Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ hai mươi chín

Thoát nạn Giang Lưu sang nước khác, 
Đội ơn Bát Giới chuyển non ngàn

Có bài thơ rằng:

Vọng tưởng chẳng cần cưỡng diệt, Chân như hà tất tìm cầu.
Trước tu tư tinh bản nguyên, Mê ngộ nào chia sau trước.
Giác ngộ: phút giây thành chính quả, Mê lầm: vạn kiếp vẫn trầm luân. Nếu như ý nghĩ hợp bán chân,
Vô số tội kia đà diệt hết.

Lại nói chuyện Bát Giới, Sa Tăng đánh nhau với yêu quái đến
ba mươi hiệp, không phân thắng bại. Bạn xem, tại sao không phân thắng bại? Nếu bàn về tài nghệ, thì đừng nói hai hòa thượng, chứ đến hai mươi hòa thượng cũng không thắng nổi nó. Chỉ vì Đường Tăng chưa đến số chết, nên có các vị thần kỳ, hộ pháp ngầm bảo vệ cho. Trên không trung lại có các thần Lục Đinh, Lục Giáp, Ngũ Phương Yết Đế, Tứ Trực Công Tào, mười tám vị Hộ Giáo Già Lam giúp sức Bát Giới, Sa Tăng.

Tạm gác chuyện ba người đánh nhau lại. Lại nói chuyện Tam Tạng bị trói trong động lo buồn, nhớ thương đồ đệ, nước mắt chứa chan, than thở:

– Ngộ Năng ơi, chẳng hay con vào thôn gặp người tốt đang
tham ăn uống chăng? Ngộ Tĩnh ơi, chẳng biết con đi tìm Bát Giới ở đâu, có gặp được hắn hay không? Có biết thầy đang gặp yêu tinh mắc nạn ở đây không? Biết bao giờ mới gặp được các con, thoát được nạn này, sớm tới Linh Sơn?

Đang thở than sầu não, bỗng thấy một người đàn bà từ trong động đi ra, vịn vào cọc định hồn nói:

– Trưởng lão từ đâu tới đây? Tại sao bị nó trói vào đây?

Đường Tăng nghe nói, đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn trộm, thấy người đàn bà trạc ba mươi tuổi, bèn nói:

[178]
– Thưa bà

, bà đừng hỏi nữa. Số tôi đến ngày chết mới
vào cửa nhà bà, bà cứ việc ăn thịt, hỏi làm gì?

Người đàn bà nói:

– Tôi không phải hạng ăn thịt người đâu. Nhà tôi ở phía Tây, cách đây hơn ba trăm dặm. Nơi đấy có một tòa thành, gọi là
nước Bảo Tượng. Tôi là công chúa thứ ba của quốc vương, tên gọi Bách Hoa Tu, mười ba năm về trước, đúng đêm rằm tháng tám, đang lúc đi ngắm trăng, tôi bị yêu ma biến thành một trận cuồng phong bắt đi, ép làm vợ chồng mười ba năm nay, đã sinh con đẻ cái với nó, tuyệt không có tin tức gì về triều đình cả. Tôi nhớ thương cha mẹ vô cùng mà không sao gặp gỡ được. Ngài ở đâu tới? Bị nó bắt à?

Đường Tăng nói:

– Bần tăng là người được phái sang phương Tây lấy kinh, không ngờ trong lúc đi dạo, lầm lạc vào đây. Nay nó còn muốn bắt cả hai đồ đệ của tôi để cùng ăn thịt một thể.

Công chúa mỉm cười, nói:

– Trưởng lão cứ yên tâm. Đúng ngài là người đi lấy kinh, thì tôi sẽ cứu. Nước Bảo Tượng là con đường lớn sang phương Tây. Ngài mang cho tôi một bức thư về cho cha mẹ tôi, thì tôi sẽ nói với yêu tinh tha cho ngài.

Tam Tạng gật đầu nói:
– Nếu bà cứu tôi thoát chết, tôi xin nguyện làm người đưa thư. Công chúa vội vàng quay vào đằng sau, viết một lá thư phong
lại cẩn thận, đoạn tới bên cọc định hồn cởi trói cho Đường Tăng và giao lá thư. Đường Tăng được cởi trói, cầm lấy thư nói:

– Xin đa tạ ơn cứu mạng của bà. Bần tăng đi chuyến này, qua quý quốc, nhất định sẽ dâng thư lên quốc vương. Chỉ sợ đã quá lâu rồi, cha mẹ bà không chịu nhận thì sao? Lúc ấy đừng trách bần tăng nói dối.

