Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ ba mươi tám

Trẻ thơ hỏi mẹ hay tà chính
Kim, mộc thăm dò rõ thực hư [212]


Gặp người nói chuyện thụ sinh. Tưởng như Phật tổ với mình gặp nhau. Niệm xong trông thấy lẽ màu,
Giáng oai thân ấy trước sau tỏ tường.

Muốn biết ai ở ngai vàng,

Mẫu thân còn đó tìm đường hỏi ngay.

Một phần thế giới ai hay. Bước đi mỗi bước cỏ cây lạ lùng.
Lại nói chuyện thái tử con vua nước Ô Kê từ biệt Đại Thánh
chẳng mấy chốc đã về đến kinh thành. Chàng không đi theo lối cửa triều môn, không dám tuyên chiếu ồn ào, mà đến tuột cửa hậu tể, nơi chỉ có mấy viên thái giám canh gác. Thấy thái tử đến, bọn họ không dám ngăn cản, để mặc cho vào. Thái tử thúc ngựa vào thẳng bên trong, thấy chính cung hoàng hậu đang ngồi trong đình Cẩm Hương, hai bên có mấy chục cung phi đứng quạt. Hoàng hậu ngồi tựa lan can, hai mắt đẫm lệ. Bạn xem, tại sao hoàng hậu lại khóc? Ấy là do vào tầm canh tư, bà nằm chiêm bao lúc tỉnh dậy còn nhớ lõm bõm, bây giờ đang trầm ngâm nghĩ lại. Thái tử xuống ngựa, quỳ xuống bên đình gọi:

– Thưa mẹ!

Hoàng hậu xúc động cất tiếng:

– Con ta! Chao ơi mừng quá! Đã mấy năm nay con với phụ vương học hành ở tiền điện, mẹ chẳng được gặp, nhớ con vô chừng! Hôm nay được buổi nhàn rỗi con tới đây thăm mẹ chăng? Ôi, mừng quá đi mất! Mừng quá đi mất! Ô kìa, mà giọng nói của con sao buồn thảm thế? Phụ vương con tuổi già sức yếu, sắp tới ngày rồng về biển thẳm, phượng vút trời xanh, lúc ấy con sẽ lên ngôi vua, vậy con còn không vui nỗi gì?

Thái tử gục đầu hỏi:

– Mẹ ơi, con hỏi mẹ: người đang ngồi ở ngôi rồng xưng cô xưng trẫm ấy là ai vậy?

Hoàng hậu nghe xong nói:

– Con điên rồi sao? Hoàng đế là cha con, tại sao con lại hỏi thế?
Thái tử lại cúi đầu nói:

– Muôn lần xin mẹ tha tội, thì con mới dám hỏi. Mẹ không tha, thì con không dám.

Hoàng hậu nói:

– Mẹ con với nhau thì tội tình gì! Mẹ tha cho, con hỏi ngay đi nào.

Thái tử nói:

– Thưa mẹ, con xin hỏi: việc ân ái vợ chồng ba năm trước so với ba năm nay có khác gì không?

Hoàng hậu nghe nói, hồn vía rụng rời, vội vàng chạy xuống. ôm chặt lấy thái tử vào lòng, nước chứa chan nói:

– Con ạ, mẹ con lâu ngày không gặp nhau, hôm nay con lại vào cung hỏi chuyện ấy?

Thái tử bực tức nói:

– Mẹ cứ trả lời ngay cho. Không trả lời thì lỡ cả việc lớn. Lúc ấy hoàng hậu mới bảo tả hữu lui ra. Nuốt nước mắt nói:

– Việc ấy, con không hỏi thì xuống đến suối vàng mẹ cũng chẳng hiểu ra sao cả. Nay con đã hỏi, mẹ xin nói:

Ba năm về trước nồng nàn,

Ba năm nay bỗng lạnh lùng như băng.

Thiết tha hỏi chuyện ái ân,

Người rằng già yếu sức tàn khôn đương.

Thái tử nghe xong giật tay vùng ra, vịn yên trèo lên ngựa. Hoàng hậu níu lại nói:

– Con ơi! có việc gì con không nói hết mà lại đi ngay? Thái tử quỳ xuống thưa:
-Thưa mẹ, con đâu dám giấu. Sáng nay, con vâng mệnh khâm
sai, mang ưng dắt chó ra ngoài thành săn bắn, bỗng gặp một vị thánh tăng ở mãi phương Đông đi lấy kinh. Ngài ấy có một người đồ đệ là Tôn Hành Giả diệt quái trừ ma cực giỏi. Chính thực là phụ vương con đã chết trong cái giếng bát giác xây bằng ngọc lưu li trong vườn thượng uyển rồi. Lão chân nhân kia đã biến thành phụ vương, chiếm ngôi báu. Canh ba đêm qua, phụ vương con đã báo mộng nhờ ngài vào kinh thành bắt quái. Nhưng con chưa tin, mới về hỏi mẹ. Mẹ trả lời như vậy thì đúng hắn là yêu quái rồi.

Người mẹ nói:

– Con ơi, lời nói của người ngoài sao con lại dễ tin là thật thế? Thái tử nói:
– Con cũng chưa tin hẳn. Nhưng phụ vương có để lại cho ngài ấy một vật làm tin.

