Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ mười chín

Động Vân Sạn, Ngộ Không thu Bát Giới, 
Núi Phù Đồ, Tam Tạng nhận Tâm Kinh

Lại nói chuyện yêu quái biến thành mấy tia lửa hồng chạy
thẳng, Ngộ Không cưỡi mây đuổi theo sau. Đang đi bỗng thấy một tòa núi cao, yêu quái kết tụ những tia lửa hồng lại, hiện nguyên hình, chạy tọt vào trong động, vác cây đinh ba chín răng xông ra đánh. Hành Giả quát:

– Yêu quái kia, nhà ngươi là ma quỷ ở đâu? Tại sao lại biết danh hiệu lão Tôn? Có tài gì hãy khai ra, ta sẽ tha chết cho!

Yêu quái nói:

– Nhà ngươi chưa biết tài nghệ của ta à? Lại đây, đứng cho vững mà nghe ta nói. Ta đây:

Từ nhỏ sinh ra vốn vụng về,

Ưa nhàn lười biếng chẳng làm chi. Chẳng thích tu tâm cùng dưỡng tính, Hỗn độn, ngu si sống thỏa thuê.
Bỗng hôm nhàn nhã gặp chân tiên, Hay dở đường tu, kể chuyện liền. Khuyên hãy quay đầu, đừng trụy lạc, Thương sinh thì sẽ chịu oan khiên. Một sớm lâm chung về địa phủ,
Tám nạn ba đường chẳng lối lên.
Ta nghe đổi ý xin tu luyện, Quyết chí vâng lời, học đạo tiên. Có phúc gặp người sư phụ giỏi, Chỉ cho địa quyết với thiên quan.
Luyện suốt đêm ngày, không biết mỏi,

[118]
Thầy lại truyền cho cửu chuyển đơn .

Từ cung nê hoàn trên đỉnh thóp, Tới giữa bàn chân huyệt dũng tuyền.
[119]
Rồi từ thận thủy hoa trì nhập ,

Đê mê dược bổ ấm đan điề [120].

Thủy ngân, chì, âm dương phối hợp, Nhật nguyệt đôi vầng rõ rệt cho.
Ly rồng, Khảm hổ điều hòa khéo[121]

Rùa thiêng hút hết nước kim ô. Quy căn đỉnh thóp ba hoa nở,
Nguyên thông thấu triệt mây lành che.

Công thành danh toại lên trời ở, Người tiên từng cặp đón đưa về. Dưới chân bỗng hiện mây năm sắc, Kim khuyết cung tiên ở suốt đời. Ngọc Hoàng bày tiệc chư tiên họp, Khách mời, ai nấy đã chia ngôi.
Sắc phong nguyên soái quản thiên hà,
Tổng đốc thủy binh ấy chính ta! Tiệc Hội bàn đào Vương Mẫu đón Giữa tiệc Dao Trì, hóa xấu xa:
Tớ choáng hơi men say túy lúy, Lao đao chân bước, vẹo xiêu người. Cậy tài vào thẳng trong cung Quảng, Đón tớ: Tiên nga đẹp tuyệt vời.
Thấy họ, lòng đây mềm nhũn lại, Lòng phàm ý tục khó rào ngăn. Chẳng kể dưới trên, cao hay thấp, Túm chặt Hằng Nga định giở xằng. Hằng Nga vùng vẫy lòng không chịu. Đông Tây lảng tránh chẳng ưng nào. Mê gái điên người, tớ thét toáng,
Suýt nữa trời cao cũng đổ nhào. Củ soát linh quan tấu Ngọc Hoàng, Ngay ngày hôm ấy rất nguy nan. Quảng Hàn cung, binh trời vây chặt, Tiến thoái vô phương phải chịu hàng. Chư thần bắt trói giải luôn đi,
Rượu vẫn còn say tớ sợ gì!

Giải tới Linh Tiêu trình Thượng đế, Lệnh truyền: trảm quyết, luật từng ghi. May nhờ Thái Bạch Lý kim tinh,
Lạy xin ân xá thật chân tình.
Chỉ còn bị phạt hai nghìn gậy, Da bươm, thịt nát khắp thân hình. Phóng sinh đuổi khỏi chốn thiên quan, Xuống trần lập nghiệp Phúc Lăng sơn. Có tội đầu thai làm cửa lợn,
Nên Trư Cương Liệp ấy là tên.

Hành Giả nghe xong, nói:

– À, hóa ra nhà ngươi là Thiên Bồng thủy thần xuống hạ giới, thảo nào biết danh hiệu lão Tôn.

Yêu quái nói:

– Hừ, nhà ngươi chính là Bật mã ôn dối trời! Năm nào nhà ngươi gây tai họa, làm chúng ta khó nhọc biết chừng nào, sao hôm nay lại tới đây lừa người! Chớ có vô lễ, hãy nếm cây đinh ba của ta đây!

Hành Giả cũng đâu có chịu dung tha, vung gậy lên, nhắm đầu yêu quái đánh xuống. Hai bên đánh nhau trên sườn núi mãi tới đêm khuya. Trận đánh rất kịch liệt:

Hành Giả mắt trợn sáng choang, Yêu quái mắt quắc tựa làn hoa ngân. Một bên mù sắc thổi tung,
Một bên ráng đỏ phừng phừng phun ra.

Khí tuôn đêm tối sáng lòa, Miệng phun ráng đẹp nở hoa mây mù. Một gậy sắt, một đinh ba,
Cả hai tài giỏi thật là khó phân. Một người: Đại thánh xuống trần,
Một người: Nguyên soái trầm luân chân trời.