Công chúa nói:

– Không ngại, phụ vương tôi không có con trai, chỉ sinh được ba chị em chúng tôi, cho nên thấy thư là nhận ra ngay.

Tam Tạng cẩn thận giắt bức thư vào tay áo, chào công chúa,
định bước ra, thì công chúa giữ lại nói:

– Cửa trước không đi được đâu. Phía ấy, yêu tinh lớn nhỏ đang hò hét phất cờ, gõ chiêng đánh trống, cổ vũ cho đại vương của chúng đánh nhau với đồ đệ của ngài. Ngài đi đằng cửa sau ấy. Nếu có bị đại vương bắt được thì hắn còn tra hỏi, chứ mà gặp lũ tiểu yêu là chúng giết ngay, bất kể hay dở. Thôi, hay là để tôi ra phía cửa trước, nói điều hơn lẽ thiệt, biết đâu đại vương tha cho thì bàn bạc với đồ đệ, rồi cùng đi một thể.

Tam Tạng nghe nói, cúi đầu tuân theo, từ biệt công chúa, trốn ra ngoài cửa sau, giấu mình trong bụi gai, không dám đi một mình.

Lại nói chuyện công chúa nảy ra một diệu kế, vội vàng về phía cửa trước, mở cửa, rẽ bọn tiểu yêu đi ra, chỉ nghe thấy tiếng binh khí va nhau loảng xoảng. Ấy là Bát Giới, Sa Tăng đang đánh nhau với yêu quái trên không trung. Công chúa cất tiếng gọi:

– Hoàng Bào chàng ơi!

Yêu quái nghe thấy tiếng công chúa gọi, lập tức bỏ Bát Giới, Sa Tăng từ trên mây nhảy xuống, tay cắp cương đao, đỡ công chúa, nói:

– Có việc gì vậy, e [179]. Công chúa nói:
[180]
– Chàng ạ
Giáp thần nhân.

Yêu quái hỏi:

, vừa rồi ngủ trong màn, em mộng thấy Kim

– Thần Kim Giáp nào? Đến nhà ta có việc gì? Công chúa đáp:
– Hồi nhỏ, ở trong cung, em có ngầm hứa với mọi người rằng: Nếu ngày sau kén được phò mã hiền minh thì sẽ lên danh sơn, lễ phủ tiên, dâng chay bố thí các nhà sư. Từ ngày lấy chàng tới nay, vợ chồng vui vẻ, mà vẫn chưa nhắc tới chuyện đó. Nay Kim Giáp thần nhân đến đòi thực hiện lời thề ấy, quát em tỉnh dậy, thì ra là một giấc mộng. Cho nên, em vội vàng trang điểm đến nói cho chàng rõ, không ngờ đi qua cột định hồn, thấy một nhà sư bị trói, mong chàng thương xót và nể lời em, tha cho nhà sư ấy ra, để cho em được thực hiện lời phát nguyện trước, không biết chàng có bằng lòng hay không?

Yêu quái nói:

– Ồ, sao em cẩn thận thế! Cứ tưởng việc gì khẩn cấp. Anh muốn ăn thịt người thì bắt đâu chẳng được. Một nhà sư ấy có đáng là bao? Thôi, tha cho hắn.

Công chúa nói:

– Thả hắn đi đằng cửa sau, chàng nhé! Yêu quái nói:
– Rắc rối quá! Tha rồi thì đi cửa nào chẳng được, còn phân biệt cửa trước cửa sau làm gì!

Đoạn giơ cương đao gọi to:

– Trư Bát Giới, nhà ngươi lại đây! Không phải ta sợ không dám đánh nhau với nhà ngươi đâu. Ta nể mặt vợ ta tha cho thầy trò nhà ngươi đấy. Hãy mau mau ra phía cửa sau tìm sư phụ rồi sang phương Tây đi! Từ nay nếu còn phạm vào bờ cõi của ta, thì ta quyết không tha!

Bát Giới, Sa Tăng nghe yêu quái nói như vậy, khác nào từ Quỷ Môn Quan được tha về, vội vàng dắt ngựa, gánh đồ, lủi thủi bước đi, vòng lại cửa sau động Ba Nguyệt, cất tiếng gọi:

– Sư phụ ơi!
Tam Tạng nhận ra tiếng, ngồi trong bụi gai trả lời. Sa Tăng bèn rẽ gai vạch cỏ dìu sư phụ ra, rồi đỡ sư phụ lên ngựa. Đúng là nơi đây:

