Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ hai mươi hai

Bát Giới đại chiến sông Lưu Sa, 
Mộc Soa vâng lệnh bắt Ngộ Tĩnh

Lại nói chuyện ba thầy trò Đường Tăng thoát nạn chưa đầy
một ngày, vượt qua núi Hoàng Phong thẳng sang phương Tây gặp toàn đường bằng phẳng rộng rãi. Quang âm thấm thoát, đã qua hè sang thu, chỉ thấy ve kêu trên cành liễu úa, sao đại
[151]
hỏa

rời sang phương Tây. Đang đi, bỗng gặp một con sông
lớn sóng vỗ cuồn cuộn. Tam Tạng ngồi trên mình ngựa vội vàng nói:

– Các đồ đệ trông kìa, sông rộng mênh mông thế kia, chẳng thấy bóng dáng thuyền bè, làm sao mà sang được?

Bát Giới nhìn dòng sông nói:

– Sóng dữ thật mà lại không có thuyền sang nữa chứ!

Hành Giả nhảy vút lên không, khum tay che mắt nhìn, rồi cũng sợ hãi nói:

– Sư phụ ạ, kể khó thật đấy. Con sông này, như sức con thì chỉ ngoắt mình một cái là qua được ngay. Nhưng sư phụ thì khó lắm, vạn năm cũng chẳng qua được!

Tam Tạng hỏi:

– Ta nhìn không thấy bờ bên kia, chẳng biết rộng chừng bao nhiêu?

Hành Giả đáp:

– Khoảng trên dưới tám trăm dặm.
Bát Giới hỏi:

– Anh làm thế nào mà biết được? Hành Giả đáp:
– Chẳng giấu gì chú, hai mắt lão Tôn ban ngày nhìn thấy được việc lành dữ trong khoảng một nghìn dặm. Vừa rồi anh đứng trên không nhìn, thì sông này không biết dài bao nhiêu, nhưng chiều rộng thì chừng tám trăm dặm.

Tam Tạng buồn rầu than thở, quay ngựa trở lại, chợt thấy trên bờ có một tấm bia đá. Ba thầy trò chạy lại xem, thấy bên trên tấm bia có ba chữ triện “sông Lưu Sa”. Giữa tấm bia lại có bốn hàng chữ nhỏ viết ngay ngắn:

Lưu Sa tám trăm dặm Nước yếu sâu ba nghìn[152] Lông ngỗng không nổi được, Hoa lau cũng phải chìm.
Thầy trò đang mải xem bia, bỗng thấy nước tung như núi, sóng cuộn tựa non, rồi ầm một tiếng, một con yêu tinh ở giữa sông chui lên trông thật vô cùng hung dữ:

Khắp đầu tóc đỏ rối tung,

Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.

Mặt thì xàm xạm đen đen,

Tiếng rồng như sấm thét lên vang lừng

Mình khoác áo lông ngỗng vàng, Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong. Chín đầu lâu cổ đeo vòng,
Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng.

Yêu quái nhanh như một cơn lốc, chồm lên bờ vồ Đường Tăng. Hành Giả sợ quá vội vàng ôm chặt lấy sư phụ nhảy lên chỗ bờ cao, quay đầu chạy thoát. Bát Giới đặt gánh hành lý, rút cây đinh ba, nhằm đầu yêu quái bổ xuống. Yêu quái giơ gậy đỡ. Hai bên trổ tài bên bờ sông Lưu Sa. Trận đánh thật dữ dội:

Đinh ba chín mũi, Bảo trượng hàng yêu.
Hai kẻ quần nhau giữa chỗ cao. Một bên: Đại Thiên Bồng tổng đốc, Một bên: Quyển Liêm tướng anh hào. Năm nọ Linh Tiêu cùng dự hội,
Hôm nay đấu chọi khiếp làm sao! Người này: Đinh ba rồng múa vuốt, Kẻ kia: Bảo trượng voi tung vòi.
Đánh lan ra bốn phía, Tiến thoái gió ào ào. Người này ra sức quắp, Kẻ kia có buông nào.
Một kẻ chiếm sông Lưu Sa, thành tinh ăn thịt người từ lâu lắm

Một người nghe lời Phật dạy, tu đạo Già Lam giữ giới hạnh cao.

Hai bên qua lại đánh nhau đến hai mươi hiệp không phân thắng bại.

Đại thánh đang bảo vệ Đường Tăng, trông ngựa và hành lý, thấy Bát Giới đánh nhau với yêu quái thì tức giận nghiến răng, nắm tay giơ đấm, không nhịn nổi muốn xông ra đánh, bèn rút gậy sắt ra nói:

– Sư phụ ngồi nguyên đây, đừng sợ, để lão Tôn quại cho nó một trận.