Một bên uy vũ hết thời,

Một bên may mắn gặp người thánh tăng.

Đinh ba ngang dọc như rồng,

Gậy sắt đón đỡ phượng hoàng vờn hoa.

Người nói: mi phá duyên ta, Khác nào giết bố, tội to nhất đời! Người nói: cưỡng gian gái người, Tội ấy phải trị tròn đời không tha! Cãi nhau ầm ĩ gần xa,
Đinh ba gậy sắt chạm va liên hồi.

Đánh nhau cho tới sáng trời, Hai tay yêu quái rụng rời buốt tê.
Hai bên đánh nhau từ canh hai cho mãi tới khi phương Đông trời sáng bạch. Yêu quái không địch nổi bỏ chạy, lại biến thành một trận cuồng phong vào thẳng hang động, đóng chặt cửa, không ra nữa. Hành Giả đứng ngoài của động nhìn thấy có tấm bia đề ba chữ “động Vân Sạn”, lại thấy yêu quái không ra, mà trời đã sáng rõ, trong bụng nghĩ thầm rằng:

– E sư phụ đợi, lâu phải trở về báo cho sư phụ biết đã, rồi quay lại bắt nó cũng không muộn.

Đoạn nhảy lên mây, trong giây lát, đã về tới thôn Cao lão.

Lại nói chuyện Tam Tạng trò chuyện cổ kim với mấy cụ già suốt đêm chẳng ngủ, đang mong Hành Giả thì đã thấy Hành Giả từ trên không hạ xuống, đứng ngay ngoài sân, Hành giả cất gậy sắt, sửa lại quần áo bước vào nói:

– Thưa sư phụ con đã về.
Mấy cụ già sợ hãi, đứng cả dậy cúi chào, nói:

– Ngài vất vả, khó nhọc quá! Tam Tạng hỏi:
– Ngộ Không, con đi suốt đêm, bắt được yêu quái ở đâu rồi? Hành giả đáp:
– Thưa sư phụ, yêu quái không phải là ma quỷ dưới trần, cũng không phải là yêu tinh trong núi. Hắn nguyên là Thiên Bồng nguyên soái giáng trần, chỉ vì đầu thai lầm, nên mặt mũi hình thù giống loài lợn, song linh tính vẫn còn. Hắn nói hắn lấy hình dạng mà đặt họ tên là Trư Cương Liệp. Bị lão Tôn rút gậy sắt đánh ngay ở nhà sau, hắn biến thành một trận cuồng phong trốn đi, Lão Tôn nhắm ngọn gió đánh một gậy, hắn lại biến thành những tia lửa hồng, chạy lọt vào động, vác cây đinh ba chín răng ra đánh nhau với lão Tôn suốt đêm. Khi trời sáng rõ, hắn khiếp đảm bỏ chạy vào động đóng chặt cửa không ra nữa. Lão Tôn định phá vỡ cửa, quyết cũng hắn một phen sống mái, nhưng sợ sư phụ thắc thỏm mong chờ, nên quay về báo tin đã.

Nói xong, thấy Cao lão bước lại gần, quỳ xuống nói:

– Thưa trưởng lão, gay lắm! Tuy ngài ấy đuổi được nó, nhưng khi các ngài đi rồi, nó quay lại thì làm sao? Phiền các ngài bắt nó, trừ tận gốc giúp tôi, thì mới tránh được hậu họa. Tôi không dám quên ơn, xin hậu tạ nhờ anh em bạn hữu viết tờ ước mang hết ruộng vườn gia sản chia đôi để tạ ơn trưởng lão. Chỉ mong các ngài nhổ cỏ nhổ cả rễ, khỏi tổn hại đến thanh danh nhà tôi.

Hành Giả cười, nói:

– Ông già này thật chẳng biết điều. Yêu quái có nói với tôi rằng: hắn tuy ăn khỏe, tốn cơm gạo nhà ông, nhưng cũng làm đỡ ông được khối việc. Mấy năm qua ông giàu có là nhờ sức của hắn cả. Hắn chưa từng ăn không của nhà ông, tại sao ông lại
muốn đuổi hắn. Cứ như hắn nói thì hắn là thiên thần giáng trần làm giàu cho nhà ông, lại chưa từng làm hại con gái ông. Tưởng được chàng rể như thế là môn đăng hộ đối lắm. Còn tổn hại thanh danh nỗi gì. Thật ra, cứ để hắn ở đây cũng được đấy!

Cao lão nói:

– Thưa trưởng lão, tuy không hại gì tới đạo đức, nhưng tiếng tăm đồn đại cũng không hay lắm. Hơi một tý người ta lại nói: “Nhà lão Cao có chàng rể là yêu tinh!” Những nước ấy, ngài bảo chịu sao nổi?

Tam Tạng nói:

– Ngộ Không, con đã giúp cụ đây một phen rồi, thì cũng nên giúp cho trọn, như thế mới là có trước có sau.

Hành Giả nói:

– Con đùa ông ấy một chút thôi. Lần này, con nhất định bắt bằng được con yêu quái về, đừng lo lắng nữa!

Rồi gọi:

– Cao lão này, ông hãy chăm nom sư phụ tôi cho chu đáo, để tôi đi chuyến nữa!