Người mẹ hỏi vật gì, thái tử bèn lấy viên ngọc khuê trắng đưa cho mẹ xem. Hoàng hậu nhận ra đó là vật báu của quốc vương ngày trước, không ngăn nổi, nước mắt cứ tuôn trào, nức nở:

– Chúa công ơi! Chúa công mất đi ba năm nay, sao không về gặp thiếp trước, mà lại đi gặp vị thánh tăng, gặp thái tử?

Thái tử hỏi:

– Thưa mẹ, mẹ nói như vậy nghĩa là thế nào? Người mẹ đáp:
– Con ơi, canh tư đêm qua, mẹ cũng chiêm bao thấy phụ vương con về, thân thể ướt đầm, đứng bên cạnh mẹ, nói rằng mình đã chết rồi, hồn ma đã đi mời Đường Tăng đến diệt trừ hoàng đế giả, cứu tiền thân mình. Mẹ vẫn nhớ lờ mờ, đang trầm ngâm nghĩ ngợi, thế mà may sao con lại đến nói chuyện ấy ra, lại đưa cho mẹ cả bảo bối nữa. Bây giờ mẹ cứ tạm cầm lấy vật này. Còn con hãy mau mau mời vị thánh tăng ấy đến ra tay ngay
thôi. Nếu quả có diệt trừ được yêu quái, làm rõ chính tà, thì chính là đền đáp được công ơn nuôi nấng của cha con đấy.

Thái tử vội vàng lên ngựa ra khỏi cửa hậu tể, rời hoàng cung. Thực là:

Nuốt lệ cúi đầu từ biệt mẹ.

Nén đau cung kính đáp Đường Tăng.

Trong giây lát, thái tử ra khỏi cổng thành phóng thẳng tới cổng chùa Bảo Lâm rồi nhảy xuống ngựa. Quân sĩ ra đón tiếp thái tử. Lúc ấy mặt trời sắp lặn, thái tử ra lệnh cho quân sĩ đứng nguyên tại chỗ, còn mình sửa lại mũ áo, vào trong chùa cúi lạy và mời Hành Giả. Hành Giả từ trong chính điện bước ra lắc la lắc lư. Thái tử quỳ xuống thưa:

– Thưa sư phụ, con đã đến. Hành Giả bước tới đỡ dậy, hỏi:
– Mời thái tử đứng dậy. Thái tử vào thành đã hỏi ai chưa? Thái tử thưa:
– Đã hỏi mẫu thân rồi ạ.

Đoạn thái tử kể hết chuyện cho Hành Giả nghe. Hành Giả tủm tỉm cười, nói:

– Nếu đúng là nó lạnh lùng như vậy thì chắc hắn cũng từ một vật lạnh như băng biến ra thôi. Nhưng không sao! Không sao! Để lão Tôn cùng ngài diệt trừ nó. Song bây giờ tối rồi, không tiện. Ngài cứ về thành đi, sáng mai tôi lại.

Thái tử quỳ xuống cúi lạy, nói:

– Sư phụ cứ cho tôi ở lại đây, đến sáng mai cùng đi với sư phụ một thể.

Hành Giả nói:
– Không được, không được! Nếu đi cùng với ngài vào thành, yêu quái sẽ nghi mất. Chưa nói tới chuyện tôi gặp ngài, hắn sẽ cho rằng ngài mời tôi đến, liền làm rầy rà ngài ngay.

Thái tử nói:

– Bây giờ tôi quay về, hắn cũng trách tôi. Hành Giả hỏi:
– Trách gì? Thái tử nói:
– Tôi được sai đi từ sáng, chỉ huy một đoàn người ngựa ưng khuyển ra ngoài thành đi săn. Bây giờ trở về không được con thú nào, gặp hắn nói làm sao? Hắn sẽ khép tôi vào tội bất tài, giam vào ngục Dữu Lý. Ngày mai sư phụ vào thành biết trông cậy vào ai? Vả lại trong triều không có ai là người thân quen cả.

Hành Giả nói:

– Cái đó không ngại. Nếu ngài nói sớm, tôi sẽ xoay cho một
ít.

Bạn xem, đứng trước mặt thái tử, Hành Giả khoe tài nghệ,
tung người nhảy vút lên tầng mây, lẩm nhẩm câu thần chú “úm tam tĩnh pháp giới”, gọi tất cả sơn thần thổ địa lên không trung. Các vị thần cúi đầu chào, rồi hỏi:

– Đại Thánh gọi bọn tiểu nhân chúng tôi tới, chắc là có việc gì sai khiến?

Hành Giả nói:

– Lão Tôn bảo vệ Đường Tăng tới đây định bắt yêu quái. Hiềm vì thái tử đi săn không được con thú nào, không dám về triều, mong các ngài giúp kiếm cho một ít hươu nai cầy cáo, dã thú chim muông để cho thái tử về.

Sơn thần, thổ địa vâng mệnh răm rắp, và hỏi lại Đại Thánh
cần mỗi thứ bao nhiêu. Đại Thánh nói:

– Chẳng cần nhiều đâu, vài con là được.

