Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ bốn mươi tư

Thần thông vận phép đun xe nặng
Tâm chính trừ yêu vượt cổng cao

Có bài thơ rằng:

Thoát nạn sang Tây quyết lấy kinh Qua bao núi đẹp, trải bao thành Ác là thỏ lặn ngày rồi tháng
Hoa rụng chim kêu hạ gối xuân Thế giới ba nghìn thu đáy mắt Đại châu bốn vạn giẫm bàn chân Nằm sương ăn gió bao lao khổ
Ai biết ngày nào lấy được kinh?

Lại nói chuyện Đường Tam Tạng, nhờ có tiểu long bắt yêu
quái, thần sông Hắc Thủy mở đường, nên thầy trò mới vượt qua được sông Hắc Thủy, tìm đường cái thẳng sang phương Tây. Thực là dầm mưa dãi nắng, ăn gió nằm sương. Đi đã lâu ngày,
vừa gặp lúc tiết xuân. Chỉ thấy:

Chính là lúc:

Khí tam dương chuyển vận

Muôn vật vẻ đáng yêu Trời trong – tranh đồ họa Đất thơm – bức gấm thêu Lơ thơ mai điểm tuyết Lác đác mạch yêu kiều Mầm nhú ngọn vui reo

Thái thiện ngự phương chấn[224] Cầu mang đóng phương thìn [225] Hoa thơm trời trở ấm

Mây nhẹ, cảnh thanh tân Dương liễu xanh đầu bến Mưa nhuần vạn vật xuân

Bốn thầy trò vừa đi vừa ngắm cảnh vật, ngựa bước thong thả.
Bỗng nghe một tiếng ầm vang trời, tựa như muôn vạn người gào thét. Đường Tam Tạng trong lòng sợ hãi, ghìm cương không dám tiến, quay đầu hỏi:

– Ngộ Không ơi, tiếng gì ầm ầm thế nhỉ? Bát Giới thưa:
– Tưởng như thể trời long đất lở. Sa Tăng thưa:
– Chẳng khác nào chớp giật sấm ran. Tam Tạng nói:
– Có cả tiếng người reo ngựa hí nữa. Tôn Hành Giả cười nói:
– Mấy người đoán sai hết. Hãy khoan, để lão Tôn đi xem sao.

Đoạn Hành Giả tung người nhảy vút lên, đạp đám mây lành,
đứng trên không trung căng mắt quan sát, thấy phía xa xa có một tòa thành trì, tới gần lại thấy thấp thoáng mây lành ẩn hiện, không vẩn tí hung khí nào cả, bèn ngẫm nghĩ trong lòng:

– Nơi tốt lành thế kia mà sao lại có tiếng ồn váng tai thế nhỉ? Và trong thành chẳng hề có cờ quạt, gươm giáo, cũng không có tiếng pháo lệnh, mà tại sao lại như có tiếng người ngựa ồn ào thế
nhỉ?…

Đang nghĩ ngợi phân vân, bỗng thấy ngoài cửa thành, trên một bãi cát trống trải, có rất nhiều hòa thượng đang túm tụm đẩy một chiếc xe. Chính tiếng dô ta, reo hò “Đại lực vương Bồ Tát” của họ đã làm kinh động tới Đường Tăng.

Hành Giả từ từ hạ mây xuống thấp xem kỹ. Úi chà! Trên xe chất đầy các loại vật liệu gạch ngói, gỗ lạt, đồ gốm chưa nung. Đầu bãi là một cái dốc cao, trên có một con đường sống trâu nhỏ dẫn đến hai tòa cổng lớn. Dưới chân cổng toàn là vách đá dựng đứng. Chiếc xe kia làm sao mà đẩy lên nổi? Tuy đang lúc tiết trời ấm áp, mà bọn người kia quần áo lam lũ, xem ra có vẻ quẫn bách lắm. Hành Giả nghi hoặc nói:

– Chắc là xây dựng chùa chiền. Nhưng nơi đây ngũ cốc phong đãng, sao chẳng thuê mướn thợ thuyền, mà mấy nhà sư lại phải tự làm lấy thế nhỉ?

Đang đoán già đoán non, bỗng thấy hai đạo sĩ trẻ tuổi lắc la lắc lư, từ trong cổng thành đi ra. Xem kìa họ ăn mặc! Chỉ thấy:

Mũ đội lấp lánh ngôi sao

Mình khoác áo gấm khác nào ráng sa

Chân xỏ đôi giày vân hoa Ngang lưng thắt một sợi tơ nhiễu điều Mặt khôi ngô, dáng yêu kiều

Hình dung cốt cách ra chiều thần tiên

Đám hòa thượng trông thấy hai đạo sĩ đến, ai nấy sợ hãi mất
vía, cố ra sức đẩy xe lên. Hành Giả hiểu ra ngay, nói:

– À, hóa ra những hòa thượng kia sợ hai đạo sĩ. Nếu không tại sao lại cố sức đẩy xe làm vậy? Ta thường nghe người ta nói, trên đường sang phương Tây có những nơi kính đạo rẻ tăng, chắc là nơi này đây. Mình phải về báo cho sư phụ biết chuyện mới được. Nhưng chưa nắm cụ thể rõ ràng thế nào, sư phụ lại mắng cho, bảo mình là người tháo vát nhanh nhẹn mà chẳng tìm hiểu cho đến nơi. Thôi, hẵng đi hỏi cho minh bạch, rồi về báo với sư phụ vậy.