Vừa nói dứt lời, Hành giả đã biến mất dạng, nhảy phắt ngay tới ngọn núi, bước tới cửa động, vung gậy sắt nện một gậy làm hai cánh cửa nát vụn, rồi quát mắng:
– Đồ chết toi hèn mọn đâu rồi, mau ra đánh nhau với lão Tôn. Yêu quái đang ngủ, ngáy khò khò trong động, nghe tiếng cửa
vỡ và tiếng quát mắng đồ chết toi hèn mọn, bèn đùng đùng nổi
giận, vác ngay đinh ba, hùng hổ xông ra mắng mỏ một tràng:

– Thằng Bật mã ôn vô lại kia, ai trêu ghẹo nhà ngươi mà dám phá cửa lớn nhà ta? Nhà ngươi thử nghĩ tới pháp luật xem: “Ai phá cửa lớn mà vào thì sẽ bị tội tử hình” đấy!
Hành giả cười, nói:

– Đồ ngốc kia, ta phá vỡ cửa lớn còn có chỗ thanh minh. Còn nhà ngươi cưỡng chiếm con gái nhà người khác, chẳng có mối
lái cưới hỏi, chẳng có bánh kẹo rượu trà[122]

thì mới thật là tội
đáng chết đó.

Yêu quái nói:

– Thôi đừng nói nữa, hãy nhìn cây đinh ba của lão Trư đây. Hành Giả vung gậy gạt ra, nói:
– Có phải cây đinh ba nhà ngươi làm công xới đất trồng rau cho nhà Cao lão không? Thế thì có gì đáng sợ?

Yêu quái nói:

– Nhà ngươi lầm rồi. Cây đinh ba này đâu phải là vật tầm thường. Hãy nghe ta nói đây:

Thứ này luyện bởi thép thần,

Công phu mài giũa sáng trưng một mầu.

Lão Quân rèn lấy trước sau,

Huỳnh Hoặc cũng nhận việc dấu cho than.

Ngũ phương Yết đế lo toan,

Lục Đinh, Lục Giáp coi làm tận nơi.

Chín chiếc răng ngọc rèn rồi,

Hai vòng đúc nữa vàng ngời sắc thanh.

Cán vẽ lục điệu ngũ tinh,

Bốn mùa tám tiết đủ hình không sai.

Ngắn dài gồm cả đất trời,

Âm dương, nhật nguyệt rạch ròi hai phương.
Sáu hào thần tướng theo đường, Tinh tú tám quẻ dọc ngang theo hàng. Đinh ba tên gọi rõ ràng,
Dâng lên thượng đế giữ cung nhà trời.

Đạo tiên đã học xong rồi,

Từ nay ta sẽ muôn đời trường sinh. Sắc phong nguyên soái Thiên Bồng, Đinh ba trao tặng lập công, rõ ràng.
Vung lên sáng rực hào quang,

Quất xuống gió nổi tầng tầng tuyết rơi.

Thiên lao thần tướng hồn bay,

Diêm vương địa phủ một bầy quét phăng.

Thế gian vũ khí nào bằng,

Trên đời không thép sánh cùng thép đây.

Tùy nghi biến hóa đông tây,

Theo lời khẩu quyết tung bay mặc lòng.

Bên ta đã mấy năm ròng,

Bạn ta thân thiết chưa từng chia ly.

Bữa ăn ta cũng mang đi,

Đêm ngủ ta chẳng cách ly chút nào.

Đã từng tới Hội bàn đào,

Vào chầu Thượng đế đem theo đi cùng.

Bởi chứng say rượu hành hung, Cậy tài khoe giỏi thiên công trị liền. Đẩy ta xuống dưới trần gian,
Tại đây tội ác rỡ càn gây thêm.

Động núi ăn thịt người hiền,

Lấy ngay gái đẹp giữa miền thôn Cao.

Cây đinh ba tuyệt làm sao!

Tổ rồng giữa biển lật nhào cuốn phăng, Phá tan hang hổ giữa rừng,
Mọi đồ binh khí xin đừng sánh ta.

Đinh ba tiếng nhất từ xưa,

Đánh nhau là thắng có thua bao giờ!

Lập công để tựa đánh cờ,

Chẳng cần phải nói chắc là người hay?

Dù ngươi đồng sắt cứng thay. Đinh ba đã giáng, hồn bay rụng trời!
Hành giả nghe xong, thu gậy sắt về, nói:

– Đồ ngốc, đừng nỏ mồm nữa! Lão tôn giơ đầu ra cho nhà ngươi bổ, xem có hồn bay phách tán không nhé?

Yêu quái vận hết sức, vung đinh ba bổ xuống, cây đinh ba tóe lửa sáng choang, nhưng đầu Hành Giả chẳng sướt một mảy da nào. Yêu quái bủn rủn chân tay, nói:

– Đầu cứng quá, đầu cứng quá!

Hành giả nói:

– Nhà ngươi không biết à? Khi lão Tôn náo động thiên cung ăn trộm tiên đơn, đào tiên, rượu ngự, bị tiểu thánh Nhị Lang bắt được, giải đến trước cung Đẩu Ngưu, các thiên thần từng trị nào là búa bổ, dùi đâm, nào là dao chém, kiếm chặt, nào là lửa thiêu, sét đánh, thế mà cũng chẳng đứt một sợi lông. Ta lại bị Thái Thượng láo quân bắt giam vào lò bát quái đốt bằng lửa thần, khiến ta thành người mắt lửa ngươi vàng, mình đồng da sắt. Không tin cho nhà ngươi bổ thêm vài nhát nữa, xem ta có đau không nào?

