùng tiền bạc làm gì. Có thì dọc
đường cũng chẳng dám lấy ra, chỉ xin cơm chay qua ngày là đủ. Xin nhận một ít lương khô kia là được rồi.

Hai cụ già cứ nằn nì mãi, Hành Giả bèn nhón một miếng nhỏ, nặng chừng bốn năm đồng cân, đưa cho Đường Tăng nói:

– Sư phụ cũng nên cầm một chút làm tiền bố thí, để khỏi phụ lòng hai cụ.

Đoạn hai bên chào từ biệt. Mọi người lại tiễn thầy trò tới tận
bờ sông. Con ngựa trượt chân, suýt nữa hất Tam Tạng ngã xuống. Sa Tăng nói:

– Sư phụ ơi, khó đi lắm! Bát Giới nói:
– Khoan đã, hỏi cụ Trần xem có rơm xin một ít để tôi có việc. Hành Giả hỏi:
– Dùng rơm làm gì? Bát Giới đáp:
– Sư huynh thì biết quái gì! Rơm quấn vào vó ngựa thì mới
không trơn, sư phụ mới khỏi ngã.

Cụ Trần đứng trên bờ nghe nói vậy, vội vàng sai người về ôm ra một bó rơm, mời Đường Tăng lên bờ xuống ngựa. Bát Giới lấy rơm quấn vào chân ngựa. Xong xuôi thầy trò bước trên băng vượt sông.

Từ biệt cụ Trần rời khỏi bờ sông, đi được chừng ba bốn dặm, Bát Giới đưa cây gậy tích trượng chín vòng cho Đường Tăng, nói:

– Sư phụ cứ cầm ngang cây gậy này khi ngồi trên mình ngựa nhé?

Hành Giả nói:

– Chú ngốc gian trá! Cây gậy để chú gánh chứ tại sao chú lại
bắt sư phụ cầm?

Bát Giới nói:

– Sư huynh chưa đi trên băng bao giờ nên chẳng hiểu gì cả.
Phàm đi trên băng, tất có những chỗ mắt thủng. Giẫm phải những chỗ ấy, người bị lọt thỏm xuống đáy, khác nào cái nồi đậy chặt vung lại, làm sao chui lên được nữa. Vậy phải có cái giá đỡ như thế mới xong.

Hành Giả cười thầm, nói:

– Chú ngốc chắc là người đi quen trên băng lâu năm!

Quả nhiên mọi người làm theo lời Bát Giới, Tạm Tạng cầm
ngang cây gậy tích trượng Hành Giả cầm ngang cây gậy sắt, Sa Tăng cầm ngang cây bảo trượng hàng yêu, Bát Giới gánh hành lý, đặt ngang cây đinh ba. Bốn thầy trò vững lòng tiến bước.

Đi tới lúc trời xẩm tối, mọi người ăn một chút lương khô, rồi không dám dừng lâu, nhân lúc ánh trăng bàng bạc soi xuống mặt băng lấp lánh trắng mang mang, vội vã bước đi, ngựa không dừng vó. Mấy thầy trò chẳng được chợp mắt, đi suốt đêm. Sáng ra, ăn một chút lương khô, lại nhằm hướng tây thẳng tiến.

Đang đi, bỗng nghe thấy những tiếng ầm ầm vang lên từ đáy sông, làm con ngựa bạch suýt nữa ngã lăn ra. Tam Tạng cả sợ, hỏi:

– Đồ đệ ơi, tiếng gì ầm ầm vậy? Bát Giới thưa:
– Sông này băng đóng rất chắc. Có lẽ là tiếng đất trụt hoặc là
tiếng nước từ giữa lòng cho đến tận đấy sông chưa đông quánh lại đấy.

Tam Tạng nghe nói vừa mừng vừa sợ, thúc ngựa bước lên.

Lại nói chuyện yêu quái từ lức quay về thủy phủ, dẫn bọn yêu
tinh rình dưới đáy băng. Đợi khá lâu, bỗng nghe thấy tiếng vó ngựa, yêu quái bèn trổ phép thần thông, khiến cho mặt băng tan ra ầm ầm. Đại Thánh sợ quá, nhảy vọt lên không trung. Con ngựa bạch và ba người giây lát chìm nghỉm xuống đáy.

Yêu quái trói nghiến Tam Tạng, dẫn bọn tiểu yêu về thủy phủ,
lớn tiếng gọi:

– Em Quyết đâu?