Suýt nữa vào tay thằng quỷ xám, May sao lại gặp Bách Hoa Tu.
Cá ngao thoát khỏi vòng câu lưới, Đầu quẫy đuôi ve lại lãng du.
Bát Giới đi trước dẫn đường, Sa Tăng theo sau, ra khỏi rừng tùng, bước lên đường cái. Hai người càu nhà càu nhàu, oán trách luôn miệng. Tam Tạng đành giải hòa: Ba người:

Đêm buông tìm chỗ ngủ, Gà gáy lại lên đường.
Cứ thế, từng đoạn từng đoạn, quãng ngắn quãng dài, thấm thoắt họ đã đi được hai trăm chín mươi chín dặm đường. Bỗng một hôm ngẩng đầu nhìn lên, chợt thấy một tòa thành đẹp. Đó là nước Bảo Tượng. Thật là một chốn xinh đẹp:

Mây phơi phới, đường quanh quanh.

Đất tuy hơn nghìn dặm, Cảnh vật đẹp như tranh. Ráng đẹp khí lành bọc, Trăng trong gió mát lành.
Rặng núi xa xanh biếc, Nhấp nhô chân trời xanh. Suối trong ào ào chảy, Phun bọt trắng đầu ghềnh. Ruộng cấy liền bờ thẳm,
Bông mẩy, thóc thừa ăn. Nhà chài dăm ba nóc, Tiều phu một gánh cành.
Thành quách nom sừng sững, Dáng lộng lẫy tươi xinh. Nhà phố mọc san sát,
Nhân dân sống không lành. Muôn trượng đền đài gấm, Chín tầng lầu gác thanh. Nào là điện Thái Cực,
Điện Hoa Cái, Diên Anh. Kia là điện Tuyên Chính,
Đây Thiên Hương, Quan Văn.

Toàn thềm vàng, bệ ngọc, Đầy quan võ quan văn. Nào là cung Trường Lạc,
Cung Chiêu Dương, Thái Minh.

Kia Kiến Chương tráng lệ, Đây Vị Ương, Hoa Thanh. Toàn trống chuông đàn sáo, Vẳng điệu ca xuân tình.
Kìa khu vườn ngự uyển, Hoa đẫm sương rung rinh. Đây suối nhà vua ngự,
Liễu rủ tơ buông mành.
Phố xá chen mũ áo, Ngựa xe chạy rập rình. Nơi thâm sơn hẻo lánh, Người kẹp nỏ bắn săn.
Chốn tường hoa ngõ hạnh, Nhộn nhịp tiếng ca thanh. Chứa chan cảnh xuân sắc, Lạc Dương Kiều sao bằng!
Trưởng lão thấy kinh, nghĩ tới quê hương buồn nẫu ruột, Đồ đệ theo thầy, nghỉ chân quán trọ mộng hồn quanh.
Ba thầy trò ngắm nhìn cảnh vật nước Bảo Tượng không chán mắt, rồi thu xếp hành lý, dắt ngựa vào nghỉ trong quán trọ. Sau đó Đường Tăng đi bộ đến ngoài cửa triều đình, nói với viên quan giữ cửa rằng:

– Có nhà sư nước Đại Đường đến yết kiến, trao đổi điệp văn. Xin ngài tâu lên cho.

Vị quan Hoàng môn tâu việc vội vàng vào trước thềm ngọc tâu:

– Vạn tuế! Có vị cao tăng nhà Đường xin vào yết kiến, trao đổi điệp văn.

Quốc vương nghe lời tâu, biết nhà Đường là nước lớn, lại nghe nói có vị phương trượng thánh tăng, trong lòng rất mừng, lập tức truyền lệnh:

– Cho mời vào.

Tam Tạng bước vào trước thềm vàng, lạy chào đúng nghi thức. Hai bên văn võ bá quan, ai nấy khen ngợi:

– Nhân vật thượng bang có khác, lễ nhạc ung dung quá!
Quốc vương hỏi:

– Thưa trưởng lão, ngài đến nước chúng tôi có việc gì? Tam Tạng thưa:
– Bần tăng là con nhà Phật nước Đại Đường, vâng lệnh đức vua sang phương Tây lấy kinh, có mang theo điệp văn, đến thượng quốc của bệ hạ đây, xin đúng lễ nghi trao đổi. Chỉ vì không biết cư xử, phạm đến tôn nhan…

Quốc vương nói:

– Đã có điệp văn của đức vua Đường, thì hãy đưa ta xem. Tam Tạng hai tay cung kính dâng lên, mở ra đặt trên án. Bức điệp văn viết:
“Nước Đại Đường thuộc Nam Thiêm Bộ Châu, thiên tử nhà
Đường vâng mệnh trời theo vận số ban tờ điệp rằng:

Trộm nghĩ, trẫm lấy đức trong sạch, nối nghiệp lớn, thờ thần trị dân, lo lắng thận trọng khác nào như sa xuống vực sâu, như dẫm trên băng mỏng, sớm tối sợ hãi.