Sơn thần thổ địa lấp tức sai âm binh bản bộ, thổi một luồng gió âm, dồn muông thú lại một chỗ, bắt hơn một trăm con gà rừng trĩ núi, cầy cáo hươu nai dâng cho Hành Giả. Hành Giả nói:

– Ta lấy làm gì. Các ngài cứ rút gân chúng, quăng chúng xuống hai ven đường một đoạn dài khoảng bốn mươi dặm, để mặc cho họ nhặt mang vào thành. Thế là công của các ngài đấy.

Các thần vâng lời, thu luồng gió âm, quẳng muông thú xuống hai bên vệ đường.

Hành Giả từ trên mây nhảy xuống, nói với thái tử:

– Điện hạ về thôi, ven đường có đầy muông thú rồi, cứ việc đi mà nhặt lấy.

Thái tử thấy Hành Giả đứng trên không trung tỏ rõ tài năng như thế, còn gì mà không tin, chỉ biết cúi đầu từ biệt, ra khỏi cổng chùa hạ lệnh cho quân sĩ về thành. Dọc đường, có cơ man là muông thú, quân sĩ chẳng cần phải thả ưng, chó, cứ việc nhặt nặng tay thì thôi. Họ hò reo vang dậy, ca ngợi hồng phúc của thái tử, có biết đâu đó là nhờ thần thông của Hành Giả. Đoàn người ca khúc khải hoàn trở về thành.

Hành Giả bảo hộ Tam Tạng. Các nhà sư trong chùa thấy thầy trò chuẩn bị chu đáo với thái tử như vậy, càng tỏ ra cung kính, sửa soạn cơm chay thết đãi Đường Tăng, rồi vẫn mời nghỉ trong thiền đường như bình thường. Khoảng gần canh một, Hành Giả trong lòng bồn chồn không ngủ được, nhổm dậy tới bên giường Đường Tăng gọi:

– Sư phụ ơi!

Lúc ấy Đường Tăng vẫn chưa ngủ, biết Hành Giả hay bày
chuyện quái gở, bèn cứ giả vờ ngủ, không trả lời. Hành Giả lay lay cái đầu trọc lóc của sư phụ nói:

– Sư phụ ngủ rồi ạ?

Đường Tăng bực mình nói:

– Đồ hỗn láo! Khuya rồi không ngủ, còn lèo nhèo cái gì? Hành Giả nói:
– Con có việc muốn bàn với sư phụ. Đường Tăng hỏi:
– Việc gì?

Hành Giả thưa:

– Ban ngày con đã trót khoe với thái tử rằng tài nghệ của con còn cao hơn núi, sâu hơn biển, bắt yêu quái dễ như thò tay vào túi lấy vật. Nhưng nghĩ ra có chỗ khó, nên con không ngủ được.

Đường Tăng nói:

– Khó thì thôi, đừng bắt nữa! Hành Giả nói:
– Bắt thì vẫn bắt thôi. Nhưng về lý thì không thuận. Đưrờng Tăng nói:
– Con khỉ chỉ nói nhảm! Yêu quái đã chiếm vua. Sao lại bảo là lý không thuận?

Hành Giả nói:

– Cụ già nhà mình chỉ biết tụng kinh lễ Phật, tĩnh tọa tham
[213]
thiền. Đâu có biết luật pháp của Tiêu Hà

. Thường có câu:
“Bắt cướp phải bắt quả tang”. Yêu quái đã làm vua ba năm nay, giữ kín dấu vết, không lộ hình tích, vẫn chung chăn gối với cung phi, cùng vui với các quan văn võ. Lão Tôn dù có đủ tài nghệ
bắt hắn, nhưng không biết căn cứ vào tội gì bây giờ?

Đường Tăng nói:
– Có khó gì không nêu được tội! Hàng Giả nói:

– Hắn có phải là phỗng[214]

đâu mà không biết cãi lại. Hắn
bảo: “Ta là quốc vương nước Ô Kê, có làm điều gì trái đạo trời đâu mà nhà ngươi bắt ta?”, thì lúc ấy lấy gì làm bằng để tranh luận với hắn?

Đường Tăng nói:

– Thế thì nhà ngươi xử trí thế nào? Hành Giả cười, nói:
– Lão Tôn đã có mẹo sẵn đây rồi, chỉ ngại cụ già nhà mình hay bênh hắn chằm chằm thôi.

Đường Tăng nói:

– Ta bênh ai chằm chằm? Hành Giả nói:
– Bát Giới ngốc nghếch, sư phụ hay bênh hắn lắm. Đường Tăng nói:
– Ta bênh gì hắn? Hành Giả nói:
– Nếu sư phụ không bênh hắn, thì hôm nay sư phụ mạnh dạn lên một chút. Sư phụ và Sa Tăng cứ ở lại đây. Con và Bát Giới vào kinh thành nước Ô Kê trước, tìm vào vườn thượng uyển, đào giếng lưu li, vớt xác nhà vua lên, bọc vào tay nải. Ngày mai vào thành, chẳng cần phải đổi điệp văn gì hết, thấy yêu quái, con rút gậy đánh liền. Hắn mở mồm nói. Thì đưa thi thể nhà vua ra cho hắn xem và nói: “Chính nhà ngươi đã giết người này đây!”,
rồi gọi thái tử vào khóc cha, hoàng hậu vào nhận chồng, các quan vào nhận chúa. Lúc ấy con cùng mấy anh em ra tay. Thế mới gọi là việc quan đủ chứng cứ tha hồ đánh đòn.