Nói xong, bèn dừng mây hạ xuống, bước tới chân thành, lắc mình một cái, biến thành một vị toàn chân đi ngao du non nước, tai trái khoác chiếc làn thủy hỏa, tay phải vỗ trống cơm, miệng nghêu ngao bài hát ca ngợi vị đạo, bước tới cổng thành, đón hai người đạo sĩ, đến trước mặt họ nghiêng mình chào, hỏi:

– Bần đạo xin chắp tay kính chào đạo trưởng. Đạo sĩ đáp lễ, hỏi:
– Tiên sinh từ đâu tới? Hành Giả đáp:
– Đệ tử tôi vân du nơi góc biển, lênh đênh chốn chân trời,
sớm nay tới đây, muốn cầu người thiện. Dám hỏi hai vị đạo trưởng, trong thành phố này, phố nào là phố mến đạo, ngõ nào là
ngõ yêu hiền, để bần đạo đến xin bữa cơm chay.

Đạo sĩ cười nói:

– Tại sao tiên sinh lại nói những câu vớ vẩn làm vậy? Hành Giả nói:
– Thế nào là vớ vẩn. Đạo sĩ nói:
– Ngài bảo xin cơm chay, thế chẳng vớ vẩn là gì? Hành Giả nói:
– Người xuất gia lấy khuất thực làm gốc. Nếu không ăn xin,
làm gì có tiền mua?

Đạo sĩ cười nói:

– Ngài từ phương xa tới, không biết chuyện trong thành
chúng tôi. Thành chúng tôi, khỏi nói chuyện văn võ bá quan mến đạo, phú ông trưởng giả yêu hiền, già trẻ gái trai hễ thấy chúng tôi đều cúi lạy dâng cơm chay cả. Điều ấy chẳng cần nói làm gì. Cả vị đứng đầu chúng tôi là đức quân vương vạn tuế nữa cũng kính đạo yêu hiền lắm.

Hành Giả nói:

– Bần đạo tôi, một là còn ít tuổi, hai là từ phương xa mới tới,
thực chưa được biết, phiền hai vị đạo trưởng nói cho biết nơi
đây là xứ nào, chuyện đức quân vương kính đạo yêu hiền ra sao, gọi là tỏ chút tình đồng đạo.

Đạo sĩ nói:

– Thành này tên gọi nước Xa Trì. Đức quân vương trên bảo
điện là thân thích với chúng tôi.

Hành Giả nghe xong, cười khà khà nói:

– Vậy là đạo sĩ làm hoàng đế à? Đạo sĩ thưa:
– Không phải. Chuyện là cách đây hai mươi chín năm, trời
làm đại hạn, không một giọt mưa, mùa màng khô héo. Từ vua quan cho tới thứ dân, ai nấy tắm gội trai giới, thắp hương lạy trời mưa xuống. Đang lúc tính mạng mọi người treo ngược, bỗng trời giáng xuống ba vị tiên trưởng cứu vớt sinh linh.

Hành Giả bèn hỏi:

– Ba vị tiên trưởng ấy là ai? Đạo sĩ đáp:
– Đó là những sư phụ của chúng tôi. Hành Giả lại hỏi:
– Quý hiệu tôn sư là gì?
Đạo sĩ đáp:

– Sư phụ cả chúng tôi hiệu là Hổ Lực đại tiên. Sư phụ hai
hiệu là Lộc Lực đại tiên. Sư phụ ba hiệu là Dương Lực đại tiên.

Hành Giả hỏi tiếp:

– Ba vị tôn sư ấy pháp lực có giỏi không? Đạo sĩ thưa:
– Sư phụ nào của chúng tôi kêu mưa gọi gió cũng chỉ trong
nháy mắt, chỉ nước thành dầu, biến vàng từ đá dễ như trở bàn tay. Nhờ có pháp lực cao cường như vậy, nên mới có thể cướp cả công hóa dục của trời đất, thay đổi sự huyền vi của trăng sao, vua tôi kính trọng nhau, kết làm thân thích.

Hành Giả nói:

– Vị hoàng đế ấy thật là may mắn. Thường có câu: “Pháp luật
cảm động công khanh”. Lão sư phụ có tài năng ấy kết thân thực không uổng. Than ôi, không biết bần đạo có chút duyên bé bỏng được gặp mặt lão sư phụ một lần được không?

Đạo sĩ cười nói:

– Ngài muốn gặp sư phụ chúng tôi thì có khó gì. Hai chúng
tôi là đồ đệ thân tín gần gũi của ngài. Hơn nữa, sư phụ tôi lại là người kính đạo yêu hiền, chỉ nghe thấy tiếng “đạo”, là ra cửa tiếp ngay. Thêm được hai chúng tôi dẫn vào nữa thì việc dễ như
[226]
chơi!

Hành Giả cung kính vâng một tiếng thật to, rồi nói:

– Đa tạ ơn tiến cử. Xin cho vào gặp ngay được chứ ạ? Đạo sĩ nói:
– Hãy đợi một lát. Ngài cứ ngồi chơi đây, đợi chúng tôi vào
làm chút việc công rồi cùng vào.

Hành Giả nói:

– Người xuất gia không có gì câu thúc, tự do tự tại, còn việc
công nào nữa?

Đạo sĩ chỉ tay vào đám nhà sư nơi bãi cát, nói:

– Bọn họ làm công cho chúng tôi. Sợ họ lười biếng, chúng tôi
đến điểm danh một chút rồi về ngay.

Hành Giả cười nói:

– Đạo trưởng nói sai rồi. Tăng đạo đều là người xuất gia cả,
tại sao họ lại làm công cho các ngài, chịu để các ngài điểm danh?

