Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ bốn mươi bảy

Thánh tăng đêm vướng sông Thông Thiên
Hành Giả thương tình cứu con trẻ

Lại nói chuyện quốc vương ngồi tựa ngai vàng, nước mắt luôn ra như suối, nức nở khóc mãi tới lúc chiều tối vẫn chưa thôi, Hàng Giả bước tới, lớn tiếng nói:

– Bệ hạ làm sao ngu muội đến thế! Thi hài bọn đạo sĩ quẳng ở đằng kia, một đứa là hổ, một đứa là hươu, còn Dương Lực là một con dê sồm. Không tin cứ vớt xương ra mà xem. Người ta đâu có loại xương cốt như thế? Chúng vốn là những con thú rừng thành tinh, hùa nhau đến đây để hại bệ hạ. Vì khí số của bệ hạ còn vượng, nên chúng chưa dám ra tay đấy thôi. Nếu quá hai năm nữa, khí số bệ hạ suy bại, chúng hãm hại tính mạng bệ hạ ngay, lúc ấy một giải giang san của bệ hạ sẽ lọt vào tay chúng. May có chúng tôi đến sớm, diệt trừ yêu quái cứu bệ bạ thoát chết, vậy bệ hạ còn khóc nỗi gì! Hãy mau mau trả lại điệp văn để chúng tôi đi cho rồi!

Quốc vương nghe nói như vậy mới tỉnh ngộ. Các quan văn võ đều tâu:

– Những xác chết quả nhiên là hươu trắng, hổ vàng, hài cốt trong vạc dầu đúng là xương dê. Lời nói của vị thánh tăng đúng đấy.

Quốc vương nói:

– Đã vậy, chúng tôi xin cảm tạ thánh tăng. Bây giờ trời đã tối
rồi.

Bèn ra lệnh:

– Quan thái sư, hãy tạm mời thánh tăng tới chùa Trí Uyên,
sớm mai khai triều mở cửa Đông các, sai quan Quang Lộc tự đặt tiệc chay để tạ ơn các ngài.

Đoạn tiễn thầy trò đến chùa nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, lúc tảng sáng, quốc vương thiết triều, hội họp
trăm quan, truyền lệnh:

– Mau mau treo khắp bốn cửa ô, các đường phố bảng gọi các nhà sư về.

Một mặt sai bày tiệc lớn, nhà vua ngồi xa giá ra khỏi triều, đến cổng chùa Trí Uyên mời đoàn Tam Tạng cùng vào điện Đông các dự tiệc. Chuỵện không nói nữa.

Lại nói chuyện số nhà sư thoát chết, nghe tin có bảng gọi sư, ai nấy mừng rỡ kéo nhau vào thành tìm Tôn Đại Thánh, nộp trả mẩu lông và tạ ơn. Khi tiệc đã tan, điệp văn đã đổi, quốc vương cùng hoàng hậu, phi tần, hai ban văn võ, tiễn thầy trò Tam Tạng ra ngoài triều đình. Số nhà sư kia quỳ xuống bên đường nói:

– Thưa ngài Tề Thiên Đại Thánh, chúng tôi là những nhà sư thoát nạn trên bãi cát hôm nào, nghe tin ngài đã diệt trừ yêu quái, cứu sống chúng tôi, lại đội ơn nhà vua treo bảng chiêu
tăng, hôm nay tới đây xin trả lại ngài mẩu lông và cúi đầu cảm tạ ơn trời biển.

Hành Giả cười, nói:

– Các ngài đến bao nhiêu người? Các nhà sư thưa:
– Đủ năm trăm người không thiếu một ai.

Hành Giả rùng mình, thu lại sợi lông, đoạn nói với tất cả mọi
người vua tôi, tăng tục rằng:

– Số hòa thượng này chính là do tôi tha ra. Xe tộ cũng do lão Tôn đẩy qua hai lần cửa, xuyên qua con đường sống trâu rồi đập nát vụn. Hai yêu quái kia cũng chính do tôi giết chết. Hôm nay diệt hết yêu tà mới biết là thiền môn có đạo. Vậy từ nay về sau, chớ có làm quàng tin nhảm. Mong mọi người hãy coi tam giáo là một, kính đạo trọng tăng, nuôi dưỡng nhân tài. Ta sẽ giữ gìn cho giang sơn các ngài vững bền mãi mãi.

Quốc vương nghe xong cảm tạ mãi không thôi, rồi tiễn đưa thầy trò ra tận ngoài thành.

Chuyến đi này:

Một dạ ân cần cầu kinh Phật

Nỗ lực tu tri sáng nhất nguyên.
Bốn thầy trò lên đường, ngày đi đêm nghỉ, khát uống, đói ăn, thấm thoắt xuân hết hè tàn, tiết thu đã đến. Một hôm, trời đã xẩm tối. Đường Tăng dừng cương ngựa, hỏi:

– Đồ đệ ơi, đêm nay ngủ trọ ở đâu nhỉ? Hành Giả đáp:
– Thưa sư phụ, người xuất gia không nên nói lời của người tại
gia như thế.

Tam Tạng hỏi lại:

– Thế nào là người tại gia? Người xuất gia? Hành Giả thưa:
– Người tại gia lúc này là giường êm đệm ấm, trong lòng ủ
con, bên lưng quàng vợ, ung dung khoan khoái đánh giấc ngon lảnh. Còn chúng ta là những người xuất gia đâu có được như thế! Mà là dầm sương dãi nắng, ăn gió nằm mưa, có đường thì đi, không đường thì nghỉ.