Yêu quái nói:

– Con khỉ kia, ta còn nhớ khi nhà ngươi đại náo thiên cung, nhà ngươi ở động Thủy Liêm núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, thuộc Đông Thắng Thần Châu, lâu lắm ta không nghe thấy tiếng tăm, làm sao bây giờ lại tới đây lừa ta? Hay là ông bố vợ ta đi
mời nhà ngươi tới?

Hành giả nói:

– Bố vợ nhà ngươi đâu có đi mời. Do lão Tôn cải tà quy chính, bỏ đạo theo tăng bảo vệ em vua nước Đại Đường bên phương Đông là pháp sư Tam Tạng sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, dọc đường ghé vào thôn Cao Lão ngủ nhờ, nhân Cao lão kể chuyện ra, xin ta cứu hộ cô con gái và bắt lấy quân ăn hại nhà ngươi!

Yêu quái nghe nói như vậy, vội vàng vứt đinh ba, dạ một tiếng thật to, rồi nói:

– Người lấy kinh ở đâu? Phiền anh đưa tôi đến gặp mặt. Hành giả nói:
– Nhà ngươi định gặp làm gì? Yêu quái nói:
– Tôi vốn được đức Quan Âm bồ tát khuyến thiện, nhận giới hạnh của người, dặn tôi ở đây ăn chay giữ giới để sau này theo người lấy kinh sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, lập công chuộc tội trở về với chính quả. Tôi đã đợi ở đây mấy năm ròng mà chẳng thấy tin tức gì. Hôm nay mới biết anh là đồ đệ của ngài, thế sao anh không nói sớm, chỉ cậy hung bạo đến đây đánh tôi.

Hành giả nói:

– Nhà ngươi chớ có trí trá lừa dối ta, hòng tìm kế thoát thân. Nếu nhà ngươi thực lòng muốn bảo vệ Đường Tăng, không chút dối trá thì hãy ngẩng mặt lên trời mà thề, thì ta mới dẫn đi gặp sư phụ ta.

Yêu quái vội vàng quỳ xuống, dập đầu lia lịa như giã gạo, nói:
– Nam mô A Di Đà Phật, nếu tôi không thành tâm thực ý, phạm vào tội trời, thì thân này bị băm làm muôn mảnh.

Hành Giả thấy hắn khấn vái thề nguyền, bèn nói:

– Đã như vậy, nhà ngươi hãy châm lửa đốt cháy hang động nhà ngươi ở, thì ta mới dẫn đi.

Yêu quái liền nhặt ngay những cây lau sậy, gai góc, châm lửa đốt trụi động Vân Sạn như một lò ngói vỡ, rồi nói với Hành Giả:

– Bây giờ tôi không còn vướng vít gì nữa nhé, anh dẫn tôi đi thôi!

Hành giả nói:

– Nhà ngươi đưa cây đinh ba lại đây ta xem.

Yêu quái nhặt cây đinh ba đưa cho Hành Giả. Hành Giả bèn nhổ một sợi lông, thổi phù rồi hô “biến”, tức thì sợi lông biến thành một dây chão tết ba, đoạn bước lại trói quặt tay yêu quái ra sau lưng. Yêu quái cũng quặt tay ra sau để mặc Hành Giả trói. Hành Giả túm lấy tai kéo đi, nói:

– Đi mau! Đi mau! Yêu quái kêu:
– Nhẹ nhẹ một chút, tay anh cứng lắm, nắm tai tôi đau quá! Hành giả nói:
– Nhẹ không xong được. Phải cẩn thận chứ! Người ta thường nói: “Lợn lành trói chặt” cơ mà. Đợi khi gặp sư phụ. Thấy quả thật nhà ngươi thực lòng ta mới thả.

Hai người đi trên mây về thẳng thôn Cao Lão. Có bài thơ làm chứng rằng:

Kim cứng khắc mộc dễ ghê, Vượn bắt rồng gỗ theo về như không.
Kim theo mộc thuận một lòng,

Kim nhâm mộc quý, nên cùng phát huy.

Chủ khách xoắn xuýt không chia, Tam giao tam hợp huyền vi vô cùng. Tính tình đủ hỉ, trinh, nguyên,
Tây phương chứng quả rõ ràng chẳng sai.

Trong khoảnh khắc đã về tới thôn Cao Lão. Hành Giả cắp cây đinh ba, túm tai yêu quái nói:

– Nhà ngươi biết người ngồi ngay ngắn giữa sảnh đường kia là ai không? Chính sư phụ ta đó.

Cao lão và mấy người bạn thân thiết chợt thấy Hành Giả bắt được yêu quái, trói chặt túm tai điệu về, ai nấy mừng rỡ chạy ra ngoài sân nói:

– Thưa trưởng lão, hắn đúng là con rể tôi đấy!

Yêu quái chạy lại, tay vẫn bị trói chặt ra sau, quỳ hai gối xuống đất, dập đầu lạy Tam Tạng, nói lớn:

– Thưa sư phụ, đệ tử thất lễ không kịp đón tiếp, nếu biết sớm sư phụ nghỉ ở nhà bố vợ con, thì con đến đón tiếp rồi, chứ đâu có rắc rối như thế này!

Tam Tạng nói:

– Ngộ Không, con làm thế nào mà hàng phục được hắn, dẫn hắn về đây lạy tạ.