Đường Tăng không sao giữ được. Hành Giả vút một cái đã nhảy tới. Yêu quái đang đánh nhau với Bát Giới rất kịch liệt, khó biết ai thắng ai bại. Hành Giả bèn vung gậy sắt nhằm đầu yêu quái bổ xuống, yêu quái vội né mình tránh, hoảng hốt lăn ngay xuống đáy sông Lưu Sa. Bát Giới tức nảy người nói:

– Kìa anh, ai bảo anh lại đây? Chân tay nó đã đờ đẫn, không đỡ nổi cây đinh ba của em, chỉ dăm ba hiệp nữa là em bắt sống nó thôi. Nó thấy anh hung tợn, chịu thua chạy trốn mất rồi, biết làm thế nào bây giờ?

Hành Giả cười, nói:

– Chẳng giấu gì chú, từ lúc hàng phục xong con yêu quái
Hoàng Phong, vượt qua ngọn núi ấy tới nay, suốt tháng chẳng
được múa gậy, tôi thấy chú đánh nhau với nó mà thèm quá, chân tay ngứa ngáy không chịu nổi, bèn nhảy vào đùa một tí, ai ngờ nó không dám chơi, bỏ chạy mất.

Hai người nắm tay nhau, cười cười nói nói, quay về gặp
Đường Tăng. Đường Tăng hỏi:

– Bắt được yêu quái chưa? Hành Giả thưa:
– Yêu quái không dám đánh nhau, lẩn xuống đáy sông rồi. Đường Tăng nói:
– Yêu quái ở đây đã lâu, biết rõ nông sâu. Dòng sông này nước yếu mà rộng mênh mông, thuyền bè lại không có, phải có người biết rõ luồng lạch chỉ dẫn, thì mới qua được.

Hành Giả nói:

– Đúng đấy. Người ta thường nói: “Ở đâu biết đó[153]

, yêu
quái ở đây chắc chắn biết rõ tính nước, nếu bắt được nó thì đừng có giết, để nó đưa sư phụ qua sông rồi hãy hay.

Bát Giới nói:

– Anh bất tất phải nghi ngờ, em nhường anh đi bắt nó đấy, để em ngồi trông sư phụ cho.

Hành Giả cười, nói:

– Chú em ạ, điều đó anh không dám nói mép. Việc dưới nước anh không quen lắm. Muốn đi được thì anh tay phải bấm quyết, mồm phải đọc thần chú “tị thủy” hoặc phải biến thành các loại tôm, cá, ba ba cơ. Chứ còn đánh nhau thì dù trên mây trên núi, những việc khó khăn phức tạp đến đâu anh cũng làm được. Chỉ
[154]
có việc đấm đá

Bát Giới nói:

dưới nước là anh kém cỏi thôi.
– Trước kia, hồi em làm Tổng đốc Thiên Hà, cai quản tám mươi vạn quân thủy, cũng quen sông nước một chút. Chỉ ngại già trẻ họ hàng ba đời bảy kiếp nhà nó ùa cả lại, em không chống nổi, bị nó bắt thì sao?

Hành Giả nói:

– Em xuống nước đánh nhau với nó thì đừng có ham đánh, không cần thắng bại, cốt dử nó lên bờ anh sẽ giúp cho một tay.

Bát Giới nói:

– Đúng đấy. Em đi nhé!

Nói xong cởi ngay chiếc áo gấm xanh và đôi giày ra, hai tay múa đinh ba, rẽ nước, lại dùng tài nghệ cũ rẽ sông rạch sóng xuống thẳng đáy sông.

Lại nói chuyện yêu quái thua trận quay về, còn đang thở hổn hển, lại nghe thấy có tiếng người xô nước réo vang, vội nhỏm dậy quan sát, thì thấy đó là Bát Giới đang cầm đinh ba rẽ nước, bèn vác trượng ngăn lại, quát:

– Lão hòa thượng kia đi đâu, nhìn cây trượng đây! Bát Giới giơ đinh ba gạt ra, nói:
– Nhà ngươi là yêu quái nào mà dám chặn đường ta? Yêu quái nói:
– Nhà ngươi cũng không nhận ra ta à? Ta chẳng phải yêu ma quỷ quái, cũng chẳng phải tiểu tốt vô danh.

Bát Giới nói:

– Không là yêu ma quỷ quái sao lại sống ở đây hại người? Họ tên nhà ngươi là gì hãy khai ra cho thật, thì ta tha chết cho!