Trước kia, trẫm không cứu được long vương Kinh Hà, bị đức Hoàng Hoàng hậu đế khiển trách, ba hồn bẩy vía, phải xuống âm ty, thành người khách vô thường rồi.

Song may số thọ dương gian chưa hết, lại đội ơn Diêm Vương tha cho hồi sinh, đặt bầy hội thiện, lập đàn tràng độ cho các vong linh. Lại đội ơn đức Quan Âm Bồ Tát cứu khổ, hiện ra mình vàng, bảo cho biết phương Tây có Phật có kinh, có thể cứu độ vong linh, siêu thoát cô hồn.

Trẫm bèn sai pháp sư Huyền Trang, lặn lội nghìn non hỏi tìm kinh kệ. Nếu trên đường sang phương Tây, có đi qua các nước, thì mong chờ diệt duyên lành, xét điệp văn cho đi. Nay làm điệp văn này làm bằng.
Năm Trinh Quán thứ 13 nhà Đại Đường, mùa thu ngày tốt, điệp văn ngự tiền. (Trên có đóng chín dấu bảo ấn)”.

Quốc vương xem xong, sai lấy ngọc bảo của bản quốc đóng dấu vào tờ điệp rồi trả lại cho Tam Tạng. Tam Tạng tạ ơn, nhận lấy điệp văn, và tâu rằng:

– Bần tăng đến đây, một là xin đổi điệp văn, hai là có bức thư nhà dâng lên bệ hạ.

Quốc vương rất mừng, hỏi:

– Thư nào vậy? Tam Tạng thưa:
– Nàng công chúa thứ ba của bệ hạ bị yêu quái Hoàng Bào ở động Ba Nguyệt, núi Uyển Tử bắt đi, bần tăng ngẫu nhiên được gặp gỡ, nàng có nhờ gửi thư về.

Quốc vương nghe xong, nước mắt ròng ròng nói:

– Mười ba năm trước đây, không thấy công chúa đâu cả, bao nhiêu các quan văn võ đã bị ta cách chức, bao nhiêu thị tỳ, thái giám cung trong, cung ngoài đã bị ta giết chết. Ta cứ cho là công chúa ra ngoài hoàng cung bị lạc đường không biết lối về. Ta đã hỏi khắp nhà dân trong thành cũng không thấy, có ngờ đâu là công chúa bị yêu tinh bắt đi! Nay bỗng nghe rõ sự việc nên ta thương xót vô cùng.

Tam Tạng rút lá thư trong tay áo dâng lên. Quốc vương nhận lấy, vừa thấy hai chữ “bình an” đã rụng rời chân tay, bóc thư không nổi, phải truyền sai quan đại học sĩ viện Hàn lâm vào đọc hộ. Quan học sĩ được triệu vào ngay. Trước điện có đông đủ bá quan văn võ, sau điện có các cung nữ hậu phi, ai nấy im lặng lắng tai nghe. Quan học sĩ bóc thư đọc dõng dạc:

“Trước điện Long Phượng, đứa con gái bất hiếu là Bách Hoa
Tu cúi đầu trăm lạy đại đức phụ vương muôn tuổi, cùng tam
cung mẫu hậu ở cung Chiêu Dương, và tất cả các vị hiền khanh văn võ trong triều.

Con nay được sinh làm phận gái, nhờ ơn cha mẹ nuôi nấng vất vả, chưa được hết sức làm vui lòng, tận tâm giữ hiếu thảo. Chẳng may mười ba năm trước đây, đúng ngày rằm tháng tám, đêm sáng trăng thanh, đội ân chỉ của phụ vương, sai các cung bầy yến tiệc thưởng trăng, để cùng vui hưởng thú trăng thanh gió mát. Đang lúc vui vẻ, bỗng một trận gió thơm ào tới, một ma vương mặt xám, tóc xanh, mắt vàng hiện ra bắt con đi, cưỡi mây đến thẳng một nơi núi non hoang vắng, không một bóng người chẳng biết là đâu. Rồi con bị ma vương cậy sức, ép uổng làm vợ, chịu đựng suốt mười ba năm trời, sinh được hai đứa con, đều là giống yêu ma cả. Thật là bại hoại nhân luân, tổn thương đạo đức, viết thư về làm gì cho thêm nhục!