Quyết Bà ra cửa đón cúi chào, nói:

– Thưa đại vương, không dám! Không dám! Yêu quái nói:

[235]
– Hiền muội sao lại nói thế? “Quân tử nhất ngôn”

chứ.
Ta đã nghe theo kế của hiền muội, bắt được Đường Tăng. Vậy ta cùng hiền muội kết nghĩa anh em. Hôm nay diệu kế đã thành, bắt được Đường Tăng lẽ đâu lại nuốt lời nói trước?

Đoạn ra lệnh:

– Tụi nhỏ, khiêng bàn ra, mài dao sắc, mổ bụng moi gan, lột
da xẻo thịt lão hòa thượng! Lại cho tấu nhạc, ta và hiền muội cùng xơi thịt hắn để sống lâu mãi mãi.

Quyết Bà nói:

– Thưa đại vương, tạm khoan ăn thịt vội, ngại lũ đồ đệ của
hắn tìm đến quấy rối. Cố đợi dăm ngày, nếu bọn chúng không tìm đến, bấy giờ hãy làm thịt mời đại vương ngồi trên, mọi người trong quyến thuộc ngồi xung quanh, gảy đàn múa hát, dâng lên đại vương, thung dung thụ hưởng, lại chẳng tốt hơn sao?

Yêu quái nghe lời, giấu Đường Tăng nơi hậu cung, bỏ vào trong chiếc hòm đá dài sáu thước, đậy nắp kín. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Bát Giới, Sa Tăng mò được hành lý, đặt lên mình ngựa, rẽ nước lật sóng thành đường chui ra khỏi làn nước. Hành Giả đứng trên tầng không trông thấy, bèn hỏi:

– Sư phụ đâu? Bát Giới đáp:
– Sư phụ họ “Trần”, tên “Tới Đáy”, chẳng tìm thấy đâu cả.
Tạm lên bờ đã rồi sẽ liệu.

Nguyên Bát Giới vốn là Thiên Bồng nguyên soái giáng trần, xưa kia chỉ huy tám vạn thủy binh. Sa hòa thượng xuất thân từ sông Lưu Sa, ngựa bạch vốn là cháu của Long vương Tây hải, nên họ quen thuộc sông nước. Đại Thánh đứng trên không chỉ dẫn. Lát sau, họ về cả bờ Đông, chải chuốt con ngựa. Vắt khô quần áo. Đại Thánh từ tầng mây hạ xuống, rồi cùng mọi người quay lại Trần Gia Trang.

Mọi người kíp về báo với hai cụ già:

– Bốn vị đi lấy kinh, nay chỉ có ba vị quay về.

Anh em cụ Trần vội vàng ra ngoải cổng đón, quả nhiên thầy
ba người quần áo còn ướt, bèn nói:

– Các ngài ơi, chúng tôi cố sức giữ các ngài nán lại, các ngài chẳng nghe, nên mới đến nỗi này. À mà tại sao không thấy ngài
Tam Tạng?

Bát Giới nói:

– Không còn gọi Tam Tạng mà nên gọi là “Trần Tới Đáy”. Hai cụ già sa nước mắt, nói:
– Đáng thương quá! Đáng thương quá! Chúng tôi đã nói đợi
cho băng tan sẽ tìm đò đưa sang, ngài ấy cứ một mực không nghe đến nỗi mất mạng!

Hành Giả nói:

– Các cụ ơi, chớ có lo buồn thay cho cổ nhân. Sư phụ tôi chưa
chết được đâu, sống còn lâu. Lão Tôn này biết rồi, đích thị thằng Linh Cảm đại vương bày kế bắt mất đấy thôi. Các cụ yên lòng, giặt hộ quần áo, phơi hộ điệp văn, cho ngựa ăn cỏ, để anh em chúng tôi tìm diệt yêu quái ấy cứu sư phụ, nhổ cỏ phải nhổ tận rễ, trừ họa cho thôn ta, may ta mới bình yên lâu dài được.

Cụ Trần nghe xong, trong lòng mừng rỡ, sai dọn cơm chay.

Ba anh em ăn no xong, giao ngựa, hành lý cho nhà cụ Trần
giữ hộ, rồi ai nấy chuẩn bị khí giới, đi thẳng ra bờ sông tìm sư phụ bắt yêu quái. Thật là:

Nhầm giẫm mặt băng nguy tính mạng

Dại đan thoát lậu khó chu toàn
Cuối cùng làm thế nào cứu được sư phụ, xem hồi sau sẽ rõ.

--------------------
[233] Nguyên văn là hương hỏa.
[234] Thạch” đơn vị đong lường xưa, một thạch là mười đấu.
[235] Nguyên văn: Một lời nói ra, ngựa tứ khó đuổi.