Bát Giới nói:

– Sư huynh ơi, sư huynh chỉ hiểu một mà không biết hai. Như
hôm nay đường đi gồ ghề khấp khểnh, vai tôi gánh nặng thực là vất vả, vậy phải tìm chỗ trọ, đánh một giấc thoải mái, di dưỡng tinh thần, thì sáng mai mới gánh được chứ. Nếu không, tôi lại không ngã gục xuống ấy à?

Hành Giả nói:

– Nhân lúc trăng sáng đi thêm một đoạn nữa, gặp chỗ nào có
nhà dân thì nghỉ.

Mấy thầy trò chẳng biết làm thế nào, đành nghe theo Hành
Giả tiếp tục tiến bước.

Đi được một lát, bỗng nghe thấy tiếng sóng ầm ầm. Bát Giới nói:

– Thôi, thế là đến chỗ cùng đường rồi! Sa Tăng nói:
– Chắc là một con sông chặn ngang lối. Đường Tăng hỏi:
– Vậy làm sao vượt qua được? Bát Giới thưa:
– Để con đo xem nông sâu thế nào. Đường Tăng nói:
– Ngộ Năng, chớ có nói lung tung, nước nông sâu làm cách
nào đo được?

Bát Giới, thưa:

– Lấy một hòn đá bằng quả trứng ngỗng ném xuống nếu bọt
bắn tóe lên là nông, còn nếu thấy ùng ục, chìm xuống là sâu.

Hành Giả nói:

– Chú em thử đi xem nào.

Chú ngốc vớ một hòn đá ném xuống mặt nước chỉ nghe thấy
tiếng ùng ục tăm cá nổi lên, hòn đá chìm xuống đáy, bèn nói:

– Sâu lắm, sâu lắm! Không qua được! Đường Tăng nói:
– Con mới thử nông sâu, nhưng chưa biết nó rộng hẹp ra sao. Bát Giới thưa:
– Cái đó thì con chịu. Hành Giả nói:
– Để con xem xem.

Đoạn nhảy vèo một cái lên không trung, đăm đăm quan sát.
Chỉ thấy:

Mênh mang ánh trăng bạc.

Bát ngát nước liền trời. Dòng thiêng chìm Hoa Nhạc,

Sông rộng chứa muôn nơi. Nghìn tầng sóng cuồn cuộn. Vạn dặm nước đầy vơi.
Đầu bến không ánh lửa.

Bãi xa cỏ loi thoi. Bao la như biển cả, Bến bờ tít mù khơi.

Đại thánh vội thu mây, hạ xuống bờ sông, nói:

– Sư phụ ơi, rộng lắm! Rộng lắm! Không qua được! Cặp mắt
lửa ngươi vàng của lão Tôn ban ngày nhìn xa được nghìn dặm, việc dữ lành biết hết. Ban đêm cũng nhìn được xa khoảng dăm trăm dặm, thế mà hôm nay con chẳng nhìn thấy bờ, vậy không biết rộng đến chừng nào?

Tam Tạng cả sợ, chẳng nói nên lời, chỉ nghẹn ngào hỏi:

– Đồ đệ ơi, vậy thì biết làm thế nào? Sa Tăng đáp:
– Sư phụ đừng khóc, thử nhìn xem cái gì đứng đằng kia kìa,
có phải là người không?

Hành Giả nói:
– Có lẽ là người đánh cá đang quăng lưới, để tôi đi hỏi xem. Bèn cầm gậy sắt, chạy rảo tới hỏi xem. Chà! Không phải
người mà là một tấm bia đá. Trên tấm bia có ba chữ triện to, phía dưới là hai dòng chừng mười chữ nhỏ. Ba chữ lớn là “sông Thông Thiên”. Mười chữ nhỏ là: “Rộng quá tám trăm dặm, từ xưa ít người qua”. Hành Giả gọi:

– Sư phụ ơi. Lại đây mà xem.

Tam Tạng xem xong, nước mắt lã chã, nói:

– Đồ đệ ơi, năm xưa ta từ biệt Tràng An, cứ tưởng đường sang
phương Tây dễ dàng, có ngờ đâu lắm yêu ma cách trở, nhiều
sông núi ngăn đường thế này!

Bát Giới nói:

– Sư phụ ơi, nghe mà xem, có tiếng trống chiêng ở đâu đây.
Hay là người ta làm cơm chay nhỉ? Chúng ta tạm đến xin cơm ăn; hỏi bến tìm đò, rồi ngày mai qua sông.

Tam Tạng lắng tai nghe, quả nhiên có tiếng chiêng trống, bèn nói:

– Không phải là nhạc khí của đạo gia, mà đúng là nhà chùa làm lễ. Chúng ta đến đó thôi.

Hành Giả đi trước dắt ngựa, nhằm chỗ có tiếng nhạc đi tới. Chỗ này có đường sá gì đâu, phải bước thấp bước cao, vượt qua bãi cát, thì thấy một xóm nhà dân chừng độ bốn năm trăm nóc nhà, xem ra cũng có vẻ phong quang. Chỉ thấy:

Đường thông sườn núi biếc, Bờ dọc con khe xanh. Chốn chốn cửa cài khép. Nhà nhà rào trúc quanh Đầu bãi cò ngủ chợp. Ngọn liễu quạ kêu rinh.
Nhịp chày xa văng vẳng, Tiếng sáo gợi ân tình. Ngổ tía trăng lay động, Lau vàng gió rung rinh, Chó sủa quanh đầu xóm, Ngư ông ngủ bên ghềnh. Đèn tắt đêm thanh vắng,
Giữa trời vầng trăng thanh. Hương bèo đưa thoang thoảng. Bờ tây gió dập dềnh.

