Đêm khuya vua quỷ cầu Tam Tạng
Hóa phép Ngộ Không dắt trẻ thơ
Lại nói chuyện Tam Tạng ngồi trong thiền đường dưới ánh
đèn, tụng hết một lượt quyển kinh Lương Hoàng Thủy Sám và kinh Khổng Tước mãi tới canh ba mới cất vào tay nải, đứng dậy định đi ngủ. Bỗng bên ngoài một trận quái phong nổi lên, gió rít ào ào Tam Tạng sợ gió thổi tắt đèn, bèn lấy vạt áo che lại, nhưng vẫn thấy ngọn đèn chập chờn, khi mờ khi tỏ, trong lòng có phần sợ hãi. Song do quá mệt mỏi Tam Tạng gục đầu xuống án, thiu thiu mơ màng. Tuy mắt lim dim nhưng trong bụng vẫn tỉnh lắm, bên tai vẫn văng vẳng tiếng luồng gió âm gào thét ngoài cửa sổ. Con gió thật khủng khiếp:
Ào ào lá rụng tả tơi,
Thét gào thổi bạt mây trời phăng phăng.
Trời cao tinh tú tối sầm,
Đất bằng cát đá ầm ầm tung bay. Trúc, tùng nghiêng ngả đông tây,
Sông hồ cuồn cuộn sóng đầy sóng vơi.
Chim ngàn lìa tổ kêu trời.
Cá biển sợ hãi nhẩy ngoi ầm ầm.
Cửa sổ lầu gác bật tung,
Quỷ thần sau trước giật mình thất kinh.
Lọ hoa điện phật đổ kềnh.
Đèn lưu li vỡ xa gần tối om. Bát nhang cũng đổ vỡ tan.
Cây nến chơ chỏng lửa tàn khói buông, Tràng phan lọng báu rách bươm,
Lầu chuông gác trống rung lên ầm ầm.
Đang mơ mơ màng màng, Tam Tạng nghe trong tiếng gió vút qua bên ngoài thiền đường, rõ ràng có tiếng gọi “sư phụ!”, bèn vội vàng ngẩng đầu ngó ra, thấy một người đàn ông đứng bên ngoài, toàn thân ướt đầm, ròng ròng nước mắt, không ngớt gọi luôn miệng “sư phụ”. Tam Tạng nghiêng người nói:
– Nhà ngươi là yêu ma quỷ quái, đêm hôm khuya khoắt, đến đây trêu ta chăng? Ta đây không phải là hạng tham lam thô tục. Ta là nhà sư quang minh chính đại, vâng mệnh vua Đường sang phương Tây lễ Phật cầu kinh. Trong tay ta có ba đồ đệ đều là bậc anh hùng hào kiệt có tài hàng long phục hổ, bắt quái trừ tà. Nếu họ vớ được nhà ngươi, thì nhà ngươi tan thây nát xác ngay. Đó là ta mở lòng từ bi hỉ xả báo cho nhà ngươi biết nên mau mau trốn sớm đi, chớ có bén mảng tới cửa thiền của ta nữa.
Người đó đứng tựa vào thiền đường nói:
– Thưa sư phụ, tôi không phải là yêu ma quỷ quái, cũng chẳng phải là thần thánh bất lương.
Tam Tạng hỏi:
– Nhà ngươi không phải là những hạng ấy, thì đêm hôm khuya khoắt tới đây làm gì?
Người kia thưa:
– Thưa sư phụ, người hãy để ý nhìn tôi một chút.
Tam Tạng chăm chú nhìn kỹ. Chà! Chỉ thấy người ấy:
Trên đầu đội mũ chọc trời.
Ngang lưng thắt chiếc đai dài ngọc xanh.
Áo bào thêu phượng, thêu rồng, Hài vân chân xỏ tuyệt trần đẹp xinh. Ngọc khuê lấp lánh tay cầm,
Dáng hình Đông Nhạc, Văn Quân oai hùng.
Tam Tạng thấy thế, sợ hãi tái mặt vội vàng cúi người cung kính nói:
– Ngài là hoàng đế nước nào? Xin mời ngồi.
Nói xong, lấy tay đỡ người ấy ngồi xuống, nhưng chỉ chạm vào chỗ trống không, bèn quay người ngồi lại, nhìn ra, vẫn thấy người ấy.
Tam Tạng lại hỏi:
– Tâu bệ hạ, ngài là hoàng đế nước nào? Phải chăng là đất
nước rối ren, quyền thần tiếm đoạt nên nửa đêm phải trốn tới đây? Có chuyện gì, ngài cứ nói cho tôi nghe!
Đến lúc này người ấy mới kể chuyện cũ, nước mắt ròng ròng, mặt mày ủ rũ, nói:
– Thưa sư phụ, nhà trẫm ở hướng chính Tây, cách đây chừng bốn mươi dặm. Nơi ấy có một tòa thành, chính là nơi trẫm khai cơ lập nghiệp.
Tam Tạng hỏi:
– Nơi ấy tên là gì? Người kia thưa:
– Chẳng giấu sư phụ, từ ngày trẫm sáng nghiệp, đổi quốc hiệu là Ô Kê.
Tam Tạng hỏi:
– Vì sao mà bệ hạ hãi hùng đến thế? Người kia thưa:
– Thưa sư phụ, cách đây năm năm, nước chúng tôi, trời làm đại hạn, ngọn cỏ không mọc được, dân chúng chết đói rất là thê thảm.
Tam tạng nghe xong, cười nói:
– Tậu bệ hạ, cổ nhân nói: “Nước có đạo thì lòng trời thuận theo”. Chắc do bệ hạ không thương yêu muôn dân đấy thôi. Nay đã gặp cảnh hạn hán đói kém, thế mà bệ hạ cứ giấu mình mãi trong thành quách? Bệ hạ hãy mở cửa kho tàng, phát chẩn cho dân chúng, sửa lại lỗi lầm xưa, dựng gây điều thiện, tha tội cho những người bị tù đầy oan uổng, là tự nhiên lòng trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa ngay thôi.
Người kia nói:
– Nước tôi kho tàng trống rỗng, tiền bạc lương thực cạn sạch,
các quan văn võ cũng chẳng được phát lương, trẫm ăn cơm cũng chẳng có cả gia vị. Trẫm học cách vua Vũ trị thủy ngày xưa, cùng trăm họ đồng cam cộng khổ, tắm gội trai giới, ngày đêm thắp hương cầu đảo, trong vòng ba năm liền, mà trời vẫn đại hạn, sông cạn giếng khô. Đang lúc nguy cấp, bỗng có một gã chân nhân ở núi Chung Nam tới. Hắn có tài hô gió gọi mưa, luyện đá thành vàng, đến yết kiến các quan văn võ của trẫm trước, rồi sau đó vào ra mắt trẫm. Trẫm lập tức mời hắn lên đàn cầu đảo, quả nhiên linh ứng. Trong khoảnh khắc mưa như trút nước. Trẫm muốn mưa ba thước là đủ, nhưng hắn bảo “đại hạn đã lâu ngày mưa ba thước chưa đủ thấm nhuần”, lại cầu mưa thêm hai tấc nữa. Trẫm thấy hắn trọng nghĩa như vậy, bèn lạy hắn tám lạy, kết làm anh em.
Tam Tạng nói:
– Đó là điều vui sướng nhất của bệ hạ rồi còn gì! Người kia nói:
– Nào có vui! Tam Tạng nói:
– Vị chân nhân ấy bản lĩnh cao cường. Bệ hạ muốn mưa, bảo ông ấy gọi mưa, muốn vàng bảo ông ấy luyện vàng, vậy có điều gì không thỏa mãn nữa, mà bệ hạ bỏ cung khuyết tới đây?
Người kia nói:
– Trẫm với hắn cùng ăn cùng ở được độ hai năm. Một hôm gặp tiết dương xuân ấm áp, đào hạnh rộ hoa muôn hồng ngàn tía, nhà nhà vui chơi, phố xá dập dìu, vương tôn công tử đi thưởng xuân ngắm cảnh. Lúc ấy, trăm quan về phủ, phi tần về cung hết cả, trẫm cùng gã chân nhân dắt tay nhau đi dạo trong vườn thượng uyển. Khi đi tới bên miệng giếng bát giác xây bằng ngọc lưu ly, không rõ hắn ném vật gì xuống giếng, thấy trong giếng lóe ánh hào quang, rồi hắn lừa trẫm tới nhòm xuống giếng
xem bảo bối. Trẫm tới xem. Ai ngờ hắn nổi lòng độc ác, đẩy trẫm xuống giếng, ném đá tảng xuống, phủ đất kín, trên trồng một khóm chuối tiêu. Ôi, trẫm chết đã ba năm nay, trở thành con ma chết đuối oan trái!
Đường Tăng nghe nói là ma, sợ run cả người, tóc tai dựng đứng, chẳng biết làm thế nào, đành nói:
– Bệ hạ nói vô lý lắm! Chết đã ba năm mà trăm quan văn võ, hoàng hậu phi tần khi lên điện chầu vua không thấy, lại không đi tìm ư?
Người kia nói:
– Sư phụ ơi, tài nghệ của hắn thế gian hiếm lắm! Từ lúc hắn hại trẫm, đứng trong vườn hoa, hắn lắc mình năm cái, biến thành người giống hệt trẫm không sai một ly nào. Hiện nay, hắn chiếm cứ cả giang sơn xã tắc của trẫm. Trăm quan văn võ, hoàng hậu phi tần đều lọt vào tay hắn hết.
Tam Tạng nói:
– Vậy thì bệ hạ yếu đuối, kém cỏi lắm! Người kia hỏi:
– Kém cỏi làm sao? Tam Tạng nói:
– Bệ hạ ạ, tuy yêu quái có tài thần thông biến hóa, biến thành bệ hạ, chiếm cứ giang sơn. Các quan văn võ, hoàng hậu phi tần không biết, chỉ có bệ hạ chết đi là biết rõ tất cả. Sao người lại không kiện với Diêm vương dưới âm ty, nói hết nỗi oan khuất của mình ra?
Người kia nói:
– Hắn thần thông quảng đại lắm, quan lại thân quen hết, thành hoàng thổ địa thường chè chén với hắn, Long Vương ngoài biển
cũng thân thiết với hắn. Đông Nhạc tề thiên cũng là anh em khác họ với hắn. Vậy thì ngài bảo tôi kiện vào đâu?
Tam Tạng nói:
– Bệ hạ ơi, dưới, âm ty ngài còn không làm gì được hắn, vậy tôi ở trên dương thế làm được trò trống gì?
Người kia nói:
– Chỉ vì điều oan khốc của tôi, tôi đâu dám tới ngài làm gì! Nhân ngoài cửa sơn môn có các vị Hộ pháp chư thiên, Lục đinh Lục giáp, Ngũ phương yết đế, Tứ trực công tào và mười tám vị Hộ giáp già lam theo sát bên yên ngựa ngài. Lại mới rồi được ngọn gió của thần Dạ Du đưa tôi tới đây. Họ nói với tôi hạn thủy tai ba năm đã hết, bảo tôi nên bái yết sư phụ. Họ còn nói với tôi rằng ngài có một người đồ đệ, tên là Tề Thiên đại thánh, diệt quái trừ ma cực kỳ tài giỏi. Nay tôi một lòng tha thiết, chân thành mời các ngài quá bộ tới nước tôi diệt trừ yêu quái, làm rõ ngay gian. Tôi xin kết cỏ ngậm vành, báo đền công ơn sư phụ.