Đường Tăng nghe xong mừng thầm nói:

– Chỉ sợ Bát Giới không chịu đi. Hành Giả cười, nói:
– Đấy mà, con biết sư phụ hay bênh che hắn. Tại sao sư phụ biết hắn không chịu đi? Sư phụ cứ tưởng như con đến gọi, sư phụ không trả lời, nửa tiếng thì thôi chứ gì? Con đi chuyến này chỉ dựa vào ba tấc lưỡi dẻo quẹo của mình. Đừng nói gì Trư Bát Giới, đến cả “Trư Cửu Giới” con cũng đủ tài bảo hắn đi theo con.

Đường Tăng nói:

– Thôi được, tùy con đi gọi hắn.

Hành Giả bỏ sư phụ, đến thẳng giường Bát Giới gọi:

– Bát Giới! Bát Giới!

Chú ngốc đi đường vất vả nhọc mệt, vừa ngả lưng đã ngáy khò khò, gọi tỉnh làm sao được, Hành Giả xách tai, nắm bờm, vừa kéo vừa gọi:

– Bát Giới!

Chú ngốc vẫn trằn trọc. Hành Giả tiếp tục gọi, chú ngốc mới nói:

– Ngủ đi, đừng đùa! Sáng mai còn lên đường. Hành Giả nói:
– Không đùa đâu, có một món hời, tôi với chú làm ngay thôi! Bát Giới hỏi:
– Món hời gì?
Hành Giả nói:

– Chú không nghe thái tử nói gì à? Bát Giới nói:
– Tôi chưa hề gặp mặt, cũng chưa hề nghe nói gì hết. Hành Giả nói:
– Thái tử nói với tôi rằng yêu quái có một bảo bối muôn người không địch nổi. Ngày mai chúng ta vào thành, không tránh khỏi việc đánh nhau với nó. Nhỡ yêu quái cầm bảo bối đánh gục chúng ta, thế thì dở quá! Tôi thiết tưởng, đánh người không nổi, chẳng bằng ra tay trước. Tôi và chú đi ăn trộm bảo bối của nó, có phải hơn không?

Bát Giới nói:

– Anh định xúi tôi đi làm kẻ trộm hả. Chuyến này kể đi cũng được thôi, nếu đúng là đi để giúp anh. Nhưng cũng cần phải nói để anh rõ: lấy trộm được bảo bối, hàng phục được yêu quái rồi, dù có mang tiếng khí lượng hẹp hòi, tôi sẽ lấy tất, không cho chia đâu đấy.

Hành Giả hỏi:

– Chú lấy làm gì? Bát Giới nói:
– Tôi không được khôn ngoan mồm mép như anh, xin đâu cũng được cơm ăn. Lão Trư này hình dáng thô kệch, ăn nói tục tằn, chẳng biết tụng kinh. Gặp lúc cùng đường, có thể đổi bảo bối lấy cơm ăn chứ sao nữa.

Hành Giả nói:

– Lão Tôn chỉ muốn tiếng tăm thôi, đâu có cần bảo bối. Tôi sẽ cho chú tất.

Chú Ngốc nghe nói cho mình cả, mừng lắm, lồm cồm bò dậy,
mặc quần áo rồi cùng đi với Hành Giả. Thực là: Rượu tăm hồng mặt mũi. Vàng ròng động lòng tham.
Hai người lẳng lặng mở cửa, giấu Tam Tạng cưỡi đám mây lành, bay thẳng tới kinh thành.

Chẳng mấy chốc, đã tới nơi. Hai người dừng mây nhảy xuống. Lúc ấy trống lầu đã điểm canh hai. Hành Giả nói:

– Chú Bát Giới ơi, canh hai rồi đấy. Bát Giới nói:
– Tốt lắm, tốt lắm! Đúng lúc mọi người đang ngủ say.

Hai người không đi theo lối của chính dương, mà đi theo lối cửa hậu tể vào, chỉ nghe thấy tiếng kẻng leng keng vang lên. Hành Giả nói:

– Chú em này, cửa sau cửa trước đóng kín cả, làm sao vào được?

Bát Giới nói:

– Có bao giờ kẻ trộm lại vào theo lối cửa? Trèo tường vào thôi!

