Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ mười bốn

Lòng vươn theo đường chính
Sáu giặc mất tăm hơi [88]

Phật tức tâm chử, tâm tức Phật. Tâm Phật xưa nay đều báu vật, Nếu biết vô vật lại vô tâm,
Ấy chính chân tâm, pháp thân Phật. Pháp thân Phật, không hình dạng, Một thể sáng tròn đầy muôn trượng Cái thể vô thể là chân thể,
Cái tướng vô tướng tức thực tướng. Chẳng sắc, chẳng không, chẳng bất không: Chẳng đi, chẳng hướng, chẳng quay hướng. Chẳng giống, chẳng khác, chẳng hữu vô; Khó bỏ, khó lấy, khó nghe thấy.
Trong ngoài linh sáng giống như nhau, Một nước Phật trong hạt cát đấy! Chứa nghìn thế giới trong hạt cát, Cũng là muôn pháp – một thân tâm. Biết vậy thì nên đừng tách biệt,
Không chấp trước rồi là sạch nghiệp. Thiện ác nghìn điều cũng chẳng làm,
Ấy là Nam vô Thích Ca Diếp.

Lại nói chuyện Lưu Bá Khâm, Đường Tam Tạng đang ngơ ngác sợ hãi, thì lại nghe thấy tiếng gọi:

– Sư phụ đến rồi! Toán người nhà nói:
– Đấy là tiếng gọi của con vượn già trong hộp đá dưới chân núi.

Thái Bảo nói:

– Đúng đấy, đúng đấy! Tam Tạng hỏi:
– Con vượn già nào vậy? Thái Bảo đáp:
– Quả núi này trước tên là núi Ngũ Hành. Từ khi vua Đường chinh tây mở nước, mới đổi tên là núi Lưỡng Giới. Mấy năm trước đây, tôi thường nghe các cụ già kể rằng: Vào thời Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, trời đè dưới quả núi này một con khỉ thần. Con khỉ ấy không sợ nóng lạnh, không cần ăn uống, có thổ thần canh giữ, bảo nó đói thì ăn hòn sắt, khát thì uống nước rỉ đồng. Từ bấy đến nay, đói rét nó cũng không chết. Chắc tiếng kêu đó là của nó. Trưởng lão đừng sợ, chúng ta xuống chân núi xem sao.

Tam Tạng bằng lòng, dắt ngựa xuống núi. Đi được vài dặm, thấy quả có một con khỉ trong hộp đá, ló đầu vẫy tay rối rít nói:

– Sư phụ ơi, sao bây giờ sư phụ mới tới? May quá! May quá! Sư phụ cứu con ra, con sẽ bảo vệ sư phụ sang Tây Trúc.

Tam Tạng đến gần nhìn kỹ, nhận thấy con khỉ:

Mõm nhọn mặt choắt, Mắt lửa ngươi vàng Đỉnh đầu rêu bám kín. Trong tai dây mọc lan.
Bên mái tóc thưa, cỏ rậm rạp, Dưới cằm chỉ thấy ấu lan man
Mi dính đất, mũi đầy bùn, bẩn thỉu nhem nhuốc

Bàn tay dầy, ngón tay múp, cáu ghét lấm lem.

Còn mừng thấy:

Con ngươi chuyển động Tiếng nói vang vang Nói năng tuy hoạt bát

Chính là:

Thân chịu ép đáng thương.

Tôn đại thánh năm trăm năm trước. Hôm nay mãn hạn thoát tai ương.

Lưu Thái Bảo đánh bạo, đến tận nơi nhổ những sợi cỏ bên mái tóc, và củ ấu dưới cằm, hỏi:

– Nhà ngươi định nói gì? Con khỉ đáp:
– Tôi chẳng nói gì hết, gọi dùm sư phụ đến đây cho tôi hỏi một điều.

Tam Tạng nói:

– Nhà ngươi hỏi gì ta? Con khỉ hỏi:
– Ngài có phải là người mà nhà vua bên phương Đông phái sang Thiên Trúc lấy kinh không?

Tam Tạng đáp:

– Chính ta đây, nhà ngươi hỏi gì nào? Con khỉ nói:
– Con chính là Tề Thiên đại thánh đại náo thiên cung năm trăm năm trước. Chỉ vì phạm tội lừa dối bề trên nên bị Phật tổ giam ở đây. Trước đây, đức Quan Âm bồ tát vâng mệnh Phật tổ sang phương Đông tìm người lấy kinh đi qua đây, con có kêu xin ngài cứu cho. Ngài khuyên con chớ làm điều ác, quy y Phật pháp, gắng sức ân cần bảo vệ người lấy kinh sang phương Tây lễ Phật. Khi nào thành công ắt sẽ tốt đẹp. Vì vậy con đêm ngày gìn giữ, sớm tối ghi lòng, chờ sư phụ đến giải thoát cho. Con nguyện hộ vệ ngài đi lấy kinh, làm đồ đệ của ngài.
Tam Tạng nghe nói, trong bụng vui mừng, hỏi:

– Nhà ngươi tuy có lòng lành như vậy, lại được Bồ tát giáo
huấn muốn làm Sa môn[89]

nhưng ta không có búa mà bổ, làm
sao cứu nhà ngươi ra được?

Con khỉ nói:

– Trên đỉnh núi có đạo bùa chữ vàng của Như Lai yểm. Ngài lên đó bóc đạo bùa ấy đi là con được thoát.

Tam Tạng nghe lời, quay đầu nài nỉ Bá Khâm:

– Thái Bảo ơi, ta cùng ngươi lên đỉnh núi đi! Bá Khâm nói:
– Chẳng biết thật giả ra sao? Con khỉ lớn tiếng:
– Thật đấy! Tôi không nói sai đâu!