Yêu quái nói:

– Ta đây:
Từ nhỏ sinh ra đã khỏe rồi,

Non sông muôn dặm vẫn rong chơi, Trong cửa Nam thiên ta được trọng, Linh Tiêu điện ấy mấy ai bằng!
Thẻ bài đầu hổ thắt ngang lưng, Cây gậy hàng yêu tay chắc cầm, Đầu đội kim khôi ngời lấp lánh,
Giáp vàng mình khoác sáng long lanh.

Hộ giá đi về ta bước trước, Ra vào triều chính ở ngôi trên, Hội đào mở tại Dao Trì ấy,
Vương Mẫu cho mời các tướng lên.

Tuột tay làm vỡ chén pha lê, Thiên thần sợ hãi cuống cà kê, Thượng Đế nổi ngay cơn thịnh nộ, Sai Tả phụ tướng giải đem đi. Cách hết chức quan, lột áo xống,
Điệu đến pháp trường chém chẳng tha, May nhờ Xích Cước thiên tiên cứu, Xin với Ngọc Hoàng thả tớ ra.
Ơn trời tha chết chẳng gia hình, Đầy xuống Lưu Sa chỗ náu mình, No bụng nằm khèo nơi đáy nước, Đói lòng rẽ sóng hại sinh linh. Tiều phu gặp tớ là toi mạng,
Ngư ông gặp tớ cũng bỏ đời, Bao kẻ qua đây đều xực tuốt, Hại người là tớ rõ mười mươi.
Ngươi dám đến đây gây sự phỏng?

Bụng ta đang đói lắm rồi đây, Dẫu rằng thô kệch nhưng dùng tạm, Nướng chả làm nem, đánh bữa say!
Bát Giới nghe xong, giận lắm, quát:

– Đồ súc vật hèn mọn có mắt như mù! Lão Trư đây còn nhẹ hơn cả bọt nước mà dám bảo thô kệch, băm để làm nem. Hóa ra nhà ngươi bảo ta là đồ bị thịt à? Chớ có vô lễ, hãy nếm một mũi đinh ba của ông tổ ngươi đây!

Yêu quái thấy cây đinh ba đánh tới, bèn dùng ngay miếng “chim phượng gật đầu” né tránh. Hai bên từ đáy sông đánh lên mặt nước, đạp dẫm trên mặt sóng. Trận này còn quyết liệt hơn trận trước:

Tướng Quyển Liêm, soái Thiên Bồng

Khoe võ nghệ, hiểu thần thông.

Bên này: Bảo trượng hàng yêu nhằm đầu bổ, Bên kia: Đinh ba chín mũi mặc sức vung. Núi sông chấn động.
Sóng cả cuộn tung.

Hung như Thái Tuế rách tràng phan, Ác tựa Tang Môn tung lọng báu
Một bên: Một lòng một dạ bảo vệ Đường Tăng, Một bên: Phạm tội tày đình biến làm thủy quái.
Một phát đinh ba chín vết thương, Trượng kia bổ xuống hồn phách bại. Đánh qua và đánh lại,
Lừa mưu như cuộc cờ

Xem ra chỉ tại người lấy kinh, Nộ khí ngất trời không nhẫn nại.
Đến nỗi: Cá rô, cá chép lánh cho xa.

Thuồng luồng ba ba đều sợ hãi. Tôm hồng cua tía chết lăn quay, Chư thần thủy phủ lên trời lạy,
Chỉ thấy ầm ầm nước tung cùng sóng lật, Đất trời u ám tựa đêm đen…
Hai bên đánh nhau suốt hai giờ liền không phân thắng bại. Đó mới thật là: Nồi đồng gặp chổi sắt, khánh ngọc đối chuông vàng.

Lại nói chuyện Đại Thánh bảo vệ Đường Tăng, đứng bên cạnh mắt chăm chăm nhìn hai người đánh nhau trên mặt nước, nhưng không ra tay, bỗng thấy Bát Giới vung dứ đinh ba, vờ thua quay đầu chạy lên bờ phía đông. Yêu quái đuổi theo sau, nhưng khi tới sát bờ sông, Hành Giả nhịn không được, buông sư phụ, rút cây gậy sắt, nhảy tới bờ sông, nhằm đầu yêu quái bổ xuống. Yêu quái không dám đón đỡ, ùm một cái, lại lặn xuống đáy sông. Bát Giới quát:

– Anh Bật Mã Ôn thật là đồ khỉ nóng nảy, chậm một tí nữa đợi em dử nó lên chỗ cao, anh sẽ đứng chặn nó ngay ở bờ sông, để nó không quay đầu về được thì tóm được nó rồi. Lần này biết bao giờ nó mới chui ra?

Hành Giả cười nói:
– Chú ngốc ơi, thôi đừng càu nhàu nữa, tạm thời quay về gặp sư phụ đã.