Hành Giả nghe lời, nhún người nhảy vèo một cái qua tường. Bát Giới cũng nhảy theo. Hai người lẳng lặng tìm đường thẳng tới vườn thượng uyển. Đang đi, bỗng thấy một tòa lầu ba tầng ghép bằng trúc trắng xóa, trên có ba chữ đại tự phản chiếu ánh sáng của trăng sao lấp lánh “ngự hoa viên”. Hành Giả tới gần thấy mấy tầng cửa, ổ khóa đều han rỉ cả, bèn bảo Bát Giới ra tay. Chú ngốc vung đinh ba, bổ xuống một phát, cực mạnh. Cánh cửa nát vụn. Hành Giả nhanh nhẩu chạy tót vào, không nhịn nổi vui sướng, nhảy cẫng lên, kêu gọi rối rít. Bát Giới hoảng hồn ngăn Hành Giả lại, nói:
– Anh ơi, chết cả nút bây giờ. Đời thuở nào đi ăn trộm lại hò hét tướng lên, người ta tỉnh dậy, bắt giải lên quan, lúc ấy dù có thoát tội chết, thì cũng bị đuổi về nguyên quán sung quân.

Hành Giả nói:

– Chú biết tôi nôn nóng vì sao không? Chú xem kia kìa:

Mái trạm tường son đổ nát. Lâu đài đình các ngả nghiêng. Khóm liễu ven hồ xơ xác,
Cỏ hoa cây cối u buồn, Hoa hồng, phù dung ủ rũ.
Mẫu đơn, bách hợp cánh bươm.

Dâm bụt, hoa nhài cỏ lấn, Côn trùng, sâu bọ cắn tàn.
Núi giả đá kê xiêu vẹo. Trong hồ tôm cá gầy còm. Trúc, tùng khô như que củi. Đầy đường cỏ mọc tốt um. Bích đào cành kia gẫy gục. Đường lệ thân cây đổ ngang. Đầu cầu rêu xanh phủ kín,
Cảnh vật nom thật hoang tàn.

Bát Giới nói:

– Than thở làm quái gì! Tiến hành ngay cái món hời của ta đi thôi!

Hành Giả tuy cảm khái, nhưng vẫn nhớ tới giấc mộng của
Đường Tăng, rằng dưới cây chuối tiêu là cái giếng. Đang đi,
bỗng hai người nhìn thấy một cây chuối tiêu xanh tốt, khác hẳn các loài hoa cỏ khác. Thực là:

Một giống cây linh diệu, Trời sinh thể tinh không.
Tầu tầu như tờ giấy, Lá lá cuộn hương thầm. Lụa biếc nghìn sợi dệt. Lòng son một điểm hồng. Mưa đêm tiều tụy dáng, Gió bấc xác xơ lòng. Nhựa chảy nuôi sức lớn, Tài bồi tạo hóa công.
Phong thư thành điệu dụng.

Tiêu sái lập kỳ công. Gió lặng im lìm đứng,
Lá ngả giống đuôi công.

Hạt móc rơi lộp độp. Khói nhạt tỏa mông lung. Rậm mát che khung sổ. Bóng dịu phủ rèm rung. Én nhạn không làm tổ,
Ngọc đeo chẳng cần dung.

Sương trời hình khô úa, Đêm trăng dáng trập trùng. Quả ăn tiêu viêm nhiệt.

Hành Giả nói:

Tránh nóng tốt vô cùng, Sắc thẹn thua đào mận, Bơ phờ góc tường đông.

– Chú Bát Giới, động thủ đi! Bảo bối chôn ở dưới gốc chuối đấy!

Chú ngốc hai tay cầm đinh ba đào gốc chuối, sau đó lấy mõm dũi đất, đào sâu tới ba, bốn thước, trật ra một tảng đá đậy ở trên, bèn mừng rỡ nói:

– Anh Hành Giả ơi, may quá, đúng là có bảo bối rồi. Em thấy một tảng đá có nắp đậy, không biết bảo bối đựng trong hũ hay trong hộp.

Hành Giả nói:

– Chú lật tảng đá lên xem nào!

Chú ngốc lấy mõm lật tảng đá ra, thấy hào quang rực rỡ ánh sáng chói lòa, bèn cười nói:

– May quá! May quá! Bảo bối phát sáng kia rồi.

Nói xong, lại bước tới gần xem kỹ. Ồ, thì ra là ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước dưới giếng.

Bát Giới nói:

– Anh làm việc gì cũng lằng nhằng! Hành Giả nói:
– Lằng nhằng thế nào? Bát Giới nói:
– Hóa ra là cái giếng. Khi ở chùa, sao anh không nói luôn là bảo bối ở dưới giếng, để tôi mang theo hai sợi thừng vẫn buộc tay nải thì còn có cách ròng lão Trư xuống chứ. Bây giờ tay
không, làm thế nào lấy bảo bối ở dưới giếng được?

Hành Giả nói:

– Chú xuống nhé! Bát Giới nói:
– Được thôi, nhưng không có thừng. Hành Giả cười nói:
– Chú cởi quần áo ra, tôi sẽ bày cách. Bát Giới nói:
– Quần áo có ra quái gì đâu! Cởi béng cái áo vá này ra vậy.

Đại Thánh bèn rút cây gậy sắt nạm vàng ra, vuốt hai đầu gậy, miệng hô “dài!”, cây gậy dài ra tới bảy, tám trượng, rồi bảo:

– Chú ôm lấy một đầu, tôi thả chú xuống. Bát Giới nói:
– Nào, thả đi! Nhưng tới mặt nước thì dừng lại đấy. Hành Giả nói:
– Biết rồi.

Thế là chú ngốc ôm lấy cây gậy sắt cho Hành Giả nhẹ nhàng thả xuống giếng. Trong giây lát, đã xuống tới sát mặt nước. Bát Giới nói:

– Đến nước rồi!

Hành Giả nghe thấy Bát Giới nói đến nước, bèn dìm đầu gậy xuống. Chú ngốc chìm nghỉm cả người, vội vàng rời cây gậy ra, bơi dưới nước, miệng càu nhàu tức tối:

– Đồ giời đánh! Ta đã bảo đến mặt nước thì thôi, thế mà hắn lại dìm ta chìm nghỉm!

Hành Giả rút cây gậy sắt lên, cười toe toét hỏi:
– Chú em đã thấy bảo bối chưa? Bát Giới nói:
– Làm quái gì có bảo bối, chỉ là giếng nước thôi! Hành Giả nói:
– Bảo bối nằm ở đáy giếng ấy, phải lặn xuống mò cơ.

Chú ngốc rất giỏi bơi lội, chúi đầu lặn hẳn xuống đấy. Chà, đáy giếng sâu quá chừng! Bát Giới lặn một hơi nữa, rồi mở mắt ra, bỗng thấy một tòa lầu, trên đề ba chữ “Thủy tinh cung”.

Bàt Giới giật mình nói:

– Hỏng! Hỏng! Nhầm đường rồi! Lạc ra ngoài biển rồi. Ngoài biển mới có Thủy tinh cung, chứ trong giếng làm gì có!

Bởi Bát Giới có biết đâu đây là Thủy tinh cung của Long vương.

Bát Giới đang lẩm bẩm một mình, bỗng có một tên quỷ Dạ Xoa đi tuần sông nước, mở cửa nhìn thấy, hắn vội vàng quay người chạy về báo:

– Thưa đại vương, nguy to rồi, có một vị hòa thượng tai to mồm dài rơi xuống giếng! Người hắn ướt đầm, trần như nhộng, vẫn chưa chết, đang bực tức nói lảm nhảm gì đó.

Tĩnh long vương nghe xong, sợ hãi nói:

– Thiên Bồng nguyên soái đến đó. Đêm qua thần Dạ Du vâng lệnh Thượng Đế, đưa linh hồn quốc vương nước Ô Kê đến bái yết Đường Tăng, mời Tề Thiên đại thánh đi diệt trừ yêu quái. Đây chắc là Tề Thiên đại thánh, Thiên Bồng nguyên soái đến thôi. Hãy mau mau đón tiếp, không được chậm trễ.

Long vương vội vàng sửa lại mũ áo, dẫn các loài thủy tộc ra ngoài cửa, cao giọng nói:

– Kính chào Thiên Bồng nguyên soái. Mời ngài vào chơi
trong này.

Bát Giới vui vẻ nói:

– Chà, hóa ra lại gặp cố tri!

Chàng ngốc chẳng kể hay dở, vào thẳng Thủy tinh cung. Tới nơi, cũng chẳng kể trên dưới, mặc kệ mình mẩy ướt đầm, cứ ngồi tót ở trên. Long vương hỏi:

– Thưa nguyên soái, gần đây nghe nói ngài đã thoát nạn, quy y chính quả, bảo vệ Đường Tăng sang phương Tây lấy kinh, vậy tại sao lại tới đây?

Bát Giới đáp:

– Chính vì thế đấy. Sư huynh tôi là Tôn Ngộ Không có lời chào ngài và sai tôi xuống đây, bảo ngài cho bảo bối gì đó.

Long vương nói:

– Đáng tiếc, tôi chẳng có bảo bối gì hết! Tôi đâu được như các long vương các sông Giang, Hà, Hoài, Tế bay nhảy biến hóa mà có bảo bối. Tôi bị khốn đốn ở đây đã lâu, đến mặt trăng, mặt trời cũng không được thấy, thì lấy đâu ra bảo bối?

Bát Giới nói:

– Đừng có chối từ! Có thì cứ mang ra đây! Long vương nói:
– Vâng. Có thì có đây. Chỉ phải cái không mang ra được. Nguyên soái phải tự đi mà xem có được không?

Bát Giới nói:

– Tuyệt! Tuyệt! Cần phải đi xem chứ!

Thế là Long vương đi trước, chú ngốc theo sau. Đi qua Thủy tinh cung, thấy ở hành lang đặt một thi thể dài chừng sáu thước, Long vương chỉ tay nói:
– Thưa nguyên soái, bảo bối đây.

Bát Giới bước tới xem. Kìa, thì ra là xác của một ông vua, đầu đội mũ xung thiên, mình mặc áo bào đỏ, chân đi hài vô ưu, lưng thắt đai ngọc Lam Điền. Nằm sóng sượt như ngủ say. Bát Giới cười, nói:

– Ồ! Thế cũng gọi là bảo bối! Hồi lão Trư còn làm yêu quái trong núi, cái loại này chén thay cơm không biết bao nhiêu mà kể. Bảo bối gì cái thứ đó!