Tam Tạng hỏi:
– Thế là bệ hạ tới đây mời đồ đệ của tôi đi diệt trừ yêu quái cho bệ hạ chứ gì?
Người kia thưa:
– Vâng ạ.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ của tôi bảo làm việc gì thì khó, chứ việc hàng ma bắt quái thì hợp với hắn lắm. Nhưng, bệ hạ ạ, hắn giỏi bắt quái thật, nhưng về lý thì khó đấy!
Người kia hỏi:
– Khó thế nào? Tam Tạng nói:
– Yêu quái có phép thần thông biến hóa, đã biến ra giống hệt bệ hạ, trăm quan trong triều đều một lòng quy phục, hoàng hậu phi tần cũng hợp ý tâm đầu. Đồ đệ của tôi tuy tài nghệ, nhưng chẳng bao giờ dám động can qua, nhỡ bị các quan bắt giữ, khép vào tội đại nghịch, dối vua diệt nước, nhốt ở trong thành, thì xôi hỏng bỏng không [210] mất!
Người kia nói:
– Trong triều còn có người chớ! Tam Tạng nói:
– Vậy thì được. Chắc là những bậc thân vương hoàng tộc được trao cho trấn giữ cõi ngoài…
Người kia nói:
– Không. Còn thái tử của trẫm ở trong cung. Đó là người sẽ nối ngôi, là con đẻ của trẫm.
Tam Tạng nói:
– Chắc vị thái tử ấy bị yêu quái đầy đi rồi? Người kia nói:
– Không. Thái tử vẫn ở trong điện Kim Loan, trong lầu Ngũ Phượng, khi giảng sách cùng học sĩ, lúc cùng ngồi với chân nhân. Đã ba năm nay, hắn cấm thái tử không được vào hoàng cung, không được giáp mặt mẹ.
Tam Tạng hỏi:
– Tại sao như vậy? Người kia thưa:
– Yêu quái sợ rằng mẹ con gặp nhau, nhỏ to tâm sự, mưu kế của hắn lộ ra mất, nên hắn kiên quyết không cho gặp mặt.
Tam Tạng nói:
– Tai họa của bệ hạ âu cũng là cái số, và sao giống tai họa, của tôi thế! Trước kia, cha tôi cũng bị kẻ cướp giết hại. Mẹ tôi bị chúng chiếm đoạt. Mấy tháng sau mẹ tôi sinh tôi, thả tôi trôi sông để khỏi bị cướp giết. May nhờ có sư phụ chùa Kim Sơn cứu thoát, nuôi nấng nên người. Tôi còn nhớ, lúc nhỏ, tôi không cha không mẹ, nay thấy thái tử cũng như tôi, thật đau xót quá!
Lại hỏi tiếp:
– Dẫu có thái tử trong triều, nhưng tôi làm thế nào gặp được? Người kia nói:
– Tại sao lại không gặp được? Tam Tạng nói:
– Thái tử bị yêu quái giam lỏng, ngay mẹ đẻ còn không cho gặp, huống hồ tôi là hòa thượng thì tìm cách gì gặp được?
Người kia nói:
– Sớm mai thái tử ra ngoài thành đấy. Tam Tạng hỏi:
– Ra ngoài thành làm gì? Người kia thưa:
– Sớm mai thái tử dẫn ba nghìn người ngựa, chim ưng chó săn ra ngoài thành săn bắn. Chắc chắn sư phụ sẽ gặp được. Lúc ấy, ngài nói lại câu chuyện vừa rồi cho thái tử nghe, thái tử sẽ tin ngay.
Tam Tạng hỏi:
– Thái tử người trần mắt thịt, bị yêu quái lừa bịp đã lâu. Ngày nào ở trên điện chẳng gọi hắn mấy lần là phụ vương, làm sao thái tử tin lời tôi được?
Người kia nói:
– Nếu thái tử không tin. Trẫm xin đưa cho ngài một kỷ vật này.
Tam Tạng hỏi:
– Vật gì?
Người kia đặt viên ngọc khuê trắng cầm trong tay xuống, nói:
– Vật này có thể làm tin được. Tam Tạng hỏi:
– Vật này là thế nào? Người kia thưa:
– Chân nhân từ ngày biến thành trẫm, chỉ còn thiếu viên bảo bối này không biến được mà thôi. Vào trong cung, hắn nói dối là vị chân nhân cầu mưa lấy đi mất rồi. Đã ba năm nay, vật này vắng bóng. Giờ đây thái tử nhìn thấy vật nhớ người, nhất định mối thù này được trả.
Tam Tạng nói
– Thôi được. Tôi sẽ cầm và giao lại cho đồ đệ tôi xử trí. Nhưng bệ hạ đợi ở đâu?
Người kia nói:
– Trẫm cũng chẳng dám đợi. Chuyện này, trẫm lại nhờ thần Dạ Du nổi một trận gió thần đưa trẫm về hoàng cung nội điện báo mộng cho chính cung hoàng hậu biết để mẹ con và thầy trò ngài được đồng tâm ý hợp.
Tam Tạng gật đầu bằng lòng nói:
– Được, bệ hạ đi đi!
Oan hồn dập đầu cảm tạ. Tam tạng đi theo tiễn chân, chẳng may vấp ngã, giật mình tỉnh dậy, mới hay đó là một giấc mộng. Bên ngọn đèn lờ mờ, sợ quá, Tam Tạng gọi rối rít:
– Đồ đệ ơi! Đồ đệ ơi! Bát Giới tỉnh giấc nói:
– “Thổ địa khổ địa cái gì?”. Trước kia tôi là một hảo hán, chuyên ăn thịt khách qua đường, ngốn những thức ăn tanh tưởi rất ngon miệng. Riêng sư phụ xuất gia lại bắt chúng tôi phải bảo vệ dọc đường. Tôi cứ tưởng cứ làm hòa thượng, té ra nay phải làm người hầu. Ngày ngày gánh hành lý dắt ngựa, đêm đêm lại bưng chậu đổ bẩn. Khuya rồi sư phụ không ngủ, còn gọi đồ đệ cái gì?
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ ạ, ta vừa gục xuống án chợp mắt được một tí đã nằm mộng lạ lắm.
Hành Giả chồm dậy, nói:
– Sư phụ ạ, mộng mị là do mơ tưởng mà ra. Sư phụ mới đến chân núi đã sợ ma rồi, lại buồn vì đường đến Lôi Âm còn xa, chưa thể tới ngay được. Rồi lại nhớ Tràng An, không biết ngày nào mới được trở về, nên nhiều mơ lắm mộng chứ sao nữa. Cứ như lão Tôn đây, chỉ một lòng chuyên nhất, mong tới phương Tây lễ Phật, nên đặt mình là ngủ chẳng có mộng mị gì hết.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ ơi, không phải là giấc mộng nhớ quê đâu. Ta vừa chợp mắt bỗng một trận cuồng phong nổi lên, rồi thấy một hoàng đế triều đình nào đó đứng ngoài cửa thiền phòng, tự giới thiệu là quốc vương nước Ô Kê. Vị hoàng đế ấy khắp mình ướt sũng, nước mắt chứa chan…
Cứ thế cứ thế, Tam Tạng kể hết một lượt giấc mộng cho Hành
Giả nghe. Hành Giả cười, nói:
– Thôi, sư phụ chẳng cần nói nữa, ông vua ấy báo mộng cho sư phụ và rõ ràng có ý chiếu cố đến sở nguyện của lão Tôn.
Chắc là có chú yêu quái nào cướp ngôi chiếm nước đấy thôi. Để con đi làm rõ thật giả. Cây gậy này sắp được một mẻ làm ăn đây.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ này, nhà vua nói yêu quái thần thông biến hóa giỏi lắm đấy!
Hành Giả nói:
– Sợ quái gì cái thần thông của hắn! Cứ biết là lão Tôn này đến, hắn có chạy đằng trời!
Tam Tạng nói:
– Ta còn nhớ nhà vua có để lại một vật làm tin. Bát Giới nói:
– Sư phụ đừng nói năng quàng xiên nữa. Mộng là mộng, tại sao cứ nói những chuyện không đâu!
Sa Tăng nói:
– Nói chung không nên cả tin, đề phòng kẻ bất nhân[211]. Chúng ta mau đốt lửa, mở cửa xem thế nào.
Hành Giả mở toang cửa ra, nhìn khắp một lượt, chỉ thấy bầu trời trăng sao vằng vặc, và trên thềm nhà quả có một viên ngọc khuê trắng khảm vàng. Bát Giới bước tới gần cầm lấy, hỏi:
– Đây là vật gì anh nhỉ? Hành Giả đáp:
– Đây là thứ bảo bối mà quốc vương cầm trong tay, gọi là ngọc khuê. Sư phụ ạ, đã có vật này thì hẳn đây là việc thực. Ngày mai, việc bắt yêu quái là trách nhiệm của lão Tôn, chỉ cần sư phụ làm khéo cho ba việc này.
Bát Giới nói:
– Chà! Chà! Giấc mơ cũng phải kể hết với anh ấy. Những trò
đó anh ấy không biết chơi lại người khác chắc? Chưa chi đã bắt sư phụ phải làm khéo ba việc!
Tam Tạng quay lại hỏi:
– Làm ba việc gì? Hành Giả thưa:
– Ngày mai sư phụ phải đội đèn, nén bực, và chịu ôn dịch. Bát Giới cười, nói:
– Một việc còn khó, huống hồ ba việc chịu sao nổi? Đường Tăng là một vị trưởng lão thông minh bèn hỏi:
– Đồ đệ nói rõ ba việc ấy xem nào! Hành Giả nói:
– Không cần nói vội. Để con đưa trước cho sư phụ hai vật này.
Đại Thánh bèn nhổ ngay một sợi lông, thổi tiên khí hô “biến”!, liền biến thành một cái tráp sơn son thếp vàng, rồi bỏ viên ngọc khuê trắng vào trong và nói:
– Sư phụ cầm lấy tráp này, sáng ngày mai, mặc cà sa gấm và ngồi ở chính điện tụng kinh, để con đi vào thành xem xét. Nếu đích thực là yêu quái, con sẽ đập chết nó, lập công lại chỗ. Nếu không phải thì thôi, không gây họa nữa.
Tam Tạng nói:
– Được đấy! Được đấy! Hành Giả nói:
– Còn nếu thái tử không ra ngoài thành thì thôi. Nếu đúng như trong giấc mộng, thái tử ra ngoài thành thì con sẽ đưa đến gặp sư phụ.
Tam Tạng hỏi:
– Nếu gặp, ta đón tiếp, đối đáp thế nào?