Đạo sĩ nói:

– Ngài không biết, từ dạo cầu mưa ấy, tăng nhân đứng một
bên lễ Phật, đạo sĩ đứng một bên dâng sao, đều ăn lộc của triều đình. Không ngờ bên hòa thượng vô dụng, đọc kinh hão huyền, chẳng tích sự gì. Sau đó sư phụ tôi đến, gọi gió kêu mưa, cứu
muôn dân ra khỏi cảnh lầm than. Thế là triều đình tức giận cho bọn hòa thượng là vô dụng, phá chùa đập tượng Phật của họ, thu hết độ điệp, không cho về quê, rồi vua sai bắt họ phải làm việc cho chúng tôi, y như bọn nô lệ ấy. Nhóm bếp cũng họ, quét nhà cũng họ, đóng cửa cũng do họ làm cả. Nhân phía sau kia còn có ngôi nhà chưa làm xong, mới sai họ đi chở gạch ngói, cây que dựng nhà. Trên sợ họ lười biếng ương ngạnh không chịu đẩy xe, nên mới sai hai chúng tôi đến kiểm soát.

Hành Giả nghe xong, níu lấy đạo sĩ sa nước mắt, nói:

– Tôi quả thật vô duyên, không được yết kiến tôn nhân lão sư
phụ.

Đạo sĩ nói:

– Sao lại không được gặp? Hành Giả nói:
– Bần đạo đi vân du tới đây, một là cũng vì tính mạng, hai là
đi tìm họ hàng.

Đạo sĩ hỏi:

– Ngài tìm ai là họ hàng? Hành Giả đáp:
– Tôi có một ông chú xuất gia từ nhỏ, cắt tóc làm sư. Trước
đây trời làm đói kém, bỏ đi kiếm ăn, mấy năm nay không thấy về nhà. Tôi nghĩ tới công ơn tổ tiên, nhân tiện đến đây thử tìm
hỏi xem sao. Biết đâu ông chú tôi còn líu ríu ở đây chưa thoát đi được cũng chưa biết chừng. Tôi muốn tìm gặp chú tôi một chút rồi sau đó sẽ cùng các ngài vào thành có được không ạ?

Đạo sĩ nói:

– Việc ấy khó gì! Hai chúng tôi tàm ngồi ở đây, phiền ngài tới
bãi cát đằng ấy kiểm tra hộ, điểm đầu người đủ năm trăm là được, và xem trong bọn có người chú của ngài không. Nếu có, chúng tôi nể tình đồng đạo tha cho, rồi sau cùng ngài vào thành cũng được chứ gì?

Hành Giả gật đầu cảm ơn rối rít, rồi vái dài một cái, từ biệt đạo sĩ, vừa đi vừa đánh trống cơm, đến thẳng đầu bãi. Đi qua hai cửa, bước xuống con đường sống trâu. Đám hòa thượng trông thấy quỳ cả xuống, cúi dập đầu nói:

– Thưa ngài, chúng tôi không dám trốn tránh, trễ nải, năm trăm người không thiếu một ai, đều đang đẩy xe ạ.

Hành Giả thấy thế cười thầm rằng:

– Đám hòa thượng bị đạo sĩ đánh sợ quá, ta là đạo sĩ giả mà
còn thế này, huống hồ gặp đạo sĩ thật thì sợ chết ngất.

Bèn xua tay nói:

– Đừng sợ, không phải quỳ. Ta không phải là đốc công, mà là
đến đây tìm người thân.

Các nhà sư nghe nói như vậy, bèn đứng vây chặt lấy Hành
Giả, ai nấy cố xuất đầu lộ diện, dặng hắng đánh tiếng, mãi chẳng
thấy Hành Giả nhận ai, đành nói:

– Chẳng biết ai là thân thích của ông ta nhỉ?

Hành Giả nhìn nhận hồi lâu, rồi bật cười khành khạch. Các
nhà sư hỏi:

– Tại sao ngài không nhận người thân, mà lại cười? Hành Giả đáp:
– Các ngài có biết ta cười gì không? Ta cười các ngài kém cỏi
quá! Cha mẹ đẻ ra các ngài chắc cung mệnh đều phạm phải sao hoa cái: nên khắc sát bố mẹ, chẳng hợp anh em, vì vậy mới ruồng bỏ các ngài xuất gia. Thế mà tại sao các ngài không tuân tam bảo, không kính Phật pháp, không chịu đọc kinh sám hối, mà lại đi làm công cho bọn đạo sĩ như bọn nô tỳ vậy?

Các nhà sư nói:

– Lại cả ngài đến làm nhục chúng tôi nữa! Chắc ngài ở
phương xa đến, quả không biết những nỗi cơ cực của mọi người ở đây.

Các nhà sư sa nước mắt, nói:

– Quân vương nước chúng tôi đây, lòng thiện bên đạo, chỉ
thích những hạng người như ngài mà thôi, chứ Người ghét con nhà Phật chúng tôi lắm.

Hành Giả hỏi:
– Tại sao?

Các nhà sư thưa:

– Chỉ vì có ba tiên trưởng tới đây, biết gọi gió kêu mưa, triệt
chúng tôi đi để đoạt sự tin cậy của quân vương. Nhà vua đã ra lệnh phá phách chùa chiền, thu độ điệp, chẳng cho chúng tôi về quê, cũng không bắt sung đi lao dịch, mà ban chúng tôi cho họ sai dùng, vô cùng cực khổ. Đạo sĩ nào ở đâu tới đây, đều được mời vào chầu vua lĩnh thưởng. Còn nếu là hòa thượng, thì bất chấp xa gần, bắt giam làm công cho ba vị tiên trưởng ấy.

Hành Giả hỏi tiếp:

– Chắc đạo sĩ còn có pháp thuật ghê gớm gì mới lừa được
quân vương, chứ gọi gió kêu mưa chỉ là một phép vặt trong bàng môn thì làm sao cảm động lòng quân vương được?