Tam Tạng xuống ngựa, nhìn thấy một ngôi nhà ngay đầu
đường, ngoài cửa có trồng một cây phướn, trong nhà đèn nến sáng choang, khói hương nghi ngút, bèn nói:

– Ngộ Không ơi, chỗ này còn hơn hốc núi bãi sông. Dưới mái hiên che chắn sương lạnh, yên tâm ngủ kỹ. Con đừng vào vội nhé, để ta đến cổng nhà chủ hỏi đã. Nếu họ bằng lòng cho trọ, ta sẽ gọi các con. Nếu họ không ưng, cũng đừng giở trò hung bạo. Các con mặt mũi xấu xí, người ta dễ sợ, thành ra rắc rối, chẳng có chỗ mà trọ đâu.

Hành Giả nói:

– Đúng lắm, sư phụ cứ đi trước đi, chúng con chờ ở đây.

Tam Tạng bèn bỏ nón là đi đầu trần, vuốt lại tà áo, chống gậy
tích trượng, bước vào cổng ngôi nhà thấy cánh cửa mở hé, nhưng không dám tự tiện đi vào. Được một lát thấy một cụ già từ trong bước ra, cổ đeo tràng hạt miệng niệm A Di Đà Phật. Cụ già ra đóng cổng. Tam Tạng vội vàng chắp tay cất tiếng gọi:

– Chào cụ, cụ cho bần tăng hỏi một chút. Cụ già chào lại, rồi nói:
– Vị hòa thượng này đến chậm rồi. Tam Tạng nói:
– Cụ nói sao ạ? Cạ già nói:
– Đến chậm chẳng còn gì nữa. Nếu đến sớm một chút, nhà tôi
đây có làm cơm mời tăng, tha hồ ăn no, ba thưng gạo giã, một tấm vải trắng, mười đồng tiền đồng. Thế mà tại sao ngài bây giờ mới tới?

Tam Tạng nghiêng mình nói:

– Thưa cụ, bần tăng không phải là người đến xin cơm chay. Cụ già hỏi:

– Không đến xin cơm chay thì đến đây có việc gì? Tam Tạng đáp:
– Chúng tôi là nhà sư nước Đại Đường bên phương Đông
vâng mệnh nhà vua sang phương Tây lấy kinh, hôm nay qua xóm nhà, trời đã tối xẩm, lại nghe thấy có tiếng chuông trống, nên đến xin ngủ nhờ một đêm, sang mai lên đường.

Cụ già xua tay, nói:

– Hòa thượng ạ. người xuất gia không nên nói dối. Từ nước
Đại Đường bên phương Đông tới chỗ chúng tôi đây có đến bốn năm trăm nghìn dặm đường, ngài đi một mình làm sao tới được?

Tam Tạng thưa:

– Cụ nói rất phải. Tôi còn ba người đồ đệ gặp núi mở lối, gặp
sông bắc cầu, hộ vệ bần tăng suốt dọc đường nên mới tới đây được.

Cụ già nói:

– Có đồ đệ, sao họ không cùng đi với ngài? Đoạn, cụ già nói:
– Mời vào! Mời vào! Nhà chúng tôi có chỗ nghỉ đấy. Tam Tạng quay đầu gọi to:
– Các đồ đệ ơi, vào đây.

Hành Giả vốn tính nóng nảy, Bát Giới sinh ra đã thô lỗ, Sa
Tăng thì lì lợm. Ba người nghe thấy tiếng sư phụ gọi, bèn dắt ngựa, gánh hành lý, bất kể hay dở ùa cả vào như một trận gió. Cụ già nhìn thấy, sợ quá ngã lăn ra đất, miệng lắp bắp:

– Yêu quái đến! Yêu quái đến! Tam Tạng đỡ cụ già dậy, nói:
– Cụ đừng sợ, không phải yêu quái đâu, đồ đệ của tôi đấy. Cụ già run rẩy nói:
– Sư phụ trông đẹp như vậy, mà sao đồ đệ lại xấu thế kia? Tam Tạng nói:
– Tuy xấu người nhưng lại có tài hàng long phục hổ, bắt quái
tróc yêu.

Cụ già nửa tin nửa ngờ, đỡ Đường Tăng thong thả đi vào.

Lại nói chuyện ba người thô lỗ cứ xông bừa vào hiên nhà
buộc ngựa đặt gánh. Trong nhà lúc ấy đang có mấy vị hòa thượng đang ngồi tụng kinh. Bát Giới dẩu cái mõm ra hỏi lớn:

– Các ngài niệm kinh gì đấy?

Mấy hòa thượng nghe tiếng hỏi, vội vàng ngẩng đầu nhìn ra:

Nhìn thấy người đứng ngoài, Mồm dài tai to vểnh.
Người thô, lưng tấm phản.

Tiếng ồm ồm sấm vang. Hành Giả và Sa Tăng. Mặt mũi dáng dữ tợn.
Trong nhà mấy hòa thượng, Đều hoảng hốt giật mình. Sư chủ còn đọc kinh.
Sư cụ bảo dừng lại. Chuông khánh chẳng ai đoái. Tượng Phật vứt chỏng chơ. Đèn nến tắt, tối mờ,
Người người bỏ chạy ráo, Sờ soạng, chân lảo đảo. Bậu cửa bước không qua.

Đầu vào đụng đầu ra, Như bầu khô trong lốc.
Đạo tràng đang nghiêm túc. Bỗng thành trận cười rền!

Ba anh em thấy mấy hòa thượng ngã lăn ngã lộn, vỗ tay cười
ầm cả lên, làm cho mấy nhà sư càng sợ hãi, chạm trán đụng đầu, bỏ chạy thục mạng chẳng còn một ai cả.

Tam Tạng dìu cụ già bước vào trong nhà, thấy đèn nến tắt tối om, ba người vẫn đang cười ngặt nghẽo, bèn mắng:

– Đồ súc vật khốn kiếp, thật là bất thiện! Ta sớm sớm dạy dỗ, ngày ngày dặn dò. Cổ nhân nói: “Không dạy mà thiện chẳng thánh là gì? Dạy rồi nên thiện, chẳng hiền là gì? Dạy mãi không thiện, chẳng ngu là gì?”. Vậy mà các ngươi cứ hỗn láo mãi như thế thì chẳng phải là loại chí hạ chí ngu sao? Bước vào nhà chưa biết nếp tẻ, làm cụ già đây ngã lăn, các nhà sư tụng kinh chạy ráo, làm hỏng mọi việc hay của nhà người ta, như thế có phải là đổ tội lên đầu ta không?

Sư phụ mắng xong, ba anh em im thin thít chẳng ai dám nói gì. Lúc ấy cụ già mới tin đó là đồ đệ của nhà sư thật bèn cúi chào, nói:

– Thưa ngài, không sao, không sao, mới rồi chỉ có làm lễ châm đèn bày hoa thôi, việc Phật cũng sắp xong mà.

Bát Giới nói:

– Đã tới lúc cúng xong, công đức viên mãn, thời phải dọn cỗ
ra, chúng tôi ăn xong còn đi ngủ chứ!

Cụ già gọi:

– Mang đèn lên đây! Mang đèn lên đây! Người trong nhà nghe tiếng, sợ hãi nói:
– Trên nhà tụng kinh, đèn hương la liệt, việc gì lại phải sai
mang đèn?

Mấy chú nhỏ bước ra nhìn thấy tối om om. Bèn châm đóm cầm đèn lồng mang lên. vừa ngẩng đầu nhìn thấy Bát Giới, Sa Tăng, sợ quá đánh rơi cả đèn, rồi quay người đóng chặt lần cửa giữa, vừa chạy vào vừa kêu:

– Yêu quái đến! Yêu quái đến!

Hành Giả nhặt lấy đóm châm vào đèn, nến, kéo một chiếc ghế
tựa, mời Đường Tăng ngồi. Mấy anh em ngồi ở hai bên. Cu già ngồi đối diện, vừa ngồi xuống bỗng thấy cánh cửa phía trong mở ra, một cụ già nữa chống gậy bước ra, hỏi:

– Yêu quái nào đang đêm đến cửa nhà lương thiện ta đấy? Cụ già ngồi đối diện vội vàng đứng dậy đón, nói:
– Ca ca đừng làm ồn lên, không phải yêu quái đâu, mà là vị
La hán nước Đại Đường bên phương Đông đi lấy kinh. Đồ đệ
của ngài ấy tuy mặt mũi xấu xí dữ tợn, nhưng quả là tướng ác lòng lành.

Cụ già kia nghe nói mới buông gậy, cúi chào bốn người. Chào xong, cụ già cũng ngồi đối diện, và gọi:

– Mang trà lại đây, rồi sửa soạn cơm chay mời mấy ngài.

Gọi liền mấy tiếng mới thấy mấy chú nhỏ bước ra, run rẩy
chẳng dám tới gần.

Bát Giới nhịn không nổi, hỏi:

– Thưa cụ, những người hầu tản ra hai bên làm gì thế? Cụ già đáp:
– Bảo họ đi mang cơm chay phục dịch các ngài. Bát Giới lại hỏi:
– Mấy người phục dịch? Cụ già đáp:
– Tám người.

Bát Giới hỏi tiếp:

– Tám người ấy phục dịch ai? Cụ già đáp:

– Phục dịch bốn người các ngài. Bát Giới nói:
– Sư phụ mặt trắng của tôi chỉ cần một người. Anh mặt lông
mồm như thiên lôi kia thì hai người. Anh mặt đen sì này thì phải tám người, còn tôi thì phải hai mươi người phục dịch mới no.

Cụ già nói:

– Thế chắc dạ dày ngài to lắm nhỉ? Bát Giới nói:
– Cứ mang ra khắc biết. Cụ già nói:
– Xin có đủ người ạ, đủ người ạ.

Bảy tám người lớn nhỏ gọi thêm ba bốn chục người nữa nữa
bước ra.

Hòa thượng cùng cụ già, bên hỏi bên đáp trò chuyện, mọi người lúc ấy mới không thấy sợ nữa. Họ đặt ở trên nhà một chiếc bàn, mời Đường Tăng ngồi vào. Hai bên kê ba chiếc cho ba anh em. Chiếc bàn đối diện là chỗ hai cụ già ngồi.

Thoạt tiên bày trên bàn các thức hoa quả rau dưa, sau đó mới là bánh bao, cơm tẻ, cháo bột mì, canh miến. Các thứ bầy biện ngăn nắp chỉnh tề. Đường Tăng cầm đôi đũa lên, niệm quyển
“Khải trai kinh”. Chú ngốc một là có tính háu ăn, hai là cũng đói bụng, chẳng cần đợi Đường Tăng đọc kinh xong, vơ ngay lấy chiếc bát gỗ sơn son, xới một bát cơm tẻ trắng nuốt một miếng hết nhẵn.

Chú nhỏ ngồi bên cạnh nói:

– Ngài này chẳng biết tính toán, không nuốt bánh bao mà lại
nuốt cơm.

Bát Giới cười, nói:

– Nuốt đâu, ăn đấy chứ. Chú nhỏ nói:
– Không thấy ngài há mồm, sao gọi là ăn? Bát Giới nói:
– Nhóc con mà đã biết nói dối. Rõ ràng là ta ăn. Không tin, ta
ăn lại cho mà xem.

Chú nhỏ cầm bát xới một bát nữa đưa cho Bát Giới, chú ngốc loáng một cái đã tống vào miệng rồi nuốt sạch. Mấy chú nhỏ nhìn thấy nói:

– Cha mẹ ơi, cổ họng ngài này có lẽ xây bằng gạch bóng nên mới trơn tuột nhanh đến như thế!

Đường Tăng chưa niệm xong quyển kinh. Bát Giới đã chén hết năm sáu bát rồi. Sau đó lại cùng mọi người cầm đũa ăn cơm
chay tiếp. Chú ngốc chẳng kể là bánh bao, cơm tẻ, hoa quả, rau ghém, cứ mặc sức, vừa và lem lém vào mồm, vừa kêu lớn:

– Lấy thêm cơm! Lấy thêm cơm!

Nhưng mãi chẳng thấy ai mang cơm lên. Hành Giả bảo:

– Hiền đệ này, ăn bớt đi một chút. Dẫu sao vẫn còn hơn nhịn
đói trong hốc núi chán, cứ được ăn lửng bụng là tốt rồi.

Bát Giới nói:

– Sĩ diện! Thường có câu: “Cho sư ăn đói, chẳng bằng chôn
sống” đấy à!

Hành Giả gọi:

– Dọn dẹp đi, mặc kệ hắn!

Hai cụ già nghiêng mình nói:

– Chẳng giấu gì ngài. Giá ban ngày thì không ngại, dạ dày to
như vị trưởng lão này, chỉ ăn bằng khoảng một trăm người thôi chứ mấy. Nhưng bây giờ tối rồi, dọn tất cả cơm chay còn lại, hấp thêm một nòi bánh bao, thổi năm ca gạo, bày biện mấy bàn thức ăn là để mời mấy nhà sư tới ban phước và mấy người hàng xóm. Không ngờ các ngài tới, các nhà sư sợ quá bỏ chạy cả, mấy ông hàng xóm cũng chẳng dám mời, phải bưng tất cả ra mời các ngài đấy. Nếu chưa no để chúng tôi bảo đi nấu thêm.

Bát Giới nói:
– Nấu thêm đi! Nấu thêm đi!

Nói xong, dọn dẹp hết mâm bát, bàn ghế lại.

Tam Tạng cúi người cảm tạ các cụ già cho ăn cơm chay xong
mới hỏi:

– Thưa cụ, cụ họ gì ạ? Cụ già đáp:
– Tôi họ Trần.

– Tam Tạng chắp tay nói:

– Thế là cụ cùng họ với bần tăng. Cụ già nói:
– Ngài cũng họ Trần? Tam Tạng thưa:
– Vâng, bần tăng cũng họ Trần. Xin hỏi cụ cúng chay có việc
gì đấy ạ?

Bát Giới cười, nói:

– Sư phụ hỏi cụ ấy làm gì? Chẳng lẽ sư phụ lại không biết hay
sao? Chỉ có mấy loại “chay cầu lúa tốt”, “chay cầu bình an” và
“chay độ người chết” thế thôi.

Cụ già nói:

– Không phải, không phải. Tam Tạng lại hỏi:
– Vậy cầu việc gì? Cụ già thưa:
– Đây là cúng chay dự trước cho người chết. Bát Giới cười lăn ra, nói:
– Ông cụ thực không có mắt. Chúng tôi toàn là hạng bịa đặt,
bịp người cỡ vua cả, thế mà lại dám nói dối bịp chúng tôi! Là nhà sư há lại không biết việc chay sao? Chỉ có mấy loại: “Chay dự gửi vào kho”, “chay dự trữ bổ sung” chứ làm gì có loại “chay dự trước cho người chết”? Vả lại nhà ta đây làm gì có người sắp chết, mà phải cúng chay độ vong trước?

Hành Giả nghe vậy, mừng thầm nói:

– Chú ngốc lý sự cũng cứng cỏi ra phết! Đoạn quay sang nói với cụ già:
– Thưa cụ, cụ nhầm rồi. Tại sao lại gọi là “chay dự trước cho
người chết”?

Hai cụ già nghiêng mình nói:
– Các ngài đi lấy kinh, tại sao không đi đường lớn, mà lại rẽ vào xóm chúng tôi?

Hành Giả nói:

– Chúng tôi vẫn đi theo đường lớn, nhưng gặp một con sông
chắn lối không qua được, lại nghe thấy tiếng chuông trống nữa, nên vào đây ngủ trọ.

Cụ già hỏi:

– Các ngài đến bờ sông có nhìn thấy cái gì không? Hành Giả thưa:
– Chỉ thấy một tấm bia, trên có ba chữ “sông Thông thiên”,
dưới có mười chữ “rộng hơn tám trăm dặm, từ xưa ít người qua”. Ngoài ra không thấy vật gì khác.

Cụ già nói:

– Đi quá lên phía trên một ít, cách tấm bia chừng một dặm có
ngôi miếu “Linh cảm đại vương”, ngài không thấy sao?

Hành Giả nói:

– Không thấy, xin cụ nói rõ thế nào là Linh cảm? Hai cụ già đều sa nước mắt, nói:
– Các ngài ơi đại vương ấy:

Cảm ứng một phương xây miếu vũ, Uy linh nghìn dặm giúp dân tình. Quanh năm đồng ruộng rơi mưa ngọt. Suốt tháng thôn cư rợp ráng vàng.

Hành Giả nói:

– Mưa ngọt, ráng vàng thì tốt quá, tại sao các cụ lại còn buồn
rầu phiền não?

Cụ già giậm chân vỗ ngực, hừ một tiếng, nói:

– Các ngài ơi!

Tuy đội ơn sâu thành oán nặng, Từ tâm mà lại hóa vô nhân.
Trẻ con nộp mạng ngài ăn thịt, Chẳng phải chiêu chương chính trực thần!

Hành Giả nói:

– Đòi ăn thịt trẻ con trai gái à?
Cụ già nói:

– Thưa vâng. Hành Giả hỏi:
– Chắc lần này đến lượt nhà cụ? Cụ già nói:
– Năm nay đến lượt nhà tôi. Nơi chúng tôi đây có khoảng
trăm gia đình cư trú, thuộc sự cai quản của huyện Nguyên Hội, nước Xa Trì, tên gọi Trần gia trang. Vị đại vương này một năm một lần tế, phải dâng cho ngài ấy một đứa bé trai, một đứa bé gái, cả lợn, dê, rượu, ngài ấy xơi một bữa no, rồi phù hộ cho chúng tôi mưa thuận gió hòa. Nếu không tế như thế, thì gieo tai giáng họa ngay.

Hành Giả hỏi:

– Nhà ta đây được mấy anh chị? Cụ vuốt bụng đáp:
– Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! Nói đến con cái, chúng tôi hổ
thẹn đến chết! Ông này là em ruột tôi tên là Trần Thanh. Còn tôi gọi là Trần Trừng, năm nay tôi sáu mươi ba tuổi, còn em tôi năm mươi tuổi vẫn chưa có con, mọi người khuyên tôi lấy vợ lẽ. Chẳng còn cách nào, cũng đành kiếm thêm một phòng, sinh được một cháu gái, năm nay vừa lên tám tuổi, đặt lên cháu là Nhất Xứng Kim.

Bát Giới nói:

– Tên hay quá nhỉ! Tại sao lại đặt là Nhất Xứng Kim? Cụ già nói:
– Cũng do đường con cái hiếm hoi nên mọi việc sửa đường
bắc cầu, xây chùa dựng tháp, bố thí trai tăng tôi đều có món quyển sổ ghi chép món tiền cúng vào những việc ấy, chỗ thì ba lạng, chỗ thì năm lạng. Tính đến năm sinh cháu vừa đúng cúng hết ba mươi cân vàng ròng, ba mươi cân là một xứng, nên mới đặt tên cháu là Nhất Xứng Kim.

Hành Giả hỏi:

– Thế cụ kia có con không? Cụ già đáp:
– Chú em tôi đây cũng có một con trai, do người vợ bé sinh
ra. Năm nay cháu lên bảy, đặt tên là Trần Quan Bảo.

Hành Giả lại hỏi:

– Tại sao lại đặt tên như thế? Cụ già đáp:
– Nhà chúng tôi đây thờ đức thánh Quan. Nhờ cầu tự trước
bàn thờ ngài mà sinh được cháu, nên đặt tên là Quan Bảo. Hai anh em chúng tôi vừa đúng một trăm hai mươi tuổi, chỉ được hai mụn con nối dõi. Không ngờ đến lượt nhà chúng tôi phải tế lễ,
không thể không hiến các cháu được. Nhưng cha con tình nặng, không nỡ đành lòng, chúng tôi lập đàn chay cầu siêu cho các cháu trước, vì vậy gọi là “chay dự trước cho người chết” là vì thế.

Tam Tạng nghe xong, không nén được hai hàng lệ nhỏ, nói:

– Thật đúng như người xưa nói:

“Lá vàng còn ở trên cây,

Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời!”[231] Hành Giả cười, nói:
– Để con hỏi thêm. Thưa cụ, gia sản nhà ta có khá không?

Hai cụ già đáp:

– Cũng kha khá. Ruộng cấy có bốn năm mươi khoảnh, ruộng
màu có sáu bảy mươi mẫu, bãi cỏ đến tám chín mươi nơi, trâu bò khoảng hai ba trăm con, ngựa lừa cũng dăm ba chục, lợn dê gà vịt thì vô kể. Trong nhà gạo cũ ăn không hết, quần áo mặc có thừa, sản nghiệp gia tài cũng gọi là dư dật.

Hành Giả nói:

– Sản nghiệp gia tài như thế, chắc do cụ chắt bóp tằn tiện mà
có?

Cụ già nói:

– Tôi nào có chắt bóp tằn tiện! Hành Giả nói:
– Vậy có gia sản như thế, nỡ lòng nào dứt tình dâng con hiến
tế? Cứ bỏ ra độ năm mươi lạng bạc là mua được một bé trai, một trăm lạng bạc mua được một bé gái, bất quá chỉ mất độ hai trăm lạng là có thể giữ được con mình để nối dõi về sau lại không hơn à?

Hai cụ già rơi nước mắt, nói:

– Ngài ơi, ngài đâu có biết. Đại vương ấy rất linh ứng, thường
đến nhà chúng tôi luôn.

Hành Giả hỏi:

– Hắn đến, các cụ thấy mặt mũi thế nào? Cao hay thấp? Hai cụ thưa:
– Không trông thấy hình thù, chỉ ngửi thấy một làn gió thơm
là biết đại vương đến. Trong nhà vội vàng thắp hương, già trẻ hướng vào làn gió mà lặy. Trong nhà chúng tôi, mọi việc từ chổi cùn giẻ rách, ngài đều biết hết. Ngày tháng năm sinh của mọi người ngài đều nhớ cả, phải đúng là con chúng tôi ngài mới nhận cho. Nói gì hai ba trăm lạng, cho dù mấy nghìn lạng cũng mua đâu được đứa trẻ giống hệt và cùng ngày tháng năm sinh như con chúng tôi?

Hành Giả nói:

– Hóa ra là thế. Thôi được, thôi được, cụ dắt các cháu ra đây
xem nào.

Trần Thanh bèn quay vào bế Quan Bảo ra, đặt đứng trước ngọn đèn.

Trẻ con nào có biết sống chết gì đâu, nhét đầy hai tay áo hoa quả, nhảy nhót múa may vừa ăn vừa đùa. Hành Giả thế thì lẳng lặng niệm thần chú, lắc mình một cái, biến thành một đứa trẻ giống hệt Quan Bảo. Hai đứa trẻ dắt tay nhau nhảy múa trước ánh đèn. Cụ già kia sợ quá vội vã quỳ xuống. Đường Tăng nói:

– Thưa cụ, không dám, không dám! Cụ già nói:
– Ngài ấy vừa đang trò chuyện, mà sao đã biến thành đứa trẻ
giống con tôi như đúc, tôi gọi một tiếng cả hai đứa cùng thưa cùng đến. Tôi sợ đến giảm thọ mất. Thôi, xin ngài hiện nguyên hình, hiện nguyên hình cho!

Hành Giả vuốt mặt một cái, hiện lại nguyên hình. Cụ già quỳ xuống trước mặt nói:

– Ngài có cả cái tài như thế này cơ ạ? Hành Giả cười, nói:
– Có giống con cụ không?
– Cụ già nói:

– Giống, giống, giống lắm! Giống từ mặt mũi, giọng nói, quần
áo, dáng người…

Hành Giả nói:

– Cụ còn chưa xem kỹ, nếu lấy cân đem cân, còn cân nặng hệt
như nó nữa kia.

Cụ già nói:

– Phải, phải, cũng nặng như nhau. Hành Giả nói:
– Giống như vậy có mang tế được không? Cụ già nói:
– Được, được, tế được ạ! Hành Giả nói:
– Hôm nay tôi sẽ thay đứa trẻ này, để cháu nó còn giữ hương
hỏa sau này cho nhà cụ, tôi sẽ đi làm đồ hiến tế đại vương.

Trần Thanh quỳ xuống, dập đầu nói:

– Ngài quả có lòng từ bi hỉ xả. Tôi xin biếu ngài họ Đường
đây một ngàn lạng bạc trắng để làm tiền ăn đường sang phương
Tây.

Hành Giả nói:

– Thế không tạ ơn lão Tôn à? Cụ già nói:
– Ngài đi tế thay thì làm gì còn nữa? Hành Giả nói:
– Tại sao lại không còn? Cụ già nói:
– Sẽ bị đại vương ăn thịt. Hành Giả nói:
– Hắn dám ăn thịt tôi kia à?

– Không ăn? Dễ thường nó chê tanh chắc? Hành Giả cười nói:
– Mặc cho số trời. Nó ăn thịt tôi, là tôi đoản mệnh. Bằng
không là may cho tôi. Dù sao tôi vẫn đi tế thay cho con cụ.

Trần Thanh chỉ còn biết dập đầu tạ ơn, và sai biếu thêm năm trăm lạng bạc nữa. Riêng Trần Trừng vẫn không cúi đầu, không cảm tạ, cứ ngồi dựa vào chiếc bình phong khóc thảm thiết. Hành Giả thấy thế, bèn bước tới đỡ dạy nói:

– Thưa cụ, cụ không biếu tôi, không cảm ơn tôi, chắc là không
dứt nổi con gái chứ gì?

Trần Trừng bèn quỳ xuống, thưa:

– Thưa vâng, không sao dứt nổi được. Đội ơn tấm thịnh tình
của ngài, thằng cháu tôi đã thoát. Nhưng già này không có con trai, chỉ có một mụn con gái. Tôi mà chết đi, chắc nó cũng khóc thống thiết lắm, nên dứt làm sao được.

Hành Giả nói:

– Vậy thì cụ hãy mau mau đong năm đấu gạo thổi cơm, nấu
một vài món rau ghém ngon lành, mời vị sư phụ mõm dài kia ăn no. Tôi sẽ bảo chú ấy biến thành con gái cụ, rồi anh em chúng tôi cùng đi tế, quyết làm một việc phúc đức, cứu con cháu các cụ. Như thế có được không?

Bát Giới nghe nói như vậy, trong bụng sợ quá, nói:

– Thưa anh, anh cứ hứng lên là chẳng kể đến sống chết của
tôi, kéo nhằng tôi vào làm gì.

Hành Giả nói:

– Này chú em, thường có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng
[232]
cây”

tôi với chú đến đây, được người ta cho ăn đầy đủ, mà
chú còn kêu chưa no cơ mà! Thế tại sao người ta gặp hoạn nạn lại không cứu?

Bát Giới nói:

– Nhưng thưa anh, việc biến hóa thực tình tôi không giỏi. Hành Giả nói:
– Chú cũng có ba mươi sáu phép biến hóa, tại sao lại không
giỏi?

Tam Tạng nói:

– Ngộ Năng, sư huynh con nói chí phải, cư xử đúng đắn.
Thường có câu: “Cứu một người còn hơn xây bảy tầng tháp phù đồ”, vả lại một là để cảm tạ tấm thịnh tình, hai là tích góp âm đức. Hơn nữa đêm thanh nhàn nhã, anh em con nên đi chơi một chuyến.

Bát Giới nói:

– Anh xem sư phụ nói đấy! Nhưng tôi chỉ biết biến ra núi, ra
cây, ra tảng đá, ra voi ghẻ, ra trâu bò, ra thằng bụng phệ còn khả dĩ, chứ biến thành đứa bé gái thì khó lắm đấy.

Hành Giả nói:

– Cụ đừng có tin chú ấy, cứ bế cháu ra đây.

Trần Trừng vội quay vào bế Nhất Xứng Kim ra ngoài. Mọi
người trong nhà, bất kể thê thiếp, già trẻ nội ngoại đều cúi đầu lễ bái, xin cứu cho tính mạng đứa trẻ. Nhất Xứng Kim đầu đội chiếc mũ thóp bát bảo thùy châu thêu hoa biếc, mình mặc một chiếc áo lụa màu hồng, bên ngoài khoác một chiếc áo bằng đoạn màu quan lục, cổ vuông bàn cờ, mặc một chiếc quần nhiễu hoa
hồng đại đóa, chân đi đôi giày tơ nõn màu hồng nhạt và một đôi tất lụa màu vàng. Cô bé cũng đang ăn hoa quả.

Hành Giả nói:

– Chú Bát Giới, cô bé đấy, chú biến đi mau lên để chúng ta đi
hiến tế.

Bát Giới nói:

– Sư huynh ơi cô bé xinh xắn kháu khỉnh thế kia, làm sao tôi
biến được?

Hành Giả quát:

– Mau lên, không đánh đòn bây giờ! Bát Giới sợ quá, nói:
– Sư huynh đừng đánh, em xin biến đây.

Chú ngốc bèn niệm thần chú, lắc đầu một cái, hô “biến”, cũng
biến thành một đứa bé gái, mặt mũi giống hệt Xứng Kim chỉ phải cái bụng thì béo phệ chảy xuống là không giống. Hành Giả cười, nói:

– Biến lại đi! Bát Giới nói:
– Sư huynh có đánh thì em cũng chịu, biến không nổi biết làm
thế nào được?

Hành Giả nói:

– Đầu không phải đầu trẻ con, mình vẫn là hòa thượng, biến ra
cái loại ái nam ái nữ ấy thì dùng được việc quái gì? Chú phải biến lại đi!

Nói xong, bèn thổi một hơi tiên khí vào người Bát Giới, Bát Giới lắc người biến lại, lần này giống hệt bé gái. Xong xuôi, Hành Giả nói:

– Hai cụ bảo gia quyến và hai cháu vào trong nhà kẻo nhầm lẫn đấy. Anh em chúng tôi biến hình nghịch ngợm chạy vào trong nhà, thành ra khó phân biệt. Các cụ cứ đưa hoa quả cho các cháu ăn, đừng để các cháu khóc. Sợ đại vương biết, lộ mất việc. Hai chúng tôi sắp sửa đi chơi đây!

Đại Thánh dặn dò Sa Tăng hộ vệ Đường Tăng:

– Tôi biến làm Trần Quan Bảo, Bát Giới biến thành Nhất
Xứng Kim.

Hai người sửa soạn đâu đấy, rồi hỏi:

– Nghi thức hiến tế thế nào nhỉ? Trói cả chân tay hay là trói
tay không? Luộc chín hay là chặt từng miếng?

Bát Giới nói:

– Sư huynh đừng có trêu em nữa, em chẳng có thủ đoạn cao
cường đến thế đâu!

Cụ già nói:

– Không dám, không dám! Chỉ việc lấy hai chiếc mâm son,
mời hai vị ngồi lên, đặt lên bàn, sai hai trai tráng khỏe mạnh
khiêng bàn đặt vào trong miếu là xong.

Hành Giả nói:

– Hay lắm! Hay lắm! Mang ngay mâm ra đây để chúng tôi
ngồi nào.

Cụ già lập tức sai lấy ra hai chiếc mâm son, Hành Giả và Bát Giới ngồi vào. Bốn chàng trai khiêng hai chiếc bàn đi ra sân rồi lại khiêng vào đặt trong nhà.

Hành Giả khoái chí, nói:

– Chú Bát Giới ơi, chơi nghịch cái trò này, chúng ta chẳng
khác nào những hòa thượng ngồi trên phẩm đài nhỉ!

Bát Giới nói:

– Nếu cứ khiêng đi khiêng về, khiêng mãi tới lúc trời sáng, tôi
cũng không sợ. Còn khiêng vào miếu, bị nó ăn thịt, thì chẳng còn là trò chơi nữa!

Hành Giả nói:

– Chứ em cứ trông vào tôi, khi nào thấy nó ăn thịt tôi, thì chú
sẽ chạy.

Bát Giới nói:

– Biết nó ăn thế nào? Nếu nó ăn con trai trước thì tôi mới chạy
thoát. Giả dụ nó ăn con gái trước thì làm sao?

Cụ già nói:

– Mọi năm khi tế lễ, có người to gan trong chúng tôi chui vào
nấp đằng sau miếu hoặc nấp dưới gậm bàn, thấy nó ăn con trai trước, ăn con gái sau.

Bát Giới nói:

– Thế thì may quá! May quá!

Hai anh em đang bàn bạc, bỗng nghe bên ngoài tiếng chiêng
trống ầm ĩ, đèn đuốc sáng trưng, người trong thôn dã kéo đến mở cổng gọi:

– Khiêng cháu trai, cháu gái ra nào!

Hai cụ già sụt sùi khóc lóc, bốn chàng trai khiêng Hành Giả,
Bát Giới đi ra.

Cuối cùng không biết tính mạng hai người thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------------------
[231] Nguyên văn: “Lá mai vàng chưa rụng, lá mai xanh đã rụng. Trời già sao riêng hại người hiếm hoi.
[232] Nguyên văn: Con gà không ăn một cách không công.