Bát Giới cùng Hành Giả quay về chỗ bờ cao gặp Tam Tạng. Tam Tạng nghiêng mình nói:

– Các con vất vả quá! Bát Giới nói:
– Tạm không nói vất vả vội. Chỉ cốt hàng phục được yêu quái, đưa được sư phụ qua sông, ấy mới là kế vẹn toàn.

Tam Tạng hỏi:

– Vừa rồi con đánh nhau với yêu quái thế nào? Bát Giới thưa:
– Tài nghệ của nó đáng là đối thủ của con lắm. Đang đánh nhau, con giả vờ thua, nó đuổi tới bờ sông, vừa thấy sư huynh vung gậy sắt lên, là nó chạy biến.

Tam Tạng nói:

– Vậy thì làm thế nào? Hành Giả nói:
– Sư phụ yên tâm chớ có sốt ruột. Bây giờ trời cũng tối rồi, tạm ngồi ở đây, đợi lão Tôn đi kiếm cơm chay, ăn xong đi ngủ, mai tính sau.

Bát Giới nói:

– Phải đấy, anh đi luôn và về ngay nhé!

Hành Giả lập tức tung mình lên đám mây, bay thẳng đến nhà dân ở phía bắc xin bát cơm chay mang về dâng sư phụ, Tam Tạng thấy Hành Giả về nhanh quá, bèn nói:

– Ngộ Không này, con đi xin cơm, sao không hỏi luôn họ cách qua sông, chẳng hơn phải đánh nhau với yêu quái sao?
Hành Giả cười, nói:

– Nhà dân cách đây xa lắm, tới năm bảy nghìn dặm, họ đâu có biết tinh nước, hỏi cũng vô ích.

Bát Giới nói:

– Anh lại nói phét rồi. Năm bảy nghìn dặm mà sao anh về nhanh thế?

Hành Giả nói:

– Chú hiểu làm sao được! Mỗi một cân đẩu vân của lão Tôn đi được mười vạn tám nghìn dặm. Năm bảy nghìn dặm đối với lão Tôn chỉ có hai cái gật đầu, một cái vặn mình là tới nơi, có gì là khó!

Bát Giới nói:

– Này anh, nếu dễ như vậy, thì anh cõng quách sư phụ, gật đầu, cúi người vài cái là sang qua, việc gì phải đánh nhau vất vả với yêu quái nữa?

Hành Giả nói:

– Chú cũng biết cưỡi mây, sao chú không cõng quách sư phụ đi?

Bát Giới nói:

– Sư phụ thịt xương phàm tục nặng như núi Thái Sơn, tôi cõng làm sao được, phải nhờ cân đẩu vân của anh mới được.

Hành Giả nói:

– Phép cân đẩu vân của tôi cũng từa tựa như phép cưỡi mây vậy, chỉ có điều đi được xa hơn thôi. Chú không cõng được, thì tôi cũng chịu không cõng được. Từ xưa đã có câu nói: “Cắp Thái Sơn nhẹ như hạt cải dắt người phàm khó thoát bụi hồng”, đến như con yêu quái độc ác kia, dẫu có phép thuật cũng chỉ loanh quanh đi trên mặt đất thôi, không thể dắt nó lên trên
không mà đi được. Những phép ấy lão Tôn này biết hết, kể cả phép tàng hình độn thổ nữa. Riêng sư phụ thì còn phải trải khắp các nước, chưa thể thoát khỏi bể khổ ngay được, vì vậy một tấc, một bước cũng khó. Chú và tôi chỉ làm công việc bảo vệ, giữ gìn tính mạng thầy an toàn, chứ không gánh đỡ khổ não cho thầy được, mà cũng không tự lấy được kinh đâu, dù có đến trước gặp đức Phật, thì Phật cũng chẳng giao kinh cho chú và tôi. Thế mới gọi là:

Muốn nên sự việc dễ dàng

Bụng đây ắt phải coi thường như không.

Chú ngốc nghe ra, vâng dạ gật đầu. Ba thầy trò ăn qua loa một chút cơm lót lòng, rồi ngủ ở bờ đông sông Lưu Sa.

Sáng hôm sau, Tam Tạng nói:

– Ngộ Không này, hôm nay con tính sao? Hành Giả nói:
– Chẳng phải tính sao cả, Bát Giới phải xuống nước thôi. Bát Giới nói:
– Anh chỉ muốn khô ráo, bắt tôi xuống nước hoài. Hành Giả nói:
– Chuyến này tôi không nóng nảy nữa đâu, chỉ cần chú dẫn nó lên bờ, tôi sẽ chặn nó ở bờ sông, không để nó quay về, phải bắt bằng được nó.