Các nhà sư trả lời:

– Họ còn biết cả chế thuốc luyện đơn, tôn thần tĩnh tọa, chỉ
nước thành dầu, luyện vàng từ đá nữa. Hiện nay họ đang dựng quán Tam Thanh, đêm ngày đọc kinh sám hối, lạy khấn đất trời, cầu cho quân vương muôn tuổi không già. Vì vậy lòng vua mới bị mê hoặc.

Hành Giả nói:

– À, té ra là thế. Bây giờ cho các ngài trốn cả đi được rồi. Các nhà sư nói:
– Thưa ngài, chạy làm sao thoát! Mấy tiên trưởng đã tâu với quân vương cho vẽ chân dung chúng tôi treo dán khắp mọi nơi. Địa giới nước Xa Trì này cũng rộng, khắp các phủ châu huyện xã, chợ búa xóm thôn đều treo một bức ảnh hòa thượng có cả ngự bút của nhà vua. Ông quan nào bắt được một hòa thượng, sẽ được thăng ba cấp. Người thường bắt được thì được thưởng năm mươi lạng bạc trắng, vì vậy chạy làm sao thoát. Nói gì đến hòa thượng, người nào cạo trọc cũng khó mà thoát. Vả lại tay chân họ đông, ở khắp mọi nơi, dù ngài có làm cách gì cũng chẳng thoát được. Chúng tôi chẳng biết làm thế nào, đành chịu cực ở đây vậy thôi.

Hành Giả nói:

– Đã vậy thì các ngài chết quách đi cho rảnh. Các nhà sư nói:
– Thưa ngài, có chết đấy chứ. Hòa thượng ở các nơi và hòa
thượng ở xứ này, tổng cộng đến hơn hai nghìn. Tới đây, họ không chịu được khổ cực, không chịu được hành hạ, không chịu được đói rét, không hợp với thủy thổ, đã chết mất sáu, bảy trăm, tự tử đến bảy tám trăm nữa. Chỉ còn năm trăm người chúng tôi là không chết được.

Hành Giả nói:

– Tại sao không chết được? Các nhà sư thưa:
– Treo cổ dây đứt, dao chém không vào, nhảy xuống sông thì
cứ nổi lềnh phềnh, uống thuốc độc thì người thêm khỏe mạnh.

Hành Giả nói:

– Thế thì may quá, trời cho các ngài được trường thọ. Các nhà sư nói:
– Thưa ngài, ngài nói còn thiếu một chữ nữa là “trường thọ
tội” thôi. Chúng tôi ngày ăn ba bữa, toàn là gạo hẩm nấu cháo loãng. Đêm đến ngủ ngoài bãi cát, dãi gió dầm sương. Vừa chợp mắt đã có thần nhân bảo hộ.

Hành Giả nói:

– Hay là mệt qua, mơ thấy ma quỷ? Các nhà sư nói:
– Không phải ma, mà là các thần Lục đinh, Lục giáp, Hộ giáo
Già lam. Nhưng chỉ tới đêm họ mới đến. Ai muốn chết, các ngài ấy bảo hộ, không để cho chết.

Hành Giả nói:

– Các vị thần ấy thật quá lẩn thẩn! Cứ để cho mấy ngài chết
sớm cho siêu sinh, còn bảo hộ làm gì?

Các nhà sư nói:

– Trong giấc mộng, các vị thần ấy khuyên chúng tôi “Không
nên tìm cái chết, cứ nán lại chịu khổ, đợi khi nào có vị thánh
tăng nhà Đường bên phương Đông sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, thủ hạ ngài có một đồ đệ tên gọi Tề Thiên đại thánh, thần thông quảng đại, một lòng trung lương, thường dẹp những nỗi bất bình trong đời, cứu khổ phò nguy, thương người cô quả. Ngài ấy sẽ trổ thần thông, diệt đạo sĩ, kính trọng Sa môn đạo thiền của các ngài”.

Hành Giả nghe nói như vậy, trong bụng mừng thầm, nói:

– Ai dám bảo lão Tôn không có tài nào, đến thần thánh cũng
phải truyền tụng danh tiếng trước cho.

Nói xong bèn quay người, vỗ trống cơm, từ biệt các nhà sư, đi thẳng về cổng thành gặp đạo sĩ. Đạo sĩ chào hỏi:

– Thưa tiên sinh, vị nào là chú của ngài? Hành Giả đáp:
– Cả năm trăm nhà sư ấy đều là có họ với tôi. Hai đạo sĩ cười nói:
– Làm gì mà ngài có họ nhiều thế! Hành Giả nói:
– Một trăm người là láng giềng bên trái, một trăm người là
hàng xóm bên phải, một trăm người là họ bên nội, một trăm người là họ đằng ngoại, một trăm người là bè bạn tôi. Nếu hai ngài đồng ý thả cả năm trăm người ấy thì tôi mới cùng hai ngài vào thành. Bằng không thì thôi.

Đạo sĩ nói:

– Dễ thường ngài mắc chứng điên chăng? Mới được có một
lát đã nói năng lung tung rồi. Số hòa thượng ấy đều do quốc vương ban cho. Dù thả một hai người, cũng phải đệ giấy khai bệnh tật lên sư phụ, sau đó ghi vào sổ tử thì mới được kia. Đằng này ngài lại đòi thả tất, lý ấy khó nghe lắm! Khó nghe lắm! Chưa nói tới chuyện chúng tôi không có người sai khiến, mà triều đình nghe thấy cũng trách quở, hoặc sai quan tới khám xét, hoặc nhà vua đòi ngự giá tới kiểm tra. Vậy chúng tôi đâu dám thả!

Hành Giả nói:

– Không thả hả? Đạo sĩ nói:
– Không thả.