Lúc ấy, Hành Giả mới buông tay, cầm cán cây đinh ba gõ vào người yêu quái, nói:

– Chú ngốc, hãy nói đi!

Yêu quái kể tỉ mỉ chuyện Bồ tát khuyến thiện một lượt. Tam Tạng mừng, bèn gọi:
– Cụ Cao ơi, mang hương án ra đây có việc!

Cao Lão vội mang hương án ra. Tam Tạng rửa tay, thắp hương, ngoảnh về hướng Nam cúi đầu chắp tay khấn:

– Đa tạ đức Bồ tát!

Mấy cụ già cũng đốt hương vái lạy theo.

Lễ xong, Tam Tạng vào nhà khách ngồi, bảo Ngộ Không cởi trói cho yêu quái, Hành Giả rùng mình một cái, thu lông lên người, sợi thừng tự rời ra. Yêu quái lại cúi lạy Tam Tạng, xin đi theo sang phương Tây. Đoạn lại quay sang lạy Hành Giả, coi Hành Giả đến trước là anh và gọi là sư huynh.

Tam Tạng nói:

– Đã theo thiện quả và xin làm đồ đệ của ta, vậy ta đặt cho một pháp danh để sớm tối gọi cho tiện.

Yêu quái nói:

– Thưa sư phụ, con đã được Bồ tát xoa đầu thụ giới, đặt cho con pháp danh là Trư Ngộ Năng rồi ạ.

Tam Tạng cười nói:

– Tốt, tốt! Sư huynh con tên là Ngộ Không, con là Ngộ Năng, cùng đều thuộc tông phái trong pháp môn ta cả.

Ngộ Năng nói:

– Thưa sư phụ, con đã nhận giới hạnh của Bồ tát đoạn tuyệt
[123]
với ngũ huân, tam yếm

, ở nhà bố vợ ăn chay giữ giới,
không bao giờ ăn mặn, nay gặp sư phụ, con xin phá giới một bữa.

Tam Tạng nói:

– Không được, không được! Con đã không ăn mặn rồi, vậy thì ta đặt cho con một tên nữa là Bát Giới nhé!
Chú ngốc mừng quá, nói:

– Xin tuân lệnh sư phụ.

Từ đấy, chú ngốc lại có tên là Trư Bát Giới.

Cao lão thấy con yêu quái, cải tà quy chính thì mừng lắm, sai người nhà bày tiệc cảm tạ Đường Tăng. Bát Giới bước lên, níu lấy Cao lão nói:

– Nhạc phụ ạ, xin nhạc phụ cho vợ con ra chào ông và bác đây!

Hành Giả cười nói:

– Này hiền đệ, chú đã theo vào hàng sa môn làm hòa thượng, thì từ nay không được nói “vợ tôi” nữa, Thế gian còn thấy đạo sĩ lấy vợ chứ ai thấy sư lấy vợ bao giờ đâu. Chúng ta hãy ngồi vào bàn theo thứ tự, ăn bữa cơm chay rồi lên đường sang phương Tây cho sớm.

Cao lão trải bàn mời Tam Tạng ngồi trên. Hành Giả, Bát Giới ngồi hai bên cạnh, còn người nhà thân thuộc ngồi dưới. Cao lão mở chai rượu thuần khiết rót một chén đầy lễ trời đất, sau đó bưng mời Tam Tạng. Tam Tạng nói:

– Chẳng giấu gì ông, bần tăng chỉ ăn chay thôi, từ nhỏ chưa hề ăn mặn bao giờ.

Cao lão nói:

– Vẫn biết trưởng lão chỉ dùng thức chay, chưa từng ăn mặn, nhưng đây là thứ rượu thuần khiết, uống một chén cũng không hại gì.

Tam Tạng nói:

– Không dám. Rượu vốn là điều kiêng thứ nhất của nhà sư đấy.

Ngộ Năng hốt hoảng nói:
– Sư phụ ạ, con từ khi ăn chay cũng vẫn không bỏ được rượu. Ngộ Không nói:
– Lão Tôn tửu lượng kém, tuy không uống hết một chum, nhưng cũng chưa bỏ rượu bao giờ.

Tam Tạng nói:

– Đã vậy, thì hai anh em uống một chút rượu thuần khiết ấy cũng được. Nhưng chớ có uống say quá mà hỏng việc.

Thế là hai người nhận lấy chén rượu. Còn ai nấy ngồi theo chỗ của mình ăn uống. Nói sao hết được cỗ bàn thừa thãi, rượu thịt ngon lành!

Thầy trò ăn xong, Cao lão bưng ra một khay sơn son đặt hai trăm lạng bạc vụn, để ba người dùng làm tiền đi đường. Lại mang ra ba chiếc áo bông để ba người khoác ngoài. Tam Tạng nói:

– Chúng tôi là những nhà sư lang thang, qua thôn xin ngủ, gặp nhà xin ăn, đâu dám nhận vàng bạc, lụa là!

Hành Giả bước đến gần, thò tay bốc một nắm bạc, gọi:

– Cao Tài ơi, hôm qua phiền anh dẫn thầy trò tôi. Nay lại có thêm được một đồ đệ nữa, chẳng có gì tạ ơn anh, gọi là có chút bạc vụn này, anh cầm tạm mua lấy một đôi giày cỏ mà đi. Sau này nếu có yêu tinh, anh lại mách dùm tôi mấy đứa, là tôi lại có quà tặng anh đấy.