Bát Giới xoa mặt, lấy lại tinh thần, vác đinh ba, xuống bờ sông, rẽ nước xuống thẳng sào huyệt yêu quái. Yêu quái vừa ngủ dậy, nghe nước xô, vội vàng quay đầu trợn mắt nhìn, thấy Bát Giới vác đinh ba tiến lại, bèn nhảy ra ngăn lại, quát:

– Đứng lại! Hãy trông cây gậy đây! Bát Giới giơ đinh ba gạt ra, nói:
– Cái thứ gậy chống đám ma ấy mà dám bảo ông tổ nhà ngươi
“Hãy trông cây gậy à”?

Yêu quái nói:

– Nhà ngươi thì biết quái gì! Gậy của ta:

Bảo trượng ta đây vinh dự to, Là thoi dệt lụa ở cung nga.
Ngô Cương chọn một cành gỗ tốt, Lỗ Ban thợ giỏi chế mà ra[155] Bên trong đỏ ối tựa hoàng kim,
Ngoài vỏ muôn đường vân ngọc in. “Bảo trượng hàng yêu” là tên gọi, Canh giữ Linh Tiêu quỷ quái chùn Từ thuở thăng quan đại tướng quân, Ngọc Hoàng cho tớ giắt bên mình. Ngắn dài biến hóa tùy lòng tớ,
To nhỏ thần thông mặc ý mình. Đã từng hộ giá hội Bàn Đào. Đã từng dự hội ở trời cao.
Canh điện được cùng thần thánh họp.

Nâng rèm đón tiếp khách ra vào. Luyện thành binh khí rất linh thiêng, Chẳng giống giáo quèn dưới thế gian, Từ khi bị biếm đầy trần giới,
Mặc sức tung hoành chốn nước non.
Chẳng phải to gan nói mẽ mầu, Giáo gươm thiên hạ thấm vào đâu, Cái thứ đinh ba cùn của chú,
Đem mà xới đất hoặc vun rau.

Bát Giới cười, nói:

– Đồ súc vật hèn hạ, cho dù là đồ xới rau gì cũng được, nhưng chỉ e khi bổ xuống, nhà ngươi không có chỗ dán thuốc cao, chín vết răng máu chảy như xối, nếu không chết thì đến già vẫn thành tật đấy!

Yêu quái vào miếng đánh liền. Từ đáy sông, hai bên lại đánh lên mặt nước. Lần này càng dữ dội hơn:

Bảo trượng múa, đinh ba vờn,

Nói năng chẳng hiểu, chẳng thân quen.

Chỉ tại mộc khắc kim chẳng hợp, Dẫn đến hai bên đánh mấy phen. Không thắng bại, chẳng ngả nghiêng, Nước tung sóng vọt cuộn dâng lên.
Kẻ này khí giận ngút trời đâu có chịu, Người kia danh dự bị nhục nào có buông. Đinh ba, bảo trượng tài thi thố,
Lưu Sa nước độc sóng trào dâng. Đầy vẻ hiên ngang cùng mệt mỏi, Chỉ tại Đường Tăng muốn lấy kinh. Đinh ba hiểm vô cùng,
Bảo trượng tài vô kể.

Người này túm chặt toan kéo lên bờ,
Kẻ nọ chẳng buông định lôi xuống nước.

Tiếng gầm như sét, cá, rồng run, Trời đất tối om, quỷ thần sợ.
Lần này, đánh nhau tới ba mươi hiệp vẫn không phân thắng bại. Bát Giới lại dùng mẹo lừa, giả thua, kéo đinh ba bỏ chạy. Yêu quái đuổi sát theo sau, sóng trào nước cuộn. Đến bở sông, Bát Giới quát:

– Đồ yêu quái hèn mọn, mày lên đây, lên hẳn chỗ bờ cao này, chân đạp đất đánh nhau mới giỏi!

Yêu quái mắng lại:

– Nhà ngươi định lừa ta lên bờ, rủ đứa khác đến đánh hôi chứ gì? Mày xuống đây, lại đánh nhau ở dưới nước với ta!

Thì ra yêu quái biết rồi, bướng bỉnh không chịu lên bờ, chỉ đứng sát bờ sông cãi nhau với Bát Giới.

Lại nói chuyện Hành Giả thấy yêu quái không chịu lên bờ, cáu tiết chịu không nổi vì biết rằng không bắt được nó, bèn nói với Tam Tạng:

– Sư phụ ngồi đây, để con cho nó một miếng “Điểu đói vồ mồi”.