Hành Giả hỏi liền ba lượt, bèn nổi cơn thịnh nộ, rút gậy sắt
trong tai ra, đón gió múa tít, to ngay bằng cái miệng bát, nhằm đầu đạo sĩ bổ một phát. Than ôi, hai đạo sĩ bị đánh: đầu vỡ, óc tung, thân giãy giụa, da toạc, cổ đứt, máu chan hòa.

Đám nhà sư đứng đằng xa nhìn thấy Hành Giả đánh chết hai đạo sĩ, vội vã quẳng xe, chạy tới nói:

– Chết rồi, chết rồi! Đánh chết cả hoàng thân rồi! Hành Giả hỏi:

– Ai là hoàng thân?

Các nhà sư vây quanh lấy Hành Giả, đáp:

– Sư huynh của họ lên điện không phải lạy vua, ra về không
phải chào chúa, triều đình thường gọi là “Quốc sư huynh trưởng tiên sinh”, thế mà ngài lại dám tới đây gây họa! Đồ đệ của ông ấy đến đây đôn đốc công việc, chẳng can hệ gì đến ngài, tại sao lại đánh chết họ. Vị tiên trưởng ấy chẳng cho là ngài đánh, mà lại cho rằng hai người tới đây giám sát bị chúng tôi đánh chết thì làm sao? Hay cho chúng tôi cùng với ngài vào thành, bày tỏ cho rõ án mạng này.

Hành Giả cười nói:

– Các vị chớ có làm ầm ĩ lên. Tôi không phải là đạo sĩ đi
ngao du, mà là người đến cứu các vị đây.

Các nhà sư nói:

– Ngài đánh chết người, gây vạ cho chúng tôi phải gánh thêm
tội, đâu có cứu gì chúng tôi?

Hành Giả nói:

– Tôi đây là Tôn Ngộ Không Hành Giả, đồ đệ của vị thánh
tăng nhà Đường, đến đây cứu tính mạng các ngài đó.

Các nhà sư nói:

– Không phải! Không phải! Ngài ấy chúng tôi biết mặt rồi.

Hành Giả hỏi:

– Các ngài chưa từng gặp, cớ sao biết? Các nhà sư thưa:
– Trong giấc mộng, chúng tôi có gặp một cụ già, tự xưng là
Thái Bạch Kim Tinh, thường bảo chúng tôi về hình dạng của
Tôn Hành Giả để khỏi nhận lầm.

Hành Giả hỏi tiếp:

– Cụ già ấy bảo các ngài thế nào? Các nhà sư thưa:
– Đại Thánh:

Trán dô mắt thau sáng quắc Đầu tròn lông tóc bờm xờm Mồm nhọn răng thưa tính nóng Thiên lôi dữ tợn kinh hoàng Quen sử một cây gậy sắt
Cửa trời từng phá vỡ toang

Nay theo Đường Tăng hộ giá

Cứu trừ tai nạn nhân gian

Hành Giả nghe nói vừa vui vừa buồn. Vui vì mình đã được
truyền tụng danh tiếng. Buồn vì lão già lẩn thẩn, đã nói hết bản tướng của mình cho bọn người phàm biết. Rồi bỗng thất thanh nói:

– Đúng là các vị đoán tôi không không phải là Tôn Hành Giả. Tôi đây chỉ là học trò của Tôn Hành Giả đến đây gây vạ chơi. Còn Tôn Hành Giả thực kia kìa!

Hành Giả chỉ tay sang hướng Đông, đánh lừa các nhà sư quay đầu về phía ấy, rồi hiện rõ bản tướng. Các nhà sư bấy giờ nhận ra, ai nấy cúi xuống sụp lạy, nói:

– Thưa ngài, chúng tôi người trần mắt thịt, không biết ngài hóa phép. Mong ngài báo thù rửa hận cho chúng tôi, sớm vào thành bắt ma theo chính.

Hành Giả nói:

– Các ngài đi theo tôi.

Các nhà sư liền theo rịt lấy Hành Giả.

Đại Thánh bèn tới thẳng bãi cát, hóa phép thần thông, đẩy
chiếc xe qua hai cổng, xuyên qua con đường sống trâu, rồi nhấc bổng chiếc xe lên, đập xuống nát vụn. Bao nhiêu gạch ngói, gỗ lạt tan tành lăn nhào xuống chân dốc.

Đoạn quát các nhà sư:

– Về hết! Chớ có đi theo quẩn chân ta, đợi sáng mai ta vào
yết kiến hoàng đế, trừ đạo sĩ cho.

Các nhà sư nói:

– Thưa ngài, chúng tôi chẳng dám đi xa, chỉ sợ quan nhân bắt
giải về, lại bị ăn đòn, mất tiền chuộc, thành ra tai vạ.

Hành Giả nói:

– Đã như vậy, ta sẽ cho các ngài phép hộ thân này.

Đoạn Hành Giả nhổ một sợi lông bỏ vào mồm nhai nát, cho
đám nhà sư mỗi người một mẩu, rồi dặn:

– Nhét vào đầu móng tay áp út, nắm chặt tay lại, cứ thế đi
đường, không ai bắt bớ thì thôi, nếu có người bắt thì nắm chặt bàn tay, miệng gọi một tiếng “Tề Thiên đại thánh”, ta sẽ tới cứu.

Các nhà sư nói:

– Thưa ngài, nếu đi quá xa, không trông thấy ngài, gọi ngài
không nghe thấy thì sao?

sự.