Cao Tài nhận lấy và cúi đầu lạy tạ. Cao lão lại nói:
– Các vị trưởng lão không nhận tiền bạc thì thôi cũng được, nhưng xin nhận cho mấy tấm áo choàng này, gọi là tấm lòng thành…

Tam Tạng nói:
– Chúng tôi là người xuất gia, nếu ăn hối lộ một sợ tơ, sợi tóc nào, thì nghìn kiếp cũng không tu được. Chỉ xin ông một ít bánh thừa ăn không hết kia, làm lương khô ăn trên đường là đủ.

Bát Giới đứng ở bên cạnh, nói:

– Sư phụ và sư huynh ạ, chúng ta không nên từ chối. Mấy năm tôi làm rể nhà này, thì số lương mang đi đường phải đến ba
[124]
ngàn cân

ấy chứ?

Rồi nói với Cao lão:

– Nhạc phụ ạ, tấm áo của con đêm qua bị sư huynh túm rách rồi, cho con một chiếc áo cà sa bằng gấm xanh, đôi giày cũng hỏng rồi, cho con một đôi giày mới.

Cao lão nghe nói không dám chối từ, bèn mua ngay một đôi giày mới và một chiếc áo ngắn để Bát Giới thay lấy bộ quần áo cũ.

Bát giới xúng xính dạ một tiếng rồi nói với Cao lão:

– Con gửi lời chào nhạc mẫu và mọi người thân thích trong nhà. Hôm nay con đi làm hòa thượng không kịp chào hỏi tạm biệt, xin đừng trách cứ. Về phần nhạc phụ, con mong nhạc phụ trông nom vợ con chu đáo. Nếu công việc lấy kinh không thành, thì còn sẽ hoàn tục về đây, lại làm con rể của nhạc phụ và sinh sống như trước.

Hành giả quát luôn:

– Đồ khốn, chớ có ăn nói hồ đồ như thế! Bát giới nói:
– Không phải hồ đồ đâu. Chỉ sợ nhất thời lỡ xảy ra điều gì thì hỏng cả việc làm hòa thượng, hỏng cả việc lấy vợ, xôi hỏng bỏng không thì sao?

Tam Tạng nói:
– Thôi, không nói lôi thôi nữa, mau lên đường cho sớm.

Rồi hai người thu xếp hành lý. Bát Giới gánh hành lý trên vai. Tam Tạng cưỡi ngựa bạch, Hành Giả vác gậy sắt đi trước dẫn đường. Một đoàn ba người, từ biệt Cao lão và mọi người, tiếp tục lên đường sang phương Tây. Có bài thơ làm chứng rằng:

Trời đất rừng cây sắc khói hồng, Đương triều Phật tử khổ vô cùng.
Đổi ăn một bát cơm thiên hạ, Rét buốt nhìn kim áo lạnh lùng.
Ý ngựa buông tuồng đừng thả sổng, Lòng hầu ngỗ ngược phải dày công. Tính tình đã định muôn duyên hợp, Rực rỡ trăng tròn lúc đổ lòng.
Ba người lên đường sang phương Tây, đi được một tháng bình yên vô sự. Khi đi qua địa giới nước Ô Tư Tạng, chợt ngẩng đầu, họ thấy một tòa núi cao. Tam Tạng gò cương, đứng ngựa nói:

– Ngộ Không, Ngộ Năng này, đằng trước có ngọn núi cao phải cẩn thận, cẩn thận!

Bát Giới nói:

– Không sao, đấy là núi Phù Đồ, trong núi có thiền sư Ô Sào tu hành, con đã từng gặp ngài mà.

Tam Tạng hỏi:

– Nhà sư ấy là người thế nào? Bát Giới thưa:
– Cũng là mọt nhà sư có đức hạnh. Ngài từng khuyên con theo ngài tu hành nhưng con không nghe.
Thầy trò mải trò chuyện, chẳng mấy chốc đã tới chân núi. Ngọn núi tuyệt dẹp. Chỉ thấy:

Phía nam tùng trắc một vùng,

Phía bắc liễu biếc, đào hồng chen nhau.

Líu lo chim hót vui sao,

Hạc tiên múa lượn, dập dìu từng đôi.

Hoa rừng hương ngát nơi nơi,

Cỏ thơm mơn mởn tuyệt vời xa xăm.

Dưới khe nước chảy rì rầm,

Sườn non lớp lớp mây vòng uốn quanh.

Cảnh trí u nhã thanh thanh,

Bốn bề bát ngát vắng tanh bóng người.

Sư phụ ngồi trên ngựa nhìn ra xa, thấy phía trên cây gội hương có một cái tổ bằng cành cây ghép lại, bên trái hươu nai ngậm hoa, bên phải khỉ dâng trái. Trên ngọn cây, loan xanh phượng tía hót vang, gà gấm hạc đen tụ tập. Bát Giới, chỉ tay nói:

– Thiền sư Ô Sào ở đó!

Tam Tạng vung roi thúc ngựa đến thẳng gốc cây.

Lại nói thiền sư thấy ba người tiến lại, lập tức rời khỏi tổ, nhảy xuống gốc cây. Tam Tạng xuống ngựa cúi chào, Thiền sư đỡ dậy nói:

– Xin mời thánh tăng đứng dậy. Tôi có lỗi không kịp đón. Bát Giới nói:
– Xin kính chào lão thiền sư. Thiền sư ngạc nhiên, hỏi:
– Nhà ngươi là Trư Cương Liệp ở núi Phúc Lăng, sao có phúc lớn được cùng đi với thánh tăng?

Bát Giới thưa:

– Năm ngoái đội ơn đức Quan Âm khuyến thiện, nguyện theo người làm đồ đệ.

Thiền sư vui mừng nói

– Tốt lắm! Tốt lắm.

Lại chỉ Hành Giả, nói:

– Vị này là ai? Hành Giả cười nói
– Lão thiền sư nhận ra Bát Giới mà không nhận ra tôi à? Thiền sư nói:
– Ít quen biết lắm! Tam Tạng nói:
– Hắn là đồ đệ của tôi, tên gọi Tôn Ngộ Không. Thiền sư cười ngất, nói:
– Thật khiếm lễ, khiếm lễ.

Tam Tạng lạy thiền sư hai lạy và hỏi chùa Đại Lôi Âm bên phương Tây ở đâu. Thiền sư đáp:

– Còn xa lắm! Còn xa lắm! Đường đi nhiều hổ báo, khó đi lắm.

Tam Tạng ân cần, hỏi thêm:

– Đường đất còn độ bao xa? Thiền sư đáp:
– Đường tuy xa, nhưng ắt có ngày đi đến nơi. Nhưng ma quỷ, lam chướng khó trừ, ta có quyển Đa tâm kinh này, gồm năm mươi bốn câu, khoảng hai trăm bảy mươi chữ. Khi nào gặp ma quỷ, lam chướng, niệm kinh này thì sẽ không bị hại gì.

Tam Tạng cúi đầu sát đất cầu xin, Thiền sư bèn đọc kinh truyền cho, kinh rằng:

– “Đức Quán tự tại Bồ tát tu hành pháp Bát nhã ba la mật đa,
[125]
khi đã sâu sắc rồi, thấy năm
được mọi nổi khổ ách.

[126]

uẩn đều là không, giải thoát
Bấy giờ, Xá Lị Tử
rằng:

có hỏi Bồ tát về phép ấy. Bồ tát đáp

– Này người Xá Lị Tử, sắc không khác không, không không khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, và thụ tưởng, hành, thức cũng đều như thế.

Này người Xá Lị Tử, cái không tưởng của các pháp nó chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng bẩn, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳng giảm. Bởi vậy, trong cái không ấy, không có sắc, thụ, tưởng,

:
[129]

[128]:
không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

: không có nhãn
giới, cả đến ý thức giới[130]

cũng không có; không có “vô
minh”, và cũng không có cả “vô minh diệt tận”[131]

cả đến
[132]
“lão tử” và “lão tử diệt tận”

cũng không có; không có “trí”
cũng không có “đắc”, bởi lẽ không có cái gì là “sở đắc” cả.

Các vị Bồ tát y theo phép Bát nhã ba la mật đa ấy mà tu hành cho nên tâm không trở ngại. Bởi không trở ngại, cho nên không sợ hãi, xa lánh được hết mọi sự điên đảo mộng tưởng, cuối cùng đạt được trạng thái niết bà [133]

[134]
Các vị Phật trong ba đời

, y theo phép Bất nhã ba la mật
đa ấy mà tu hành, cho nên đạt tới bậc “vô thượng chánh đẳng chánh giác”[135]

Vì thế có thể nói rằng: phép Bát nhã ba la mật đa là một bài
chú đại thần[136]

bài chú đại minh, bài chú vô thượng[137]

bài
; ,
[138]
chú vô đẳng đẳng
thực không giả dối.

, có thể giải trừ mọi nỗi khổ ách, chân

Vì thế, bài chú Bát nhã ba la mật đa tức là:

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”[139]

Khi ấy, vị pháp tăng nhà Đường vốn đã có căn nguyên, tai nghe một lượt quyển Đa tâm kinh là nhớ ngay, đến nay kinh ấy vẫn còn truyền ở đời. Ấy là bộ kinh tóm tắt về việc chân tu, hội môn thành Phật vậy.

Thiền sư truyền kinh xong, đạp mây định bay lên tổ quạ, bị
Tam Tạng níu lại hỏi về đường sang phương Tây thế nào.

Thiền sư cười, nói:

Đường đi thì chẳng khó, Hãy nghe ta dặn đây: Nghìn sông sâu núi cao, Nhiều yêu ma quỷ quái. Dù non cao vời vợi,
Yên lòng chớ sợ run. Đi tới Ma Nhĩ Nham, Nghiêng bàn chân mà bước. Rừng Hắc Tùng phía trước, Các yêu ra chặn đường.
Yêu tinh đầy khắp thành, Ma vương đầy khắp núi.
Công đường hổ ngồi đợi, Chủ bạ là sói lang.
Sư tử voi xưng vương, Hổ, báo làm thống soái. Lợn lòi gánh đồ đạc,
Thủy quái phía trước chờ.

Lâu năm khỉ đá già, Đang nổi cơn thịnh nộ. Nên hỏi người quen cũ, Họ biết đường sang Tây.
Hành giả nghe xong cười nhạt nói:

– Chúng ta đi thôi, việc gì phải hỏi ông ấy, cứ hỏi tôi đây là xong.

Tam Tạng còn chưa hiểu ý ra sao, thấy thiền sư đã hóa thành vầng hào quang bay lên tổ quạ, bèn ngẩng lên vái lạy tạ ơn. Hành Giả trong lòng bực lắm vung gậy sắt khua tán loạn phía trên, song chỉ thấy:

Sen vàng nở muôn đóa

Mây đẹp che nghìn vòng.

Hành Giả dù cố sức lật sông dốc biển cũng không sao kéo nổi, dù chỉ là một sợi mây ở tổ quạ. Tam Tạng thấy vậy ngăn Hành Giả lại, nói:

– Ngộ Không, đây là một vị Bồ tát, con định phá tổ là nơi ở của ngài chăng?

Hàng Giả nói:

– Ông ấy mắng chửi anh em chúng con còn gì?
Tam Tạng nói:

– Ngài giảng giải đường sang phương Tây đấy chứ, đâu có mắng chửi các con.

Hành giả nói:

– Sư phụ đâu có hiểu! Ông ấy nói: “Lợn rừng gánh đồ đạc” là mắng Bát Giới, “Lâu năm khỉ đá già” là chửi lão Tôn. Sư phụ đâu biết được ý ấy.

Bát Giới nói:

– Xin sư huynh nguôi giận, ngài thiền sư ấy hiểu được mọi việc trong quá khứ và tương lại. Nhưng ngẫm câu ông ấy nói “Thủy quái phía trước chờ” thì không biết có nghiệm không? Thôi, hãy tha cho ông ấy.

Hành giả nhìn thấy mây lành, hoa sen quấn quýt biến thành tổ quạ, đành mời sư phụ lên ngựa, xuống núi tiếp tục sang phương Tây. Chuyến đi này:

Bởi chưng phúc đức nhân gian ít, Thành thử yêu ma rừng núi nhiều.
Cuối cùng, không biết đoạn đường sắp tới ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[118] Cửu chuyển đơn: Linh đơn qua chin lần luyện.
[119] Hoa trì: Tên gọi bộ phận dưới lưỡi.
[120] Đan điền: khu vực cách rốn chừng hai phân.
[121] Ly, Khảm: phương Nam thuộc hỏa (lửa), phương Bắc thuộc thủy (nước) ở đây nói âm dương điều hòa.
[122] Nguyên văn: không có ba người làm mối, sáu người làm chứng, và lễ rượu, trà.
[123] Ngũ huân, tam yếm: ngũ huân là năm thứ gia vị mà người tu hành không ăn: Hành, hẹ, tỏi, ớt, rau thơm. Tam yếm: ba loài kiêng không giết thịt, chim nhạn, chó và cá đen (ô ngư). Vì chim nhạn có nghĩa vợ chồng, chó biết nghĩa chủ tớ, ca đen có lòng trung kinh.
[124] Nguyên văn: ba thạch.
[125] Năm uẩn: năm cái chứa góp, che lấp: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Sắc là vật chất, thụ là lĩnh nhận lấy, tưởng là mơ tưởng tới sự vật mình đã tiếp xúc, hành là trôi chảy, cái nhớ cứ bám víu trôi chảy mãi, thức: ý thức phân biệt những cái sự vật mà mình đã vấn vít. Năm cái uẩn này nó che lấp chân tình, khiến cho người ta mê hồn, cho sự vật là có thật.
[126] Xá Lị Tử (Sariputra): một trong mười đệ tử giỏi của Phật 
[127] Xem chú thích về năm uẩn ở trên
[128] Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý: tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà đạo Phật gọi là sáu căn (lục căn)
[129] Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp: Đạo Phật gọi lá sáu trân (lục trần): sáu thứ bụi bặm làm vẩn đục chân tinh, tương ứng với sáu căn ở trên. Những gì đối với mắt là sắc trần, đối với tai là thanh trần, đói với mũi là hương trần, đối với lưỡi là vị trần, đối với thân là xúc trần, đối với thân là pháp trần.
[130] Nhãn giới, ý thức giới: cảnh giới mà mắt nhìn thấy được và ý thức phân biệt được.
[131] Vô minh, vô minh diệt tận: trạng thái tâm trí không sáng suốt, u tối và trạng thái của sự “vô minh” bị diệt hết.
[132] Lão tử, lão tử diện tận: trạng thái sự vật già, chết và trạng thái không còn sự già chết.
[133] Niết bàn (Nirvana): một tráng thái của tâm hồn con người hoàn toàn trong sáng, an vui, tự tại, giải thoát một khi con người đã hoàn toàn giác ngộ, thoát khỏi mê lầm, trừ bỏ hết tham, sân si không bị ràng buộc bởi phiền não, ô uế, đồng thời thể nhập vào vũ trụ không gian vô biên, thời gian vô tận vượt ra ngoài cảnh sinh tương đối.
[134] Ba đời: Quá khứ, hiện tại và tương lai.
[135] Bậc vô thượng chảnh đẳng chánh giác: Chỉ bậc công quả lại được cao nhất, chân chính bình đẳng, hiểu biết hoàn toàn chân chính của Phật do tu tại phép Bát nhã bà la mật đã mang lại.
[136] Bài chủ đại thần: Chủ là những lời nói bí mật, huyền nhiệm có công hiệu phi thường, Kinh Bát nhã ba la mật đa này cực kỳ thần diệu nên gọi là đại thần chủ.
[137] Bài chú vô thượng: Bài chú cao siêu nhất, vượt mọi bài chú khác.
[138] Bài chú mà không có bài chú nào sánh bằng.
[139]Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. Dịch âm theo tiếng Hán, lời chú bằng tiếng Phạn Gâti gâti Pragâti prasangâti Bodhi Svàhà. Theo nguyên tắc “bí mật bất phiên” bí mật thì không dịch nên để nguyên, chỉ phiên âm thôi.