Bèn dùng phép cân đẩu vân, nhảy vút lên không rồi bay sà xuống quắp yêu quái. Yêu quái đang cãi nhau với Bát Giới, bỗng nghe thấy tiếng gió vù vù, vội vàng ngẩng đầu lên nhìn, thấy Hành Giả đang từ trên mây sà xuống, thì thu ngay bảo trượng, nhảy tùm xuống nước, lặn tít đáy sâu, chẳng thấy tăm hơi đâu nữa. Hành Giả đứng bên bờ sông nói với Bát Giới:

– Chú em này, con yêu quái này tinh ranh lắm! Nó không chịu lên bờ thì biết tính sao?

Bát Giới nói:

– Khó thật, khó thật! Không sao thắng được nó! Em mang hết sức bình sinh mà cũng chỉ ngang tài với nó thôi.

Hành Giả nói:

– Về gặp sư phụ đã.

Hai người lại quay về chỗ bờ cao gặp Đường Tăng, nói rằng
khó bắt yêu quái lắm. Tam Tạng nước mắt chứa chan nói:

– Khó khăn thế này biết làm sao mà qua được? Hành Giả nói:
– Sư phụ đừng buồn phiền nữa. Yêu quái lặn dưới đáy sông thực là khó quá. Bát Giới, chú ở đây bảo vệ sư phụ đừng đánh nhau với nó nữa, để lão Tôn sang Nam Hải nhé!

Bát Giới hỏi:

– Anh sang Nam Hải làm gì? Hành Giả nói:
– Trông nom việc lấy kinh này là Quan Âm Bồ Tát, giải thoát cho chúng ta cũng là ở Người. Hôm nay gặp trắc trở ở sông Lưu Sa, không qua được, ngoài Người ra thì còn ai giải quyết được? Để tôi đi mời Người còn hơn là đánh nhau với yêu quái.

Bát Giới nói:

– Đúng đấy, đúng đấy! Sư huynh này, khi đến, anh nhớ nói giùm em một điều với Người rằng: Em vẫn luôn nghe Người chỉ giáo.

Tam Tạng nói:

– Ngộ Không, nếu con đi mời Bồ Tát thì đừng chần chừ nữa, đi ngay rồi về ngay nhé!

Hành Giả lập tức dùng phép cân đẩu vân, đến thẳng Nam Hải. Chà! Mới chưa đầy nửa giờ đã trông thấy núi Phổ Đà rồi. Trong giây lát, Hành Giả dừng mây hạ xuống bên ngoài rừng trúc tía, đã thấy hai mươi bốn người trời ra đón, hỏi:

– Đại Thánh đến có việc gì vậy? Hành Giả thưa:
– Sư phụ gặp nạn, nên tôi phải đến yết kiến Bồ Tát.
Người trời nói:

– Xin mời ngồi, để chúng tôi vào báo.

Các vị người trời trực nhật vào thẳng động Triều Âm báo:

– Tôn Ngộ Không có việc xin gặp.

Bồ Tát đang cùng Phụng Châu long nữ vịn lan can ngắm hoa bên ao Bảo Liên, nghe báo, lập tức quay về động, mở cửa mời vào. Đại Thánh nghiêm trang đứng đợi. Bồ Tát hỏi:

– Tại sao nhà ngươi không bảo vệ Đường Tăng? Đến đây gặp ta có việc gì?

Hành Giả thưa:

– Kính thưa Bồ Tát, sư phụ tôi lần trước ở thôn Cao Lão có thu nạp được một đồ đệ tên là Trư Bát Giới, đội ơn Bồ Tát được ban pháp danh là Ngộ Năng. Vừa mới vượt qua núi Hoàng Phong, nay lại gặp sông Lưu Sa rộng tám trăm dặm, nước sông là thứ nước yếu sâu ba nghìn, sư phụ khó bề qua được. Dưới sông lại có con yêu quái võ nghệ cao cường, Ngộ Năng đã đánh nhau với nó ba lần, không sao thắng nổi, bị nó cản trở không qua được sông, vì vậy phải đến đây mong Bồ Tát rủ lòng thương giúp đỡ cho.

Bồ Tát nói:

– Đồ khỉ chỉ hay tự mãn, không chịu nói chuyện bảo vệ
Đường Tăng ra chứ gì?

Hành Giả nói:

– Chúng tôi chỉ cốt bắt nó, rồi bảo nó đưa sư phụ qua sông. Việc dưới nước tôi không tinh, chỉ có Ngộ Năng tìm ra sào huyệt đánh nhau với nó. Chắc là Ngộ Năng chưa nói chuyện đi lấy kinh ra đâu.

Bồ Tát nói:
– Con yêu quái ở sông Lưu Sa vốn là Quyển Liêm đại tướng xuống trần. Ta cũng đã khuyến thiện nó, khuyên nó đi bảo vệ người lấy kinh, giá mà nhà ngươi nói ra là người bên phương Đông đi lấy kinh, thì nó chẳng đánh nhau với nhà ngươi làm gì, lập tức quy thuận ngay.