Hành Giả nói:

– Cứ yên tâm, dù có xa vạn dặm, ta cũng cứu cho an toàn vô

Trong đám nhà sư có người bạo dạn, bèn nhét mẩu lông, nắm
tay vào, rồi khe khẽ gọi “Tề Thiên đại thánh”, bỗng thấy ngay một ông thiên lôi đứng trước mặt, tay cầm gậy sắt, dù thiên binh vạn mã cũng chẳng dám tới gần. Lúc ấy, có hơn trăm người cùng gọi, lập tức có hơn trăm Đại Thánh hộ trì. Các nhà sư bèn dập đầu nói:

– Đại Thánh quả là linh hiển! Hành Giả dặn dò thêm:
– Muốn thu lại thì hô một tiếng “tịch”!

Mọi người bèn hô “tịch”, quả nhiên Đại Thánh lại trở thành
mẩu lông nằm trong kẽ móng tay như trước. Lúc ấy đám nhà sư mới mừng rỡ trốn đi mỗi người một nẻo.

Hành Giả nói:

– Chớ có trốn xa quá nhé, còn phải nghe ngóng tin tức của ta
trong thành, khi nào thấy treo bảng vời sư thì vào thành trả sợi lông cho ta.

Năm trăm nhà sư, kẻ chạy Đông, người sang Tây, kẻ xuôi người ngược, tản mát ra bốn phía. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Đường Tăng đứng bên đường, đợi mãi không thấy Hành Giả về, bèn bảo Bát Giới cứ dắt ngựa đi sang hướng Tây, gặp vài nhà sư chạy trốn, đi tới gần tòa thành lại trông thấy Hành Giả đang đứng với hơn mười nhà sư chưa kịp tản mát, bèn gò cương ngựa gọi:

– Ngộ Không, con đi nghe ngóng tiếng ồn, tại sao mà mãi không về?

Hành Giả dẫn mười nhà sư đến trước ngựa Đường Tăng cúi lạy và kể lại một lượt câu chuyện vừa gặp. Tam Tạng cả sợ, nói:

– Hóa ra như thế à? Biết làm thế nào bây giờ? Mười nhà sư kia nói:
– Ngài cứ yên tâm, Tôn Đại Thánh là thiên thần giáng thế,
thần thông quảng đại, chắc chắn sẽ hộ vệ ngài không hề gì. Chúng tôi là tăng nhân chùa Trí Uyên dựng theo sắc chỉ của nhà vua. Chùa này ở ngay trong thành, do chính đức tiên vương Thái Tổ tu tạo. Hiện nay tượng của ngài vẫn được thờ ở trong chùa, nên chùa chưa bị phá hủy. Còn những chùa chiền to nhỏ trong thành đều bị phá hết cả. Chúng tôi mời ngài vào thành, quá bộ
tới hoang sơn chúng tôi nghỉ ngơi, đợi sáng mai vào triều sớm, Tôn Đại Thánh chắc sẽ có cách xử trí.

Hành Giả nói:

– Các ngài nói phải. Thôi nào, ta đi vào thành cho sớm.

Tam Tạng bèn xuống ngựa, đi tới cổng thành. Lúc ấy, mặt
trời đã lặn về Tây. Mọi người bước qua chiếc cầu treo, bước vào tầng cửa thứ ba. Dân phố trông thấy các nhà sư chùa Trí Uyên dắt ngựa gánh đồ, đều lẩn tránh mặt. Một lát, tới trước cổng chùa, thấy trên bảng treo tấm biển to có năm chữ vàng “Chùa Trí Uyên sắc kiến”. Các nhà sư đẩy cửa, đi qua điện thờ Kim Cương, mở cửa tòa chính điện. Đường Tăng khoác áo cà sa, cúi lạy mấy bức tượng vàng, sau đó mới vào.

Các nhà sư gọi:

– Vị coi nhà đâu!

Một nhà sư già chạy ra, nhìn thấy Hành Giả liền sụp lạy, nói:

– Ngài đã tới rồi ạ. Hành Giả hỏi:
– Ông nhận ra tôi là ai, mà đã chào lạy như vậy? Nhà sư kia thưa:
– Tôi nhận ra ngài là Tề Thiên đại thánh. Đêm đêm, trong
giấc mộng, chúng tôi thường gặp ngài. Chả là Thái Bạch Kim
Tinh thường ứng mộng, bảo rằng chỉ khi nào ngài đến, chúng tôi mới thoát nạn. Hôm nay quả nhiên được thấy ngài không khác gì tôn nhân trong giấc mộng. Thưa ngài, ngài đến sớm chúng tôi mừng quá, chậm độ một hai ngày, có lẽ chúng tôi thành ma hết.

Hành Giả cười nói:

– Xin mời đứng dậy, đứng dậy. Ngày mai sẽ rõ cả.

Các nhà sư bày cơm chay cho thầy trò ăn, sau đó quét dọn
phương trượng mời thầy trò đi ngủ.

Quãng canh hai, Tôn Đại Thánh thấy trong bụng bồn chồn thắc thỏm, không ngủ được, tai nghe văng vẳng đâu đây có tiếng chiêng trống, bèn rón rén trở dậy, mặc quần áo, nhảy lên không trung quan sát, nhìn thấy ở hướng chính Nam đèn nến sáng trưng. Hành Giả bèn hạ mây xuống thấp nữa nhìn cho kỹ, thì té ra là bọn đạo sĩ đang làm lễ nhượng sao ở quán Tam Thanh. Chỉ thấy:

Điện lớn linh khu

Tòa cao phúc địa

Điện lớn linh khu, vòi vọi nguy nga Bồng Lai cảnh Tòa cao phúc địa, lấp ló thanh thanh Hoa Lạc cung Hai bên đạo sĩ tấu đàn, sênh!
Phía trước một ngài cầm ngọc giản

Lầm rầm khấn tiêu tan tai nạn Oang oang giảng giải đạo đức kinh Phất trần phe phẩy thẩy truyền linh Biểu tấu một phen đều phủ phục
Sớ dâng bùa phái, phiêu diêu rực rỡ cuộn trời xanh

