Chơi âm phủ Thái Tông về trần
Dâng quả bí Lưu Toàn gặp vợ
Có bài thơ rằng:
Ngày tháng trăm năm tựa bóng câu, Đời người, bọt nước khác gì đâu. Sớm còn thắm đỏ đôi gò má.
Chiều đã bạc phơ nửa mái đầu.
Giấc điệp tàn rồi, đời ảo cả. Cuốc kêu da diết hãy quay đầu, Xưa nay làm phúc đều tăng thọ, Ở thiện trời thương, lọ phải cầu.
Lại nói hồn phách Thái Tông mờ mịt chập chờn ra khỏi lầu
Ngũ Phượng, chỉ thấy quân ngự lâm[74]
mời xa giá ra ngoài đi
săn. Thái Tông vui vẻ nghe lời, phiêu diêu đi luôn. Được một lúc lâu, không thấy người ngựa đâu cả, chỉ còn lại một mình lang thang nơi đồng hoang nội cỏ. Đang lúc hoảng hốt không tìm thấy đường, thì nghe bên kia có người gọi to:
– Hoàng đế Đại đường, lại đây, lại đây!
Thái Tông ngẩng đầu lên nhìn, thấy người ấy: Đầu đội mũ sa thâm, Lưng đeo đai tê giác,
Đầu mũ sa thâm bay phấp phới, Lưng đai tê giác nổi vân vàng. Tay nắm hốt ngà ngưng ráng đẹp
Mình choàng bào gấm ánh như gương. Chân xỏ đôi giầy hoa, đi mây về gió. Tay cắp sổ sinh tử, ghi sự sống còn. Món tóc quanh tai bay lõa xõa.
Chòm râu bên mép mọc hiên ngang. Lúc sống, nhà Đường làm tể tướng, Bây giờ giữ án giúp Diêm vương.
Thái Tông đi sang phía đó, người ấy vội quỳ xuống bên đường, tâu:
– Mong bệ hạ tha tội cho thần không kịp nghênh đón. Thái Tông hỏi:
– Nhà ngươi là ai, có việc gì đến đây lạy trẫm? Người kia thưa:
– Nửa tháng trước, ở điện Sâm La, thần thấy Long Vương Kinh Hà kiện bệ hạ đã hứa cứu mạng cho mà cuối cùng hắn vẫn bị giết. Vì vậy Tần Quảng vương điện thứ nhất lập tức sai quỷ
sứ đi mời bệ hạ xuống để ra tam tào[75]
đối án. Thần biết việc
đó, nên đến đây đợi đón. Không ngờ hôm nay đến chậm, mong bệ hạ tha tội.
Thái Tông nói:
– Nhà ngươi họ tên là gì? Giữ chức quan gì? Người kia thưa:
– Lúc còn sống, thần hầu hạ bên cạnh xa giá tiên quân, trước giữ chức lệnh ở Tử Châu, sau thăng chức thị lang Bộ Lễ, họ Thôi tên Giác. Nay giữ chức phán quan coi việc án ở Phong Đô dưới âm ty.
Thái Tông mừng lắm tiến lại gần, nắm tay Thôi Giác nói:
– Phiền tiên sinh đi xa khó nhọc. Vị quan thân cận của trẫm là Ngụy Trung có thư gửi tiên sinh, may quá lại gặp tiên sinh ở đây.
Vị phán quan tạ ơn, hỏi thư đâu. Thái Tông bèn móc thư trong tay áo ra đưa. Thôi Giác nhận lấy, bóc ra xem. Thư viết:
“Hiền đệ là Ngụy Trung, cúi đầu dâng thư. Kính thưa Thôi đại huynh giữ án ở đại đô:
– Nghĩ đến việc kết giao ngày xưa, hình ảnh, tiếng nói của đại huynh vẫn như còn đó. Thế mà thấm thoắt đã mấy năm, chẳng được nghe lời dạy bảo. Thường chỉ vào những ngày tuần tiết, bày chút lễ mọn tế đăng, không biết đại huynh có chứng giám cho không? Nhưng đại huynh vẫn quyến luyến không rời, thường tới thăm hỏi trong giấc mộng. Chính vì vậy tôi mới được biết đến bậc huynh trưởng đã được thăng quan tiến chức. Khốn nỗi âm dương cách biệt, mỗi người một phương, không được gặp mặt.
Nay lúc Văn Hoàng đế Thái Tông bỗng nhiên từ trần, chắc sẽ phải ra tam tào đối án, vậy thế nào cũng gặp huynh trưởng. Cúi mong huynh trưởng nghĩ đến tình nghĩa cũ, giúp đỡ cho ít nhiều, tha cho nhà vua về dương thế. Thế là huynh trưởng hết lòng yêu hiền đệ vậy. Hiền đệ sẽ xin hậu tạ.