Nhưng con e rằng sau khi con chết, sự việc chẳng được rõ ràng. Đang lúc thương cha nhớ mẹ da diết, thì không ngờ vị thánh tăng nhà Đường, cũng bị yêu ma bắt được. Con nuốt nước mắt viết thư, cả gan thả ngài ấy ra, nhờ ngài mang giùm lá thư này về bày tỏ nỗi lòng. Cúi mong phụ vương rủ lòng thương, sai ngay thượng tướng tới động Ba Nguyệt núi Uyển Tử đánh yêu ma Hoàng Bào, cứu con về.

Con nghĩ tới ơn sâu, thảo vài dòng vội vàng này, mong được gặp gỡ.

Con gái Bách Hoa Tu cúi lạy”.

Viên quan học sĩ đọc xong bức thư, quốc vương khóc òa, ba cung sùi sụt, văn võ bá quan thương xót, không ai là không thương cảm.

Quốc vương khóc lóc một hồi lâu, rồi hỏi các quan văn võ:

– Ai dám đem binh tướng đi bắt yêu quái cứu Bách Hoa công chúa cho trẫm?
Quốc vương hỏi liền mấy câu, nhưng chẳng có ai trả lời, thật là toàn hạng võ tướng tượng gỗ, văn quan tượng bún. Quốc vương lòng buồn rười rượi, nước mắt lại chảy ra như suối. Một số vị quan phủ phục xuống tâu rằng:

– Xin bệ hạ đừng phiền não nữa, công chúa mất tích đã mười ba năm nay, không hề có tin tức gì, nay vừa mới gặp vị thánh tăng nhà Đường mang thư về không biết thực hư thế nào. Bọn thần lại là hạng người trần mắt thịt, học tập binh thư võ nghệ, chỉ biết bài binh bố trận, bảo vệ quốc gia khỏi họa ngoại xâm. Đằng này kẻ thù lại là loài yêu tinh đi mây về gió, không bằng cách nào gặp mặt được nó, thì làm sao mà cứu được? Thiết tưởng ngài đây từ phương Đông đi lấy kinh là bậc thánh tăng ở thượng bang, “đạo cao rồng cọp sợ, đức trọng quỷ thần kinh”, chắc có phép hàng phục yêu quái. Xưa có câu: “Biết được hẳn
làm được”[181]

Có lẽ phải mời ngài trưởng lão đây bắt yêu
.
quái cứu công chúa, thì mới là kế vạn toàn.

Quốc vương nghe nói liền quay đầu, ngỏ lời cầu Tam Tạng:

– Nếu trưởng lão có tài nghệ, trổ phép lực bắt yêu quái cứu được con gái trẫm về, thì chẳng cần sang phương Tây lễ Phật nữa, mà sẽ để tóc dài, cùng trẫm kết nghĩa anh em, cùng ngồi ngai vàng, cùng hưởng giàu sang có được không?

Tam Tạng vội vàng thưa:

– Bần tăng chỉ biết niệm Phật, kỳ thực không có tài hàng yêu. Quốc vương nói:
– Ngài không có tài hàng yêu, tại sao dám sang phương Tây lễ
Phật?

Tam Tạng không giấu nổi, đành phải nói về hai đồ đệ của mình:

– Tâu bệ hạ, đúng là nếu chỉ có một mình bần tăng thì khó mà
tới đây được. Bần tăng có hai đồ đệ giỏi phá núi mở đường, qua suối bắc cầu, bảo vệ bần tăng tới đây.

Quốc vương trách:

– Ngài vô lý lắm! Có đồ đệ tại sao không đưa vào ra mắt trẫm? Tuy rằng giữa nơi triều đình, trẫm không có sự khen thưởng xứng đáng, thì chắc cũng ban cho bữa cơm chay chứ.

Tam Tạng nói:

– Đồ đệ của bần tăng xấu xí lắm, nên không dám tự tiện mang vào triều, e làm kinh động tới long thể của bệ hạ.

Quốc vương cười, nói:

– Các ngươi xem, vị hòa thượng này nói hay nhỉ? Việc gì trẫm phải sợ họ?

Tam Tạng nói:

– Chẳng dám giấu bệ hạ, một đồ đệ của bần tăng họ Trư, tên Ngộ Năng Bát Giới, mồm dài răng nhọn, tóc cứng tai to, người thô bụng xệ, bước đi như gió. Đồ đệ thứ hai họ Sa, pháp danh là Ngộ Tĩnh hòa thượng, người cao một trượng hai, tay dài thước rưỡi, mặt như chàm đỏ, miệng tựa chậu máu, mắt sáng long lanh, răng như đinh nhọn. Họ đều xấu xí như thế cả, vì vậy bần tăng không dám tự tiện mang vào triều.

Quốc vương nói:

– Ngài đã nói như vậy, thì trẫm còn sợ gì nữa? Cứ cho mời vào.

Đoạn sai mang bài vàng ra quán trọ mời vào triều. Chú ngốc thấy được mời, nói với Sa Tăng:
– Chú cứ bảo đừng mang thư đi! Chỗ hay của việc mang thư là ở đấy đấy. Chắc là sư phụ đưa thư ra, quốc vương mới bảo: “Không được rẻ rúng người mang thư”, rồi thể nào cũng mở tiệc
chiêu đãi. Dạ dày sư phụ bé tẹo, sư phụ nhớ tới bọn mình, bèn nói họ tên ra, nên nhà vua mới có bài vàng tới mời bọn mình chứ. Hôm nay bọn mình cứ đánh chén một trận, ngày mai đi cho khỏe.

Sa Tăng nói:

– Anh ơi, chưa biết là duyên cớ gì đâu, hẵng cứ vào đã.

Bèn trao hành lý, ngựa cho người chủ quán trọ, rồi mang bài vàng và binh khí vào triều, đến trước thềm bạch ngọc, dạ to một tiếng rồi đứng im bất động. Các quan văn võ không ai là không sợ, nói rằng:

– Hai vị hòa thượng này xấu xí đã đành, lại còn quá ư thô lỗ nữa! Vào gặp quốc vương chẳng cúi lạy gì sất, chỉ dạ một tiếng rồi đứng im thin thít. Kỳ thật! Kỳ thật!

Bát Giới nghe xong, nói:

– Các vị chớ có bàn tán, chúng tôi mới nhìn thì xấu đấy, nhưng ít lâu lại thấy ưa nhìn.

Quốc vương thấy hai người xấu xí, trong lòng đã sợ, lại nghe thấy chú ngốc nói thế, càng khiếp đảm, ngồi không vững, ngã nhào xuống bệ rồng, may có mấy viên quan hầu đỡ dậy. Đường Tăng sợ hãi, quỳ xuống dập đầu lia lịa nói:

– Tâu bệ hạ, bần tăng thật đáng chết vạn lần! Bần tăng đã tâu là đồ đệ xấu xí lắm, không dám đưa vào sợ làm động tới long thể. Quả nhiên đúng như vậy.

Quốc vương run rẩy, bước tới gần, đỡ Đường Tăng dậy nói:

– Cũng may là trưởng lão đã nói trước, nếu không mà đột nhiên gặp họ, thì quả nhân đến chết khiếp!

Lát sau, quốc vương định thần, bèn hỏi:

– Trư trưởng lão và Sa trưởng lão, ai giỏi hàng yêu?
Chú ngốc chẳng nghĩ hay dở, đáp luôn:

– Lão Trư đây giỏi. Quốc vương hỏi:
– Giỏi thế nào? Bát Giới đáp:
– Hạ thần vốn là Thiên Bồng nguyên soái, chỉ vì vi phạm điều lệ nhà trời, nên bị đầy xuống hạ giới, may mà được quy y làm tăng. Từ phương Đông tới đây, hàng yêu giỏi nhất là thần.

Quốc vương nói:

– Đã là thiên tướng giáng trần, hẳn là phải giỏi biến hóa! Bát Giới nói:
– Không dám, không dám! Chỉ biết võ vẽ chút ít. Quốc vương nói:
– Ngài thử biến một phép xem sao. Bát Giới nói:
– Xin cho đề mục, tôi sẽ biến đúng như thế. Quốc vương nói:
– Ngài thử biến to ra nào.

Bát Giới cũng giỏi ba mươi sáu phép biến hóa, bèn đứng trước thềm, khoe tài nghệ, bắt quyết niệm chú, hô một tiếng “dài!”, lắc mình một cái, tức thì người dài ra tới tám chín
[182]
trượng, chẳng khác gì một ông hộ pháp

. Các quan văn võ
ai nấy sợ hãi, run rẩy. Vua tôi cả nước ngơ ngơ ngác ngác. Một lát, viên trấn điện tướng quân hỏi:

– Thưa trưởng lão, ngài đã biến mình cao như vậy, nhưng có thể cao đến bao nhiêu mới là cùng cực?
Chú ngốc lại tuôn ra những lời ngốc nghếch:

– Cứ xem chiều gió. Gió đông còn khá, gió tây cũng được. Còn như gió nam nổi lên, thì ta sẽ chọc trời xanh thành một lỗ thủng lớn!

Quốc vương sợ lắm, nói:
– Thôi, ngài thu thần thông lại. Trẫm biết phép biến này rồi. Bát Giới nhún mình lại trở về hình thù như cũ, đứng chầu
trước thềm.

Quốc vương lại hỏi:

– Trưởng lão đi chuyến này dùng vũ khí gì để đánh nhau với yêu tinh?

Bát Giới rút cây đinh ba giắt bên sườn ra, nói:

– Lão Trư sử dụng cây đinh ba này. Quốc vương cười, nói:
– Dùng cái này xấu hổ lắm! Ở đây trẫm có đủ cả roi, giản, đao, chùy, búa, kiếm, kích, mâu, ngài chọn tùy thích, xem cái nào vừa tay thì dùng, chứ chiếc đinh ba kia làm vũ khí sao được?

Bát Giới nói:

– Bệ hạ không biết, cây đinh ba của thần, tuy trông thô xấu nhưng là thứ vũ khí mang theo bên người từ thuở nhỏ, trước kia, thần đã từng làm nguyên soái ở thủy phủ Thiên Hà, chỉ huy tám vạn thủy binh, toàn là nhờ sức cây đinh ba này cả. Nay giáng trần bảo vệ sư phụ, gặp núi phá tan hang hổ báo, xuống sông cào vỡ tổ long xà, cũng là nhờ cây đinh ba này đấy!

Quốc vương nghe nói, mừng rỡ tin tưởng, sai ngay cung tần:

– Mang cả bình ngự tửu mà trẫm thường dùng, để trẫm tiễn chân trưởng lão.
Quốc vương rót một chén đầy mời Bát Giới:

– Thưa trưởng lão, chén rượu này gọi là chút lòng đền công khó nhọc. Đợi khi nào ngài hàng phục được yêu quái, cứu được con gái trẫm, thì khi trẫm sẽ mở đại tiệc thưởng ngàn vàng tạ ơn.

Chú ngốc tiếp lấy chén rượu, tuy người thô lỗ, nhưng cư xử cũng có chút nho nhã, thưa với Tam Tạng:

– Thưa sư phụ, lẽ ra chén rượu này để mời sư phụ. Nhưng quốc vương đã ban cho con, con không dám trái ý, xin uống trước để lấy khí thế bắt yêu quái.

Chú ngốc uống một hơi hết sạch, đoạn rót một chén dâng sư phụ. Tam Tạng nói:

– Ta không uống rượu. Anh em các con cứ uống tự nhiên. Sa Tăng bước tới đỡ lấy, Bát Giới chân như mọc cánh nhảy vút lên không. Quốc vương nhìn thấy nói:

– Trư trưởng lão lại biết cả cưỡi mây nữa!

Chú ngốc đi rồi, Sa Tăng mới uống hết chén rượu nói:

– Sư phụ ạ, lúc sư phụ bị yêu quái Hoàng Bào bắt, hai chúng con đánh nhau với nó mà chỉ hòa thôi. Nay một mình anh con đi, e rằng không thắng được đâu.

Tam Tạng nói:

– Đúng thế! Con hãy đi giúp sức hắn.

Sa Tăng nghe nói, cũng nhảy vút lên mây bay đi ngay. Quốc vương hoảng sợ, níu lấy Đường Tăng nói:
– Trưởng lão ngồi đây với trẫm, đừng cưỡi mây bay đi nhé! Đường Tăng nói:
– Tiếc thay là nửa bước bần tăng cũng không bay được.

Hai người ngồi lại trên điện trò chuyện. Chuyện không nói nữa.
Lại nói Sa Tăng đuổi kịp Bát Giới, nói:

– Anh ơi, em đã đến! Bát Giới hỏi:
– Chú đến làm gì? Sa Tăng đáp:
– Sư phụ bảo em tới giúp anh. Bát Giới mừng lắm nói:
– Đúng, hay lắm! Hai ta cố sức đồng lòng bắt bằng được yêu quái. Tuy chẳng ra gì, nhưng cũng nổi danh ở nước họ. Thế là hai người:

Man mác mây lành rời xứ sở, Êm đềm khí đẹp biệt kinh đô.
Quốc vương ban lệnh vào sơn động, Gắng sức đồng lòng bắt quái ma.
Chẳng mấy chốc hai người đã tới cửa động, dừng mây hạ xuống. Bát Giới rút đinh ba, nhằm vào cánh cửa động Ba Nguyệt hết sức bổ xuống, khiến cánh cửa thủng một lỗ to. Bọn tiểu yêu canh cửa sợ hãi mở cửa, nhìn thấy hai người, vội vàng chạy vào báo:

– Thưa đại vương, hỏng rồi, hòa thượng tai to mõm dài và hòa thượng mặt đen sì lại đến phá cửa!

Yêu quái sợ hãi nói:

– Vẫn là hòa thượng Bát Giới, Sa Tăng ư? Ta đã tha cho sư phụ chúng, tại sao chúng còn dám đến đây phá cửa!

Bọn tiểu yêu nói:

– Hay là họ quên vật gì, đến đòi? Yêu quái xì một tiếng, nói:
– Vớ vẩn! Quên vật gì sao dám phá cửa? Chắc có duyên cớ gì đây?

Vội vàng nai nịt mũ giáp gọn ghẽ, cầm cương đao, bước ra cửa hỏi:

– Hòa thượng kia, ta đã tha cho sư phụ đi rồi, tại sao ngươi còn tới đây phá cửa?

Bát Giới nói:

– Đồ yêu quái hỗn xược kia làm được việc gì tốt! Yêu quái nói:
– Việc gì?

Bát Giới nói:

– Nhà ngươi đã lừa bắt công chúa thứ ba nước Bảo Tượng vào động, cưỡng chiếm làm vợ đã mười ba năm, nay phải trả ngay cho người ta. Ta vâng lệnh Quốc vương đến bắt nhà ngươi. Nhà ngươi hãy mau mau tự trói nộp mình, đừng để lão Trư phải ra tay!

Yêu quái nghe nói, vô cùng giận dữ, nghiến răng ken két, mắt trợn tròn xoe, hầm hầm giơ cương đao, nhằm thẳng đầu Bát Giới chém xuống. Bát Giới nghiêng mình tránh, vung đinh ba đón đỡ. Đằng sau lại có Sa Tăng vung bảo trượng xông vào đánh giúp. Trận đánh ở đầu non lần này quyết liệt hơn lần trước. Thật là:

Nói năng lầm lỡ cho người giận, Bụng dạ độc ác hại thân mình.
Ma vương kia cầm lưỡi đao dài, nhằm đầu bổ xuống, Bát Giới nọ vác đinh ba sắc, trước mặt tấn công.
Sa Ngộ Tĩnh vung cây bảo trượng,
Ma vương kia đỡ gạt thần binh.

Một yêu quái, hai thần tăng, Tiến lui đón đỡ thật hung hăng!
Người này nói: Nhà ngươi lừa quân vương, thật đáng chết.
Kẻ kia nói: Nhà ngươi nam mô hớt, rất đáng coi khinh! Người này nói: Nhà ngươi cưỡng chiếm công chúa, làm nhục
quốc thể!

Kẻ kia nói: Liên quan gì đến chú, chớ có đành hanh!

Tóm lại chỉ vì thư một bức, Hai bên ma, sãi chẳng yên lành.
Hai bên đánh nhau trên sườn núi, mới tám, chín hiệp, Bát Giới đã dần dần đuối sức, khó mà vung nổi đinh ba, khí lực sút dần. Bạn có biết vì sao Bát Giới không đánh nổi không? Bởi vì, trận đánh nhau lần trước, Đường Tăng còn bị giam trong động, nên các chư thần hộ pháp ngầm giúp Bát Giới, Sa Tăng, nên họ mới ngang sức yêu tinh. Lần này, chư thần đều ở lại nước Bảo Tượng bảo vệ Đường Tăng, nên hai người không địch nổi.

Chú ngốc nói:
– Sa Tăng, chú xông vào đấu với nó một lát, để tôi đi đái cái! Nói xong, Bát Giới bỏ mặc Sa Tăng, một mạch chạy đến bụi
rậm, dây mơ rễ má, gai góc chằng chịt, bất chấp gai góc cứ thế chui vào, chẳng kể rách da xước mõm, lăn kềnh ra ngáy khò khò, không dám ra mặt nữa. Nhưng vẫn để một bên tai nghe tiếng mõ cầm canh.

Yêu quái thấy Bát Giới bỏ chạy, bèn dồn Sa Tăng. Sa Tăng trở tay không kịp, bị yêu quái bắt sống mang vào động. Bọn tiểu yêu trói nghiến Sa Tăng lại như trói lợn[183]
Cuối cùng không biết tính mạng Sa Tăng ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

---------------------
[178] Nguyên văn: Nữ bồ tát.
[179] Nguyên văn: Hồn gia.
[180] Nguyên văn: Lang quân.
[181] Nguyên văn: Đến nói chuyện thị phi, hẳn là người thị phi.
[182] Nguyên văn: Ông thần mở đường.
[183] Nguyên văn: Đem Sa Tăng trói rúm chân tay như bốn vó ngựa.