Bá Khâm đành gọi người nhà, dắt ngựa, đỡ Tam Tạng trèo lên đỉnh núi. Họ vin cây bám cành trèo lên tới đỉnh, quả nhiên thấy một tảng đá vuông hào quang chói lọi, mây lành rực rỡ, trên tảng đá dán một đạo bùa có sáu chữ vàng “Úm-ma-ni-bát-mê- hồng”.

Tam Tạng đến gần, quỳ xuống, nhìn hàng chữ vàng, lạy mấy lạy, ngoảnh về phương Tây khấn rằng:

– Đệ tử là Trần Huyền Trang, vâng mệnh nhà vua đi lấy kinh, nếu con khỉ quả có phận đồ đệ, thì xin cho bóc được hàng chữ vàng, giải thoát khỉ thần, cùng chứng Linh Sơn. Nếu con khỉ không có phận đồ đệ, chỉ là con quái vật hung hãn, lừa dối đệ tử, không thành quả phúc, thì sẽ không bóc được.

Khấn xong lại lạy. Lạy rồi bước lên nhẹ nhàng bóc đạo bùa sáu chữ ra. Một làn gió thơm thoảng qua thổi đạo bùa bay lên không trung, như có bàn tay nâng đi vậy. Rồi nghe thấy tiếng
nói:

– Ta là thần trông coi Đại thánh. Nay hạn giam đã hết. Chúng ta mang đạo bùa về trình đức Như Lai.

Sợ quá, Tam Tạng, Bá Khâm, cùng mọi người ngẩng lên trời vái tạ, rồi đi thẳng xuống núi, đến bên chiếc hộp đá, nói với con khỉ:

– Chúng ta đã bóc đạo bùa đi rồi, nhà ngươi ra đi! Con khỉ sướng quá, nói:
– Sư phụ chạy xa ra một chút, cho con ra. Đừng sợ đấy!

Bá Khâm nghe nói, dắt Tam Tạng cùng mọi người chạy về hướng Đông, cách khoảng dăm bảy dặm. Lại nghe thấy con khỉ gọi vang:

– Xa nữa đi, xa nữa đi!

Tam Tạng lại đi xa thêm chút nữa, xuống chân núi. Bỗng nghe thấy một tiếng nổ vang trời. Ai nấy đang sợ hãi, thì đã thấy con khỉ đến trước con ngựa của Tam Tạng, quỳ xuống thưa:

– Thưa sư phụ, con đã ra được rồi.

Đoạn, lạy Tam Tạng bốn lạy, rồi quay người chào Bá Khâm thật to:

– Cảm ơn đại ca đã đưa sư phụ tôi đến đây, nhổ cỏ dùm trên mặt tôi.

Tạ ơn xong, Ngộ Không đi thu xếp hành lý, ngựa cưỡi. Con ngựa thấy Ngộ Không, lưng mềm chân khuỵu run rẩy đứng không vững. Chính vì Ngộ Không trước đây giữ chức Bật mã ôn, nuôi ngựa thần trên trời, biết phép tắc, nên ngựa thần trông thấy là sợ.

Tam Tạng thấy con khỉ thực có lòng tốt, giống như người sa môn, bèn hỏi:
– Nhà ngươi họ gì? Hầu vương nói:
– Con họ Tôn. Tam Tạng nói:
– Ta đặt cho ngươi một pháp danh để tiện gọi nhé. Hầu vương thưa:
– Cảm ơn lòng tốt của sư phụ, con có pháp danh là Tôn Ngộ
Không rồi.

Tam Tạng mừng lắm, nói:

– Pháp danh ấy hợp với tông phái ta lắm. Nhưng nhìn dáng
nhà ngươi rất giống một tiểu đầu đà[90]

ta muốn đặt cho một
tên nữa là Hành Giả có được không?

Ngộ Không thưa:

– Được lắm ạ!

Từ đấy, Ngộ Không lại có tên nữa là Tôn Hành Giả.

Bá Khâm thấy Hành Giả thu xếp hành lý, bèn quay lại nói với
Tam Tạng:

– Thưa trưởng lão, may quá đến đây ngài lại có được một đồ đệ tôi mừng cho ngài lắm. Có người này đi với ngài rồi, vậy tôi xin cáo biệt.

Tam Tạng cúi mình nói:

– Đa tạ Bá Khâm đã giúp đỡ. Cho tôi gửi lời cám ơn lão mẫu và quý nương ở nhà. Bần tăng tôi đã quấy quả nhiều, khi về sẽ có dịp tạ ơn sau.

Bá Khâm đáp lễ, rồi hai bên chia tay nhau.

Tôn Hành Giả mời Tam Tạng lên ngựa, còn mình trần truồng
gánh hành lý thoăn thoắt đi trước. Một lát sau, vượt qua qua núi Lưỡng Giới. Bỗng có một con hổ gầm thét, vẫy đuôi bước tới. Tam Tạng sợ hãi. Hành Giả đứng ven đường thích quá, nói:

– Sư phụ đừng sợ, nó mang quần áo đến cho con đấy.

Đoạn buông hành lý xuống, rút cây kim trong tai ra, vung lên múa loang loáng, thành ngay cây gậy sắt ngày nào. Hành Giả cầm gậy trong tay, cười nói:

– Thứ bảo bối này hơn năm trăm năm nay chưa dùng đến nó, hôm nay lấy ra dùng kiếm một bộ quần áo mặc chơi!

Đoạn rảo bước tiến lên, quát:

– Đồ nghiệt súc, chạy đi đâu?

Con hổ khuỵu chân nằm rạp xuống đất, không dám cựa quậy, bị Hành Giả đập cho một gậy, óc phọt bắn tung tóe, răng gẫy
văng rào rào[91]

khiến Huyền Trang sợ quá suýt ngã ngựa, cắn
,
ngón tay nói:

– Trời ơi, hôm trước Lưu Thái Bảo đánh một con hổ vằn, còn phải đấu với nó mất nửa ngày, mà nay Tôn Ngộ Không chẳng cần mất sức đấu, chỉ đánh một gậy là hổ nát óc. Thật là “Kẻ hơn người vẫn có người hơn”.