Thư nói không hết lời”.
Vị phán quan xem xong thư, vui vẻ nói:
– Việc Ngụy nhân tào nằm mơ chém Long vương, thần cũng đã biết, và khen ngợi hết lời. Thần vẫn nhớ ơn ông ấy giúp đỡ con cháu thần, nay đã có thư gửi tới, thì bệ hạ cứ yên tâm, thần sẽ đưa bệ hạ về dương gian, lại lên ngôi báu.
Thái Tông cảm tạ.
Hai người đang nói chuyện, bỗng thấy hai tiểu đồng áo xanh tay cầm cành phan, lọng báu gọi to:
– Diêm vương có lệnh mời.
Thái Tông bèn cùng Thôi Giác và hai tiểu đồng rảo bước đi lên. Chợt nhìn thấy một tòa thành, trên cổng thành treo một tấm biển lớn viết một hàng bảy chữ vàng: “Cửa Quỷ Môn, U Minh động phủ”. Tiểu đồng áo xanh đung đưa cành phan, dẫn Thái Tông vảo trong thành, cứ dọc theo phố mà đi. Thái Tông nhìn thấy cả tiên chủ Lý Uyên, anh là Kiến Thành, em là Nguyên Cát, tiến lại gần mình nói:
– Thế Dân đến đây rồi, Thế Dân đến đây rồi!
Thế là Kiến Thành, Nguyên Cát túm lấy đòi mạng, Thái Tông không kịp trốn, bị họ giữ lại. May có Thôi phán quan gọi một con quỷ sứ mặt xanh răng lợn đuổi bọn Kiến Thành, Nguyên Cát đi, Thái Tông mới thoát. Đi khoảng mấy dặm, thấy một tòa lầu ngói xanh trông rất tráng lệ, thật là:
Phấp phới muôn tầng ráng đẹp, Ẩn hiện nghìn lớp mây hồng. Hồi nhà đắp hình đầu quái thú,
Mái nhà năm lớp ngói Uyên ương. Cửa đông mấy hàng đinh vàng, đỏ. Then cài bạch ngọc dát thanh ngang. Cửa sổ lờ mờ hơi khói tỏa,
Rèm thưa thấp thoáng ánh đèn buông.
Lâu đài cao ngất tầng mây biếc, Hành lang bằng phẳng rộng thênh thang. Đỉnh thú hương bay xông áo ngự,
Lụa là, đèn thắp, sáng mơ màng.
Bên này lố nhố quỷ đầu thú, Phía nọ loăng quăng mặt sói lang, Đưa ma tiếp quỷ thẻ vàng đổi.
Dẫn phách gọi hồn, đợi đến phiên.
Âm ty thường gọi là đây vậy, Điện Sâm La đó, chỗ Diêm vương.
Thái Tông đang ngắm nhìn, bỗng thấy phía hành lang bên kia, tiếng vòng ngọc leng keng, hương thơm kì dị, bên ngoài là hai đôi đèn nến, mười vị Diêm vương bước xuống thềm từ đằng sau tiến lại. Mười vị đó là: Tần Quảng vương, Sở Giang vương, Tống Đế vương, Ngọ Quang vương, Diêm La vương, Bình Đẳng vương, Thái Sơn vương, Đô Thị vương, Biện Thành vương và Chuyển Luân vương. Ra khỏi điện Sâm La, họ đều cúi mình chào đón Thái Tông. Thái Tông khiêm tốn, không dám đi trước. Mười vị Diêm vương nói:
– Bệ hạ là vua trên trần, chúng tôi là vua dưới âm, chức trách chia ra làm vậy, không nên khiêm nhường quá!
Thái Tông nói:
– Trẫm là kẻ có tội dưới cờ, đâu dám bàn chuyện âm, dương, người, quỷ!
Nhưng từ chối mãi không được, Thái Tông đành đi trước, vào thẳng điện Sâm La, cùng mười vương thi lễ xong, chia ngôi chủ khách ngồi xuống.
Lát sau, Tần Quảng vương chắp tay đứng dậy, nói:
– Long vương Kinh Hà tố cáo bệ hạ đã hứa cứu cho, sau lại giết hắn là cớ sao?
Thái Tông thưa:
– Trẫm có nằm mơ thấy Long vương cầu cứu thực bụng muốn cứu hắn. Không ngờ hắn phạm tội đáng chết, bị tào quan của trