Quán Tam Thanh, Đại Thánh lưu danh
Nước Xa Trì, Hầu Vương hóa phép
Lại nói chuyện Tôn Đại Thánh tay trái khẽ hích Sa Tăng, tay phải khẽ hích Trư Bát Giới. Hai người lúc ấy mới tỉnh ngộ, ngồi trên cao cứ cúi gằm mặt xuống, chẳng nói chẳng rằng, mặc kệ bọn đạo sĩ thắp đèn châm lửa, coi trước tìm sau. Ba người cứ ngồi trơ trơ như những pho tượng sơn son thếp vàng.
Hổ Lực đại tiên nói:
– Không có kẻ gian, mà sao đồ cúng bị ăn sạch sẽ nhỉ? Lộc Lực đại tiên nói:
– Mà lại hệt như người ăn vậy. Thức gì có vỏ thì bóc vỏ, quả
nào có hạt thì nhè hạt, mà tịnh không thấy bóng người đâu cả?
Dương Lực đại tiên nói:
– Sư huynh chớ có đa nghi. Có lẽ chúng ta lòng thành tâm
kính, tụng niệm đêm ngày, trước sau dâng sớ, thêm có danh hiệu triều đình nữa, cho nên cảm động tới Thiên tôn, các vị thánh ở Tam Thanh giáng lâm thụ hưởng những thức cúng dâng đó thôi. Nhân lúc các ngài chưa về, xe hạc còn đây, chúng ta hãy cầu khấn đức Thiên tôn, ban cho một ít kim đơn nước thánh, dâng
lên Nhà vua dùng, để được trường sinh bất lão, và công quả của chúng ta càng rõ rệt.
Hổ Lực đại tiên nói:
– Phải lắm. Bèn gọi:
– Các đồ đệ, hãy tấu nhạc tụng kinh! Một người mang pháp y
ra đây để ta làm lễ nhượng sao cầu thọ.
Đám tiểu đạo sĩ tuân lệnh răm rắp, sắp hàng thành hai ban tề chỉnh. Khi một tiếng khánh vừa vang lên, mọi người cùng niệm quyển kinh “Hoàng đinh đạo đức chân kinh”. Hổ Lực đại tiên khoác áo pháp y, tay cầm ngọc giản, đứng trước bàn thờ nhảy múa làm lễ, đoạn phủ phục xuống mặt đất dâng lời khấn rằng:
Nơm nớp lo sợ Cúi đầu quy y Lũ thần làm lễ
Ngưỡng vọng danh hư
Diệt sư mọi rợ Kính đạo quang huy Sắc dựng điện báu
Ngự chế cung vi Biện đủ lễ vật Treo cao long kỳ
Nến rực trời thẳm Hương trầm bay xa Lòng thành khấn khứa Trân trọng mời về
Đội ơn giáng hạ
Xe tiên chưa đi
Cúi xin ban chút linh đơn, nước thánh
Dâng đức thánh thượng thọ mãi không già
Bát Giới nghe lời khấn trong lòng phân vân, trao đổi khẽ với
Hành Giả:
– Cái này là tại chúng mình cả, ăn xong không chịu đi ngay, bây giờ họ cầu khấn, biết làm thế nào?
Hành Giả hích Bát Giới, rồi bật miệng nói:
– Lũ tiểu tiên con nít kia, đừng có lễ bái nữa. Chúng ta đi dự
hội bàn đào về qua, không mang theo linh đơn nước thánh. Đợi dịp khác ta sẽ ban cho.
Đám đạo sĩ lớn nhỏ thấy pho tượng nói ra tiếng người, ai nấy run rẩy sợ hãi, nói:
– Thưa đại tiên, đức Thiên tôn giáng trần, dù sao cũng cầu người ban phép trường sinh cho.
Lộc Lực đại tiên bước tới, sụp lạy khấn rằng:
Cúi đầu sụp lạy Bày tỏ lòng thành Tiểu thần theo mệnh
Ngưỡng mộ Tam Thanh Xuống cõi trần thế Phò đạo diệt tăng
Quốc vương mừng rỡ Kính trọng huyền linh Lập đàn chay lớn
Đêm ngày tụng kinh
Thiên tôn đoái tới Soi xét ngọn ngành Xin được thương đến Ngưỡng vọng ân vinh
Mong ngài ban cho ít liều nước thánh
Cho đệ tử được vĩnh thọ trường sinh
Sa Tăng hích Hành Giả, khe khẽ nói:
– Sư huynh ơi, gay go rồi, họ lại cầu xin nữa. Hành Giả nói:
– Thì cho họ một ít. Bát Giới thì thầm hỏi:
– Lấy đâu ra? Hành Giả đáp:
– Các chú em cứ nhìn tôi. Tôi có, các chú cũng có.
Đạo sĩ kia kêu cầu đã xong, Hành Giả bèn mở mồm nói:
– Lũ tiểu yêu con nít kia, không phải cúi lạy nữa. Ta không
muốn cho các ngươi nước thánh, nhưng e tuyệt mất dòng dõi. Muốn cho các ngươi, lại thành ra dễ dãi quá.
Các đạo sĩ nghe nói đều phủ phục dập đầu cả xuống, thưa:
– Muôn xin Thiên tôn nghĩ tới tấm lòng cung kính của đệ tử,
vui lòng ban cho chút ít. Đệ tử chúng con xin sẽ hoàng dương đạo pháp, và tâu với Quốc vương phổ kính huyền môn.
Hành Giả nói:
– Đã thế, hãy mang đồ đựng lại đây.
Đám đạo sĩ cúi rạp cả xuống tạ ơn. Hổ Lực đại tiên cậy khỏe,
bê ngay một cái vò to miệng đặt lên điện. Lộc Lực đại tiên mang chiếc chậu sành đặt lên bàn. Dương Lực đại tiên vớ chiếc lọ lục bình, vứt hoa ra, đặt dịch vào giữa.
Hành Giả nói:
– Các ngươi hãy ra cả trước điện, cài chặt then cửa, chớ có tiết
lậu thiên cơ, ta sẽ ban cho các ngươi chút nước thánh.
Đám đạo sĩ nhất tề phủ phục trước thềm son, đóng cửa điện lại. Lúc ấy Hành Giả mới đứng dậy, vén chiếc quần da hổ lên, đái một bãi vào trong chiếc lọ hoa. Bát Giới thấy thế mừng quá, nói:
– Sư huynh ơi, tôi kết làm anh em với sư huynh đã mấy năm nay, nhưng chưa làm cái trò này bao giờ. Vừa rồi tôi ăn nhiều quá, cũng đang mót đái đây.
[228]
Chú ngốc cũng vén quần, rồi tồ tồ như bò đái
, đầy phè
chiếc chậu sành. Sa hòa thượng cũng cho chảy đầy đến nửa vò, đoạn quay lại ngồi ngay ngắn trên đài như cũ, rồi gọi:
– Các tiểu tiên vào nhận nước thánh!
Đám đạo sĩ mở then đẩy cửa, dập đầu lạy tạ, rồi bưng cả vò,
chậu đi đặt vào một chỗ, đoạn ra lệnh:
– Đồ đệ, mang chén lại đây để nếm thử nào.
Tiểu đạo sĩ chạy đi lấy ngay chiếc chén uống trà mang đến
đưa cho lão đạo sĩ. Lão đạo sĩ múc một chén uống luôn một ngụm, rồi liếm môi chép miệng. Lộc Lực đại tiên hỏi:
– Đại huynh thấy có ngon không? Lão đạo sĩ bĩu môi, nói:
– Không được ngon lắm. Có vị khai khai ngang ngang. Dương Lực đại tiên nói:
– Để tôi nếm thử xem sao.
Nói xong cũng uống luôn một ngụm, rồi nói:
– Có mùi khai khai như nước đái lợn.
Hành Giả ngồi trên nghe thấy mấy lời nói đó, biết là sẽ vỡ
chuyện, bèn nói:
– Ta sẽ ra tay quyết để lưu danh. Đoạn gọi lớn:
Đạo hiệu! Đạo hiệu!
Chớ có vân vi
Tam Thanh mấy thánh
Xuống trần làm chi?
Dỏng tai mà nghe Ta nói cho rõ Đường Tăng đồ đệ Vâng chỉ sang Tây
Đêm thanh hôm nay Nhàn chơi cung khuyết Lễ vật xơi tiệt
Nán lại vui đùa Các ngươi xin quà Lấy gì cho nhỉ? Nước thánh thì bí
Dùng nước đái nghe!
Đám đạo sĩ nghe nói như vậy, chặn cửa ra vào, nhất tề vác
đinh ba, cán chổi, gạch ngói, đá củ, chẳng nể nang, ném loạn vào bên trong. Hành Giả tay trái cắp Sa Tăng, tay phải kẹp Bát Giới, xông vụt ra ngoài cửa, cưỡi đám mây sáng bay thẳng về phương trượng chùa Trí Uyên. Không dám làm kinh hoảng sư phụ, ba người lại rón rén nằm ngủ tiếp.
Chẳng mấy chốc, tiếng trống canh năm đã điểm ba hồi, quốc vương thiết triều, hội họp hai ban văn võ, bốn trăm triều quan. Chỉ thấy đèn lồng nến cháy sáng trưng, đỉnh báu hương trầm ngào ngạt. Lúc ấy Đường Tam Tạng tỉnh dậy, gọi:
– Các đồ đệ ơi, mau dậy theo hầu ta đi đổi điệp văn.
Hành Giả, Bát Giới, Sa Tăng trở dậy, mặc quần áo, đứng hầu
ở bên cạnh Đường Tăng, nói:
– Thưa sư phụ, đức vua này tin dùng đạo sĩ, hưng đạo diệt tăng, e nói năng thất thố, họ không chịu đổi điệp văn cho đâu, chi bằng chúng con hộ trì sư phụ, cùng vào cả.
Đường Tăng mừng lắm, mặc áo cà sa gấm, Hành Giả cầm tờ điệp văn, bảo Ngộ Tĩnh bưng chiếc bát lộ, Ngộ Năng cầm cây gậy tích trượng, giao hành lý cho các nhà sư chùa Trí Uyên coi giữ, rồi vào thẳng trước lầu Ngũ Phượng, vái chào quan Hoàng môn giữ cửa, nói rõ họ tên, rằng chúng tôi là hòa thượng nước Đại Đường bên phương Đông đi lấy kinh, đến đây xin đổi điệp văn, phiền ngài chuyển tấu cho. Viên quan Hoàng môn lập tức vào triều cúi rạp trước thềm son, tâu:
– Bên ngoài có bốn vị hòa thượng, nói là từ nước Đại Đường bên phương Đông đi lấy kinh, muốn xin vào đổi điệp văn, hiện đang đứng ngoài cửa lầu Ngũ Phượng đợi chiếu chỉ.
Quốc vương nghe xong lời tâu, nói:
– Lũ hòa thượng ấy không biết tìm cái chết ở đâu, mà lại đến
đây tìm sao? Các quan đi tuần tại sao không bắt giải chúng về?
Quan thái sư đứng bên cạnh bước ra tâu:
– Nước Đại Đường bên phương Đông, thuộc Nam Thiệm bộ
châu, gọi là nước Trung Hoa Đại Đường. Họ từ vạn dặm xa xôi tới đây, đường đi nhiều yêu quái, chắc phải có chút pháp lực mới dám sang Tây. Mong bệ hạ nể mặt họ là những nhà sư Trung Hoa xa xôi, cứ cho mời vào kiểm soát điệp văn rồi cho đi, gọi là không bỏ lỡ mất thiện duyên.
Quốc vương bằng lòng, cho vời đoàn Đường Tăng tới điện Kim Loan. Thầy trò bước vào đứng sắp hàng trước thềm, đệ điệp văn lên quốc vương.
Quốc vương vừa mở tờ điệp văn ra xem, vội vàng bước xuống khỏi ngai rồng, sai thị vệ trải đệm gấm, còn mình thì khom người đón tiếp.
Thầy trò Tam Tạng quay đầu nhìn, thấy ba vị đại tiên ngất nga ngất ngưởng đi thẳng vào trong, sau gáy hai món tóc bồng lên trông như tiểu đồng. Hai ban văn võ khom lưng cúi mình, không dám ngửng đầu lên. Ba đại tiên lên thẳng điện Kim Loan, không lạy chào quốc vương gì hết.
Quốc vương hỏi:
– Thưa quốc sư, trẫm không có lời mời, quốc sư tới có việc gì
vậy?
Lão đạo sĩ đáp:
– Có chút việc cần nói, nôn mới đến. Bốn hòa thượng kia từ
đâu tới?
Quốc vương nói:
– Họ từ nước Đại Đường bên phương Đông sang phương Tây
lấy kinh, đến đây xin đổi điệp văn.
Ba đạo sĩ vỗ tay cười ầm lên, nói:
– Tôi tưởng họ chạy trốn rồi, té ra vẫn còn ở đây à! Quốc vương sợ hãi, nói:
– Quốc sư có chuyện gì vậy? Họ vừa mới báo họ tên, trẫm
đang định bắt cho quốc sư sai dùng. Hiềm vì lời tấu của quan thái sư có lý, trẫm cũng thông cảm xa xôi, không muốn dứt thiện duyên với Trung Hoa, nên mới cho vời họ vào kiểm soát điệp văn, không ngờ quốc sư lại hỏi như vậy. Chắc là họ xúc phạm tôn nhan, mắc nhiều tội lỗi?
Đạo sĩ cười nói:
– Bệ hạ không biết. Chúng tới đây từ hôm qua, đánh chết hai
đồ đệ của chúng tôi ở ngoài cửa đông, thả hết năm trăm nhà sư bị tù, đập nát xe cộ. Ban đêm chúng còn xông vào quán, phá hủy tượng thánh Tam Thanh, ăn trộm đồ cúng. Chúng tôi bị chúng đánh lừa, nói là Thiên tôn giáng hạ, xin chúng ít linh đơn nước thánh, để dâng lên bệ hạ ngự dùng, mong bệ hạ sống lâu mãi mãi. Không ngờ chúng đái ra cho, lừa dối chúng tôi. Chúng tôi mỗi người uống thử một ngụm, nhận ra ngay mùi vị của nước đái, định ra tay tróc nã chúng, thì chúng chạy trốn mất. Ai ngờ hôm nay chúng vẫn còn đây. Thật là làm ác trước sau cũng bị
[229]
trừng phạt .
Quốc vương nghe nói, bừng bừng nổi giận, định bắt ngay bốn
người.
Đại Thánh chắp tay, mở miệng cất cao giọng nói:
– Xin bệ hạ tạm nguôi cơn giận, cho phép tăng nhân chúng tôi
được bày tỏ.
Quốc vương nói:
– Các ngươi đã xúc phạm tới quốc sư. Lời quốc sư nói chẳng
lẽ lại sai?
Hành Giả thưa:
– Họ nói chúng tôi hôm qua đánh chết hai người của họ ở
ngoài thành, vậy có ai làm chứng? Mặc dù vậy, chúng tôi cũng xin nhận, bắt hai nhà sư đền mạng, xin tha cho hai người đi lấy kinh. Họ còn nói chúng tôi đập phá xe cộ, thả hết số tăng nhân tù phạm. Việc ấy cũng không có chứng cớ gì cả, không đáng tội chết, xin sai một hòa thượng nữa chịu tội là xong. Họ còn nói chúng tôi phá quán Tam Thanh, làm loạn đền miếu. Đó thực là gieo vạ cho chúng tôi!
Quốc vương hỏi:
– Gieo vạ thế nào? Hành Giả đáp:
– Chúng tôi là những nhà sư từ phương Đông tới, vừa chân
ướt chân ráo tới đây, phố xá còn chưa thuộc, làm sao mà biết chuyện trong quán của họ? Nếu có đái ra đấy, thì đã bị bắt ngay rồi. Vậy đây là họ chủ bụng đổ tội cho chúng tôi. Trong thiên hạ những chuyện mượn họ giả tên có vô số, tại sao lại cứ đổ riệt cho chúng tôi? Mong bệ hạ nguôi giận suy xét kỹ càng.
Quốc vương vốn là người ngu tối, bị Hành Giả thuyết cho một hồi, lòng phân vân không quyết.
Đang lúc nghi hoặc, lại có quan Hoàng môn vào tâu:
– Tâu bệ hạ, ngoài cửa có rất nhiều hương lão tới đợi chiếu
chỉ.
Quốc vương hỏi:
– Có việc gì?
Bèn ra lệnh cho vời vào. Khi vào tới trong điện, ba bốn chục
vị hương lão dập đầu thưa:
– Vạn tuế! Năm nay cả mùa xuân không mưa, e mùa hạ sẽ hạn hán. Vậy chúng thần tâu với bệ hạ, xin cho quốc sư lập đàn cầu mưa ngọt, cứu khắp muôn dân.
Quốc vương nói:
– Hương lão cứ tạm lui, sẽ có mưa ngay. Hương lão tạ ơn, lui ra.
Quốc vương nói:
– Các vị sư nhà Đường, có biết vì sao trẫm kính đạo diệt tăng
không? Đó là vào năm trước, trẫm cầu đảo, bọn nhà sư triều ta không cầu lấy nổi một giọt. May nhờ trời giáng xuống quốc sư, cứu dân ra khỏi lầm than. Nay các ngươi từ xa tới đây, xúc phạm quốc sư, lẽ ra đáng trị tội ngay. Nhưng trẫm tạm tha. Vậy các ngươi có dám thi cầu đảo với quốc sư không? Nếu cầu được một trận mưa ngọt, cứu vớt muôn dân, trẫm sẽ tha tội, đổi cho điệp văn sang phương Tây, nếu thua, trời không mưa, trẫm sẽ sai điệu các ngươi ra pháp trường, chém đầu làm gương cho dân chúng.
Hành Giả cười nói:
– Tiểu hòa thượng chúng tôi cũng biết chút ít cách thức cầu
đảo đấy ạ.
Quốc vương nghe nói như vậy, lập tức ra lệnh sửa soạn đàn tràng. Một mặt ra lệnh:
– Chuẩn bị xa giá để quả nhân thân lên lầu Ngũ Phượng xem xét.
Các quan chuẩn bị xa giá. Lát sau. Nhà vua đã ngồi trên lầu. Đường Tam Tạng đi theo Hành Giả, Sa Tăng, Bát Giới đứng hầu dưới lầu. Ba đạo sĩ ngồi cùng với quốc vương ở trên. Bỗng thấy một viên quan phi ngựa như bay tới báo:
– Đàn tràng đã xong xuôi, xin mời quốc sư đăng đàn.
Hổ Lực đai tiên khoanh tay cúi mình từ biệt quốc vương,
bước xuống lầu.
Hành Giả bước tới ngăn lại, hỏi:
– Tiên sinh đi đâu? Đại tiên đáp:
– Ta đăng đàn cầu mưa. Hành Giả nói:
– Ngài quên cả tự trọng, không nhường những nhà sư phương
xa chúng tôi à? Thôi được, thế mới là “rồng mạnh không đẻ rắn xó nhà”. Nhưng tiên sinh đi cầu trước, cũng phải nói với nhà vua đã.
Đại tiên hỏi:
– Nói gì?
Hành Giả đáp:
– Tôi và ngài cùng đăng đàn cầu mưa, thì biết mưa ấy là của
ngài hay của tôi? Và biết đó là công lao của ai?
Quốc vương ngồi trên lầu nghe nói như vậy, trong bụng mừng thầm, nói:
– Vị tiểu hòa thượng này nói năng cứng cỏi gớm nhỉ? Sa Tăng nghe như vậy, cũng cười thầm nói:
– Biết đâu anh ấy còn cả một bụng cứng cỏi chưa chịu lôi ra
đấy.
Đại tiên nói:
– Không cần nói, nhà vua biết rồi. Hành Giả nói:
– Tuy biết, nhưng tôi là nhà sư từ phương xa tới chưa từng
gặp ngài, lúc ấy hai bên lại cãi lộn nhau, chẳng ra thể thống gì, phải nói rõ ra mới tiện làm việc.
Đại tiên nói:
– Ta đăng đàn, cứ nhìn lệnh bài của ta làm hiệu. Lệnh bài gõ
một tiếng là gió nổi, hai tiếng là mây kéo, ba tiếng là sấm chớp vang rền, bốn tiếng là mưa rơi, năm tiếng mây tan mưa tạnh.
Hành Giả cười nói:
– Tuyệt quá! Sư tăng chúng tôi chưa từng thấy như thế bao
giờ! Xin mời! Xin mời!
Đại tiên rảo bước đi trước, bọn Tam Tạng theo sau, bước tới cửa đàn. Họ ngẩng đầu nhìn thấy một tòa đài cao chừng hơn ba trượng, hai bên cắm cờ hiệu hai mươi tám ngôi sao. Giữa đàn đặt một chiếc bàn. Trên bàn đặt một lư hương, khói bay nghi ngút. Hai bên có hai cây nến. Trên đài đèn nến sáng trưng. Cạnh lư hương đặt một cây kim bài, trên bài có khắc danh hiệu thần sấm. Dưới chân đài có năm cái chum lớn đựng đầy nước sạch. Một cành dương liễu nổi trên mặt nước. Trên cành dương liễu cài một chiếc bài bằng sắt, trên bài có viết chữ bùa “lôi đinh đô
tỵ”. Hai bên lại trồng năm cây cọc to. Trên cọc viết tên sứ giả man lôi năm phương. Cạnh mỗi cọc có hai đạo sĩ đứng, tay cầm búa sắt đợi lệnh gõ vào cọc. Sau đài còn có vô số đạo sĩ viết bùa sớ. Chính giữa còn đặt một cái lò hương bằng giấy và mấy người hình nhân làm sứ giả giữ bùa, thổ địa giúp việc.
Đạo tiên đi tới, chẳng chút khiêm tốn, lên thẳng trên đài cao đứng nghiêm. Bên cạnh có một tiểu đạo sĩ bưng mấy đạo bùa viết bằng giấy vàng. Người đạo sĩ dâng một thanh bảo kiếm cho đại tiên. Đại tiên cầm bảo kiếm, niệm thần chú, và châm một đạo bùa trên ngọn nến đốt đi. Mấy đạo sĩ đứng dưới cũng châm lửa đốt một người hình nhân cầm bùa và một tờ sớ. Một tiếng lệnh bài vang lên trên đài, lập tức trên không trung đã nghe vù vù tiếng gió thổi lại.
Trư Bát Giới lầm rầm trong miệng:
– Hỏng bét! Hỏng bét! Lão đạo sĩ này quả là cao tay. Lệnh bài
vừa gõ, đã thấy gió thổi.
Hành Giả nói:
– Chú nói khẽ chứ, đừng nói gì với tôi nữa, cốt giữ gìn sư phụ,
để tôi đi có việc.
Đoạn nhổ ngay một sợi lông, thổi khí tiên, hô “biến”, lập tức biến thành một Hành Giả giả đứng cạnh Đường Tăng, còn chân thân xuất nguyên thần, bay thẳng lên không trung cất tiếng gọi:
– Ai là người coi việc gió?
Phong bà bà sợ quá túm chặt túi vải, Tôn Nhị Lang thắt dây ở
miệng túi lại, rồi bước tới chào Hành Giả. Hành Giả nói:
– Ta hộ vệ vị thánh tăng nhà Đường sang phương Tây lấy kinh, dọc đường đi qua nước Xa Trì, cầu mưa đánh cuộc với đạo sĩ yêu quái, tại sao các ngươi không giúp lão Tôn mà lại giúp đạo sĩ? Ta tạm tha cho, nhưng phải thu ngay gió lại. Nếu còn có một chút gió nào thổi bay râu đạo sĩ, ta sẽ đánh mỗi người hai mươi gậy!
Phong bà bà nói:
– Không dám! Không dám!
Thế là không còn một tí gió nào nữa. Bát Giới không nhịn
được kêu loạn lên:
– Mời tiên sinh xuống cho! Lệnh bài rồi, mà sao không có gió? Xuống đi! Xuống đi! Để chúng tôi lên!
Đạo sĩ lại cầm lệnh bài, đốt tờ sớ, gõ chát một tiếng, bỗng thấy bầu trời mây đen kéo đến mù mịt. Hành Giả lại đón đầu hỏi lớn:
– Ai mang mây lại đó?
Thôi Vân đồng tử, Bố Vụ lang quân sợ quá, vội vàng bước tới
cúi lạy. Hành Giả như lần trước nói lại một lượt. Vân đồng, Vụ tử cũng thu ngay mây về. Mặt trời lại ló ra rực rỡ, bầu trời bát ngát không gợn chút mây.
Bát Giới cười nói:
– Tiên sinh kia chỉ lừa hoàng đế, lòe thứ dân, chứ có chút thực
tài nào đâu! Lệnh bài gõ đã hai lần, mà sao không thấy mây?
Đạo sĩ lòng như lửa đốt, chống bảo kiếm, xõa tóc niệm chú, đốt bùa, và lại gõ lệnh bài. Bỗng thấy trong cửa Nam Thiên, Đăng Thiếu Quân dẫn Lôi Công, Điện Mẫu đi tới giữa không trung, gặp Hành Giả chào hỏi. Hành Giả đem chuyện trước kể hết một lượt, đoạn nói:
– Tại sao các ngài lại đến một cách chí thành như thế? Có pháp chỉ gì không?
Thiên Quân nói:
– Phép ngũ lôi của đạo sĩ ấy là thật. Ông ta viết sớ đốt bùa làm kinh động Thượng đế. Thượng đế đã giáng chiếu thi hành xuống
cho phủ Thiên tôn[230]
Chúng tôi vâng lệnh đến trước giúp
.
sấm, chớp, làm mưa.
Hành Giả nói:
– Đã như vậy, cứ tạm dừng lại, để lão Tôn hành sự đã.
Thế là chớp cũng không lóe, sấm cũng không rền. Đạo sĩ
càng sốt ruột, lại thắp thêm hương, đốt thêm bùa, niệm thần chú, gõ lệnh bài. Bỗng giữa bầu trời thấy Long vương bốn biển nhất tề kéo đến. Hành Giả đón đầu quát:
– Ngao Quảng, đi đâu thế kia?
Ngao Quảng, Ngao Thuận, Ngao Khâm, Ngao Nhuận bước
tới cúi chào. Hành Giả lại đem chuyện trước kể hết một lượt, đoạn nói:
– Bấy lâu vất vả, chưa được thành công. Hôm nay có chút việc, lại nhờ các ngài giúp đỡ.
Long vương nói:
– Xin tuân lệnh! Xin tuân lệnh! Hành Giả tạ ơn Ngao Thuận, nói:
– Ngày trước nhờ lệnh lang bắt yêu quái cứu sư phụ đấy!
Long vương nói:
– Tên ấy vẫn bị giam dưới biển, chúng tôi chưa dám tự tiện
xét xử, đang muốn nhờ Đại Thánh giúp cho.
Hành Giả nói:
– Ngài cứ xét xử thế nào cũng được mà. Còn hôm nay tạm
giúp tôi một việc đã. Lão đại sĩ kia gõ bốn tiếng lệnh bài đã xong rồi, giờ đến lượt lão Tôn đăng đàn cầu mưa. Nhưng tôi không biết làm sớ, đốt bùa, gõ lệnh bài, vậy các ngài phải giúp tôi hành sự.
Đặng Thiên Quân nói:
– Đại Thánh dạy bảo chúng tôi đâu dám trái. Nhưng phải có
hiệu lệnh mới dám theo lệnh mà thi hành. Nếu không, mưa gió tán loạn, hóa ra Đại Thánh làm việc không có điều khoản rõ ràng sao?
Đại Thánh nói:
– Ta dùng cây gậy làm hiệu nhé. Lôi Công cả sợ nói:
– Thưa Đại Thánh, chúng tôi đâu có xực được cái gậy đó? Hành Giả nói:
– Không phải là đánh các ngài đâu. Các ngài cứ nhìn cây gậy
này làm hiệu, ta giơ lên là nổi gió liền.
Phong bà bà và Tôn Nhị Lang cuống quýt đáp:
– Xin nổi gió ngay!
– Giơ gậy thứ hai là kéo mây.
Thôi Vân đồng tử và Bố Vụ lang quân nói:
– Xin kéo mây ngay!
– Giơ gậy lần thứ ba là sấm vang chớp giật. Lôi Công va Điện Mẫu nói:
– Xin tuân lệnh! Xin tuân lệnh!
– Giơ gậy lần thứ tư là mưa rơi. Long vương nói:
– Xin mưa ngay!
– Giơ gậy lần thứ năm là trời quang mây tạnh. Nhất nhất
không được trái lệnh.
Dặn dò xong xuôi, Hành Giả bèn dừng mây hạ xuống, rút sợi lông thu lại trên người. Lũ người đứng đó toàn là hạng người trần mắt thịt đâu có hay biết.
Hành Giả đứng bên cạnh cao giọng nói:
– Tiên sinh cầu khấn, bốn tiếng lệnh bài đã gõ rồi, mà không thấy gió mây sấm chớp mưa rơi gì cả, giờ thì nhường tôi nào.
Đạo sĩ không biết làm thế nào, cũng không dám nấn ná, đành bước xuống đài nhường cho Hành Giả, rồi cắn răng chạy lên lầu yết kiến nhà vua. Hành Giả nói:
– Để mình đi theo hắn xem hắn nói gì. Chỉ nghe thấy quốc vương hỏi:
– Quả nhân ở đây nghiêng tai lắng nghe, thấy bốn tiếng lệnh
bài đã gõ rồi mà tại sao chẳng thấy gió mưa gì cả?
Đạo sĩ đáp:
– Hôm nay Long thần đi vắng. Hành Giả liến thoắng nói:
– Tâu bệ hạ, Long thần ở nhà cả, chỉ vì phép của quốc sư
không thiêng nên không mời được. Để hòa thượng chúng tôi mời cho mà xem.
Quốc vương nói:
– Xin đăng đàn ngay cho, quả nhân vẫn đứng đợi mưa đây. Hành Giả được lệnh, quay người chạy về bên đàn túm lấy
Đường Tăng nói:
– Mời sư phụ lên đàn.
Đường Tăng nói:
– Đồ đệ, ta có biết đảo vũ đâu. Bát Giới cười nói:
– Anh ấy hại sư phụ đấy. Nếu không mưa, người ta sẽ ném sư
phụ lên đống củi, cho một mồi lửa thiêu cháy là xong.
Hành Giả nói:
– Sư phụ không biết cầu vũ, nhưng biết niệm kinh, con sẽ
giúp sư phụ.
Lúc ấy Tam Tạng mới cất bước lên đàn. Lên tới nơi, Đường Tăng ngồi xuống ngay ngắn, thần trí an định, rồi bắt đầu lầm rầm niệm Mật đa tâm kinh. Đang niệm, bỗng một viên quan phi ngựa như bay tới hỏi:
– Tại sao ngài không gõ lệnh bài, không đốt bùa sớ? Hành Giả lớn tiếng đáp:
– Không cần! Không cần! Chúng tôi chỉ cầu đảo trong tâm mà
thôi.
Viên quan trở về tâu lại cho nhà vua biết. Chuyện không nói nữa.
Hành Giả nghe thấy sư phụ đã tụng xong bài kinh, bèn rút gậy sắt trong tai ra, đón gió múa tít. Cây gậy dài ra tới hai trượng, to
bằng cái miệng bát. Đoạn giơ thẳng cây gậy lên không một cái. Phong bà bà trông thấy vội vàng lấy túi da ra, Tôn Nhị Lang cởi dây thắt miệng. Tiếng gió bỗng nổi lên vù vù, khắp thành ngói tung gạch vỡ, đá chạy cát bay. Xem ra, trận gió này thật khủng khiếp, gió thường đâu có sánh nổi. Chỉ thấy:
Liễu gãy hoa rơi
Rừng nghiêng cây đổ
Điện Cửu Trùng tường ngả vách rời Lầu Ngũ Phượng cột rung xà chuyển Mặt trời hông mây đen che kín
Đám cát vàng mặt đất chuyển rung Nơi hí trường, võ tướng nao lòng Gác hội văn, văn quan bạt vía
Ba cung phấn son bôi loạn xị Sáu viện phi tần tóc rối bung Các quan mũ áo dải đứt tung
Tể tướng lọng tàn bay phần phật
Cận thần muốn nói đành im bặt
Sứ giả cầm thư chẳng dám đưa Đai ngọc kim ngự dứt xạc xờ Tấm thẻ ngà voi rơi lấm bết Gác tía lầu son đổ la liệt
Cửa lục then lồng gãy chỏng chơ Điện Kim Loan ngói vỡ tường trơ Tòa Cẩm Vân cửa rơi then gãy
Trận cuồng phong khủng khiếp chưa bao giờ trông thấy Đến nỗi cha con quốc vương không thể gặp nhau Phố phường chợ búa thấy bóng ai đâu
Nhà cửa nơi nơi then cài im ỉm
Đang lúc trận cuồng phong bốc dữ dội, Hành Giả lại hóa phép
thần thông, giơ cây gậy sắt lên không một lần nữa. Bỗng thấy:
Thôi Vân đồng tử
Bố Vụ lang quân
Thôi Vân đồng tử trổ thần thông, mây kéo ùn ùn trời phủ kín
Bố Vụ lang quân khoe pháp lực, khói bay nồng nặc đất che trùm
Mênh mang chợ búa tối om om Mù mịt phố phường đen kịt kịt Gió bốc từ biển biếc
Mưa rơi tận Côn Lôn Khoảnh khắc gió mưa tuôn Phút giây tràn đất rộn Khác nào thuở hỗn độn Cửa lầu Phượng thấy đâu
Lúc ấy trời đất tối sầm mây phủ che kín. Tôn Hành Giả lại
giơ cây gậy sắt lên không một lần nữa. Khiến cho:
Lôi Công nổi giận
Điện Mẫu tức điên
Lôi Công nổi giận, cưỡi thú lửa thẳng xuống thiên quan
Điện Mẫu tức điên, rút rắn vàng tới ngay đầu phủ
Ầm ầm sấm nổ, sét đánh tan trái núi Thiết Xoa Loang loáng chớp lòa, tia bay tận Đông Dương đại hải Lộc cộc như xe chạy
Ầm ù tựa cối xay
Vạn vật nẩy mầm thấy cảnh đổi thay Côn trùng mê ngủ cũng liền thức dậy Vua tôi thót lòng kinh hãi
Buôn bán nghe hơi sợ run
Tiếng sấm rền, tia chớp rạch, inh inh oang oang, tưởng như
thể trời long đất lở, khiến cho mọi người trong thành hoảng sợ, nhà nào nhà nấy thắp hương đốt vàng van xin cầu cúng. Tôn Hành Giả quát lớn:
– Lão Đặng! Hãy xét xử cho ta mấy tên tham quan ô lại, mấy thằng bất hiếu vô lương, đánh chết tươi để làm gương kẻ khác!
Tiếng sấm sét càng nổ vang dữ dội. Đoạn Hành Giả lại giơ gậy lên trên không một lần nữa. Chỉ thấy:
Rồng thi hành hiệu lệnh
Tung mưa khắp đất trời
Thế như Ngân Hán đổ nghiêng rồi Nhanh tựa mây trôi qua biển rộng Trên nóc điện mưa rơi như phóng Rào rào chảy giàn giụa qua sân Trời cao lai láng sông ngân
Phố rộng mênh mông sóng trắng Tong tong rơi vào chum nặng Sầm sập chảy xuống vò to
Xóm vắng chìm nghỉm nóc nhà
Đồng không ngập tràn cầu bắc Thật là “nương dâu thành bể biếc” Phút giây đất phẳng nổi ba đào Thần long đến giúp trổ tài cao
Dốc cả trường giang tuôn mặt đất
Mưa rơi bắt đầu từ giờ thìn, và đến khoảng trước sau giờ ngọ
thì tạnh. Khắp trong ngoài thành Xa Trì, phố xá nước tràn lênh láng. Quốc vương xuống chiếu rằng:
– Trận mưa tốt quá, nhưng nếu mưa nữa sẽ ngập mùa màng,
thành ra hóa dở.
Quan chấp sự đứng dưới lầu Ngũ Phượng đội mưa phóng ngựa đến chỗ Đường Tăng báo:
– Thưa Thánh tăng, mưa thế là đủ rồi.
Hành Giả nghe nói, lập tức lại giơ cây gậy lên trời. Trong
giây lát sấm yên gió lặng, mưa tạnh trời quang. Quốc vương trong lòng vui vẻ, các quan văn võ hết lòng ca ngợi:
– Hòa thượng giỏi quá! Thật là “trong số người tài còn có người tài hơn”. Quốc sư chúng tôi cầu mưa tuy có linh ứng, nhưng muốn tạnh cũng phải tiếp tục lác đác tới nửa ngày vẫn chưa tạnh hẳn. Thế mà vị hòa thượng này muốn tạnh là tạnh ngay, trong giây lát mặt trời lại ló ra rực rỡ, muôn dặm trong xanh chẳng gợn chút mây.
Quốc vương truyền hồi loan, đổi điệp văn, cho phép Đường Tăng ra đi. Đang sắp đóng dấu ngự bảo, bỗng ba đạo sĩ bước tới ngăn lại, nói:
– Tâu bệ hạ, trận mưa đó hoàn toàn không phải là công của các hòa thượng, mà là sức của các đạo sĩ chúng tôi.
Quốc vương nói:
– Khanh vừa nói Long vương không có nhà, không cầu mưa
được. Sau đó họ bước lên chỉ cầu đảo bằng làm niệm, mà mưa đã rơi xuống. Vậy tại sao các ngươi còn tranh công với họ?
Hổ Lực đại tiên nói:
– Chúng tôi lên dâng sớ đốt bùa, gõ lệnh bài, Long vương nào
dám không đến? Có lẽ ở phương nào đó cũng cầu mời, nên ngũ ty phong, vân, lôi, vũ không có nhà, khi nghe lệnh tới, họ vội vã trở về vừa vặn lúc tôi xuống đài, họ lên đài gặp được cơ hội ấy nên mới có mưa. Suy cho cùng, chính là do chúng tôi mời Long vương đến làm mưa, tại sao lại coi là công của họ được?
Quốc vương vốn ngu tối, nghe nói như vậy thì nghi hoặc, phân vân. Hành Giả bước tới gần, chắp tay nói:
– Tâu bệ hạ, những phép thuật bàng môn ấy có thành công quả gì đâu, đáng kể gì là công quả của tôi hay của người khác. Có điều hiện giờ tứ hải Long vương vẫn đang đứng trên không trung, bên tăng chúng tôi chưa có lệnh cho về, họ không dám lui. Vậy quốc sư gọi được Long vương xuất hiện thì đó mới là có công.
Quốc vương mừng lắm, nói:
– Quả nhân tại ngôi vua đã hai mươi ba năm, chưa từng được
thấy mặt mũi hình thù Long vương như thế nào. Hai nhà tăng đạo hãy trổ pháp lực, bất kể bên tăng hay bên đạo, bên nào gọi được là có công, không gọi được là có tội.
Đạo sĩ kia làm gì có tài năng ấy, nhưng cũng cứ gọi. Long vương thấy Đại Thánh đứng đấy, sợ không dám ló mặt ra. Đạo sĩ nói:
– Chúng tôi không gọi được, các người hãy gọi xem.
Đại Thánh bèn ngửa mặt lên trời, cất tiếng gọi to:
– Ngao Quảng ở đâu, mấy anh em hãy hiện nguyên hình xem
nào!
Long vương nghe tiếng gọi, vội vàng hiện rõ bản tướng. Bốn con rồng giữa tầng không luồn mây lách mù, múa bay trên điện Kim Loan. Chỉ thấy:
Lượn bay biến hóa Đùa giỡn mây lành Móng ngà cong trắng Vẩy bạc long lanh Râu dài phấp phới Sừng vút oai danh
Vòi vọi vầng trán Lấp lánh mắt xanh Lượn bay tài giỏi Ẩn hiện ai giành
Cầu mưa, đến phun mưa khắp chốn
Xin tạnh, trời lập tức trong thanh
Ấy là tài chân long linh thành
Mây lành quấn quýt lượn trời xanh
Quốc vương trên điện thắp hương, công khanh trước thềm
sụp lạy. Quốc vương nói:
– Ngọc thể giáng lâm vất vả quá, xin mời các ngài trở về, quả nhân khi khác sẽ tạ ơn.
Hành Giả nói:
– Các vị linh thần đâu hãy về đấy. Ngày khác quốc vương sẽ
tạ ơn.
Long vương bèn về thẳng biển khơi, các thần ai nấy về trời. Thật là:
Phép màu rộng lớn vô bờ bến
Tính thẳng lòng ngay diệt đạo tà
Cuối cùng không biết trừ tà như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.
-------------------
[228] Nguyên văn: như Lã Lương Hồng đánh đổ tấm ván
[229] Nguyên văn: oan gia đường trốn hẹp
[230] Nguyên văn: Cửu thiên ứng nguyên Lôi thanh phổ độ thiên tôn