Sắp xếp trăng sao, khói hương nghi ngút xông thượng giới

Trước án bày đầy hoa quả mới

Trên bàn đặt chật thức ăn chay

Trước cửa điện còn treo một đôi câu đối nền gấm chữ thêu
sợi vàng, gồm hai mươi hai chữ lớn:

Mưa thuận gió hòa, nguyện chúc thiên tôn vô lượng pháp

Sông trong bể lặng, cầu mong vạn tuế thọ vô biên

Hành Giả thấy có ba đạo sĩ già khoác áo pháp sư, có lẽ là Hổ
Lực, Lộc Lực và Dương Lực đại tiên. Bên dưới còn có tới bảy tám trăm đạo tràng đánh trống rung chuông, thắp hương đọc sớ, đứng hầu ở hai bên. Hành Giả mừng thầm nói:

– Mình định xuống quấy rối chúng một mẻ, nhưng “một cây
[227]
làm chẳng nên non”
trêu một thể.

, hãy về rủ Sa Tăng, Bát Giới cùng đến
Đoạn hạ đám mây lành, đi thẳng vào phương trượng. Bát Giới, Sa Tăng đang gác chân lên nhau mà ngủ. Hành Giả gọi Ngộ Tĩnh trước. Sa hòa thượng tỉnh dậy hỏi:

– Sư huynh vẫn chưa đi ngủ à? Hành Giả nói:
– Chú dậy đi, tôi và chú đi đánh chén. Sa Tăng nói:
– Đêm hôm khuya khoắt, mắt mỏi miệng khô, có gì mà đánh
chén?

Hành Giả nói:

– Trong thành có một tòa quán Tam Thanh, bọn đạo sĩ đang
làm lễ nhượng sao tại đó. Trên điện có nhiều đồ cúng lắm: nào là bánh bao to bằng cái đấu, oản quả năm sáu mươi cân, xôi đậu nhiều lắm, hoa quả tươi nguyên, đi đánh chén với tôi đi!

Trư Bát Giới đang mơ màng, nghe thấy nói có thức ăn ngon, choàng ngay dậy, nói:

– Sư huynh ơi, em không được đi à? Hành Giả nói:

– Chú em muốn đi chén, thì đừng quang quác lên làm sư phụ
tỉnh giấc. Hãy đi cả với tôi.

Thế là hai người mặc quần áo, rón rén ra ngoài cửa, theo Hành Giả cưỡi mây bay đi. Chú ngốc vừa trông thấy đèn sáng, toan giở trò ngay. Hành Giả ngăn lại, nói:

– Hãy khoan, đừng vội, để họ cúng xong đã, rồi hẵng xuống. Bát Giới nói:
– Họ đang làm lễ say sưa thế kia, còn lâu mới xong. Hành Giả nói:
– Để tôi dùng phép thuật, họ sẽ phải ngừng thôi.

Đoạn bấm quyết, niệm chú, ngoảnh về phương đông nam hít
một hơi rồi phun ra, lập tức một trận cuồng phong nổi dậy, gió vù vù thổi thốc vào điện Tam Thanh, khiến cho bình hoa, cây nến, đồ cúng trang hoàng bay tung hết cả. Đèn đóm tắt ngấm tối om. Đám đạo sĩ sợ hãi run rẩy.

Hổ Lực đại tiên nói:

– Các đồ đệ tạm lui. Trận gió này đi qua, thổi tắt đèn nến, làm
đổ hương hoa. Cho mọi người lui về phòng nghỉ, sáng mai dậy sớm, đọc bù thêm mấy quyển kinh nữa cho đủ số.

Đám đạo sĩ ai nấy giải tán đi về.
Lúc ấy, Hành Giả bèn dẫn Bát Giới, Sa Tăng dừng mây hạ xuống, xông thẳng vào điện Tam Thanh. Chú ngốc bất kể sống chín, vớ luôn oản quả, phồng mồm nhai ngấu nghiến. Hành Giả rút gậy ra toan đánh. Bát Giới rụt tay, né qua nói:

– Chưa được nếm mùi vị bao giờ đã đánh! Hành Giả nói:
– Chớ giở cái trò hạ tiện như thế, phải ngồi đàng hoàng, ăn
uống lễ phép chứ.

Bát Giới nói:

– Không biết xấu hổ! Đã đi ăn trộm lại còn đàng hoàng lễ
phép! Nếu được người ta mời thì còn lễ phép đến đâu!

Hành Giả hỏi:

– Ngồi trên kia là những vị Bồ Tát nào? Bát Giới cười:
– Tam Thanh cũng chẳng nhận ra, lại bảo là Bồ Tát! Hành Giả hỏi:
– Tam Thanh nào? Bát Giới đáp:
– Vị ngồi giữa là Nguyên Thủy thiên tôn, ngồi bên trái là
Linh Bảo đạo quân, ngồi bên phải là Thái Thượng lão quân.

Hành Giả nói:

– Phải biến ra hình dáng như thế mới nuốt trôi được.

Chú ngốc sốt ruột, lại ngửi thấy mùi thơm phưng phức, muốn
ăn quá, bèn nhảy tót lên trên đài, lấy mõm dũi đổ tượng Lão
Quân lăn xuống đất rồi nói:

– Thưa lão quân, ngài ngồi đây chán rồi, nhường lão Trư ngồi một tí.

Bát Giới biến ra Thái Thượng lão quân, Hành Giả biến ra Nguyên Thủy thiên tôn, Sa Tăng biến ra Linh Bảo đạo quân, họ đều đẩy đổ các bức tượng xuống đất. Vừa ngồi vào chỗ, Bát Giới đã vớ ngay chiếc bánh bao to chén liền.