Hành Giả nói:

– Nay yêu quái sợ hãi chẳng dám đánh nhau, không chịu lên bờ, trốn mất tăm dưới đáy sông, làm thế nào bắt nó quy thuận, sư phụ làm sao vượt qua được thứ nước yếu ấy?

Bồ Tát gọi ngay Huệ Ngạn và lấy trong ống tay áo ra một quả hồ lô đỏ dặn:

– Nhà ngươi mang quả hồ lô này, đi cùng với Hành Giả đến sông Lưu Sa, đứng trên mặt nước gọi “Ngộ Tĩnh” là nó ra ngay. Sau đó, dẫn nó tới quy y Đường Tăng, tháo chín chiếc đầu lâu trên người nó ra, bày thành hình chín cung, đặt quả hồ lô vào giữa là sẽ thành ngay một con thuyền đưa Đường Tăng vượt sông Lưu Sa.

Huệ Ngạn tuân lệnh cùng với Ngộ Không ra khỏi động Triều
Âm, từ biệt rừng trúc tía. Có bài thơ làm chứng rằng:

Ngũ hành phối hợp, hợp thiên chân, Nhận rõ chủ nhân trước đã từng
Cơ bản luyện thành, nên diệu dụng, Biện minh tà chính thấy nguyên nhân. Kim về tính vẫn là đồng loại,
Mộc chạy mong tình cũng chẳng xong, Hai xứ công thành, thành tịch mịch, Điều hòa nước lửa, bụi trần không.
Chẳng mấy chốc hai người đã dừng mây, xuống thẳng bờ
sông Lưu Sa. Trư Bát Giới nhận ra Mộc Soa, Hành Giả bèn dẫn sư phụ ra đón. Mộc Soa chào Tam Tạng xong, lại đến chào Trư Bát Giới. Bát Giới nói:

– Nhờ ơn ngài chỉ giáo, được gặp Bồ Tát, lão Trư tôi đã tuân theo lời dạy, nay mừng đã được vào hàng sa môn. Từ bấy đến nay, trên đường hành trình khó nhọc, chưa kịp cảm tạ, mong ngài thứ tội.

Hành Giả nói:

– Đừng nói lôi thôi nữa, chúng ta gọi ngay thằng ấy ra thôi. Tam Tạng hỏi:
– Gọi ai?

Hành Giả thưa:

– Con đã gặp Bồ Tát trình bày mọi chuyện. Bồ Tát nói: con yêu quái ở sông Lưu sa chính là Quyển Liêm đại tướng xuống trần, vì có tội ở trên trời, nên bị đầy xuống đây, biến hình thành yêu quái. Nó đã được Bồ Tát khuyến thiện, nguyện theo sư phụ sang phương Tây. Tại chúng ta không nói chuyện đi lấy kinh ra, nên phải đánh nhau vất vả. Nay Bồ Tát sai Mộc Soa mang quả hồ lô này, cùng với nó kết làm thuyền để chở sư phụ qua sông đây.

Tam Tạng nghe xong, lạy cảm ơn mãi, rồi cung kính nói với
Mộc Soa:

– Cúi mong bậc tôn giả giúp ngay cho.

Mộc Soa bưng quả hồ lô, bay vút đi rồi hạ xuống trên mặt sông Lưu Sa, cất tiếng gọi:

– Ngộ Tĩnh, Ngộ Tĩnh! Người lấy kinh chờ ở đây đã lâu sao không ra quy thuận?

Lại nói chuyện yêu quái sợ Hành Giả quá, đang nín thở nằm
trong sào huyệt, bỗng nghe thấy tiếng gọi pháp danh của mình, biết chắc là Quan Âm Bồ Tát, lại nghe thấy tiếng “người lấy kinh ở đây”, thì đến búa rìu cũng không sợ nữa, vội vàng rẽ sóng chui lên, nhận ra Mộc Soa, bèn tươi cười bước đến chào, nói:

– Xin bậc tôn giả tha cho tội không kịp đón tiếp, Bồ Tát đâu rồi?

Mộc Soa nói:

– Sư phụ ta không đến, sai ta đến dặn dò ngươi sớm theo Đường Tăng làm đồ đệ, và bảo nhà ngươi tháo chín chiếc đầu lâu treo ở cổ ngươi ra, cùng với chiếc hồ lô này bày thành hình chín cung, kết làm một chiếc thuyền, chở sư phụ qua sông Lưu Sa.

Ngộ Tĩnh nói:

– Người lấy kinh ở đâu ạ? Mộc Soa chỉ tay nói:
– Đang ngồi ở bờ phía đông kia kìa!

Ngộ Tĩnh chỉ thấy có Bát Giới, bèn nói:

– Con quái vật kia không biết ở đâu tới đánh nhau với tôi suốt hai ngày nay, có thấy nó nói ra nửa lời chuyện đi lấy kinh đâu!

Lại nhìn thấy cả Hành Giả, bèn nói:

– Cả ông tướng kia nữa, hắn giúp thằng này đánh hôi tôi ghê gớm lắm. Tôi không đi đâu.

Mộc Soa nói:

– Kia là Trư Bát Giới, đây là Tôn Hành Giả, cả hai đều là đồ đệ của Đường Tăng, đều được Bồ tát khuyến thiện cả, việc gì mà sợ. Ta và nhà ngươi mau đến gặp Đường Tăng.

Lúc ấy Ngộ Tĩnh mới cất bảo trượng, sửa lại chiếc áo gấm
vòng, nhảy lên bờ, quỳ xuống trước mặt Đường Tăng, nói:

– Thưa sư phụ, đệ tử có mắt như mù, không nhận ra sư phụ, làm nhiều điều vô lễ, muốn xin sư phụ tha tội.

Bát Giới nói:

– Đồ bị thịt, sao không quy y sớm, chỉ một mực đánh nhau với ta mãi, còn nói cái gì?

Hành Giả cười nói:

– Chú đừng trách hắn, tại chúng ta không nói chuyện đi lấy kinh và họ tên ra đấy.

Tam Tạng hỏi:

– Nhà ngươi thực có thành tâm quy y đạo ta không? Ngộ Tĩnh thưa:
– Đệ tử đội ơn Bồ Tát dạy bảo, lấy tên sông làm họ, đặt pháp danh cho con là Sa Ngộ Tĩnh, lẽ nào lại không theo sư phụ?

Tam Tạng nói:

– Thôi được, Bèn gọi:
– Ngộ Không, mang giới đao lại đây cắt tóc cho hắn.

Hành Giả vâng lời, lấy giới đao ra cạo trọc đầu cho Ngộ Tĩnh. Ngộ Tĩnh lại cúi lạy Tam Tạng, cùng Hành Giả và Bát giới kết làm anh em. Tam Tạng thấy Ngộ Tĩnh cúi chào hệt phong cách nhà sư, bèn gọi là Sa hòa thượng. Mộc Soa nói:

– Đã giữ theo đạo Già Lam thì xin làm thuyền ngay cho.

Ngộ Tĩnh không chút chần chừ, tháo chuỗi đầu lâu ở cổ ra, lấy dây xâu thành hình chín cung, đặt chiếc hồ lô của Bồ Tát vào giữa, rồi mời sư phụ xuống thuyền. Tam Tạng bước lên thuyền, ngồi vào khoang giữa, thấy quả nhiên chắc chắn nhẹ nhàng như
một con đò vậy. Bát Giới ngồi bên trái, Ngộ Tĩnh ngồi bên phải đỡ Đường Tăng. Tôn Hành Giả dắt ngựa đứng sát ngay phía sau. Trên đỉnh đầu còn có Mộc Soa nâng đỡ nữa. Sư phụ lúc ấy mới nhẹ nhàng chắc chắn vượt sông Lưu Sa, gió lặng sóng êm qua làn nước yếu. Con thuyền vút đi như tên, loáng một cái mọi người đã đặt chân lên bờ bên kia, thoát khỏi sóng to, không dính nước bùn, chân tay khô ráo, thanh tịnh vô vi. Lúc thầy trò bước chân lên mặt đất. Mộc Soa cũng dừng đám mây lành thu lấy hồ lô! Chín chiếc đầu lâu giây phút biến thành chín vệt gió âm, thảy đều lặng lẽ biến mất cả. Tam Tạng lạy tạ Mộc Soa và Bồ Tát. Thật là:

Cưỡi gió Mộc Soa về biển Đông, Lên yên Tam Tạng thẳng trời Tây.
Cuối cùng, không biết bao giờ lấy được kinh, thành chính quả, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[151] Tức sao Tâm. Sao này lặn về phương Tây là ứng vào tiết thu (theo nguyên chú)
[152] Nước yếu: Dịch chữ “nhược thủy”, có nghĩa là nước yếu quá không đỡ nổi dù chỉ là một chiếc lông ngỗng nhỏ bé, huống hồ thuyền bè thì chìm ngay.
[153] Nguyên văn: Gần son thì đỏ, gần nhọ thì đen.
[154] Nguyên văn: Mua bán
[155] Lỗ Ban: Ông là thợ mộc (theo nguyên chú)