Long vương nói:

– Nguyên soái không biết đấy thôi. Đây là thi thể quốc vương nước Ô Kê, từ ngày rơi xuống giếng này, tôi đã cho ngậm viên ngọc định nhan, nên thi thể không bị hủy hoại. Nếu ngài cõng được ông ta lên cho Tề Thiên đại thánh cải tử hoàn sinh, thì đừng nói bảo bối, ngài muốn thứ gì cũng có.

Bát Giới nói:
– Đã vậy, ta sẽ cõng cho, nhưng phải trả ta tiền chôn cất chứ? Long vương nói:
– Tiền thì thực không có. Bát Giới nói:
– Thế thì làm không công à? Không có tiền thì tôi không cõng.

Long vương nói:

– Không cõng thì xin mời ngài đi!

Bát Giới đi luôn. Long vương sai hai tên quỷ Dạ Xoa lực lưỡng vác thi thể ra ngoài Thủy tinh cung, vứt ở đó, móc lấy viên ngọc tránh nước, lúc ấy đã nghe thấy tiếng nước réo ào ào.

Bát Giới vội ngoảnh lại nhìn chẳng thấy Thủy tinh cung đâu cả, quờ tay chạm phải xác chết nhà vua, sợ quá chân tay bủn rủn, chui vội ra khỏi mặt nước, bám vào thành giếng, kêu toáng lên:

– Sư huynh ơi, đưa gậy sắt xuống cứu em với! Hành Giả hỏi;
– Có thấy bảo bối không? Bát Giới nói:
– Làm gì có! Chỉ có Tĩnh Long vương bảo em cõng xác chết. Em không cõng, thế là hắn tống em ra khỏi cửa. Thủy tinh cung chẳng thấy chỉ sờ thấy cái xác chết, sợ quá, chân tay em bủn rủn cứng đờ. Cứu em với, anh Hành Giả ơi!

Hành Giả nói:

– Đó là bảo bối đấy! Sao không cõng ngay lên! Bát Giới nói:
– Biết hắn chết bao lâu, vớt lên để làm gì?
Hành Giả nói:

– Chú không vớt, tôi về đây. Bát Giới hỏi:
– Anh về đâu? Hành Giả đáp:
– Tôi về chùa ngủ với sư phụ. Bát Giới nói:
– Tôi không đi được sao? Hành Giả nói:
– Chú leo lên được thì tôi đưa chú đi, không leo lên được thì thôi.

Bát Giới hốt hoảng, vì biết không leo được, bèn kêu toáng lên:

– Anh xem, tường thành còn khó leo, huống hồ cái giếng này lòng to miệng nhỏ, thành giếng dựng đứng như bức vách, mấy trăm năm không thau giếng, rêu xanh phủ từng mảng, trơn như mỡ, tôi leo lên làm sao được? Anh ơi, đừng nên để mất hòa khí anh em, tôi xin vớt lên vậy.

Hành Giả nói:

– Ừ, vớt mau lên, tôi với chú còn về ngủ chứ!

Chú ngốc lại chúi đầu lặn xuống, quờ quạng mò xác chết kéo lại, cõng trên lưng, ngoi lên mặt nước, bám vào thành giếng, gọi:

– Anh ơi, vớt lên rồi!

Hành Giả căng mắt nhìn, quả có thấy Bát Giới cõng xác chết trên lưng, bấy giờ mới thả gậy sắt xuống. Chú ngốc nom thật thiểu não, há miệng cắn lấy cây gậy. Hành Giả từ từ kéo lên.
Bát Giới đặt xác chết xuống, mặc quần áo vào. Hành Giả nhìn kỹ, thấy thần sắc nhà vua chẳng khác nào lúc sống, bèn nói:

– Chú em này, người chết đã ba năm mà sao thân thể vẫn tươi nguyên, không bị hủy hoại nhỉ?

Bát Giới nói:

– Anh không biết Tĩnh Long vương nói với em rằng đã cho hắn ngậm viên ngọc định nhan, nên thi thể không bị nát rữa.

Hành Giả nói:

– May quá! May quá! Một là mối thù của hắn sẽ trả được, hai là giúp chúng ta thành công. Chú mau mau vác ngay đi!

Bát Giới hỏi:

– Vác đi đâu? Hành Giả nói:
– Vác về gặp sư phụ. Bát Giới lẩm bẩm:
– Chẳng ra sao cả! Người ta đang ngủ say, thì cái con khỉ họ Tôn này phỉnh phờ nói khéo, lừa mình đi làm món hời. Bây giờ té ra là việc này: hắn bảo mình đi vác xác chết. Vác cái thây ma thối tha ướt đầm, bẩn cả quần áo, ai mà giặt cho mình được? Bả vai lại có mấy miếng vá, trời ẩm mốc ra, còn mặc gì nữa?

Hành Giả nói:

– Chú cứ vác đi. Tới chùa, tôi sẽ đưa quần áo cho chú thay. Bát Giới nói:
– Không biết thẹn! Ngay quần áo anh cùng chẳng có, còn thay gì cho tôi!

Hành Giả nói:

– Chỉ được cái nỏ mồm, định không vác hẳn?
Bát Giới nói:

– Không vác đấy! Hành Giả nói:
– Thế thì giơ mắt cá chân ra đây, ta đánh cho hai mươi gậy. Bát Giới hoảng sợ nói:
– Cái gậy của anh nặng lắm, đánh hai mươi gậy thì em cũng đến đi theo ông vua này mất!

Hành Giả nói:

– Biết sợ đòn thì vác đi cho sớm!

Quả nhiên Bát Giới sợ bị đánh, đành ỉu xìu vác xác chết lên lưng, rảo bước ra khỏi vườn thượng uyển, trở về chùa.

Hành Giả bèn bắt quyết, niệm thần chú, quay về phương đông nam hít một hơi, rồi thổi ra, biến thành một trận cuồng phong, đưa Bát Giới ra khỏi hoàng cung, rời kinh thành. Trận gió vừa lặng, hai người rơi xuống đất, thong thả đi về. Chú ngốc trong lòng tức lắm, định tìm cách trả thù Hành Giả, nghĩ thầm trong bụng:

– Con khỉ này chơi xỏ mình. Đến chùa mình phải xỏ lại hắn mới được. Mình sẽ nói với sư phụ rằng hắn có tài cứu sống được xác chết. Nếu hắn không cứu được, bảo sư phụ niệm bài chú “khẩn cô nhi” bóp nát óc hắn ra mới hả.

Đi đường, Bát Giới lại nghĩ:

– Không được! Không được! Hắn chữa được thì có khó gì xuống âm ty nói với Diêm Vương đòi linh hồn về, là chữa được ngay. Phải không cho hắn xuống âm ty, bắt hắn phải cứu sống ngay ở dương gian mới nghe.

Nói chưa hết lời, đã tới trước cửa chùa. Hai người đi thẳng vào trong, đặt thi thể xuống trước cửa thiền đường, cất tiếng gọi:
– Sư phụ ơi, ra xem ma này!

Đường Tăng không ngủ được đang ngồi với Sa Tăng kể chuyện Hành Giả lừa Bát Giới đi mãi chưa về, bỗng nghe tiếng gọi, vội vàng đứng dậy chạy ra hỏi:

– Đồ đệ ơi, xem gì? Bát Giới nói:
– Ông ngoại của Hành Giả, nên anh ấy bắt lão Trư vác về đây này!

Hành Giả nói:

– Đồ ngốc ăn cám kia! Ta đào đâu ra ông ngoại? Bát Giới nói:
– Không là ông ngoại anh, thì anh bắt tôi vác về làm gì? Phí bao nhiêu sức lực của tôi nữa!

Đường Tăng và Sa Tăng mở cửa ra xem, thấy thân thể thần sắc nhà vua không thay đổi, chẳng khác gì lúc sống. Tam Tạng thương cảm nói:

– Không biết bệ hạ oan gia từ kiếp nào, mà kiếp này gặp phải nó, chết ngấm chết ngầm, bỏ vợ bỏ con, trăm quan chẳng biết. Đáng thương thay vợ con bệ hạ ngu tối mê muội, lấy ai nén nhang bát nước cúng giỗ vong linh?

Nói xong nức nở khóc đến lạc cả giọng. Bát Giới cười khì khì nói:

– Hắn chết có liên quan gì đến sư phụ đâu, mà cũng chẳng phải ông cha của sư phụ, việc quái gì phải khóc?

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ ạ. Người xuất gia lấy từ bi làm gốc lấy phương tiện làm cửa. Tại sao trái tim con lại sắt đá thế?
Bát Giới nói:

– Không phải là trái tim con sắt đá đâu. Anh Hành Giả nói với con rằng anh ấy chữa sống được. Nếu không chữa sống được, con đã chẳng vác về.

Tam Tạng vốn là người ba phải, bị chú ngốc khích vào, bèn nói:

– Ngộ Không ạ, nếu quả con có tài cứu sống nhà vua này, thì chính là “Cứu sống một mạng người còn hơn xây tòa tháp Phù Đồ bẩy cấp”, và còn hơn cả thầy trò ta sang Linh Sơn lễ Phật nữa cơ đấy!

Hành Giả nói:

– Tại sao sư phụ cứ tin chú ngốc nói nhảm nhí nhỉ? Người ta chết đi, hoặc hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày thì cứu được, hết bảy trăm ngày, là chịu hết tội ở dương gian, đã chuyển sinh kiếp khác. Người này chết đã ba năm, còn cứu làm sao được?

Tam Tạng nghe xong, nói:

– Vậy thì thôi.

Bát Giới tức lắm nói:

– Sư phụ đừng nghe anh ấy dối trá. Anh ấy bướng lắm, chỉ có cách niệm “khẩn cô nhi chú”, anh ấy mới cứu chữa cho sống lại được.

Đường Tăng nghe lời, niệm “khẩn cô nhi chú”, làm cho Hành Giả lồi mắt nhức đầu. Cuối cùng không biết Hành Giả cứu như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

------------------------------
[212] Kim, mộc: chỉ Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.
[213] Tiêu Hà: Thừa tướng của Hán Cao Tổ.
[214] Nguyên văn: Quả hồ lô không miệng.