Hành Giả lôi con hổ lại, nói:

– Sư phụ ngồi nghỉ một chút, đợi con lột da làm bộ quần áo mặc đi đường.

Tam Tạng nói:

– Nhà ngươi làm thành quần áo thế nào được? Hành Giả đáp:
– Sư phụ yên tâm, con đã có cách.

Hầu vương bèn nhổ một sợi lông, hà hơi tiên, hô “biến”, hóa
thành một con dao nhọn cong như chiếc sừng trâu, rạch bụng hổ lột lấy cả bộ da, đoạn vứt móng vuốt và da đầu, cắt thành mảnh vuông vắn ướm vào người, nói:

– Hơi rộng một chút, có thể cắt thành hai tấm.

Lại cầm dao cắt thành hai mảnh, nhặt lấy một mảnh quấn quanh bụng, lấy dây sắn ven đường buộc chặt lại, kéo xuống cho kín cả phần dưới, và nói:

– Sư phụ ạ, ta đi thôi, đến nhà dân sẽ mượn kim chỉ khâu vào cũng không muộn.

Hành Giả vuốt vuốt cây gậy sắt, cây gậy lại nhỏ thành cái kim như cũ, cất vào trong tai, gánh hành lý, mời sư phụ lên ngựa.

Đang đi, trưởng lão ngồi trên mình ngựa hỏi:

– Ngộ Không này, cây gật sắt nhà ngươi đánh hổ vừa rồi giờ sao không thấy?

Hành Giả cười, thưa:

– Sư phụ không biết, cây gậy ấy con lấy ở dưới long cung tận
Đông Dương đại hải tên là “Thiên hà trấn để thần trân
[92]
thiết”

. Nó còn có tên là “gậy như ý bịt vàng”. Cái ngày con
đại náo thiên cung, toàn sử dụng nó, tùy ý biến hóa, cần to là to, bảo nhỏ là nhỏ. Vừa nãy con biến nó thành một chiếc kim thêu cất vào trong tai rồi. Khi nào dùng lại thò tay rút ra.

Tam Tạng nghe nói mừng thầm, lại hỏi:

– Tại sao con hổ vừa thấy nhà ngươi, đã nằm im thin thít để ngươi đánh chết?

Ngộ Không thưa:

– Chẳng giấu sư phụ, chưa nói đến hổ, ngay đến rồng thấy con cũng chẳng dám vô lễ. Con có võ nghệ cao cường, thần thông
[93]
biến hóa

, nhìn mặt biết người, nghe lời biết lý, lớn thì bằng
vũ trụ, bé chẳng khác sợi lông, biến hóa khôn lường, ẩn hiện khó đoán, chứ lột da hổ có đáng kể gì. Khi nào gặp tai nạn, sư phụ hãy xem con thi thố tài năng.

Tam Tạng nghe nói như vậy, càng yên tâm không lo lắng gì nữa, thúc ngực bước tới. Hai thầy trò đi đường, mải mê trò chuyện, bất giác mặt trời đã lặn về Tây. Chỉ thấy:

Chiều hôm rực rỡ nắng vàng. Chân trời góc biển lang thang mây về, Chim rừng ríu rít suối khe,
Tìm nơi ngủ vội bay về rừng sâu, Từng đàn dã thú rủ nhau
Con nào con nấy quay đầu về hang, Vành trăng đuổi bóng hoàng hôn, Bầu trời trải rộng muôn vàn ánh sao.
Hành Giả nói:

– Sư phụ đi mau lên một chút. Trời tối rồi. Chỗ kia cây cối rậm rạp, hẳn là trang trại nào đó, chúng ta mau lại đấy ngủ nhờ.

Tam Tạng thúc ngựa tiến bước đến chỗ có nhà cửa. Đến cổng trại, Tam Tạng xuống ngựa, Hành Giả bỏ hành lý xuống, bước tới cổng, gọi:

– Mở cửa, mở cửa!

Bên trong có một cụ già chống gậy ra mở cửa. Cánh cửa mở ra kêu đánh kẹt. Cụ già nhìn thấy Hành Giả xấu xí, lưng quấn một tấm da hổ, chẳng khác thiên lôi, sợ quá, chân tay bủn rủn, miệng lắp bắp:

– Quỷ tới! Quỷ tới!
Tam Tạng tiến đến gần đỡ cụ già, nói.

– Cụ đừng sợ, hắn là đồ đệ của bần tăng đấy, không phải là ma quỷ đâu.

Cụ già ngẩng đầu nhìn, thấy Tam Tạng mặt mũi thanh tú sáng sủa, mới đứng vững, hỏi:

– Ngài là Hòa thượng ở chùa nào, đưa người hung dữ này tới cửa nhà tôi có việc gì?

Tam Tạng đáp:

– Bần tăng từ nước Đại Đường, sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, đến đây trời vừa tối, phiền cụ cho ngủ nhờ một đêm, sáng sớm ngày mai, chúng tôi lại đi ngay. Mong cụ làm phúc.

Cụ già nói:

– Ngài tuy là người nước Đường, nhưng ông hung dữ kia không phải là người nước Đường.

Ngộ Không nghe thế, quát:

– Lão già kia thật không có mắt! Sư phụ ta là người nước Đường, ta là đồ đệ. Ta chẳng phải là người đường mật nào hết. Ta là Tề Thiên đại thánh, ở đây có người nhận ra ta đấy, mà ta cũng từng gặp cả lão nữa.

Cụ già nói:

– Ông gặp tôi ở đâu? Ngộ Không đáp:
– Lúc nhỏ, lão chẳng đã kiếm củi, hái rau trước mặt ta là gì? Cụ già nói:
– Ông nói láo! Ông ở đâu, tôi ở đâu, mà tôi lại kiếm củi, hái rau trước mặt ông?

Ngộ Không tức quá nói:
– Con ta nói láo quá! Ngươi không nhận ra ta à? Ta là Đại thánh trong hộp đá dưới núi Lưỡng Giới đấy. Lão nhìn lại xem.

Cụ già nhận ra, nói:

– Trông ông cũng hao hao. Nhưng tại sao ông ra được?

Ngộ Không kể cho lão già nghe một lượt chuyện Bồ tát khuyên làm điều thiện, đợi thấy Đường Tăng bóc bùa cứu thoát như thế nào.

Cụ già nghe xong sụp lạy, mời Đường Tăng vào nhà, gọi vợ con đến chào, và kể cho mọi người nghe câu chuyện, ai nấy vui mừng. Cụ già bảo pha trà. Uống trà xong, cụ già hỏi Ngộ Không:

– Thưa Đại thánh, ngài năm nay bao nhiêu tuổi? Ngộ Không hỏi lại:
– Cụ năm nay bao nhiêu tuổi? Cụ già thưa:
– Tôi mới một trăm ba mươi tuổi. Đại thánh nói:
– Vẫn vào hàng cháu chắt của ta thôi. Ta sinh năm nào không nhớ nữa. Nhưng nằm dưới chân núi này đã hơn năm trăm năm rồi.

Cụ già nói:

– Đúng đấy, đúng đấy. Tôi còn nhớ các cụ kể lại rằng có một con khỉ thần từ trên trời rơi xuống, bị đè dưới chân núi này. Thế mà đến nay ngài mới ra được! Lúc nhỏ gặp thấy trên đầu ngài cỏ mọc, mặt ngài trạt bùn, còn không sợ. Nay đầu ngài hết cỏ, mặt sạch bùn, nom gầy hơn, lưng lại quấn một tấm da hổ, chẳng khác gì yêu quái cả.

Cả nhà nghe nói cười vang. Cụ già hiền lành lập tức sai dọn
cơm chay mời khách. Ăn xong Ngộ Không hỏi:

– Cụ họ gì? Cụ già thưa:
– Tôi họ Trần.

Tam Tạng nghe nói, lập tức đi xuống giơ tay, nói:

– Cụ cùng một họ với bần tăng. Hành Giả hỏi:
– Sư phụ họ Đường, cùng họ với cụ thế nào được? Tam Tạng đáp:
– Ta vốn họ Trần, quê thôn Tụ Hiền, quận Hoằng Nông, thuộc Hải Châu nhà Đường, pháp danh là Trần Huyền Trang. Hoàng đế nhà Đại Đường nhận ta là em, đặt pháp danh Tam Tạng, lấy Đường làm họ, nên gọi là Đường Tăng.

Cụ già nghe thấy nói cùng họ mừng lắm. Hành Giả nói:
– Cụ Trần này, phiền cụ một chút. Hơn năm trăm năm nay tôi chưa tắm, nhờ cụ đun cho ít nước nóng, để thầy trò chúng tôi tắm một lượt. Lúc ra đi chúng tôi xin cảm tạ.

Cụ già lập tức sai đun nước, lấy chậu, châm đèn. Thầy trò tắm gội xong, ngồi bên ngọn đèn. Hành Giả nói:

– Cụ Trần ạ, phiền cụ một việc nữa, cho tôi mượn kim chỉ một chút.

Cụ già nói:

– Có ngay, có ngay.

Và sai cụ bà mang kim chỉ đưa cho Hành Giả.

Hành Giả để ý thấy sư phụ lúc tắm có cởi ra một chiếc áo vải trắng ngắn, hẹp chưa mặc vào, bèn cầm lấy mặc vào người, cởi
tấm da hổ ra, khâu thành một cái quây hình mặt ngựa quấn ngang bụng, lấy dây mây thắt lại, bước tới trước mặt sư phụ nói:

– Hôm nay lão Tôn ăn mặc thế này, so với hôm qua thế nào? Tam Tạng nói:
– Đẹp lắm! Đẹp lắm! Mặc như vậy mới ra dáng Hành Giả chứ!

Tam Tạng lại nói:

– Đồ đệ này, nếu con không chê tấm áo ngắn cũ rách ấy thì cứ để mà dùng.

Ngộ Không gật đầu:

– Xin cảm ơn sư phụ.

Nói rồi đi tìm cỏ cho ngựa ăn. Lúc ấy, mọi việc xong xuôi, thầy trò Ngộ Không và mọi người ai nấy đi ngủ.

Sớm hôm sau, Ngộ Không trở dậy, mời sư phụ lên đường. Tam Tạng mặc áo, bảo Hành Giả thu xếp hành lý. Đang định cáo từ, đã thấy cụ già chuẩn bị sẵn sàng nước nóng rửa mặt, cơm chay cả rồi. Ăn xong mới ra đi. Tam Tạng cưỡi ngựa. Hành Giả dẫn dường. Đói ăn khát uống, đêm nghỉ ngày đi, thấm thoắt thời tiết đã sang đông. Chỉ thấy:

Cây gầy lá úa sương pha,

Tùng bách mấy khóm mượt mà tươi xanh, Hoa mai hương thoảng trên cành,
Đêm dài ngày ngắn đã rành tiết xuân.

Sen tàn, cúc cũng héo dần,

Cây sơn trà vẫn muôn phần tốt tươi, Cầu sương, cổ thụ ngất trời,
Suối quanh nước chảy về xuôi rì rào,
Mây xám che lấp trời cao,

Tuyết bay lất phất khác nào mưa rơi, Gió bấc hun hút khắp trời,
Kéo tay áo phủ mặt người bước mau, Nỗi niềm ai thấu cho nhau.
Thầy trò đi được một lúc lâu, bỗng ven đường nghe soạt một tiếng, thấy sáu người xông ra, đứa nào cũng giáo dài, kiếm ngắn, dao sắc, cung cứng, quát vang:

– Lão Hòa thượng kia đi đâu? Hãy để hành lý và ngựa lại, thì tha cho tính mạng!

Tam Tạng hồn phách rụng rời, ngã lăn xuống ngựa, nói không thành tiếng. Hành Giả đỡ dậy, nói:

– Sư phụ yên tâm, không sao đâu. Chúng là những tên mang quần áo, tiền bạc cho chúng ta đấy mà.

Tam Tạng nói:

– Ngộ Không điếc hay sao? Chúng bảo chúng ta phải để ngựa, hành lý lại, mà con lại bắt chúng phải dâng quần áo, tiền bạc là thế nào?

Hành Giả đáp:

– Sư phụ ngồi giữ quần áo, hành lý và ngựa nhé, để con thử đấu với chúng một trận xem sao.

Tam Tạng nói:

– Hai người đánh một chẳng chột cũng què[94]

Bọn chúng có
những sáu thằng lực lưỡng! Một mình con bé tẹo thế này, làm sao địch nổi?

Hành Giả vốn người dũng cảm, chẳng nói chẳng rằng, bước lên, chắp tay trước ngực, chào sáu tên cướp:
– Các ông vì duyên cớ gì lại cản trở đường đi của bần tăng? Mấy tên kia nói:
– Chúng ta là đại vương ngăn đường, là chúa sơn lâm tốt bụng, tiếng tăm lừng lẫy, ngươi không biết sao? Hãy mau để đồ vật lại thì ta cho đi. Nhược bằng nói nửa lời “không”, thì thân xác các ngươi nát vụn như cám!

Hành Giả nói:

– Ta cũng là đại vương tổ truyền, sơn chúa lâu năm mà chưa từng được nghe tiếng tăm của các ông.

Mấy tên kia nói:

– Nhà ngươi không biết, bọn ta nói cho mà nghe: Chúng ta, một người gọi là “mắt thấy mừng”, một người gọi là “tai nghe giận”, một người gọi là “mũi ngửi thích”, một người gọi là “lưỡi nếm nghĩ”, một người gọi là “ý thấy muốn”, và một người gọi là “thân vốn lo”.

Ngộ Không cười, nói:

– Ồ, các người là sáu thằng giặc cỏ, không nhận ra người xuất gia này là chủ của các ngươi sao, mà lại dám chặn đường? Hãy mang những đồ châu báu cướp được ra đây chia đều làm bảy phần, thì ta tha cho!

Sáu tên cướp nghe nói, thằng mừng thì mừng, thằng giận thì giận, thằng thích thì thích, thằng nghĩ thì nghĩ, thằng muốn thì muốn, thằng lo thì lo, cả lũ xông lên hò hét loạn xị:

– Lão Hòa thượng này vô lễ thật! Đã chẳng có lễ vật thì chớ, lại còn đòi chia phần của chúng tao!

Chúng vung thương, múa kiếm, xông vào nhắm đầu Hành Giả chém chan chát bảy tám mươi nhát liền. Ngộ Không đứng im như không biết gì hết. Bọn cướp nói:
– Lão Hòa thượng này đầu rắn quá! Hành Giả cười, nói:
– Hãy coi đây! Chúng bay đánh mỏi tay rồi, bây giờ đến lượt lão Tôn rút cây kim ra, thử tí xem!

Bọn cướp nói:

– Lão Hòa thượng này vốn là thầy lang châm cứu chắc? Chúng tao có bệnh gì đâu mà dùng kim!

Hành Giả thò tay rút cây kim thêu trong tai ra, vung lên một cái đã biến thành cây gậy sắt thon dài, cầm trong tay, nói:

– Chớ có chạy, để lão Tôn này đánh thử một gậy coi.

Sáu tên cướp bỏ chạy tán loạn. Hành Giả nhanh nhẹn đuổi theo tóm gọn, đập chết hết, lột lấy quần áo, tiền bạc rồi cười khanh khách, chạy về nói:

– Xin mời sư phụ lên đường, lũ cướp đã bị lão Tôn giết hết rồi.

Tam Tạng nói:

– Nhà ngươi gây tai họa rồi. Bọn chúng tuy là giặc cướp chặn đường, nhưng đến cửa quan, chưa chắc đã bị khép vào tội chết. Nhà ngươi có võ nghệ thì chỉ đuổi chúng đi là xong, việc gì phải giết? Vô cớ đánh chết người ta, thì làm Hòa thượng sao được? Người xuất gia “quét nhà còn lo con kiến chết, sa đèn thương hại cái thiêu thân”, nhà ngươi chẳng nghĩ phải trái giết tất cả, không có một lòng từ bi hiếu sinh nào. May ở chốn núi non không người tra khảo. Giá ở phố phường, có đông người va chạm, nhà ngươi lại hành hung vác gậy đánh chết người ta, thì chúng ta tuy là người lương thiện trong sạch, cũng làm sao mà thoát thân được?

Hành Giả nói:
– Thưa sư phụ, mình không đánh chết họ, họ cũng đánh chết mình.

Tam Tạng nói:

– Chúng ta là người xuất gia, thà chết chứ không hành hung người. Ta chết cũng chỉ một thân ta. Nhà ngươi giết những sáu người còn lý sự gì nữa! Việc ấy nếu có người tố cáo với quan, thì dù bố nhà ngươi có làm quan cũng không bênh được.

Hành Giả nói:

– Chẳng giấu sư phụ, năm trăm năm trước, lão Tôn xưng vua, xưng chúa ở núi Hoa Quả, đã giết chết không biết bao nhiêu người. Cứ như sư phụ nói, thì con không thể làm được Tề Thiên đại thánh.

Tam Tạng nói:

– Lúc ấy do nhà ngươi không ai thu phục cai quản, hoành hành ở chốn nhân gian, dối trời lừa trên, cho nên mới bị giam năm trăm năm. Nay trở thành sa môn rồi, mà vẫn giữ thói hành hung như ngày xưa, một mực giết người, thì không sang nổi phương Tây, không làm được Hòa thượng đâu. Ác quá! Ác quá!

Ngộ Không vốn xưa nay vẫn không chịu nổi mắng nhiếc, thấy
Tam Tạng lải nhải mãi, không nén được bực tức, nói:

– Con không làm được Hòa thượng, không sang được phương
Tây, thì việc gì phải càu nhàu mắng con mãi, con trở về là xong!

Tam Tạng chưa kịp trả lời, Ngộ Không đã nhảy vút lên, nói:

– Lão Tôn đi đây!

Tam Tạng vội ngẩng đầu nhìn lên, đã không thấy đâu nữa, chỉ nghe thấy vút một tiếng phóng về phương Đông. Tam Tạng lẻ loi trơ trọi, vò đầu thở than, oán trách mãi, nói:

– Đồ khốn, khó bảo quá! Ta mới nói vài câu, hắn đã bỏ đi mất
tăm, mất dạng. Thôi, thôi, ấy cũng là cái số mình không thu nạp được đồ đệ, không lấy thêm được người. Bây giờ muốn tìm hắn cũng chẳng biết tìm đâu, có gọi hắn cũng chẳng thưa. Hắn bỏ đi rồi. Còn mình phải quyết tâm sang phương Tây thôi, tự mình lo liệu lấy không tựa nương vào người khác nữa.

Trưởng lão đành thu nhặt hành lý đặt lên lưng ngựa, bây giờ không cưỡi ngựa, mà một tay chống gậy, một tay nắm cương, buồn bã đi về hướng Tây. Đi được một lát, thấy ở đường núi trước mặt có một bà lão già nua, tay cầm một cái áo bông, trên tấm áo có một chiếc mũ hoa. Tam Tạng thấy bà lão đến gần, bèn vội vàng dắt ngựa đừng tránh sang bên nhường bước. Bà lão hỏi:

– Trưởng lão từ đâu tới, mà một mình bơ vơ thế này? Tam Tạng đáp:
– Đệ tử là người được đức vua bên phương Đông sai sang phương Tây lễ Phật cầu kinh.

Bà lão nói:

– Đức Phật phương Tây ở chùa Lôi Âm, thuộc nước Thiên Trúc, đường xa mười vạn tám nghìn dặm, ngài chỉ một mình một ngựa, không có bạn đường, không có đồ đệ, thì đi làm sao đặng?

Tam Tạng nói:

– Hôm trước tôi có thu nhận được một đồ đệ, tính tình hung hãn bướng bỉnh, tôi mới mắng có vài câu, hắn đã không chịu, bỏ đi mất tăm rồi.

Bà lão nói:

– Lão có một tấm áo bông, một chiếc mũ dát hoa vàng để cho con trai lão dùng. Nó mới đi tu được ba ngày, không may chết yểu, lão đến chùa nó tu, khóc lóc hồi lâu, từ biệt sư phụ, mang
hai thứ mũ áo này về giữ làm kỷ niệm. Trưởng lão ạ, ngài đã có đồ đệ, thì tôi xin biếu ngài bộ mũ áo này.

Tam Tạng nói:

– Cảm ơn lòng tốt của lão mẫu nhưng đồ đệ của tôi đã bỏ đi mất rồi, tôi chẳng dám nhận.

Bà lão hỏi:

– Hắn đi đâu? Tam Tạng thưa:
– Tôi chỉ nghe vút một tiếng hắn phóng về phương Đông. Bà lão nói:
– Hướng Đông gần đây là nhà lão, chắc hắn vào đấy thôi. Đây lão còn có một bài chú gọi là “Định tâm chân ngôn”, bài ấy còn có tên nữa là “Khẩn cô nhi chú”. Ngài nhẩm cho thuộc, nhớ cho kỹ, chớ có tiết lộ cho ai biết. Lão sẽ đuổi kịp hắn, bảo hắn quay lại với ngài, rồi ngài đưa bộ mũ áo này cho hắn mặc. Nếu hắn không nghe lời sai bảo, ngài hãy niệm bài chú ấy, là hắn không dám hành hung và không dám bỏ đi nữa đâu.

Tam Tạng nghe nói, cúi đầu lạy tạ. Bà lão biến thành một đạo hào quang bay về phương Đông. Tam Tạng biết ngay là đức Quan Âm bồ tát trao cho chân ngôn, vội vàng quét sạch đất, thắp hương, ngoảnh về phía Đông thành kính vái lễ. Lễ xong, nhặt mũ áo cất vào trong tay nải, ngồi bên vệ đường nhẩm bài chú “Định tâm chân ngôn” vài lần cho thuộc. Chuyện không nói đến nữa.

Lại nói Ngộ Không bỏ sư phụ ra đi, dùng phép cân đẩu vân đến thẳng Đông Dương đại hải, từ trên mấy phóng xuống, rẽ nước đến ngay Thủy Tinh cung. Long vương sợ hãi vội ra nghênh tiếp, mời vào trong cùng ngồi. Chào xong, Long vương hỏi:
– Mới đây, nghe tin Đại thánh hết hạn, chưa kịp đến mừng, tưởng ngài đã sửa sang lại núi tiên, trở về động cũ rồi.

Ngộ Không đáp:

– Ta cũng muốn như thế, nhưng lại phải làm hòa thượng. Long vương hỏi:
– Sao, làm hòa thượng à? Hành Giả đáp:
– Đức Bồ tát ở Nam Hải khuyên ta làm điều thiện, tu hành chính quả, theo Đường Tăng bên phương Đông sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, vào hàng sa môn, gọi là Hành Giả.

Long vương nói:

– Việc ấy hay lắm, hay lắm! Có thế mới cải tà quy chính, khai mở lòng lành được. Thế sao ngài không đi sang phương Tây mà lại quay về phương Đông?

Hành Giả cười, nói:

– Là vì Đường Tăng không biết tính ta, có mấy thằng giặc cỏ chặn đường bị ta giết chết, mà Đường Tăng cứ càu nhàu mãi, nói ta như vậy là sai. Ngài bảo lão Tôn này chịu làm sao được? Thế là ta bỏ ông ấy, định trở về núi cũ. Nhân tiện qua đây ta ghé thăm ngài, xin một chén trà uống.

Long vương nói:

– Quý hóa quá! Quý hóa quá!

Lập tức con rồng, cháu rồng bưng trà hương ra mời Đại thánh. Uống trà xong, Hành Giả quay đầu ngắm nghía bức tranh “Cầu Dĩ dâng giầy” treo phía sau bèn hỏi:

– Bức tranh vẽ gì nhỉ? Long vương thưa:
– Đại thánh sinh đời trước, việc này thuộc đời sau, ngài không biết. Bức tranh này gọi là “Ba lần dâng giầy ở Cầu Dĩ”.

Hành Giả hỏi:

– “Ba lần dâng giầy” là thế nào? Long vương thưa:
– Vị tiên này là Hoàng Thạch Công. Còn người kia là Trương Lương nhà Hán. Thạch Công ngồi trên Cầu Dĩ, bỗng bị rơi giầy xuống chân cầu, bèn gọi Trương Lương nhặt hộ. Trương Lương nhanh nhẹn đi nhặt mang lên, quỳ dâng trước mặt. Ba lần như vậy, Trương Lương không chút tỏ ra lười biếng kiêu căng. Thạch Công quý mến Trương Lương cần cù lễ độ, nên đến đêm trao cho Trương Lương một cuốn thiên thư, và bảo giúp cho nhà Hán. Về sau, quả nhiên Trương Lương mưu tính trong màn trướng mà quyết đoán được sự thắng bại ở nơi nghìn dặm. Sau khi thái bình rồi, ông ta từ quan vào núi, theo Xích Tùng Tử học được đạo tiên. Đại thánh ạ, ngài không theo Đường Tăng, không chịu khó nhọc, không nghe dạy bảo, cuối cùng vẫn chỉ là một con yêu quái mà thôi, thành chính quả sao được!

Ngộ Không nghe nói, ngẫm nghĩ hồi lâu, chẳng nói năng gì. Long vương nói:
– Đại thánh nên xét kỹ, đừng thích phóng khoáng mà để lỡ các công việc về sau nữa.

Ngộ Không nói:

– Thôi ngài đừng nói nữa, ta đi hộ vệ Đường Tăng đây. Long vương mừng lắm, nói:
– Nếu như thế tôi cũng không dám giữ Đại thánh lâu. Mong ngài mở lòng từ bi ngay cho, đừng để sư phụ đợi lâu.

Hành Giả thấy Long vương giục giã đi ngay, bèn vội đứng
dậy, ra khỏi đáy bể, từ biệt Long vương, cưỡi mây bay đi.

Đang đi thì gặp đức Bồ tát. Bồ tát nói:

– Tôn Ngộ Không, tại sao nhà ngươi không nghe dạy dỗ, không hộ vệ Đường Tăng, mà đến đây làm gì?

Sợ hãi, Hành Giả đứng trên mây cúi lạy, nói:

– Đội ơn Bồ tát làm điều thiện, quả có nhà sư nước Đường tới bóc lá bùa, cứu con ra. Con đã đi theo làm đồ đệ cho ông ta. Nhưng ông ta mắng con hung hãn bướng bỉnh, nên con mới bỏ đi một chặp. Bây giờ con lại quay về, đi theo hộ vệ ông ấy đây.

Bồ tát nói:

– Đi mau lên, đừng nghĩ vẩn vơ nữa. Nói xong, ai đi đường nấy.
Chớp mắt, Hành Giả đã nhìn thấy Đường Tăng ngồi buồn thiu bên vệ đường, bèn lại gần nói:

– Sư phụ không đi còn ngồi đây làm gì? Tam Tạng ngẩng đầu nói:
– Con đi đâu vậy! Khiến ta chẳng dám đi, đành phải ngồi nguyên tại đây đợi con.

Hành Giả đáp:

– Con đến nhà Long vương ở Đông Dương đại hải xin chén trà uống.

Tam Tạng nói:

– Này con, người xuất gia không nên nói dối. Con mới đi khỏi độ hơn một tiếng, mà lại dám nói là đến nhà Long vương uống trà sao?

Hành Giả cười, nói:

– Chẳng giấu gì sư phụ, con có phép cân đẩu vân, cưỡi mây,
mỗi một cân đẩu vân đi xa được mười vạn tám nghìn dặm đường, cho nên con mới đi về nhanh như vậy đấy.

Tam Tạng nói:

– Ta mới nặng lời một chút, mà con đã giận ta, bỏ đi. Con có tài còn tìm được trà uống. Còn ta không bay được, đành ngồi chịu đói ở đây. Vậy cọn nghĩ lại đừng bỏ đi nữa nhé!

Hành Giả nói:

– Thưa sư phụ, nếu thầy đói, con đi tìm cho thầy một chút cơm chay vậy.

Tam Tạng nói:

– Chẳng cần cơm chay đâu. Trong tay nải của ta còn ít lương khô của bà mẹ Lưu Thái Bảo cho. Con mang bát đi tìm ít nước, đợi ta ăn xong thì đi.

Hành Giả mở tay nải, thấy mấy cái bánh khô để ở giữa bao, lấy ra đưa cho sư phụ. Lại thấy một chiếc áo bông mới tinh và một chiếc mũ dát hoa vàng, bèn hỏi:

– Mũ áo này, sư phụ mang từ nhà đi à? Tam Tạng thuận mồm đáp:
– Những thứ này ta vẫn dùng từ nhỏ. Đội chiếc mũ ấy, chẳng học kinh cũng biết niệm kinh. Mặc chiếc áo ấy, chẳng cần học lễ cũng biết làm lễ.

Hành Giả nói:

– Sư phụ cho con nhé! Tam Tạng nói:
– Chỉ sợ không vừa. Nếu vừa thì con lấy mà dùng.

Hành Giả bèn cởi chiếc áo trắng cũ ra, mặc chiếc áo bông vào, thấy vừa khít như đã đo từ trước vậy. Hành Giả lại đội
chiếc mũ dát hoa vàng lên đầu. Tam Tạng vừa nhìn thấy Ngộ Không đội mũ, bèn không ăn lương khô nữa, mà lẩm nhẩm niệm bát chú “khẩn cô nhi”. Hành Giả bỗng kêu:

– Đau đầu quá! Đau đầu quá!

Tam Tạng vẫn tiếp tục niệm chú, làm Hành Giả đau quá lăn lộn, vứt tung chiếc mũ dát hoa vàng ra. Tam Tạng sợ đứt mất mấy vòng vàng, bèn không niệm nữa. Lúc ấy, Ngộ Không không thấy đau nữa, sờ tay lên đầu thấy có cái gì như sợi chỉ bằng vàng thắt chặt ở trên, dứt không ra, kéo không đứt, bởi nó đã mọc rễ ra rồi. Ngộ Không lấy cây kim trong tai ra, móc vào sợi dây ấy cố sức dứt ra. Tam Tạng sợ Ngộ Không dứt đứt lại niệm thần chú, làm Ngộ Không lại đau đầu, đau tưởng chết đi
[95]
được

, quằn quại lăn lộn, đỏ mặt tía tai, hai mắt trợn ngược,
thân mình tê dại. Tam Tạng thấy thế không nỡ niệm nữa, thì lúc ấy Ngộ Không cũng hết đau.
Hành Giả nói:

– Chính sư phụ niệm chú làm con đau đầu. Tam Tạng nói:
– Ta niệm bài chú “khẩn cô nhi”, chứ chứ chú để hành hạ ngươi đâu.

Hành Giả nói:

– Sư phụ niệm lại xem.

Tam Tạng bèn niệm, Ngộ Không đau quá, vội kêu:

– Thôi, thôi, sư phụ đừng niệm nữa! Hễ niệm là con lại đau đầu, thế là thế nào?

Tam Tạng nói:

– Vậy từ nay có nghe lời ta dậy bảo không? Hành Giả thưa:
– Con xin nghe. Tam Tạng lại nói:
– Nhà ngươi còn vô lễ nữa thôi? Hành Giả đáp:
– Không dám nữa ạ.

Ngộ Không miệng tuy nói vậy, nhưng trong lòng vẫn tức lắm, rút cây kim ra vung lên biến thành cây gậy sắt nhắm đầu Đường Tăng bổ xuống. Đường Tăng sợ quá, vội niệm luôn hai, ba lần. Hành Giả ngã lăn ra đất, rơi cả gậy sắt, không nhấc tay lên được, đành kêu:

– Sư phụ ơi, con chừa rồi, đừng niệm nữa! Đừng niệm nữa! Tam Tạng nói:
– Sao ngươi lừa dối, dám đánh cả ta?
Hành Giả thưa:

– Con không dám đánh nữa. Nhưng con hỏi sư phụ ai truyền cho sư phụ phép này?

Tam Tạng đáp:

– Vừa nãy có một bà lão truyền cho ta. Hành Giả giận lắm, nói:
– Bà lão ấy đúng là Quan Âm rồi. Tại sao lại hại ta như vậy. Đợi ta sang tận Nam Hải, nện cho mụ ta một trận.

Tam Tạng nói:

– Phép ấy ngài truyền cho ta, thì chắc ngài cũng nắm được. Nếu ngươi đến, ngài mà niệm lại chẳng chết toi mạng.

Hành Giả nghe nói có lý, không dám đi nữa, đành định tâm quỳ xuống van xin:

– Thưa sư phụ, Quan Âm dùng phép này để hành hạ con, bắt con đưa sư phụ sang phương Tây đấy thôi. Con cũng không đi gây sự với ngài ấy nữa. Sư phụ cũng đừng chấp lời nói thường ngày của con mà tụng niệm nữa. Con xin hộ vệ sư phụ, không dám chán ý nản lòng nữa đâu.

Tam Tạng nói:

– Đã vậy, thì đỡ ta lên ngựa đi thôi.

Lúc ấy, Hành Giả mới một lòng một dạ, phấn chấn tinh thần, mặc áo bông vào, sửa soạn yên cương, thu xếp hành lý lên đường sang phương Tây.

Chuyến đi này sau đó thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[88] Sáu giặc: Đạo Phật cho rằng có sáu thứ gây tác hại cho sự tu hành: sắc (màu sắc), thanh (âm thanh), hương (mùi thơm), vị (vị ngon), xúc (tiếp xúc) và pháp (sự vật) gọi là “sáu giặc).
[89] Sa môn: người xuất gia tu hành theo đạo Phật.
[90][91][92][93][94][95]
Đầu đà: Danh từ của nhà chùa chỉ lớp tu hành đàn em.
Nguyên văn phun thành mấy hạt ngọc.
Nghĩa là: Sắt thần quý trấn giữ thiên hạ.
Nguyên văn: Có thủ đoạn hàng long, phục hổ, có thần thông lật bể nghiêng sông.
Nguyên văn: Một bàn tay chẳng địch nổi hai nắm tay, hai nắm tay không bằng bốn bàn tay.
Nguyên chú: tay bắt chuồn chuồn. Đó là cử động của người sắp chết.