Hành Giả nói:

– Hãy khoan đã! Bát Giới nói:
– Sư huynh biến ra thế này rồi, lại không ăn còn đợi cái gì? Hành Giả nói:
– Các chú em ạ, ăn là việc nhỏ, tiết lậu thiên cơ mới là việc
lớn. Mấy pho tượng ta lăn xuống đất cả, lỡ có vị đạo sĩ nào dậy sớm quét nhà gõ chuông, vô ý va vấp phải, chả hóa ra tiết lậu thiên cơ là gì. Chú hãy giấu chúng vào một nơi đi!

Bát Giới thưa:

– Ở đây lạ nhà, sờ không thấy cửa, biết giấu vào đâu? Hành Giả nói:
– Lúc tôi mới đến, phía bên tay phải thấy có chiếc cửa xép. Ở
đấy uế khí nồng nặc, chắc là nơi “ngũ cóc luân hồi”. Chú hãy quẳng những bức tượng ấy vào đấy.

Chú ngốc cũng là người lực lưỡng, nhảy phắt xuống, vác ba pho tượng lên vai, bước tới chỗ tấm cửa nhỏ, lấy chân đá toang tấm cánh cửa, thấy té ra là gian nhà xí, bèn cười nói:

– Cái anh Bật Mã Ôn mũi lưỡi thế mà cũng khá! Phải đặt cho căn nhà xí này đạo hiệu là “trạm ngũ cốc luân hồi” mới được!

Chú ngốc vác ba pho tượng trên vai, vẫn chưa chịu quẳng đi, miệng còn lầm rầm cầu khấn:

Tam thanh, tam thanh Hãy nghe cho rành Ta từ xa đến
Quen diệt yêu tinh Muốn hưởng đồ cúng Chẳng chỗ nào bình

Mượn nơi ngài ngự

Trong một vài canh Các ngài đã ngồi lâu quá Nay tạm xuống hố hôi tanh
Bấy nay hưởng nhiều đồ cúng Làm người đạo sĩ anh minh Bây giờ tạm xơi đồ thối
Trở thành thum thủm tiên sinh

Khấn xong, ném ba pho tượng vào trong đến ình một cái,
nước bẩn bắn đến nửa vạt áo, rồi chạy về điện. Hành Giả hỏi:

– Giấu kĩ chưa? Bát Giới đáp:
– Giấu thì kĩ lắm rồi, có điều nước bẩn bắn lên bê bết vào
quần áo, mùi thối kinh người. Sư huynh thế mà ác thật!

Hành Giả cười nói:

– Thôi được. Chú em cứ việc chén đi. Nhưng không biết khi
ra cửa thân thể có sạch sẽ không.

Chú ngốc lại biến thành Lão quân. Ba người ngồi xuống, mặc sức ăn uống. Trước ăn bánh bao, sau đó ăn đến xôi, oản, bánh rán bánh nướng và các món khác bất kể nóng lạnh, mặc sức chén no căng. Hành Giả vốn không thích ăn những món ăn nấu nướng, chỉ ăn hoa quả, còn để tiếp hai người kia. Ba người ăn một lúc như lưu tinh đuổi nguyệt, tựa như gió cuốn mây tàn, ăn đến sạch sẽ không còn một chút gì. Đến khi hết sạch cả, họ vẫn không chịu rời, vẫn cứ nán lại trò chuyện cà kê nô đùa cho tiêu bớt.

Chà! Rồi xảy ra một chuyện như thế này. Có một đạo sĩ nằm
ngủ ở hành lang phía đông, bỗng nhiên tỉnh giấc, nói:

– Mình bỏ quên chiếc chuông tay ở trên điện, nếu mất ngày mai sư phụ mắng chết.

Đoạn bảo với một người ngủ bên cạnh:

– Anh cứ ngủ nhé, tôi đi tìm một chút.

Trong lúc vội vàng, hắn không mặc áo lót, chỉ mặc mỗi chiếc
áo ngắn, rồi lần thẳng vào chính điện tìm chiếc chuông tay. Tìm quanh quẩn mãi mới thấy, định quay đầu trở ra, bỗng nghe thấy tiếng hít thở. Đạo sĩ sợ quá, vội vàng rảo cẳng chạy ra ngoài, chẳng biết thế nào, giẫm phải hột quả vải, trượt ngã lăn kềnh, chiếc chuông tay kêu choang một tiếng, cũng bị vỡ vụn. Bát Giới nhịn không nổi, lại khà khà cười toáng lên, khiến cho đạo sĩ ba hồn bảy vía bay đi đâu mất, sợ quá bước một bước lại ngã giúi giụi, bò ra ngoài phương trượng, đập cửa kêu lớn:

– Sư phụ ơi, tai họa rồi! Tai họa rồi!

Ba lão đạo sĩ cũng chưa đi ngủ, vội vàng mở cửa hỏi:

– Tai họa gì?

Người đạo sĩ kia run rẩy nói:

– Đệ tử bỏ quên chiếc chuông tay, quay vào chính điện tìm,
bỗng nghe tiếng người khà khà cười vang, làm con suýt nữa chết ngất.

Lão đạo sĩ nghe nói, lập tức gọi:

– Mang đèn lại đây, xem có tà ma nào không?

Lệnh vừa truyền ra làm kinh động hai ban đạo sĩ. Đạo sĩ lớn
bé già trẻ đều chồm trở dậy, thắp đèn mang lên chính điện soi
tìm.

Cuối cùng không biết sự thể ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------
[224] Phương chấn: tức phương đông
[225] phương thìn: tức phương đông đông nam
[226] Nguyên văn: dễ như thổi bụi
[227] Nguyên văn: một sợi khó xe dây, một bàn tay không vỗ tay được