Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ mười sáu

Viện Quan Âm, các sư lừa bảo bối
Núi Hắc Phong, yêu quái trộm cà sa

Lại nói chuyện hai thầy trò quất ngựa đi tới nơi, đứng bên cổng ngắm nghía, thấy quả là một ngôi chùa: 
Tầng tầng điện các, Lớp lớp hành lang.
Ngoài cửa tam sơn, muôn lớp mây lành bay quấn quýt; Trước nhà ngũ phúc, nghìn tia khí đẹp cuộn xung quanh. Hai hàng tùng biếc,
Một dải trắc xanh.
Hai hàng tùng biếc, quanh năm suốt tháng cảnh u tĩnh; Một dải trắc xanh, sắc thắm màu tươi đẹp tuyệt trần.
Lại thấy:

Gác chuông cao chất ngất, Tháp Phật nhọn thanh thanh. Tăng ngồi thiền nhập định. Chim véo von đầu cành.
Tịch mịch vô cùng là tịch mịch. Thần tiên quả thật rất thần tiên.
Có bài thơ rằng:

Chùa cổ trang nghiêm ẩn núi xanh,
Nơi đây cảnh đẹp nhất phàm trần, Đời nay tịnh thổ tìm đâu thấy,
Thắng cảnh thiên môn chiếm hết phần.

Tam Tạng xuống ngựa. Hành Giả hạ gánh, định bước vào, bỗng thấy một nhà sư từ trong chùa đi ra. Nhà sư ấy ăn mặc:

Mũ đội trâm cài lệch, Áo mặc không vết nhơ. Tai đeo đôi vòng bạc, Lưng thắt một dây tơ. Giày cỏ đi êm nhẹ,
Mõ cá tay vẫn khua. Miệng luôn luôn lẩm nhẩm, Nam mô A Di Đà.
Tam Tạng trông thấy, đứng sang bên chào, nhà sư vội vàng đáp lễ, cười nói:

– Không dám. Ngài ở đâu tới đây? Xin mời vào trong phương trượng xơi nước.

Tam Tạng thưa:

– Chúng tôi ở tận bên phương Đông, vâng lệnh nhà vua sang chùa Lôi Âm bên Thiên Trúc lễ Phật cầu kinh. Đến đây trời tối, xin vào chùa ngủ trọ một đêm.

Vị hòa thượng kia nói:

– Mời các ngài vào trong này.

Tam Tạng gọi Hành Giả dắt ngựa vào. Vị hòa thượng thấy tướng mạo Hành Giả, sợ hãi hỏi:

– Người dắt ngựa là hạng nào thế?
Tam Tạng đáp:

– Nói khẽ chứ, hắn tính nóng, nghe thấy tiếng “hạng nào” là nổi nóng ngay. Hắn là đồ đệ của tôi đấy.

Hòa thượng rùng mình, cắn móng tay nói:

– Xấu xí quái gở thế mà cũng nhận làm đồ đệ! Tam Tạng nói:
– Ngài không biết, xấu thì xấu nhưng tài giỏi được việc lắm!

Hòa thượng cùng Tam Tạng, Hành Giả đi vào trong chùa. Ở chính điện trong chùa thấy viết bốn chữ lớn “Quan Âm thiền viện”. Tam Tạng mừng rỡ, nói:

– Ta nhiều lần đội ơn sâu của Bồ tát mà chưa kịp lạy tạ. Nay được đến chùa đây, như được thấy mặt ngài và có dịp lạy tạ.

Hòa thượng nghe thấy thế, lập tức sai người mở cửa điện, mời Tam Tạng vào lễ. Hành Giả buộc ngựa, đặt hành lý xuống, cùng Tam Tạng bước lên điện. Tam Tạng cúi mình, ngực sát xuống đất, lạy bức tượng vàng. Hòa thượng đánh trống, Hành Giả gõ chuông. Tam Tạng phủ phục trước đài, thành tâm khấn vái. Lễ xong, hòa thượng ngừng đánh trống. Hành Giả vẫn cứ khua chuông lúc khoan, lúc nhặt hồi lâu. Vị đạo nhân nói:

– Lễ xong rồi, còn gõ chuông mãi làm gì?

Lúc ấy, Hành Giả mới đặt dùi xuống, cười nói:

– Ngài đâu có hiểu! Tôi làm hòa thượng một ngày thì phải gõ chuông một ngày chứ!

Tiếng chuông làm kinh động các nhà sư già, trẻ trong chùa. Mấy vị trưởng lão các phòng trên dưới nghe thấy tiếng chuông gõ loạn xị, xô cả lại nói:

– Tên quê mùa nào đến đây gõ trống chuông loạn xị lên thế. Hành Giả chạy ra, hừ một tiếng, nói:
– Ông ngoại họ Tôn của các ngươi gõ nghịch đấy!

Các nhà sư nhìn thấy Hành Giả sợ quá ngã lăn ra, bò lổm ngổm trên mặt đất, nói:

– Ới, ông thiên lôi! Hành Giả nói:
– Thiên lôi còn là hạng cháu của ta! Đứng lên, đứng lên! Đừng sợ, chúng ta là người nước Đại Đường bên phương Đông thôi.

Các nhà sư vội cúi đầu lạy và khi nhìn thấy Tam Tạng thì mới yên tâm. Trong bọn có người viện chủ mời:

– Xin mời các ngài vào trong phương trượng xơi nước.

Hành Giả bèn tháo cương, gánh hành lý, rời chính điện vào căn phòng phía sau, cùng mọi người theo thứ tự ngồi nghỉ.

Vị viện chủ mời trà, và sai dọn cơm chay. Trời hãy còn sớm, Tam Tạng chưa dứt lời cảm tạ, đã thấy ở mé sau có hai chú tiểu đồng đỡ một nhà sư già bước ra. Nhà sư ăn mặc:

Mình mặc áo gấm bó người,

Tà viền lông thúy vàng tươi một màu.

Tỳ lư mũ ấy đội đầu.

Biếc xanh ngọc dát ngỡ đâu mắt mèo.

Đôi hài bát bảo đẹp sao,

Chống cây gậy khảm trăng sao trên trời

Mặt in những nếp nhăn dài,

Ly Sơn lão mẫu dáng người giống in

Hai con mắt tối như đêm,

Hệt long vương trấn ở miền biển xa.
Răng cửa gẫy, gió vào ra,

Lưng còng oặt xuống như là lưng tôm.

Các nhà sư nói:

– Sư tổ đã đến.

Tam Tạng cúi mình lạy, nói:

– Đệ tử xin kính chào lão viện chủ.

Nhà sư già chào đáp lễ, ai nấy theo thứ tự ngồi xuống. Nhà sư già nói:

– Vừa rồi, mấy nhà sư trẻ nói có nhà sư ở nước Đại Đường bên phương Đông tới, nên tôi ra tiếp kiến.

Tam Tạng thưa:

– Chúng tôi mới tới nhà chùa, chưa biết phải trái thế nào, xin sư già thứ lỗi cho.

Nhà sư già nói:

– Không dám! Không dám! Rồi lại hỏi:
– Ngài từ phương Đông sang đây, đường đất có xa lắm không?

Tam Tạng đáp:

– Ra khỏi ranh giới Tràng An đã hơn năm nghìn dặm, vượt qua núi Lưỡng Giới, thu nạp được một đồ đệ, rồi lại đi qua nước Tây Phiên, Cáp Tất mất hai tháng, độ năm sáu nghìn dặm nữa, chúng tôi mới tới đây.

Nhà sư già nói:

– Đúng là vạn dặm xa xôi. Tôi đây một đời sống thừa, chưa từng bước chân ra khỏi cổng chùa này, thật đúng là hạng “ếch
[101]
ngồi đáy giếng”

Tam Tạng lại hỏi:

, hạng gỗ mục thôi.

– Lão viện chủ năm nay thượng thọ bao nhiêu? Nhà sư già đáp:
– Hai trăm bảy mươi tuổi rồi. Hành Giả nghe thấy thế, nói:
– Vẫn chỉ là hạng cháu vạn đời của ta. Tam Tạng trừng mắt, nói:
– Ăn nói cẩn thận! Phải có lễ độ, không được khích bác người khác.

Nhà sư già lại hỏi:

– Thế còn ngài bao nhiêu tuổi rồi? Hành Giả đáp:
– Không dám nói.

Nhà sư già cũng chỉ cho là câu nói ngớ ngẩn không để ý và không hỏi nữa, đoạn sai pha trà. Một tiểu đồng bưng ra một chiếc khay ngọc màu mỡ dê, trên có ba chiếc chén lam bịt vàng. Lại thấy một tiểu đồng khác bưng một chỉểc ấm đồng bạch rót ra ba chén trà hương.

Thật là:

Sắc ngời hoa lựu đỏ, Hương ngát tựa quế hoa.
Tam Tạng trông thấy, khen ngợi rối rít.

– Bộ ấm chén đẹp quá! Thật là đồ đẹp thức ngon! Nhà sư già nói:
[102]
– Đâu có, đâu có

! Ngài ở thượng quốc thiên triều thiếu
gì của báu, bộ ấm chén này có gì đâu mà ngài quá khen! Ngài từ thượng quốc đến đây, chắc là có bảo bối, cho chúng tôi xem một tý.

Tam Tạng nói:

– Đáng tiếc là tôi từ phương Đông sang đây, chẳng có vật gì quý cả. Vả lại, nếu có thì đường xa dặm thẳm cũng không mang đi được.

Hành Giả đứng bên cạnh, nói:

– Thưa sư phụ, hôm trước con thấy ở trong tay nải có tấm áo cà sa không là vật quý sao? Lấy ra cho mọi người xem một chút!

Các nhà sư nghe nói tấm áo cà sa, đều cười. Hành Giả nói:
– Các người cười cái gì? Vị viện chủ nóí:
– Ngài vừa mới nói rằng tấm áo cà sa là vật quý, thì buồn cười thật. Áo cà sa ấy, chúng tôi đây cũng có hai mươi ba chiếc. Còn như sư tổ chúng tôi làm hòa thượng ở đây hai trăm sáu mươi năm, dễ có tới bảy tám trăm chiếc.

Rồi nhà sư già ấy gọi:

– Mang ra đây cho các ngài ấy xem.

Nhà sư già ấy cũng muốn khoe khoang, bèn gọi lão nhân mở kho. Bọn tiểu đầu đã khiêng ra mười hai chiếc hòm đặt ở giữa nhà, mở khóa ra, chăng dây mắc giá áo khắp bốn xung quanh nhà, rồi vắt từng chiếc lên, mời Tam Tạng xem. Thật là:

Khắp nhà gấm vóc, Bốn phía lụa là.
Hành Giả xem hết một lượt, thấy toàn là những đồ gấm vóc lụa là, thêu hoa dát ngọc cả, bèn cười, nói:

– Đẹp lắm, đẹp lắm! Nhưng thôi, cất đi, cất đi! Tôi lấy của chúng tôi ra cho mà xem.

Tam Tạng níu Hành Giả lại, nói thầm:

– Đồ đệ, đừng khoe giầu với người ta. Chúng ta chỉ có hai người đơn độc, lỡ xảy ra việc gì thì sao?

Hành Giả nói:

– Xem áo cà sa có gì mà sợ! Tam Tạng nói:
– Con chẳng nghĩ sâu. Người xưa nói: “Những vật quý báu chớ có để cho kẻ gian tham trông thấy”. Nếu khoe cho họ xem, họ sẽ sinh lòng tham, tìm mưu kế cướp đoạt. Lúc ấy, mình sợ tai vạ đành phải chiều theo họ. Bằng không sẽ hại thân mất mạng cũng chỉ vì thế. Việc không đơn giản đâu.

Hành Giả nói:

– Sư phụ yên tâm. Có việc gì lão Tôn xin gánh chịu hết.

Nói xong, bèn vội vàng chạy đi lấy tay nải mở ra. Tấm áo cà
sa vẫn còn bọc hai lần giấy nến[103]

mà đã thấy hào quang lấp
lánh. Khi mở lần giấy, mang tấm áo ra thì khắp nhà ánh sáng chan hòa rực rỡ. Mọi người thấy thế, ai cũng tấm tắc khen thầm. Thật là một tấm áo cà sa tuyệt vời:

Minh châu rủ khéo vô ngần,

Vật báu cửa Phật muôn phần lạ thay.

Dải tơ sắc tía rủ bày,

Bốn bên viền gấm hoa gài đẹp sao.

Mặc vào, quỷ dữ trừ tiêu,

Khoác vào, ma độc hồn theo suối vàng.

May nên nhờ bởi thần hoàng, Chân tăng mới được mặc sang áo này.
Nhà sư già thấy tấm áo quý giá quá, quả nhiên nẩy lòng tham, bước lên, quỳ trước mặt Tam Tạng, chảy nước mắt, nói:

– Đệ tử tôi thật là vô duyên! Tam Tạng đỡ dậy, nói:
– Ngài nói gì vậy?
Nhà sư già nói:

– Tấm áo cà sa của ngài vừa lấy ra cho xem, thì trời tối sập, mắt tôi kèm nhèm nhìn không được rõ chẳng là vô duyên sao?

Tam Tạng nói:

– Thắp đèn lên để ngài xem lại. Nhà sư già nói:
– Bảo bối của ngài đã sáng lắm rồi, đốt đèn thì mắt tôi càng chói, không nhìn kỹ được đâu.

Hành Giả hỏi:

– Vậy như thế nào, thì ngài mới xem kỹ được? Nhà sư già nói:
– Mong ngài rộng lòng làm ơn cho tôi mượn mang vào phòng sau xem kỹ một đêm. Sớm mai tôi xin trả lại ngài, để ngài sang phương Tây. Chẳng hay ý ngài thế nào?

Tam Tạng nghe nói, giật mình, ngầm trách Hành Giả, nói:

– Chỉ tại con, chỉ tại con! Hành Giả cười, nói:
– Sợ cái gì! Để con gói lại đem đi cho họ xem. Cớ việc gì xảy ra, lão Tôn xin chịu cả.

Tam Tạng ngăn không được, Hành Giả đưa cà sa cho nhà sư già, nói:

– Ngài cứ xem đi. Sáng mai đúng hẹn trả tôi. Chớ có làm bẩn đấy.

Nhà sư già mừng rỡ, sai tiểu đồng mang áo cà sa đi ngay. Lão còn dặn các nhà sư khác quét dọn chùa trước sạch sẽ, kê hai chiếc giường mây đầy đủ chăn gối mời hai thầy trò đi nghỉ. Một mặt lại sai sửa soạn cơm chay để sáng mai tiễn chân, rồi, ai nấy
rút lui.
Thầy trò Tam Tạng đóng cửa đi ngủ. Chuyện không nói nữa. Lại nói chuyện nhà sư già kia lừa hai thầy trò Tam Tạng Tạng
cầm được áo cà sa trong tay, mang về phòng sau nhìn tấm áo khóc gào đau khổ, làm các sư trong chùa sợ hãi, không dám đi ngủ trước. Bọn tiểu đồng cũng chẳng hiểu vì sao, vội chạy đi báo với các sư rằng:

– Sư tổ khóc mãi đến canh hai vẫn chưa thôi.

Hai đồ đệ được nhà sư già ấy yêu quý nhất bước vào hỏi:

– Thưa sư tổ, vì sao ngài lại khóc? Nhà sư già nói:
– Ta khóc vì ta vô duyên, không nhìn được bảo bối của Đường
Tăng.

Hai nhà sư trẻ nói:

– Tổ sư tuổi cao đức trọng. Tấm áo cà sa của họ đã đặt trước mặt, ngài cứ việc giở ra mà xem, việc gì phải khóc.

Nhà sư già nói:

– Nhưng xem không được lâu. Năm nay ta đã hai trăm bảy mươi tuổi, mặc qua hàng trăm tấm áo cà sa nhưng đâu được như tấm áo cà sa này, đâu được làm Đường Tăng!

Nhà sư trẻ nói:

– Sư phụ nói sai rồi. Đường Tăng chỉ là một nhà sư lang thang bỏ quê bỏ quán. Ngài tuổi cao hưởng phúc nhiều là tốt lắm rồi, lại còn muốn làm một nhà sư lang thang làm gì?

Nhà sư già nói:

– Ta tuy tại gia thảnh thơi, vãn cảnh vui thú nhưng chẳng được mặc tấm áo ấy. Giá mà ta chỉ được mặc một ngày thôi, thì
chết cũng thỏa, cũng đáng đi tu ở thế gian này.

Các nhà sư khác nói:

– Ngài thật lẩn thẩn, muốn mặc áo của họ thì khó gì? Ngày mai chúng ta giữ lại một ngày, là ngài được mặc một ngày; giữ họ lại mười ngày là ngài được mặc mười ngày. Việc gì phải khóc lóc khổ sở?

Nhà sư già nói:

– Dù có giữ họ hàng năm, thì cũng chỉ được mặc như thế thôi, chẳng được lâu dài.

Đang bàn bạc, bỗng có một vị hòa thượng trẻ là Quảng Trí ló đầu ra nói:

– Thưa sư tổ, muốn được lâu dài cũng rất dễ. Nhà sư già tươi tắn lên, hỏi:
– Con có cao kiến gì chăng? Quảng Trí thưa:
– Hai thầy trò Đường Tăng đi đường xa vô cùng mệt nhọc vất vả, lúc này đang ngủ say. Chỉ cần mấy tay lực lưỡng cầm đao, thương, mở phòng ra giết quách đi, vùi xác ở vườn sau. Chỉ có chúng ta biết mà thôi. Chiếm nốt cả con ngựa bạch, hành lý, và cả tấm áo cà sa làm của báu gia truyền. Như thế chẳng phải là mưu kế lâu dài cho con cháu sao?

Nhà sư già nghe nói, mừng lắm, vội lau nước mắt, nói:

– Hay lắm, hay lắm! Kế ấy tuyệt diệu! Bèn sai chuẩn bị đao, thương.
Trong bọn ấy lại có một hòa thượng trẻ tên gọi Quảng Mưu, cũng là sư đệ của Quảng Trí bước ra nói:

– Kế ấy chưa hay. Nếu muốn giết họ phải suy nghĩ kỹ[104]
đã. Cái lão mặt trắng thì còn dễ. Còn tên mặt lông lá thì khó đấy. Vạn nhất giết không nổi, thì thành ra mình lại rước vạ. Con có một kế chẳng phải dùng đao, thương gì hết không biết ý ngài thế nào?

Nhà sư già nói:

– Con có kế gì? Quảng Mưu thưa:
– Cứ như ý con, hội họp mọi người lớn nhỏ bên các phòng phía đông, mỗi người phải có một bó củi khô chất xung quanh ba gian chùa kia, rồi phóng hỏa đốt. Thầy trò họ muốn chạy cũng không có lối thoát, cả ngựa cũng cháy trụi. Như vậy, những nhà ở phía trước núi, sau núi nhìn thấy, sẽ cho rằng tự họ không cẩn thận làm cháy cả ngôi chùa của chúng ta. Còn hai hòa thượng kia lại không bị thiêu chết hay sao? Chúng ta bịt được
[105]
đầu mối
chúng ta.

. Lúc ấy tấm áo cà sa là bảo bối gia truyền của

Các nhà sư nghe nói, ai nấy mừng rỡ, đều nói:

– Khá lắm, khá lắm! Kế này tuyệt vời! Tuyệt vời!

Bèn sai người các phòng vác củi đến. Than ôi, kế này làm cho:

Lão sư cao tuổi đà tận số

Quan Âm thiền viện hóa tro tàn

Trong chùa này có tới bảy tám mươi phòng, hơn hai trăm già trẻ. Đêm ấy họ vác củi chất kín xung quanh, chuẩn bị châm lửa. Chuyện không nói nữa.

Lại nói thầy trò Tam Tạng đã ngủ yên. Nhưng Hành Giả là con khỉ linh thiêng, tuy ngủ đấy, nhưng vẫn tồn thần luyện khí, nửa tỉnh nửa mơ, bỗng nghe thấy tiếng chân người rầm rập,
tiếng củi chất rào rào như gió, thì nghi hoặc lắm, bèn nghĩ:

– Đêm hôm khuya khoắt, tại sao lại có tiếng chân người đi lại? Hay là trộm cướp đến hại mình chăng?

Hành Giả bèn vùng dậy, định mở cửa ra xem sao, nhưng sợ làm sư phụ tỉnh giấc, bèn hóa phép, lắc mình một cái, biến thành một con ong mật. Đúng là:

Miệng ngọt thân ong ẩn dáng người, Hình hài nhẹ nhõm hưởng hoa tươi.
Vòng vèo dặm liễu như tên bắn, Hút nhụy ngàn hoa lựa bướm chơi. Bé tẹo thân hình mà chở nặng,
Vo ve cánh mỏng vút lưng trời. Kèo nhà kẽ nhỏ bay vù xuống, Nghiêng ngó chui ra rõ chín mười.
Hành Giả biến thành một con ong mật bay ra, thấy các nhà sư khuân củi, ôm rơm chất kín xung quanh, châm lửa đốt, bèn cười thầm:

– Quả đúng như lời sư phụ ta! Chúng muốn giết mình cướp áo cà sa, nên mới sinh lòng độc ác như vậy. Vác gậy đánh chúng chăng? Nếu được phép đánh, thì chỉ một chập là đánh chúng chết hết. Nhưng sư phụ lại mắng ta là hành hung. Thôi được, ta
sẽ “mượn gió bẻ măng, tương kế tựu kế”[106]

cho chúng một
vố.

Hành Giả bèn tung người, dùng phép cân đẩu vân bay lên cửa Nam Thiên, khiến cho mấy vị: Bàng, Lưu, Cẩu, Tất cúi chào, Mã, Triệu, Ôn, Quan sụp lạy. Họ nói:

– Chết cha rồi, ông tướng đại náo thiên cung lại đến kia.
Hành Giả xua tay, nói:

– Các vị miễn lễ cho và đừng sợ, tôi đến tìm Quảng Mục thiên vương thôi.

Chưa dứt lời, đã thấy Thiên vương ra đón Hành Giả, nói:

– Lâu lắm không gặp. Trước đây tôi nghe thấy Quan Âm bồ tát đến yết kiến Thượng đế, xin mượn các thần Tứ trực công tào, Lục đinh, Lục giáp, cùng Yết đế bảo hộ Đường Tăng sang phương Tây lấy kinh, nói ngài đã làm đồ đệ cho nhà sư ấy, hôm nay sao lại rỗi rãi đến đây?

Hành Giả nói:

– Hãy khoan thăm hỏi vội. Đường Tăng đang gặp lũ người xấu định châm lửa thiêu cháy, việc rất khẩn cấp, tôi phải tới đây gặp ngài ngay, mượn cái “lồng tránh lửa” để cứu sư phụ. Ngài mau đem ra cho tôi mượn, xong việc tôi sẽ trả ngay.

Thiên vương nói:

– Ngài lầm rồi. Gặp bọn xấu đốt lửa, thì chỉ cần lấy nước mà cứu, mượn “lồng tránh lửa” làm gì.

Hành Giả nói:

– Ngài chẳng hiểu gì cả. Lấy nước cứu, lửa không cháy được, mà lại mắc mưu của chúng. Cứ cho tôi mượn cái lồng ấy để cứu cho Đường Tăng vô sự, còn mặc kệ chúng, cho chúng chết thiêu. Mau lên, mau lên! E không kịp mất! Đừng làm lỡ việc của tôi ở dưới ấy!

Thiên vương cười nói:

– Con khỉ này lại nổi tà tâm lên rồi, chỉ biết mình mà không biết người!

Hành Giả nói:

– Mau lên! Mau lên! Đừng múa mép nữa, hỏng mất việc lớn.
Thiên Vương đành phải cho mượn, mang lồng tránh lửa ra cho Hành Giả.

Hành Giả đỡ lấy, từ trên mây hạ thẳng xuống nóc chùa lấy lồng úp chụp lấy Đường Tăng, con ngựa bạch và hành lý. Còn mình ra phía sau phòng của nhà sư già ngồi bảo vệ tấm áo cà sa. Khi bọn kia châm lửa đốt, Hành Giả bèn niệm thần chú, quay về phương Đông nam, hít một hơi rồi thổi ra. Một trận gió nổi lên khiến ngọn lửa bốc cao cuồn cuộn. Cháy to quá! Cháy to quá! Chỉ thấy:

Khói đen cuồn cuộn, Lửa đỏ rực trời
Khói đen cuồn cuộn trời cao che kín mọi vì sao, Lửa đỏ rực trời, đất rộng sáng trưng ngàn dặm thẳm Lúc đầu: Lửa lem lém như khúc rắn vàng,
Sau đó: Bốc rừng rực tựa con ngựa máu.

Nam phương tam khí cậy anh hùng Hồi Lộc đại thần khoe pháp lực Củi khô lửa bốc ngùn ngụt,
[107]
Khác nào ông Toại dùi cây .

Dầu sôi trước cửa khói bay,

Khác nào Lão Quân luyện thuốc.

Phải chăng vô tình lửa bốc? Chính là hữu ý hành hung. Nếu chẳng trừ lũ bất nhân, Hóa ra góp phần giúp ác.
Gió reo lửa bạt, khói bay nghìn trượng mịt mùng,
Lửa bốc khói đùn, tro tung chín tầng trời thẳm. Đoàng đoàng độp độp, khác nào pháo lúc năm tàn, Đốp đốp đùng đùng, rền tựa thần công trận địa.
Đốt cho:

Tượng Phật trên tòa không lối chạy, Sư tăng trong viện chẳng đường ra.
Xích Bích năm nào còn chẳng sánh [108]

A Phòng cung ấy cũng thua xa.[109]

Thật đúng là đốm lửa nhỏ đốt cháy ngàn khoảnh ruộng. Trong chớp mắt, lửa gió ngút trời đã làm cho Quan Âm viện chỗ nào cũng đỏ rực. Các sư tăng ai nấy khiêng hòm vác rương, khuân bàn xách ghế, chạy đồ đạc. Tiếng kêu khốn khổ vang trời. Tôn Hành Giả bảo vệ phía sau phương trượng. Lồng tránh lửa úp ở phía trước chùa, còn lại những chỗ khác lửa bén cháy sạch. Thật là:

Rực trời lửa đỏ huy hoàng, Thấu vách hào quang chói lọi.
Không ngờ khi lửa bốc cháy, làm kinh động lũ yêu quái trong núi. Cách Quan Âm viện hai mươi dặm về phía nam có ngọn núi Hắc Phong. Trong núi có động Hắc Phong. Trong động có một con yêu tinh đang ngủ vươn mình tỉnh dậy. Hắn thấy ngoài cửa sáng rực tưởng trời sáng bèn trở dậy nhìn về hướng Bắc, thấy lửa cháy sáng rực, sợ hãi nói:

– Chà, chắc là Quan Âm viện bị cháy rồi. Bọn hòa thượng không cẩn thận để cháy chùa. Ta phải tới cứu mới được!

Con yêu bèn nhảy vút lên mây bay tới chỗ có khói lửa, quả nhiên thấy lửa bốc ngút trời. Những dãy chùa phía trước đã cháy
trụi, hai bên hành lang lửa mới bén. Yêu tinh bèn rảo bước xông vào, hô hoán mang nước lại nhưng thấy phòng sau không cháy, trên nóc nhà có một người đang ngồi thổi gió. Thấy vậy, yêu tinh vội vàng vào thẳng trong nhà, thấy giữa nhà có ráng lành rực rỡ quanh quất, trên án có chiếc tay nải bằng chiên xanh, bèn mở ra xem, thấy một tấm áo cà sa bằng gấm, là loại bảo bối của nhà Phật. Thấy của tối mắt, yêu tinh không cứu đám cháy, cũng chẳng gọi nước, nẫng ngay tấm áo cà sa, lợi dụng lúc nhốn nháo vút ngay lên mây về thẳng sơn động.

Đám cháy mãi đến lúc canh năm, trời sáng, lửa mới tắt. Các nhà sư ai nấy trần trụi, khóc lóc, bới đống tro tàn tìm đồng sắt nhặt bạc vàng. Người thì đứng bên vách để nhặt tranh lợp rạp, kẻ thì đứng trước tường tro bới nồi nấu cơm, luôn mồm kêu khổ rền rĩ. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện Hành Giả thu lại lồng tránh lửa, dùng phép cân đẩu vân bay đến cửa Nam Thiên trả lại cho Quảng Mục
thiên vương và nói:

– Xin đa tạ ngài đã cho mượn. Thiên vương nhận lồng nói:
– Đại thánh chu đáo quá, tôi đang lo ngài không trả bảo bối, thì chẳng biết tìm ở đâu. Ngài mang đến, tôi mừng quá!

Hành Giả nói:

– Lão Tôn có phải là hạng lừa đảo đâu! Thế mới gọi là “một lần giữ tín, lần sau dễ mượn”.

Thiên vương nói:

– Lâu lắm không gặp ngài, mời ngài vào cung ngồi chơi một lát đã, ngài thấy thế nào?

Hành Giả nói:

– Lão Tôn khác xưa rồi, không ngồi nói róc mọc r [110]

ra
nữa đâu. Bây giờ hộ vệ Đường Tăng không được nhàn nhã, mong ngài hiểu cho, hiểu cho!

Nói xong, từ biệt Thiên vương, thấy mặt trời đã mọc, bèn từ trên tầng mây hạ xuống thẳng mé trước nhà, lắc mình một cái hiện thành con ong mật bay vào trong, hiện nguyên hình. Lúc ấy sư phụ vẫn đang ngủ say.

Hành Giả gọi:

– Sư phụ ơi, trời sáng rồi, dậy thôi! Tam Tạng tỉnh giấc, vươn vai nói:
– Thế à?

Bèn mặc quần áo, mở cửa đi ra, ngẩng đầu nhìn chỉ thấy tường xiêu vách đổ, chẳng thấy lâu đài nhà cửa đâu cả, sợ hãi, hỏi:

– Kìa, nhà cửa chùa chiền đâu cả, mà vách đổ tường xiêu thế
này?

Hành Giả nói:

– Sư phụ còn mơ sao? Đêm qua cháy sạch rồi. Tam Tạng nói:
– Sao ta chẳng biết gì. Hành Giả nói:
– Ấy là Lão Tôn bảo vệ phòng này, thấy sư phụ ngủ say không dám gọi.

Tam Tạng nói:

– Con có tài giữ được phòng này không bị cháy, sao không cứu các phòng khác?

Hành Giả cười, nói:

– Con nói để sư phụ rõ. Quả đúng như lời sư phụ nói hôm qua. Họ thích tấm áo cà sa, nên âm mưu đốt cháy chúng ta. Nếu lão Tôn này không biết, thì thầy trò ta bây giờ xương đã ra tro cả rồi.

Tam Tạng nghe nói, sợ hãi, hỏi:

– Thế chính họ đốt à? Hành Giả đáp:
– Không họ thì ai nữa! Tam Tạng nói:
– Hay là họ khinh thường con nên con làm chuyện ấy? Hành Giả nói:
– Lão Tôn đâu phải hạng người đểu cáng mà làm chuyện bất lương ấy. Chính thực là họ đốt, lão Tôn thấy lòng họ độc ác, nên không chữa mà chỉ giúp họ qua quýt một ít gió.
Tam Tạng nói:

– Trời ơi, trời ơi! Lửa cháy lẽ ra phải dập bằng nước, tại sao lại giúp gió?

Hành Giả nói:

– Sư phụ không thấy người xưa nói: “Người không có bụng hại hổ, thì hổ không có ý hại người” sao? Nếu họ không đốt thì con thổi gió làm gì?

Tam Tạng hỏi:

– Áo cà sa đâu? Hay để cháy mất thì xong? Hành Giả đáp:
– Không việc gì! Không việc gì! Cháy làm sao được. Để ở trong phòng phương trượng không bị cháy ấy.

Tam Tạng giận dữ:

– Mặc kệ nhà ngươi. Nếu tấm áo cà sa làm sao, ta mà niệm chú thì nhà ngươi sẽ bỏ đời.

Hành Giả sợ hãi, nói:

– Sư phụ ơi, đừng niệm, đừng niệm, để con tìm áo cà sa về trả sư phụ là xong. Sư phụ đợi con đi lấy về rồi chúng ta lên đường.

Tam Tạng bèn dắt ngựa, Hành Giả gánh hành lý ra khỏi chùa trước đến thẳng phòng sau.

Lại nói những nhà sư kia đang rầu rĩ, bỗng thấy thầy trò Tam
Tạng dắt ngựa gánh hành lý đến, ai nấy hồn bay phách tán, nói:

– Oan hồn về đòi mạng! Hành Giả quát:
– Oan hồn đòi mạng nào? Mau mang áo cà sa trả chúng ta! Các nhà sư quỳ cả xuống, dập đầu nói:
– Cha mẹ ơi, oán ai, nợ ai thì đòi người ấy. Việc đòi mạng
không dính gì đến chúng tôi cả. Tất cả là do tên Quảng Mưu và lão Hòa thượng già đã bày mưu tính kế hại các ngài, các ngài đừng bắt chúng tôi đền mạng.

Hành Giả hừ một tiếng, nói:

– Chúng bay là một lũ súc sinh đáng chết! Đòi mạng chúng bay làm gì! Mau mang áo cà sa ra trả, để chúng ta lên đường.

Trong bọn có hai nhà sư đánh bạo nói:

– Thưa các ngài, các ngài đã bị thiêu chết trong chùa rồi, sao nay lại đòi áo cà sa? Các ngài thực là người hay là ma?

Hành Giả cười, nói:

– Đồ súc sinh! Làm gì có lửa cháy ở đây! Các ngươi thử đến xem, rồi hẵng nói chuyện sau.

Các nhà sư lóp ngóp đứng dậy, đi ra đằng trước xem xét, thấy từ cánh cửa sổ bên ngoài chùa trước trở ra không bị cháy một chút nào cả, ai nấy sợ hãi. Lúc ấy mới nhận ra rằng Tam Tạng thật là bậc thần tăng, Hành Giả thật là tôn hộ pháp, bèn chạy cả lại dập đầu thưa:

– Chúng tôi thật có mắt như mù, không biết chân nhân xuống hạ giới. Áo cà sa của các ngài để ở phương trượng phía sau, trong phòng sư tổ ấy.

Tam Tạng đi qua bốn năm tầng tường xiêu vách đổ, luôn mồm than vãn, thấy phương trượng quả nhiên không bị cháy, các nhà sư chen nhau vào, gọi:

– Sư tổ ơi, Đường Tăng là bậc thần nhân không bị thiêu chết, giờ đây chỉ thấy nhà mình bị hại! Mau mang áo cà sa trả họ đi!

Nguyên do nhà sư già không tìm thấy áo cà sa, lại thấy chùa mình cháy sạch, đang muôn phần rầu rĩ chán chường, nghe tiếng gọi như vậy, chẳng biết trả lời ra sao, suy đi nghĩ lại thấy bí quá, tiến thoái lưỡng nan, vội khom lưng rảo bước đi ra đập mạnh
đầu vào tường. Than ôi, cú đập mạnh quá đến nỗi: máu phun óc vọt hồn xiêu tán, cổ họng đứt hơi nhiễm bụi hồng. Có bài thơ làm chứng rằng:

Thương thay sư cụ ngu đần, Một đời tu luyện mất danh sư già! Rắp tâm định cướp cà sa,
Ai ngờ của Phật khác xa đồ phàm.

Tưởng đâu mưu kế dễ dàng,

Ai ngờ cháy sạch mấy gian chùa rồi.

Quảng Mưu, Quảng Trí nực cười, Đáng đời một lũ hại người ích ta.
Các nhà sư hoảng hồn than khóc:

– Sư tổ đập đầu tự sát rồi, áo cà sa lại chẳng thấy, biết làm sao bây giờ?

Hành Giả nói:

– Chúng bay là một lũ trộm cướp! Ra hết cả đây, khai rõ họ tên, để lão Tôn tra xét một lượt.

Viện chủ các phòng trên dưới khai hết tên tuổi các hòa thượng, đầu đà, tiểu đồng, đạo nhân lớn nhỏ trong chùa, viết thành hai tờ, gồm hai trăm ba mươi người. Hành Giả mời sư phụ ngồi lên trên, còn mình lần lượt gọi tên kiểm tra, bắt phải cởi hết áo ra, khám xét kỹ lưỡng nhưng không thấy áo cà sa đâu cả. Lại sai khuân hết hòm rương trong các phòng ra, tìm tòi tỉ mỉ một lượt, nhưng cũng chẳng thấy tung tích. Tam Tạng trong lòng buồn bực, oán trách Hành Giả vô cùng, bèn niệm thần chú. Hành Giả ngã lăn ra đất, ôm đầu đau đớn, phải kêu lên:

– Đừng niệm nữa, đừng niệm nữa! Để con đi tìm cà sa về!
Các nhà sư trông thấy, ai nấy run rẩy sợ hãi, bước tới quỳ xuống van xin, Tam Tạng mới ngậm miệng không niệm nữa. Hành Giả chồm dậy, rút gậy sắt trong tai ra định đánh bọn hòa thượng, bị Tam Tạng ngăn lại, quát:

– Con khỉ kia, đau đầu thế mà vẫn không sợ hả? Không được vô lễ! Không được đánh người! Để ta tra hỏi một lượt nữa.

Các nhà sư dập đầu lạy, van xin Tam Tạng:

– Mong ngài tha tội. Quả thật chúng con không biết. Tất cả đều do lão chết toi kia cả. Tối qua, hắn xem áo cà sa của ngài, rồi khóc mãi cho tới khuya, xem cũng chẳng dám xem, chỉ toan tính lấy hẳn làm bảo bối gia truyền, định mưu lập kế thiêu cháy ngài. Lúc lửa cháy, gió mạnh bốc lên, ai nấy mãi chữa cháy khuân đồ đạc, không biết áo cà sa biến mất đằng nào.

Hành Giả tức quá, chạy vào trong phương trượng, lôi xác chết ra khám xét kỹ, cũng không thấy áo cà sa đâu cả. Lại đào nền phương trượng sâu tới ba thước, cũng không thấy, bèn ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi hỏi:

– Quanh đây có yêu quái thành tinh nào không? Viện chủ thưa:
– Ngài không hỏi thì biết đâu mà nói. Chính hướng Đông nam ngôi chùa này có ngọn núi Hắc Phong. Trong núi có động Hắc Phong, ở đấy có Hắc đại vương. Cái lão hòa thượng già đã chết kia thường giảng đạo với hắn. Chỉ có hắn là yêu tinh, ngoài ra không còn ai nữa.

Hành Giả hỏi:

– Núi ấy cách bao xa? Viện chủ thưa:
– Cách độ hai mươi dặm thôi. Đứng đây nhìn thấy đỉnh núi kia là nó đấy.
Hành Giả cười, nói:

– Sư phụ yên tâm, không cần nói nữa, đúng là con Hắc quái ấy ăn cắp không sai.

Tam Tạng nói:

– Nó ở cách đây hai mươi dặm, làm sao lại đổ cho nó? Hành Giả nói:
– Sư phụ không trông thấy ngọn lửa đêm qua à? Sáng rực vạn dặm, soi tỏ ba trời, đừng nói gì hai mươi dặm, chứ hai trăm dặm cũng trông thấy. Chắc chắn nó thấy ánh lửa sáng rực, bèn nhân cơ hội ấy, ngầm lẻn đến đây, nhận ra tấm áo cà sa của chúng ta là bảo bối, cuỗm ngay mang đi. Để lão Tôn đi tìm nó xem sao.

Tam Tạng nói:

– Con đi rồi, ta cậy vào ai? Hành Giả nói:
– Sư phụ yên tâm, chắc có thần linh ngầm giúp, con sẽ gọi mấy hòa thượng hầu hạ thêm.

Bèn gọi các nhà sư lại dặn:

– Các ngươi cắt mấy người đem chôn cái xác lão hòa thượng già này đi, còn mấy người hầu hạ sư phụ và trông nom con ngựa bạch cho ta.

Các nhà sư tuân lệnh. Hành Giả lại nói:
– Các ngươi chớ có vâng lấy lệ, đợi ta đi rồi là bỏ mặc không hầu hạ sư phụ. Mà có hầu hạ sư phụ ta, thì cũng phải tươi tỉnh lên. Nuôi ngựa thì cỏ, nước phải đầy đủ. Nếu sai một ly, thì các ngươi hãy nhìn cây gậy đây.

Hành Giả rút cây gậy ra, nhằm bức tường đổ đập choang một
phát. Bức tường nát vụn, làm rung động cả bảy, tám bức tường khác. Các nhà sư nhìn thấy sợ rủn cả người, quỳ xuống dập đầu khóc lóc, nói:

– Ngài cứ yên tâm ra đi, chúng tôi xin hết sức hết lòng hầu hạ sư phụ, quyết không dám trễ nải.

Hành Giả bèn dùng phép cân đẩu vân, bay thẳng đến núi Hắc
Phong tìm áo cà sa. Thật là:

Kim Thiền từ biệt kinh thành, Sang Tây cầu Phật lênh đênh vô vàn. Đường đầy hổ báo sói lang,
Bán buôn, chài lưới, ruộng vườn thấy đâu.

Sư ngu xứ lạ hiểm sâu,

Đại thánh phải giở phép màu ra tay.

Lửa thiêu chùa cháy tro bay,

Gấu đen thừa dịp cuỗm ngay áo thần.

Chuyến đi này, không biết áo cà sa có tìm thấy hay không, lành dữ thế nào xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[101]
Nguyên văn: ngồi đáy giếng dòm trời.

[102]
Nguyên văn: Bẩn mắt

[103]
Nguyên văn: giấy mỡ (hoặc giấy xoa dầu) dùng để chống ẩm.

[104]
Nguyên văn: Phải xem xét động tĩnh.

[105]
Nguyên văn: Bịt tai mắt mọi người.

[106]
Nguyên văn: thuận tay dắt dê, tương kế tựu kế.

[107]
Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Toại Nhân là người phát minh ra lửa đầu tiên bằng cách dùi cây vào đá.

[108]
Xích Bích: Một địa điểm trên sông Trường Giang. Thời Tam Quốc, Chu Du và Khổng Minh dùng mẹo hỏa
công đốt cháy toàn bộ hạm đội và tám mươi vạn quân Tào Tháo ở đây.

[109]
A Phòng: Tên một cung điện nguy nga tráng lệ do Tần Thủy Hoàng xây dựng, bị Hạng Võ đốt cháy, ngọn lửa
ba tháng mới tắt hết.

[110]