Hành Giả thưa:
– Nếu thái tử đến, con sẽ báo trước. Sư phụ mở nắp tráp ra, con sẽ biến thành một chú hòa thượng bé tí tẹo. Sư phụ đặt con vào trong tráp và bưng tráp ở tay. Thái tử vào chùa tất phải lễ Phật. Sư phụ cứ mặc kệ thái tử lễ, đừng đếm xỉa gì. Thái tử thấy sư phụ ngồi như khúc gỗ, tất sẽ sai người bắt. Và sư phụ cứ mặc kệ cho họ bắt, họ đánh, họ trói, họ giết…
Tam Tạng nói:
– Ối, quân lệnh như sơn, nhỡ họ giết thật thì chết! Hành Giả nói:
– Không sao, đã có con. Nếu tình thế khẩn cấp, con sẽ bảo vệ. Nếu họ hỏi, sư phụ cứ trả lời là nhà sư bên phương Đông, vâng mệnh nhà vua sang phương Tây lễ phật cầu kinh và xin dâng bảo bối. Họ hỏi: “Bảo bối gì?”. Sư phụ cứ nói về chiếc áo cà sa gấm, và bảo đây chỉ là bảo bối hạng ba thôi, còn có cả bảo bối hạng nhất, hạng nhì nữa. Họ hỏi nữa, thì sư phụ bảo rằng trong tráp có một bảo bối biết hết mọi chuyện năm trăm năm quá khứ, năm trăm năm hiện tại, năm trăm năm tương lai, cộng là một nghìn năm trăm năm. Đoạn sư phụ mở tráp đưa con ra. Con sẽ nói hết chuyện trong giấc mộng, nếu thái tử tin, sẽ đi bắt yêu quái, một là báo thù được cho phụ vương, hai là chúng ta lập được công danh. Nếu thái tử không tin, thì sư phụ đưa tiếp viên ngọc khuê trắng cho xem. Chỉ sợ thái tử còn thơ ấu không nhận ra được thôi.
Tam Tạng nghe xong, mừng lắm nói:
– Kế ấy tuyệt diệu lắm, đồ đệ ạ. Nhưng về bảo bối thì, bảo bối thứ nhất gọi là tấm cà sa gấm, bảo bối thứ hai gọi là ngọc khuê trắng, còn bảo bối thứ ba do con biến thành thì gọi là gì?
Hành Giả nói:
– Cứ gọi là “món hàng lập vua” cũng được. Tam Tạng nghe lời, nhớ kỹ trong lòng.
Thế là mấy thầy trò từ lúc ấy chẳng ngủ, thức suốt cho đến sáng, giận một nỗi không thể:
Ngẩng đầu cất tiếng gọi mặt trời, Thổi khí xua đi bầy tinh tú.
Chẳng mấy chốc, phương Đông hửng sang. Hành Giả dặn dò
Bát Giới, Sa Tăng:
– Chớ có quấy nhiễu tăng nhân, đi lại bừa bãi, đợi tôi thành công, ta lại cùng đi.
Nói xong, từ biệt mọi người, nhảy phóc một cái lên tít tầng không, giương đôi mắt lửa nhìn về hướng tây, thấy quả có một tòa thành trì. Bạn xem, tại sao Hành Giả nhìn thấy? Bởi vì tòa thành này cách chùa có bốn mươi dặm. Đứng trên cao nhìn thấy rõ lắm.
Hành Giả lại gần nhìn kỹ, chỉ thấy mây mù phủ kín, gió quái ào ào, bèn than thở.
Nếu vua xứng đáng ở ngôi.
Mây lành ngũ sắc rợp trời chở che.
Hẳn tà ma chiếm ngôi vua,
Mây đen phủ kín thế kia, thảo nào…
Hành Giả đang than thở, bỗng nghe một tiếng pháo hiệu nổ vang, cửa Đông rộng mở, một đoàn người ngựa kéo ra. Đó là một đội quân săn bắn hùng dũng. Chỉ thấy:
Sớm ra khỏi cửa Đông, Bãi cỏ xếp thành vòng. Cờ hoa bay phấp phới,
Ngựa bạch vó cuốn tung. Thùng thùng tiếng trống nổi, Lấp lánh ngọn đao vung. Quân dắt ưng dữ tợn,
Tướng khua chó kiêu hùng.
Đì đùng hỏa pháo nổ, Óng ánh que nhựa rung. Kẻ nọ cắp cây nỏ,
Người này đeo ngọn cung. Lưới chăng kín sườn núi, Bẫy cài khắp nẻo thung. Tiếng thét rền như sấm, Nghìn ngựa hý vang lừng.
Thỏ khôn không đường chạy, Sói rừng khó giữ thân. Hươu nai ngày tận số,
Cầy cáo buổi đường cùng.
Trĩ núi bay đâu thoát, Gà rừng lủi không xong.
Bọn họ: Quây khắp sơn tràng săn mãnh thú, Núp trong rừng rú bắn chim muông.
Đoàn người ra khỏi thành, tản mát khắp vùng ngoại thành phía Đông. Trong chốc lát, họ đã tới một khu ruộng cao cách thành độ hai mươi dặm. Trong trại quân, bỗng thấy một vị tướng nhỏ nhắn, đầu đội mũ, mình mặc giáp, tay cầm một thanh bảo kiếm lưỡi ánh xanh, lưng giắt cây cung, cưỡi một con tuấn mã
lông vàng. Thực là:
Dáng quân vương lồng lộng, Vẻ hoàng đế đường đường. Phong thái khác phường tục, Cử chỉ rõ oai rồng.
Hành Giả đứng trên không trung mừng thầm:
– Chẳng cần phải nói, đích thị là thái tử của hoàng đế kia rồi. Để ta trêu cậu ta một tí.
Đại Thánh liền nhảy từ trên mây xuống, len lỏi trong đám quân sĩ, đến gần thái tử, lắc mình một cái, biến thành một chú thỏ trắng chạy thoăn thoắt trước thái tử. Thái tử nhìn thấy mừng rỡ, đặt tên giương cung bắn một phát trúng ngay chú thỏ.
Nguyên Đại Thánh cố ý để thái tử bắn trúng, nhưng nhanh tay nhanh mắt bắt ngay lấy mũi tên, rồi co cẳng chạy miết. Thái tử nhìn thấy chú thỏ trúng tên, bèn giật cuơng đuổi theo. Hễ ngựa phi nhanh thì Hành Giả cùng lao như gió: ngựa chạy chậm, Hành Giả lại thong thả từ từ, lúc nào cũng cách đầu ngựa không xa lắm. Cứ thế từng đoạn, Hành Giả, đã lừa được thái tử tới cửa chùa Bảo Lâm và hiện nguyên bản tướng. Thái tử thì chẳng thấy thỏ đâu cả, chỉ thấy mũi tên cắm ở bậu cửa. Còn Hành Giả chỉ vào thẳng trong chùa, nói với Đường Tăng:
– Sư phụ ơi, thái tử tới rồi!
Nói xong, biến ngay thành một chú hòa thượng bé tí teo chui vào trong chiếc tráp sơn.
Lại nói chuyện thái tử đuổi tới cửa chùa, chẳng thấy thỏ đâu, chỉ thấy mũi tên cắm vào bậu cửa, thì giật mình tái mặt hỏi:
– Quái lạ! Rõ ràng mũi tên bắn trúng con thỏ, vậy mà thỏ thì không thấy, còn mũi tên lại nằm đây! Chắc là con thỏ này sống
lâu lắm đã thành tinh chăng?
Đoạn nhổ mũ tên, ngẩng đầu nhìn thấy trên cửa có năm chữ lớn “chùa Bảo Lâm sắc kiến”, bèn nói:
– À, ta nhớ ra rồi. Năm ngoái, phụ vương ta ở điện Kim Loan, sai các quan mang vàng lụa cho các vị hòa thượng ở đây sửa sang chùa chiền, tô đúc tượng Phật, không ngờ hôm nay ta lại tới đây. Thật là:
Lên chùa trò chuyện cùng sư.
Kiếp phù sinh cùng được dư ngày nhàn. Ta hãy vào chùa xem sao.
Thái tử xuống ngựa, toan bước vào chùa, bỗng thấy các tướng hộ giá cùng ba nghìn người ngựa đuổi tới, rầm rầm rộ rộ, kéo cả vào trong chùa. Các sư trong chùa sợ quá đều đi ra dập đầu cúi chào, và mời thái tử vào chính điện lễ Phật. Thái tử đưa mắt ngắm quanh, định muốn dọc theo hành lang ngắm cảnh, bỗng thấy một vị hòa thượng ngồi giữa điện, thì đùng đùng nổi giận quát:
– Hòa thượng này vô lễ thật! “Hôm nay một nửa triều đình theo xa giá vào núi săn bắn, tuy không có sắc chỉ bảo đi đón ngoài xa, nhưng lúc này binh mã đã kéo vào tới cửa chùa, thì cũng phải đứng dậy ra đón chứ, cớ sao cứ ngồi lì như ông phỗng thế kia?
Đoạn ra lệnh:
– Bắt lấy hắn!
Tiếng “bắt” vừa vang lên, mấy viên hiệu úy đứng hai bên đã ập vào, túm lấy Đường Tăng, mở thừng toan trói lại.
Hành Giả ở trong tráp lầm rầm đọc thần chú:
– Các vị Hộ pháp chư thiên. Lục đinh lục giáp! Nay ta đặt kế
diệt trừ yêu quái, thái tử chẳng hay, toan trói sư phụ. Các vị hãy lập tức hộ trì. Nếu để họ trói lại, các vị sẽ có tội!
Những lời dặn dò ngầm ấy của Đại Thánh, ai dám không nghe? Họ bảo vệ Đường Tăng rất an toàn. Muốn sờ vào cái đầu trọc lóc của Đường Tăng cũng không sao sờ nổi, dường như có một bức tường chắn ngang, không sao chạm nổi tới mình Đường Tăng.
Thái tử quát:
– Nhà ngươi ở đâu tới? Định dùng phép ẩn thân dối ta hả? Tam Tạng bước tới vái chào, thưa:
– Bần tăng làm gì có phép ẩn thân. Bần tăng là Đường Tăng từ mãi phương Đông hành hương đến chùa Lôi Âm bên phương Tây lễ Phật cầu kinh và dâng bảo bối.
Thái tử nói:
– Đông phương nhà ngươi tuy là trung tâm, nhưng cực kỳ nghèo khổ, có bảo bối gì nói ta nghe thử.
Tam Tạng nói:
– Tấm cà sa tôi khoác trên người là bảo bối hạng ba. Còn bảo bối hạng nhất, hạng nhì quý hơn nhiều!
Thái tử nói:
– Tấm áo của nhà ngươi, một nửa che mình, một nửa hở tay, có giá trị bao nhiêu mà gọi là bảo bối?
Tam Tạng nói:
– Tấm áo cà sa này tuy không kín toàn thể, nhưng có mấy câu thơ thế này:
Áo Phật chẳng thể bàn quanh, Chân như chứa dựng bên trong áo này.
Chính quả nghìn sợi xe dầy,
Ngọc châu báu vật hợp dây nguyên thần.
Tiên nga thánh nữ may thành.
Ban cho hòa thượng giữ mình trắng trong.
Thấy giá không đón bình thường.
Thù cha không rửa uổng công làm người.
Thái tử nghe xong, hầm hầm nổi giận quát:
– Lão hòa thượng khốn kiếp này nói năng nhảm nhí quá! Có nửa tấm áo mà dám uốn tấc lưỡi khoe đẹp khoe hay! Và cha ta có nỗi oan gì chưa được báo, nhà ngươi thử nói ta nghe?
Tam Tạng bước lên một bước chắp hai tay hỏi:
– Thưa điện hạ, người ta sống trong vòng trời đất, có mấy thứ ơn?
Thái tử nói:
– Có bốn thứ ơn. Tam Tạng hỏi tiếp:
– Bốn ơn gì? Thái tử đáp:
– Ơn trời đất che chở, ơn nhật nguyệt soi sáng, ơn đất nước của quốc vương, ơn nuôi nấng của cha mẹ.
Tam Tạng cười, nói:
– Điện hạ nói có chỗ sai. Người ta chỉ có chịu ơn trời đất che chở, nhật nguyệt soi sáng, đất nước của quốc vương, còn làm gì có ơn nuôi nấng của cha mẹ?
Thái tử tức giận nói:
– Nhà ngươi chỉ là hạng hòa thượng trốn việc quân đi ở chùa,
du thủ du thực! Người ta không có cha mẹ sinh thành nuối nấng, thì ở lỗ nẻ chui ra à?
Tam Tạng nói:
– Thưa điện hạ, ấy là bần tăng không biết. Nhưng trong chiếc tráp son này, bần tăng có một thứ bảo bảo bối gọi là “món hàng lập vua”, có thể biết mọi việc năm trăm năm trước, năm trăm năm sau, và năm trăm năm hiện tại, cộng là một nghìn năm trăm năm. Nhờ bảo bối ấy mà bần tăng mới biết là không có ơn cha mẹ, khiến cho bần tăng phải đợi ở đây đã lâu.
– Mở ra ta xem nào!
Tam Tạng mở nắp tráp. Hành Giả nhảy vụt ra ngoài, lũn ca lũn cũn, đi lại lung tung.
Thái tử hỏi:
– Chú bé tí tẹo này, hiểu được việc gì?
Hành Giả nghe thấy thái tử chê nhỏ, bèn hóa phép thần thông, vươn người dài tới ba thước bốn năm tấc. Quân sĩ hoảng hồn nói:
– Cứ cao nhanh thế này, chỉ độ mấy ngày, khéo chọc trời mất! Hành Giả chỉ vươn dài bằng thân hình cũ rồi không vươn dài
nữa. Thái tử mới hỏi:
– Này “món hàng lập vua”, vị hòa thượng đây nói nhà ngươi có thể biết hết mọi chuyện lành dữ trong quá khứ, lương lai. Vậy nhà ngươi bói bằng mai rùa, bằng cỏ thi, hay bằng sách đoán họa phúc của con người đấy?
Hành Giả đáp:
– Ta chẳng dùng đến những thứ ấy một tí nào, ta hoàn toàn dựa vào ba tấc lưỡi của ta, muôn việc ta đều biết hết.
Thái tử nói:
– Nhà ngươi lại nói khoác rồi. Từ xưa đến nay, chỉ có sách Chu dịch là cực kỳ huyền diệu, đoán rõ hết mọi chuyện lành dữ trong thiên hạ, để cho người ta biết mà tránh né. Cho nên chỉ có phép bói bằng cỏ thi, bằng mai rùa. Còn lời nói của nhà ngươi chẳng có bằng chứng gì, toàn là nhảm nhí, mê hoặc lòng người!
Hành Giả nói:
– Điện hạ chớ sốt ruột, để tôi nói cho mà nghe. Điện hạ vốn là thái tử con vua nước Ô Kê. Vào khoảng năm năm về trước, trời làm hạn hán, muôn dân cực khổ, nhà vua cùng với trăm quan lòng thành cầu đảo. Đang khi cầu mãi chẳng được giọt mưa nào, thì có một đạo sĩ ở núi Chung Nam tới. Hắn có tài hô gió gọi mưa, luyện đá thành vàng. Quân vương yêu mến hắn lắm, cùng hắn kết nghĩa anh em. Những việc ấy có không?
Thái tử nói:
– Có! Có! Nhà ngươi nói nữa đi!
Hành Giả hỏi:
– Ba năm sau chẳng thấy lão đạo sĩ đâu. Kẻ xưng trẫm là ai vậy?
Thái tử đáp:
– Đúng là có vị chân nhân, phụ vương ta cùng hắn kết nghĩa anh em, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường. Ba năm trước đây, phụ vương ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển, bị hắn biến thành một ngọn thần phong, cướp mất viên ngọc khuê trắng trong tay người, rồi bay về núi Chung Nam. Đến nay, phụ vương ta vẫn nhớ phục hắn. Và cũng vì vậy, ba năm nay, người không thích ngắm cảnh nữa, cửa vườn từ đấy đóng chặt im ỉm. Vậy ở ngôi hoàng đế không phải phụ vương ta thì còn ai nữa?
Hành Giả nghe nói cứ tủm tỉm cười. Thái tử gặng hỏi, Hành
Giả vẫn không đáp, cứ tủm tỉm cười mãi. Thái tử tức giận hỏi:
– Tên này tại sao không nói, cứ tủm tỉm cười suốt như vậy? Hành Giả nói:
– Còn nhiều điều đáng nói lắm, nhưng xung quanh đông người, không tiện.
Thái tử thấy Hành Giả nói có bằng chứng, bèn vẫy tay áo bào, bảo quân sĩ lui ra. Các tướng hộ giá vâng mệnh, dẫn ba nghìn người ngựa kéo ra đóng ngoài cổng chùa. Lúc này trong điện không còn ai. Thái tử ngồi ở trên, Tam Tạng đứng ở phía trước. Hành Giả đứng ở bên trái. Các nhà sư trong chùa đều ra ngoài hết. Hành Giả nghiêm sắc mặt bước ra nói:
– Thưa điện hạ, người hóa ra ngọn gió bay đi chính là người cha đã sinh ra ngài. Còn kẻ đang ngồi ở ngôi vua chính là lão chân nhân cầu đảo đó.
Thái tử nói:
– Nói nhảm! Nói nhảm! Cha ta từ khi vị chân nhân đi rồi, mưa
thuận gió hòa, dân yên nước thịnh. Theo nhà ngươi nói, thì đây không phải phụ vương ta. May ta còn ít tuổi, ta tha thứ cho nhà ngươi. Chứ phụ vương ta mà nghe thấy những lời sai trái này, thì sẽ bắt ngay nhà ngươi, xả thân làm muôn đoạn.
Nói xong còn xỉ vả, quát mắng Hành Giả. Hành Giả nói với Đường Tăng:
– Làm thế nào bây giờ? Con nói quả nhiên hắn không tin mà. Hay bây giờ đưa bảo bối trả lại hắn đổi độ điệp sang phương Tây cho xong.
Tam Tạng đưa chiếc tráp sơn son cho Hành Giả, Hành Giả rùng mình một cái, chiếc tráp đã biến mất. Nguyên chiếc tráp do sợi lông biến ra, giờ lại bị Hành Giả thu lại trên người. Hành Giả hai tay cầm viên ngọc khuê trắng dâng cho thái tử. Thái tử nhìn thấy nói:
– Hòa thượng giỏi nhỉ. Năm năm trước, nhà ngươi chính là gã chân nhân đến lừa lấy bảo bối của ta. Nay lại giả làm hòa thượng đem dâng!
Liền gọi:
– Bắt ngay!
Lệnh bắt truyền ra, Tam Tạng sợ cuống quýt chỉ vào Hành
Giả nói:
– Đồ Bật mã ôn kia, chỉ biết tự dựng húc đầu vào họa để lụy lây cả ta!
Hành Giả sấn đến, dẹp lại tất cả, nói:
– Chớ làm ầm ĩ lên lộ hết mọi chuyện. Ta không phải là “món hàng lập vua” đâu, mà có tên thật đấy.
Thái tử nổi giận nói:
– Nhà ngươi lại đây, ta hỏi nhà ngươi tên thật, để đưa ra pháp
ty xử tội!
Hành Giả nói:
– Ta là đồ đệ cả của sư phụ tên gọi Ngộ Không Tôn Hành Giả. Nhân đi theo sư phụ sang phương Tây lấy kinh, đêm qua tới đây ngủ nhờ. Sư phụ ta đêm ngồi tụng kinh, tới canh ba chợp mắt, mộng thấy phụ vương ngài nói rằng bị gã chân nhân lừa dối, đẩy xuống giếng bát giác xây bằng ngọc lưu li trong vườn thượng uyển. Rồi gã chân nhân biến ra y hệt hình dáng phụ vương ngài. Trăm quan trong triều không hề hay biết. Ngài còn ít tuổi cũng chẳng hiểu gì. Gã chân nhân cấm ngài vào cung, đóng cửa vườn hoa chỉ vì sợ lộ chuyện ra mà thôi. Phụ vương ngài đêm qua tới đây nhờ ta diệt trừ yêu quái. Ta đứng trên không trung nhìn rõ, hoàng cung yêu khí ngùn ngụt, muốn động thủ bắt hắn ngay, không ngờ thấy ngài ra ngoài thành đi săn. Con thỏ bị trúng mũi tên của ngài chính là lão Tôn đây. Lão Tôn dẫn ngài vào trong chùa gặp sư phụ, nói những lời từ đáy lòng, toàn là sự thật hết. Ngài nhận ra viên ngọc khuê mà sao không nghĩ tới công ơn nuôi nấng vất vả, báo thù cho phụ vương?
Thái tử nghe xong, trong lòng bùi ngùi thương cảm nghĩ:
– Không thì sao? Câu chuyện có vẻ chân thực lắm! Còn tin, thì khốn nỗi trên điện, chính lại là phụ vương mình.
Thế mới thật là:
Tiến thoái lưỡng nan lòng hỏi miệng.
Suy đi nghĩ lại miệng dò lòng.
Hành Giả thấy thái tử nghi hoặc chưa quyết, bèn bước tới nói:
– Điện hạ bất tất phải nghi ngờ. Xin mời điện hạ cũ trở về hoàng cung hỏi quốc mẫu một lời, xem tình cảm ân ái vợ chồng so với ba năm trước thế nào, là khắc biết thật giả.
Thái tử nhận ra, nói:
– Phải, để ta về hỏi mẫu thân xem sao.
Nói xong, đứng lên, cất viên ngọc khuê, định đi luôn, Hành
Giả giữ lại, nói:
– Cả đoàn người cùng về, sẽ lộ chuyện, và tôi khó thành công. Tôi muốn một mình ngài vào thành đừng làm ầm ĩ to chuyện, đừng vào cửa chính dương, nên đi theo cửa hậu tể mà vào. Vào cung, gặp quốc mẫu, cũng chớ to tiếng tức tối, cứ nhỏ nhẹ thầm thì, kẻo yêu quái thần thông quảng đại biết chuyện thì tính mạng quốc mẫu khó bảo toàn đấy.
Thái tử nhớ đinh ninh lời dặn, ra khỏi cổng chùa dặn dò quân tướng:
– Cứ đóng quân nguyên ở đây, không được đi đâu. Ta có việc đi một lát sẽ quay lại, cùng trở về một thể.
Trông thái tử:
Chỉ huy tướng sĩ đóng đồn,
Về thành, lên ngựa vó dồn tung bay.
Chuyến đi này, không biết thái tử về gặp mẹ, nói năng thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
đèn, tụng hết một lượt quyển kinh Lương Hoàng Thủy Sám và kinh Khổng Tước mãi tới canh ba mới cất vào tay nải, đứng dậy định đi ngủ. Bỗng bên ngoài một trận quái phong nổi lên, gió rít ào ào Tam Tạng sợ gió thổi tắt đèn, bèn lấy vạt áo che lại, nhưng vẫn thấy ngọn đèn chập chờn, khi mờ khi tỏ, trong lòng có phần sợ hãi. Song do quá mệt mỏi Tam Tạng gục đầu xuống án, thiu thiu mơ màng. Tuy mắt lim dim nhưng trong bụng vẫn tỉnh lắm, bên tai vẫn văng vẳng tiếng luồng gió âm gào thét ngoài cửa sổ. Con gió thật khủng khiếp:
Ào ào lá rụng tả tơi,
Thét gào thổi bạt mây trời phăng phăng.
Trời cao tinh tú tối sầm,
Đất bằng cát đá ầm ầm tung bay. Trúc, tùng nghiêng ngả đông tây,
Sông hồ cuồn cuộn sóng đầy sóng vơi.
Chim ngàn lìa tổ kêu trời.
Cá biển sợ hãi nhẩy ngoi ầm ầm.
Cửa sổ lầu gác bật tung,
Quỷ thần sau trước giật mình thất kinh.
Lọ hoa điện phật đổ kềnh.
Đèn lưu li vỡ xa gần tối om. Bát nhang cũng đổ vỡ tan.
Cây nến chơ chỏng lửa tàn khói buông, Tràng phan lọng báu rách bươm,
Lầu chuông gác trống rung lên ầm ầm.
Đang mơ mơ màng màng, Tam Tạng nghe trong tiếng gió vút qua bên ngoài thiền đường, rõ ràng có tiếng gọi “sư phụ!”, bèn vội vàng ngẩng đầu ngó ra, thấy một người đàn ông đứng bên ngoài, toàn thân ướt đầm, ròng ròng nước mắt, không ngớt gọi luôn miệng “sư phụ”. Tam Tạng nghiêng người nói:
– Nhà ngươi là yêu ma quỷ quái, đêm hôm khuya khoắt, đến đây trêu ta chăng? Ta đây không phải là hạng tham lam thô tục. Ta là nhà sư quang minh chính đại, vâng mệnh vua Đường sang phương Tây lễ Phật cầu kinh. Trong tay ta có ba đồ đệ đều là bậc anh hùng hào kiệt có tài hàng long phục hổ, bắt quái trừ tà. Nếu họ vớ được nhà ngươi, thì nhà ngươi tan thây nát xác ngay. Đó là ta mở lòng từ bi hỉ xả báo cho nhà ngươi biết nên mau mau trốn sớm đi, chớ có bén mảng tới cửa thiền của ta nữa.
Người đó đứng tựa vào thiền đường nói:
– Thưa sư phụ, tôi không phải là yêu ma quỷ quái, cũng chẳng phải là thần thánh bất lương.
Tam Tạng hỏi:
– Nhà ngươi không phải là những hạng ấy, thì đêm hôm khuya khoắt tới đây làm gì?
Người kia thưa:
– Thưa sư phụ, người hãy để ý nhìn tôi một chút.
Tam Tạng chăm chú nhìn kỹ. Chà! Chỉ thấy người ấy:
Trên đầu đội mũ chọc trời.
Ngang lưng thắt chiếc đai dài ngọc xanh.
Áo bào thêu phượng, thêu rồng, Hài vân chân xỏ tuyệt trần đẹp xinh. Ngọc khuê lấp lánh tay cầm,
Dáng hình Đông Nhạc, Văn Quân oai hùng.
Tam Tạng thấy thế, sợ hãi tái mặt vội vàng cúi người cung kính nói:
– Ngài là hoàng đế nước nào? Xin mời ngồi.
Nói xong, lấy tay đỡ người ấy ngồi xuống, nhưng chỉ chạm vào chỗ trống không, bèn quay người ngồi lại, nhìn ra, vẫn thấy người ấy.
Tam Tạng lại hỏi:
– Tâu bệ hạ, ngài là hoàng đế nước nào? Phải chăng là đất
nước rối ren, quyền thần tiếm đoạt nên nửa đêm phải trốn tới đây? Có chuyện gì, ngài cứ nói cho tôi nghe!
Đến lúc này người ấy mới kể chuyện cũ, nước mắt ròng ròng, mặt mày ủ rũ, nói:
– Thưa sư phụ, nhà trẫm ở hướng chính Tây, cách đây chừng bốn mươi dặm. Nơi ấy có một tòa thành, chính là nơi trẫm khai cơ lập nghiệp.
Tam Tạng hỏi:
– Nơi ấy tên là gì? Người kia thưa:
– Chẳng giấu sư phụ, từ ngày trẫm sáng nghiệp, đổi quốc hiệu là Ô Kê.
Tam Tạng hỏi:
– Vì sao mà bệ hạ hãi hùng đến thế? Người kia thưa:
– Thưa sư phụ, cách đây năm năm, nước chúng tôi, trời làm đại hạn, ngọn cỏ không mọc được, dân chúng chết đói rất là thê thảm.
Tam tạng nghe xong, cười nói:
– Tậu bệ hạ, cổ nhân nói: “Nước có đạo thì lòng trời thuận theo”. Chắc do bệ hạ không thương yêu muôn dân đấy thôi. Nay đã gặp cảnh hạn hán đói kém, thế mà bệ hạ cứ giấu mình mãi trong thành quách? Bệ hạ hãy mở cửa kho tàng, phát chẩn cho dân chúng, sửa lại lỗi lầm xưa, dựng gây điều thiện, tha tội cho những người bị tù đầy oan uổng, là tự nhiên lòng trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa ngay thôi.
Người kia nói:
– Nước tôi kho tàng trống rỗng, tiền bạc lương thực cạn sạch,
các quan văn võ cũng chẳng được phát lương, trẫm ăn cơm cũng chẳng có cả gia vị. Trẫm học cách vua Vũ trị thủy ngày xưa, cùng trăm họ đồng cam cộng khổ, tắm gội trai giới, ngày đêm thắp hương cầu đảo, trong vòng ba năm liền, mà trời vẫn đại hạn, sông cạn giếng khô. Đang lúc nguy cấp, bỗng có một gã chân nhân ở núi Chung Nam tới. Hắn có tài hô gió gọi mưa, luyện đá thành vàng, đến yết kiến các quan văn võ của trẫm trước, rồi sau đó vào ra mắt trẫm. Trẫm lập tức mời hắn lên đàn cầu đảo, quả nhiên linh ứng. Trong khoảnh khắc mưa như trút nước. Trẫm muốn mưa ba thước là đủ, nhưng hắn bảo “đại hạn đã lâu ngày mưa ba thước chưa đủ thấm nhuần”, lại cầu mưa thêm hai tấc nữa. Trẫm thấy hắn trọng nghĩa như vậy, bèn lạy hắn tám lạy, kết làm anh em.
Tam Tạng nói:
– Đó là điều vui sướng nhất của bệ hạ rồi còn gì! Người kia nói:
– Nào có vui! Tam Tạng nói:
– Vị chân nhân ấy bản lĩnh cao cường. Bệ hạ muốn mưa, bảo ông ấy gọi mưa, muốn vàng bảo ông ấy luyện vàng, vậy có điều gì không thỏa mãn nữa, mà bệ hạ bỏ cung khuyết tới đây?
Người kia nói:
– Trẫm với hắn cùng ăn cùng ở được độ hai năm. Một hôm gặp tiết dương xuân ấm áp, đào hạnh rộ hoa muôn hồng ngàn tía, nhà nhà vui chơi, phố xá dập dìu, vương tôn công tử đi thưởng xuân ngắm cảnh. Lúc ấy, trăm quan về phủ, phi tần về cung hết cả, trẫm cùng gã chân nhân dắt tay nhau đi dạo trong vườn thượng uyển. Khi đi tới bên miệng giếng bát giác xây bằng ngọc lưu ly, không rõ hắn ném vật gì xuống giếng, thấy trong giếng lóe ánh hào quang, rồi hắn lừa trẫm tới nhòm xuống giếng
xem bảo bối. Trẫm tới xem. Ai ngờ hắn nổi lòng độc ác, đẩy trẫm xuống giếng, ném đá tảng xuống, phủ đất kín, trên trồng một khóm chuối tiêu. Ôi, trẫm chết đã ba năm nay, trở thành con ma chết đuối oan trái!
Đường Tăng nghe nói là ma, sợ run cả người, tóc tai dựng đứng, chẳng biết làm thế nào, đành nói:
– Bệ hạ nói vô lý lắm! Chết đã ba năm mà trăm quan văn võ, hoàng hậu phi tần khi lên điện chầu vua không thấy, lại không đi tìm ư?
Người kia nói:
– Sư phụ ơi, tài nghệ của hắn thế gian hiếm lắm! Từ lúc hắn hại trẫm, đứng trong vườn hoa, hắn lắc mình năm cái, biến thành người giống hệt trẫm không sai một ly nào. Hiện nay, hắn chiếm cứ cả giang sơn xã tắc của trẫm. Trăm quan văn võ, hoàng hậu phi tần đều lọt vào tay hắn hết.
Tam Tạng nói:
– Vậy thì bệ hạ yếu đuối, kém cỏi lắm! Người kia hỏi:
– Kém cỏi làm sao? Tam Tạng nói:
– Bệ hạ ạ, tuy yêu quái có tài thần thông biến hóa, biến thành bệ hạ, chiếm cứ giang sơn. Các quan văn võ, hoàng hậu phi tần không biết, chỉ có bệ hạ chết đi là biết rõ tất cả. Sao người lại không kiện với Diêm vương dưới âm ty, nói hết nỗi oan khuất của mình ra?
Người kia nói:
– Hắn thần thông quảng đại lắm, quan lại thân quen hết, thành hoàng thổ địa thường chè chén với hắn, Long Vương ngoài biển
cũng thân thiết với hắn. Đông Nhạc tề thiên cũng là anh em khác họ với hắn. Vậy thì ngài bảo tôi kiện vào đâu?
Tam Tạng nói:
– Bệ hạ ơi, dưới, âm ty ngài còn không làm gì được hắn, vậy tôi ở trên dương thế làm được trò trống gì?
Người kia nói:
– Chỉ vì điều oan khốc của tôi, tôi đâu dám tới ngài làm gì! Nhân ngoài cửa sơn môn có các vị Hộ pháp chư thiên, Lục đinh Lục giáp, Ngũ phương yết đế, Tứ trực công tào và mười tám vị Hộ giáp già lam theo sát bên yên ngựa ngài. Lại mới rồi được ngọn gió của thần Dạ Du đưa tôi tới đây. Họ nói với tôi hạn thủy tai ba năm đã hết, bảo tôi nên bái yết sư phụ. Họ còn nói với tôi rằng ngài có một người đồ đệ, tên là Tề Thiên đại thánh, diệt quái trừ ma cực kỳ tài giỏi. Nay tôi một lòng tha thiết, chân thành mời các ngài quá bộ tới nước tôi diệt trừ yêu quái, làm rõ ngay gian. Tôi xin kết cỏ ngậm vành, báo đền công ơn sư phụ.
Tam Tạng hỏi:
– Thế là bệ hạ tới đây mời đồ đệ của tôi đi diệt trừ yêu quái cho bệ hạ chứ gì?
Người kia thưa:
– Vâng ạ.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ của tôi bảo làm việc gì thì khó, chứ việc hàng ma bắt quái thì hợp với hắn lắm. Nhưng, bệ hạ ạ, hắn giỏi bắt quái thật, nhưng về lý thì khó đấy!
Người kia hỏi:
– Khó thế nào? Tam Tạng nói:
– Yêu quái có phép thần thông biến hóa, đã biến ra giống hệt bệ hạ, trăm quan trong triều đều một lòng quy phục, hoàng hậu phi tần cũng hợp ý tâm đầu. Đồ đệ của tôi tuy tài nghệ, nhưng chẳng bao giờ dám động can qua, nhỡ bị các quan bắt giữ, khép vào tội đại nghịch, dối vua diệt nước, nhốt ở trong thành, thì xôi hỏng bỏng không [210] mất!
Người kia nói:
– Trong triều còn có người chớ! Tam Tạng nói:
– Vậy thì được. Chắc là những bậc thân vương hoàng tộc được trao cho trấn giữ cõi ngoài…
Người kia nói:
– Không. Còn thái tử của trẫm ở trong cung. Đó là người sẽ nối ngôi, là con đẻ của trẫm.
Tam Tạng nói:
– Chắc vị thái tử ấy bị yêu quái đầy đi rồi? Người kia nói:
– Không. Thái tử vẫn ở trong điện Kim Loan, trong lầu Ngũ Phượng, khi giảng sách cùng học sĩ, lúc cùng ngồi với chân nhân. Đã ba năm nay, hắn cấm thái tử không được vào hoàng cung, không được giáp mặt mẹ.
Tam Tạng hỏi:
– Tại sao như vậy? Người kia thưa:
– Yêu quái sợ rằng mẹ con gặp nhau, nhỏ to tâm sự, mưu kế của hắn lộ ra mất, nên hắn kiên quyết không cho gặp mặt.
Tam Tạng nói:
– Tai họa của bệ hạ âu cũng là cái số, và sao giống tai họa, của tôi thế! Trước kia, cha tôi cũng bị kẻ cướp giết hại. Mẹ tôi bị chúng chiếm đoạt. Mấy tháng sau mẹ tôi sinh tôi, thả tôi trôi sông để khỏi bị cướp giết. May nhờ có sư phụ chùa Kim Sơn cứu thoát, nuôi nấng nên người. Tôi còn nhớ, lúc nhỏ, tôi không cha không mẹ, nay thấy thái tử cũng như tôi, thật đau xót quá!
Lại hỏi tiếp:
– Dẫu có thái tử trong triều, nhưng tôi làm thế nào gặp được? Người kia nói:
– Tại sao lại không gặp được? Tam Tạng nói:
– Thái tử bị yêu quái giam lỏng, ngay mẹ đẻ còn không cho gặp, huống hồ tôi là hòa thượng thì tìm cách gì gặp được?
Người kia nói:
– Sớm mai thái tử ra ngoài thành đấy. Tam Tạng hỏi:
– Ra ngoài thành làm gì? Người kia thưa:
– Sớm mai thái tử dẫn ba nghìn người ngựa, chim ưng chó săn ra ngoài thành săn bắn. Chắc chắn sư phụ sẽ gặp được. Lúc ấy, ngài nói lại câu chuyện vừa rồi cho thái tử nghe, thái tử sẽ tin ngay.
Tam Tạng hỏi:
– Thái tử người trần mắt thịt, bị yêu quái lừa bịp đã lâu. Ngày nào ở trên điện chẳng gọi hắn mấy lần là phụ vương, làm sao thái tử tin lời tôi được?
Người kia nói:
– Nếu thái tử không tin. Trẫm xin đưa cho ngài một kỷ vật này.
Tam Tạng hỏi:
– Vật gì?
Người kia đặt viên ngọc khuê trắng cầm trong tay xuống, nói:
– Vật này có thể làm tin được. Tam Tạng hỏi:
– Vật này là thế nào? Người kia thưa:
– Chân nhân từ ngày biến thành trẫm, chỉ còn thiếu viên bảo bối này không biến được mà thôi. Vào trong cung, hắn nói dối là vị chân nhân cầu mưa lấy đi mất rồi. Đã ba năm nay, vật này vắng bóng. Giờ đây thái tử nhìn thấy vật nhớ người, nhất định mối thù này được trả.
Tam Tạng nói
– Thôi được. Tôi sẽ cầm và giao lại cho đồ đệ tôi xử trí. Nhưng bệ hạ đợi ở đâu?
Người kia nói:
– Trẫm cũng chẳng dám đợi. Chuyện này, trẫm lại nhờ thần Dạ Du nổi một trận gió thần đưa trẫm về hoàng cung nội điện báo mộng cho chính cung hoàng hậu biết để mẹ con và thầy trò ngài được đồng tâm ý hợp.
Tam Tạng gật đầu bằng lòng nói:
– Được, bệ hạ đi đi!
Oan hồn dập đầu cảm tạ. Tam tạng đi theo tiễn chân, chẳng may vấp ngã, giật mình tỉnh dậy, mới hay đó là một giấc mộng. Bên ngọn đèn lờ mờ, sợ quá, Tam Tạng gọi rối rít:
– Đồ đệ ơi! Đồ đệ ơi! Bát Giới tỉnh giấc nói:
– “Thổ địa khổ địa cái gì?”. Trước kia tôi là một hảo hán, chuyên ăn thịt khách qua đường, ngốn những thức ăn tanh tưởi rất ngon miệng. Riêng sư phụ xuất gia lại bắt chúng tôi phải bảo vệ dọc đường. Tôi cứ tưởng cứ làm hòa thượng, té ra nay phải làm người hầu. Ngày ngày gánh hành lý dắt ngựa, đêm đêm lại bưng chậu đổ bẩn. Khuya rồi sư phụ không ngủ, còn gọi đồ đệ cái gì?
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ ạ, ta vừa gục xuống án chợp mắt được một tí đã nằm mộng lạ lắm.
Hành Giả chồm dậy, nói:
– Sư phụ ạ, mộng mị là do mơ tưởng mà ra. Sư phụ mới đến chân núi đã sợ ma rồi, lại buồn vì đường đến Lôi Âm còn xa, chưa thể tới ngay được. Rồi lại nhớ Tràng An, không biết ngày nào mới được trở về, nên nhiều mơ lắm mộng chứ sao nữa. Cứ như lão Tôn đây, chỉ một lòng chuyên nhất, mong tới phương Tây lễ Phật, nên đặt mình là ngủ chẳng có mộng mị gì hết.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ ơi, không phải là giấc mộng nhớ quê đâu. Ta vừa chợp mắt bỗng một trận cuồng phong nổi lên, rồi thấy một hoàng đế triều đình nào đó đứng ngoài cửa thiền phòng, tự giới thiệu là quốc vương nước Ô Kê. Vị hoàng đế ấy khắp mình ướt sũng, nước mắt chứa chan…
Cứ thế cứ thế, Tam Tạng kể hết một lượt giấc mộng cho Hành
Giả nghe. Hành Giả cười, nói:
– Thôi, sư phụ chẳng cần nói nữa, ông vua ấy báo mộng cho sư phụ và rõ ràng có ý chiếu cố đến sở nguyện của lão Tôn.
Chắc là có chú yêu quái nào cướp ngôi chiếm nước đấy thôi. Để con đi làm rõ thật giả. Cây gậy này sắp được một mẻ làm ăn đây.
Tam Tạng nói:
– Đồ đệ này, nhà vua nói yêu quái thần thông biến hóa giỏi lắm đấy!
Hành Giả nói:
– Sợ quái gì cái thần thông của hắn! Cứ biết là lão Tôn này đến, hắn có chạy đằng trời!
Tam Tạng nói:
– Ta còn nhớ nhà vua có để lại một vật làm tin. Bát Giới nói:
– Sư phụ đừng nói năng quàng xiên nữa. Mộng là mộng, tại sao cứ nói những chuyện không đâu!
Sa Tăng nói:
– Nói chung không nên cả tin, đề phòng kẻ bất nhân[211]. Chúng ta mau đốt lửa, mở cửa xem thế nào.
Hành Giả mở toang cửa ra, nhìn khắp một lượt, chỉ thấy bầu trời trăng sao vằng vặc, và trên thềm nhà quả có một viên ngọc khuê trắng khảm vàng. Bát Giới bước tới gần cầm lấy, hỏi:
– Đây là vật gì anh nhỉ? Hành Giả đáp:
– Đây là thứ bảo bối mà quốc vương cầm trong tay, gọi là ngọc khuê. Sư phụ ạ, đã có vật này thì hẳn đây là việc thực. Ngày mai, việc bắt yêu quái là trách nhiệm của lão Tôn, chỉ cần sư phụ làm khéo cho ba việc này.
Bát Giới nói:
– Chà! Chà! Giấc mơ cũng phải kể hết với anh ấy. Những trò
đó anh ấy không biết chơi lại người khác chắc? Chưa chi đã bắt sư phụ phải làm khéo ba việc!
Tam Tạng quay lại hỏi:
– Làm ba việc gì? Hành Giả thưa:
– Ngày mai sư phụ phải đội đèn, nén bực, và chịu ôn dịch. Bát Giới cười, nói:
– Một việc còn khó, huống hồ ba việc chịu sao nổi? Đường Tăng là một vị trưởng lão thông minh bèn hỏi:
– Đồ đệ nói rõ ba việc ấy xem nào! Hành Giả nói:
– Không cần nói vội. Để con đưa trước cho sư phụ hai vật này.
Đại Thánh bèn nhổ ngay một sợi lông, thổi tiên khí hô “biến”!, liền biến thành một cái tráp sơn son thếp vàng, rồi bỏ viên ngọc khuê trắng vào trong và nói:
– Sư phụ cầm lấy tráp này, sáng ngày mai, mặc cà sa gấm và ngồi ở chính điện tụng kinh, để con đi vào thành xem xét. Nếu đích thực là yêu quái, con sẽ đập chết nó, lập công lại chỗ. Nếu không phải thì thôi, không gây họa nữa.
Tam Tạng nói:
– Được đấy! Được đấy! Hành Giả nói:
– Còn nếu thái tử không ra ngoài thành thì thôi. Nếu đúng như trong giấc mộng, thái tử ra ngoài thành thì con sẽ đưa đến gặp sư phụ.
Tam Tạng hỏi:
– Nếu gặp, ta đón tiếp, đối đáp thế nào?
Hành Giả thưa:
– Nếu thái tử đến, con sẽ báo trước. Sư phụ mở nắp tráp ra, con sẽ biến thành một chú hòa thượng bé tí tẹo. Sư phụ đặt con vào trong tráp và bưng tráp ở tay. Thái tử vào chùa tất phải lễ Phật. Sư phụ cứ mặc kệ thái tử lễ, đừng đếm xỉa gì. Thái tử thấy sư phụ ngồi như khúc gỗ, tất sẽ sai người bắt. Và sư phụ cứ mặc kệ cho họ bắt, họ đánh, họ trói, họ giết…
Tam Tạng nói:
– Ối, quân lệnh như sơn, nhỡ họ giết thật thì chết! Hành Giả nói:
– Không sao, đã có con. Nếu tình thế khẩn cấp, con sẽ bảo vệ. Nếu họ hỏi, sư phụ cứ trả lời là nhà sư bên phương Đông, vâng mệnh nhà vua sang phương Tây lễ phật cầu kinh và xin dâng bảo bối. Họ hỏi: “Bảo bối gì?”. Sư phụ cứ nói về chiếc áo cà sa gấm, và bảo đây chỉ là bảo bối hạng ba thôi, còn có cả bảo bối hạng nhất, hạng nhì nữa. Họ hỏi nữa, thì sư phụ bảo rằng trong tráp có một bảo bối biết hết mọi chuyện năm trăm năm quá khứ, năm trăm năm hiện tại, năm trăm năm tương lai, cộng là một nghìn năm trăm năm. Đoạn sư phụ mở tráp đưa con ra. Con sẽ nói hết chuyện trong giấc mộng, nếu thái tử tin, sẽ đi bắt yêu quái, một là báo thù được cho phụ vương, hai là chúng ta lập được công danh. Nếu thái tử không tin, thì sư phụ đưa tiếp viên ngọc khuê trắng cho xem. Chỉ sợ thái tử còn thơ ấu không nhận ra được thôi.
Tam Tạng nghe xong, mừng lắm nói:
– Kế ấy tuyệt diệu lắm, đồ đệ ạ. Nhưng về bảo bối thì, bảo bối thứ nhất gọi là tấm cà sa gấm, bảo bối thứ hai gọi là ngọc khuê trắng, còn bảo bối thứ ba do con biến thành thì gọi là gì?
Hành Giả nói:
– Cứ gọi là “món hàng lập vua” cũng được. Tam Tạng nghe lời, nhớ kỹ trong lòng.
Thế là mấy thầy trò từ lúc ấy chẳng ngủ, thức suốt cho đến sáng, giận một nỗi không thể:
Ngẩng đầu cất tiếng gọi mặt trời, Thổi khí xua đi bầy tinh tú.
Chẳng mấy chốc, phương Đông hửng sang. Hành Giả dặn dò
Bát Giới, Sa Tăng:
– Chớ có quấy nhiễu tăng nhân, đi lại bừa bãi, đợi tôi thành công, ta lại cùng đi.
Nói xong, từ biệt mọi người, nhảy phóc một cái lên tít tầng không, giương đôi mắt lửa nhìn về hướng tây, thấy quả có một tòa thành trì. Bạn xem, tại sao Hành Giả nhìn thấy? Bởi vì tòa thành này cách chùa có bốn mươi dặm. Đứng trên cao nhìn thấy rõ lắm.
Hành Giả lại gần nhìn kỹ, chỉ thấy mây mù phủ kín, gió quái ào ào, bèn than thở.
Nếu vua xứng đáng ở ngôi.
Mây lành ngũ sắc rợp trời chở che.
Hẳn tà ma chiếm ngôi vua,
Mây đen phủ kín thế kia, thảo nào…
Hành Giả đang than thở, bỗng nghe một tiếng pháo hiệu nổ vang, cửa Đông rộng mở, một đoàn người ngựa kéo ra. Đó là một đội quân săn bắn hùng dũng. Chỉ thấy:
Sớm ra khỏi cửa Đông, Bãi cỏ xếp thành vòng. Cờ hoa bay phấp phới,
Ngựa bạch vó cuốn tung. Thùng thùng tiếng trống nổi, Lấp lánh ngọn đao vung. Quân dắt ưng dữ tợn,
Tướng khua chó kiêu hùng.
Đì đùng hỏa pháo nổ, Óng ánh que nhựa rung. Kẻ nọ cắp cây nỏ,
Người này đeo ngọn cung. Lưới chăng kín sườn núi, Bẫy cài khắp nẻo thung. Tiếng thét rền như sấm, Nghìn ngựa hý vang lừng.
Thỏ khôn không đường chạy, Sói rừng khó giữ thân. Hươu nai ngày tận số,
Cầy cáo buổi đường cùng.
Trĩ núi bay đâu thoát, Gà rừng lủi không xong.
Bọn họ: Quây khắp sơn tràng săn mãnh thú, Núp trong rừng rú bắn chim muông.
Đoàn người ra khỏi thành, tản mát khắp vùng ngoại thành phía Đông. Trong chốc lát, họ đã tới một khu ruộng cao cách thành độ hai mươi dặm. Trong trại quân, bỗng thấy một vị tướng nhỏ nhắn, đầu đội mũ, mình mặc giáp, tay cầm một thanh bảo kiếm lưỡi ánh xanh, lưng giắt cây cung, cưỡi một con tuấn mã
lông vàng. Thực là:
Dáng quân vương lồng lộng, Vẻ hoàng đế đường đường. Phong thái khác phường tục, Cử chỉ rõ oai rồng.
Hành Giả đứng trên không trung mừng thầm:
– Chẳng cần phải nói, đích thị là thái tử của hoàng đế kia rồi. Để ta trêu cậu ta một tí.
Đại Thánh liền nhảy từ trên mây xuống, len lỏi trong đám quân sĩ, đến gần thái tử, lắc mình một cái, biến thành một chú thỏ trắng chạy thoăn thoắt trước thái tử. Thái tử nhìn thấy mừng rỡ, đặt tên giương cung bắn một phát trúng ngay chú thỏ.
Nguyên Đại Thánh cố ý để thái tử bắn trúng, nhưng nhanh tay nhanh mắt bắt ngay lấy mũi tên, rồi co cẳng chạy miết. Thái tử nhìn thấy chú thỏ trúng tên, bèn giật cuơng đuổi theo. Hễ ngựa phi nhanh thì Hành Giả cùng lao như gió: ngựa chạy chậm, Hành Giả lại thong thả từ từ, lúc nào cũng cách đầu ngựa không xa lắm. Cứ thế từng đoạn, Hành Giả, đã lừa được thái tử tới cửa chùa Bảo Lâm và hiện nguyên bản tướng. Thái tử thì chẳng thấy thỏ đâu cả, chỉ thấy mũi tên cắm ở bậu cửa. Còn Hành Giả chỉ vào thẳng trong chùa, nói với Đường Tăng:
– Sư phụ ơi, thái tử tới rồi!
Nói xong, biến ngay thành một chú hòa thượng bé tí teo chui vào trong chiếc tráp sơn.
Lại nói chuyện thái tử đuổi tới cửa chùa, chẳng thấy thỏ đâu, chỉ thấy mũi tên cắm vào bậu cửa, thì giật mình tái mặt hỏi:
– Quái lạ! Rõ ràng mũi tên bắn trúng con thỏ, vậy mà thỏ thì không thấy, còn mũi tên lại nằm đây! Chắc là con thỏ này sống
lâu lắm đã thành tinh chăng?
Đoạn nhổ mũ tên, ngẩng đầu nhìn thấy trên cửa có năm chữ lớn “chùa Bảo Lâm sắc kiến”, bèn nói:
– À, ta nhớ ra rồi. Năm ngoái, phụ vương ta ở điện Kim Loan, sai các quan mang vàng lụa cho các vị hòa thượng ở đây sửa sang chùa chiền, tô đúc tượng Phật, không ngờ hôm nay ta lại tới đây. Thật là:
Lên chùa trò chuyện cùng sư.
Kiếp phù sinh cùng được dư ngày nhàn. Ta hãy vào chùa xem sao.
Thái tử xuống ngựa, toan bước vào chùa, bỗng thấy các tướng hộ giá cùng ba nghìn người ngựa đuổi tới, rầm rầm rộ rộ, kéo cả vào trong chùa. Các sư trong chùa sợ quá đều đi ra dập đầu cúi chào, và mời thái tử vào chính điện lễ Phật. Thái tử đưa mắt ngắm quanh, định muốn dọc theo hành lang ngắm cảnh, bỗng thấy một vị hòa thượng ngồi giữa điện, thì đùng đùng nổi giận quát:
– Hòa thượng này vô lễ thật! “Hôm nay một nửa triều đình theo xa giá vào núi săn bắn, tuy không có sắc chỉ bảo đi đón ngoài xa, nhưng lúc này binh mã đã kéo vào tới cửa chùa, thì cũng phải đứng dậy ra đón chứ, cớ sao cứ ngồi lì như ông phỗng thế kia?
Đoạn ra lệnh:
– Bắt lấy hắn!
Tiếng “bắt” vừa vang lên, mấy viên hiệu úy đứng hai bên đã ập vào, túm lấy Đường Tăng, mở thừng toan trói lại.
Hành Giả ở trong tráp lầm rầm đọc thần chú:
– Các vị Hộ pháp chư thiên. Lục đinh lục giáp! Nay ta đặt kế
diệt trừ yêu quái, thái tử chẳng hay, toan trói sư phụ. Các vị hãy lập tức hộ trì. Nếu để họ trói lại, các vị sẽ có tội!
Những lời dặn dò ngầm ấy của Đại Thánh, ai dám không nghe? Họ bảo vệ Đường Tăng rất an toàn. Muốn sờ vào cái đầu trọc lóc của Đường Tăng cũng không sao sờ nổi, dường như có một bức tường chắn ngang, không sao chạm nổi tới mình Đường Tăng.
Thái tử quát:
– Nhà ngươi ở đâu tới? Định dùng phép ẩn thân dối ta hả? Tam Tạng bước tới vái chào, thưa:
– Bần tăng làm gì có phép ẩn thân. Bần tăng là Đường Tăng từ mãi phương Đông hành hương đến chùa Lôi Âm bên phương Tây lễ Phật cầu kinh và dâng bảo bối.
Thái tử nói:
– Đông phương nhà ngươi tuy là trung tâm, nhưng cực kỳ nghèo khổ, có bảo bối gì nói ta nghe thử.
Tam Tạng nói:
– Tấm cà sa tôi khoác trên người là bảo bối hạng ba. Còn bảo bối hạng nhất, hạng nhì quý hơn nhiều!
Thái tử nói:
– Tấm áo của nhà ngươi, một nửa che mình, một nửa hở tay, có giá trị bao nhiêu mà gọi là bảo bối?
Tam Tạng nói:
– Tấm áo cà sa này tuy không kín toàn thể, nhưng có mấy câu thơ thế này:
Áo Phật chẳng thể bàn quanh, Chân như chứa dựng bên trong áo này.
Chính quả nghìn sợi xe dầy,
Ngọc châu báu vật hợp dây nguyên thần.
Tiên nga thánh nữ may thành.
Ban cho hòa thượng giữ mình trắng trong.
Thấy giá không đón bình thường.
Thù cha không rửa uổng công làm người.
Thái tử nghe xong, hầm hầm nổi giận quát:
– Lão hòa thượng khốn kiếp này nói năng nhảm nhí quá! Có nửa tấm áo mà dám uốn tấc lưỡi khoe đẹp khoe hay! Và cha ta có nỗi oan gì chưa được báo, nhà ngươi thử nói ta nghe?
Tam Tạng bước lên một bước chắp hai tay hỏi:
– Thưa điện hạ, người ta sống trong vòng trời đất, có mấy thứ ơn?
Thái tử nói:
– Có bốn thứ ơn. Tam Tạng hỏi tiếp:
– Bốn ơn gì? Thái tử đáp:
– Ơn trời đất che chở, ơn nhật nguyệt soi sáng, ơn đất nước của quốc vương, ơn nuôi nấng của cha mẹ.
Tam Tạng cười, nói:
– Điện hạ nói có chỗ sai. Người ta chỉ có chịu ơn trời đất che chở, nhật nguyệt soi sáng, đất nước của quốc vương, còn làm gì có ơn nuôi nấng của cha mẹ?
Thái tử tức giận nói:
– Nhà ngươi chỉ là hạng hòa thượng trốn việc quân đi ở chùa,
du thủ du thực! Người ta không có cha mẹ sinh thành nuối nấng, thì ở lỗ nẻ chui ra à?
Tam Tạng nói:
– Thưa điện hạ, ấy là bần tăng không biết. Nhưng trong chiếc tráp son này, bần tăng có một thứ bảo bảo bối gọi là “món hàng lập vua”, có thể biết mọi việc năm trăm năm trước, năm trăm năm sau, và năm trăm năm hiện tại, cộng là một nghìn năm trăm năm. Nhờ bảo bối ấy mà bần tăng mới biết là không có ơn cha mẹ, khiến cho bần tăng phải đợi ở đây đã lâu.
– Mở ra ta xem nào!
Tam Tạng mở nắp tráp. Hành Giả nhảy vụt ra ngoài, lũn ca lũn cũn, đi lại lung tung.
Thái tử hỏi:
– Chú bé tí tẹo này, hiểu được việc gì?
Hành Giả nghe thấy thái tử chê nhỏ, bèn hóa phép thần thông, vươn người dài tới ba thước bốn năm tấc. Quân sĩ hoảng hồn nói:
– Cứ cao nhanh thế này, chỉ độ mấy ngày, khéo chọc trời mất! Hành Giả chỉ vươn dài bằng thân hình cũ rồi không vươn dài
nữa. Thái tử mới hỏi:
– Này “món hàng lập vua”, vị hòa thượng đây nói nhà ngươi có thể biết hết mọi chuyện lành dữ trong quá khứ, lương lai. Vậy nhà ngươi bói bằng mai rùa, bằng cỏ thi, hay bằng sách đoán họa phúc của con người đấy?
Hành Giả đáp:
– Ta chẳng dùng đến những thứ ấy một tí nào, ta hoàn toàn dựa vào ba tấc lưỡi của ta, muôn việc ta đều biết hết.
Thái tử nói:
– Nhà ngươi lại nói khoác rồi. Từ xưa đến nay, chỉ có sách Chu dịch là cực kỳ huyền diệu, đoán rõ hết mọi chuyện lành dữ trong thiên hạ, để cho người ta biết mà tránh né. Cho nên chỉ có phép bói bằng cỏ thi, bằng mai rùa. Còn lời nói của nhà ngươi chẳng có bằng chứng gì, toàn là nhảm nhí, mê hoặc lòng người!
Hành Giả nói:
– Điện hạ chớ sốt ruột, để tôi nói cho mà nghe. Điện hạ vốn là thái tử con vua nước Ô Kê. Vào khoảng năm năm về trước, trời làm hạn hán, muôn dân cực khổ, nhà vua cùng với trăm quan lòng thành cầu đảo. Đang khi cầu mãi chẳng được giọt mưa nào, thì có một đạo sĩ ở núi Chung Nam tới. Hắn có tài hô gió gọi mưa, luyện đá thành vàng. Quân vương yêu mến hắn lắm, cùng hắn kết nghĩa anh em. Những việc ấy có không?
Thái tử nói:
– Có! Có! Nhà ngươi nói nữa đi!
Hành Giả hỏi:
– Ba năm sau chẳng thấy lão đạo sĩ đâu. Kẻ xưng trẫm là ai vậy?
Thái tử đáp:
– Đúng là có vị chân nhân, phụ vương ta cùng hắn kết nghĩa anh em, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường. Ba năm trước đây, phụ vương ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển, bị hắn biến thành một ngọn thần phong, cướp mất viên ngọc khuê trắng trong tay người, rồi bay về núi Chung Nam. Đến nay, phụ vương ta vẫn nhớ phục hắn. Và cũng vì vậy, ba năm nay, người không thích ngắm cảnh nữa, cửa vườn từ đấy đóng chặt im ỉm. Vậy ở ngôi hoàng đế không phải phụ vương ta thì còn ai nữa?
Hành Giả nghe nói cứ tủm tỉm cười. Thái tử gặng hỏi, Hành
Giả vẫn không đáp, cứ tủm tỉm cười mãi. Thái tử tức giận hỏi:
– Tên này tại sao không nói, cứ tủm tỉm cười suốt như vậy? Hành Giả nói:
– Còn nhiều điều đáng nói lắm, nhưng xung quanh đông người, không tiện.
Thái tử thấy Hành Giả nói có bằng chứng, bèn vẫy tay áo bào, bảo quân sĩ lui ra. Các tướng hộ giá vâng mệnh, dẫn ba nghìn người ngựa kéo ra đóng ngoài cổng chùa. Lúc này trong điện không còn ai. Thái tử ngồi ở trên, Tam Tạng đứng ở phía trước. Hành Giả đứng ở bên trái. Các nhà sư trong chùa đều ra ngoài hết. Hành Giả nghiêm sắc mặt bước ra nói:
– Thưa điện hạ, người hóa ra ngọn gió bay đi chính là người cha đã sinh ra ngài. Còn kẻ đang ngồi ở ngôi vua chính là lão chân nhân cầu đảo đó.
Thái tử nói:
– Nói nhảm! Nói nhảm! Cha ta từ khi vị chân nhân đi rồi, mưa
thuận gió hòa, dân yên nước thịnh. Theo nhà ngươi nói, thì đây không phải phụ vương ta. May ta còn ít tuổi, ta tha thứ cho nhà ngươi. Chứ phụ vương ta mà nghe thấy những lời sai trái này, thì sẽ bắt ngay nhà ngươi, xả thân làm muôn đoạn.
Nói xong còn xỉ vả, quát mắng Hành Giả. Hành Giả nói với Đường Tăng:
– Làm thế nào bây giờ? Con nói quả nhiên hắn không tin mà. Hay bây giờ đưa bảo bối trả lại hắn đổi độ điệp sang phương Tây cho xong.
Tam Tạng đưa chiếc tráp sơn son cho Hành Giả, Hành Giả rùng mình một cái, chiếc tráp đã biến mất. Nguyên chiếc tráp do sợi lông biến ra, giờ lại bị Hành Giả thu lại trên người. Hành Giả hai tay cầm viên ngọc khuê trắng dâng cho thái tử. Thái tử nhìn thấy nói:
– Hòa thượng giỏi nhỉ. Năm năm trước, nhà ngươi chính là gã chân nhân đến lừa lấy bảo bối của ta. Nay lại giả làm hòa thượng đem dâng!
Liền gọi:
– Bắt ngay!
Lệnh bắt truyền ra, Tam Tạng sợ cuống quýt chỉ vào Hành
Giả nói:
– Đồ Bật mã ôn kia, chỉ biết tự dựng húc đầu vào họa để lụy lây cả ta!
Hành Giả sấn đến, dẹp lại tất cả, nói:
– Chớ làm ầm ĩ lên lộ hết mọi chuyện. Ta không phải là “món hàng lập vua” đâu, mà có tên thật đấy.
Thái tử nổi giận nói:
– Nhà ngươi lại đây, ta hỏi nhà ngươi tên thật, để đưa ra pháp
ty xử tội!
Hành Giả nói:
– Ta là đồ đệ cả của sư phụ tên gọi Ngộ Không Tôn Hành Giả. Nhân đi theo sư phụ sang phương Tây lấy kinh, đêm qua tới đây ngủ nhờ. Sư phụ ta đêm ngồi tụng kinh, tới canh ba chợp mắt, mộng thấy phụ vương ngài nói rằng bị gã chân nhân lừa dối, đẩy xuống giếng bát giác xây bằng ngọc lưu li trong vườn thượng uyển. Rồi gã chân nhân biến ra y hệt hình dáng phụ vương ngài. Trăm quan trong triều không hề hay biết. Ngài còn ít tuổi cũng chẳng hiểu gì. Gã chân nhân cấm ngài vào cung, đóng cửa vườn hoa chỉ vì sợ lộ chuyện ra mà thôi. Phụ vương ngài đêm qua tới đây nhờ ta diệt trừ yêu quái. Ta đứng trên không trung nhìn rõ, hoàng cung yêu khí ngùn ngụt, muốn động thủ bắt hắn ngay, không ngờ thấy ngài ra ngoài thành đi săn. Con thỏ bị trúng mũi tên của ngài chính là lão Tôn đây. Lão Tôn dẫn ngài vào trong chùa gặp sư phụ, nói những lời từ đáy lòng, toàn là sự thật hết. Ngài nhận ra viên ngọc khuê mà sao không nghĩ tới công ơn nuôi nấng vất vả, báo thù cho phụ vương?
Thái tử nghe xong, trong lòng bùi ngùi thương cảm nghĩ:
– Không thì sao? Câu chuyện có vẻ chân thực lắm! Còn tin, thì khốn nỗi trên điện, chính lại là phụ vương mình.
Thế mới thật là:
Tiến thoái lưỡng nan lòng hỏi miệng.
Suy đi nghĩ lại miệng dò lòng.
Hành Giả thấy thái tử nghi hoặc chưa quyết, bèn bước tới nói:
– Điện hạ bất tất phải nghi ngờ. Xin mời điện hạ cũ trở về hoàng cung hỏi quốc mẫu một lời, xem tình cảm ân ái vợ chồng so với ba năm trước thế nào, là khắc biết thật giả.
Thái tử nhận ra, nói:
– Phải, để ta về hỏi mẫu thân xem sao.
Nói xong, đứng lên, cất viên ngọc khuê, định đi luôn, Hành
Giả giữ lại, nói:
– Cả đoàn người cùng về, sẽ lộ chuyện, và tôi khó thành công. Tôi muốn một mình ngài vào thành đừng làm ầm ĩ to chuyện, đừng vào cửa chính dương, nên đi theo cửa hậu tể mà vào. Vào cung, gặp quốc mẫu, cũng chớ to tiếng tức tối, cứ nhỏ nhẹ thầm thì, kẻo yêu quái thần thông quảng đại biết chuyện thì tính mạng quốc mẫu khó bảo toàn đấy.
Thái tử nhớ đinh ninh lời dặn, ra khỏi cổng chùa dặn dò quân tướng:
– Cứ đóng quân nguyên ở đây, không được đi đâu. Ta có việc đi một lát sẽ quay lại, cùng trở về một thể.
Trông thái tử:
Chỉ huy tướng sĩ đóng đồn,
Về thành, lên ngựa vó dồn tung bay.
Chuyến đi này, không biết thái tử về gặp mẹ, nói năng thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
--------------------------
[210] Nguyên văn: Vẽ hùm khắc ngỗng.
[211] Nguyên văn: Không tin người thẳng trong những người thẳng, đề phòng kẻ bất nhân trong những người nhân
[210] Nguyên văn: Vẽ hùm khắc ngỗng.
[211] Nguyên văn: Không tin người thẳng trong những người thẳng, đề phòng kẻ bất nhân trong những người nhân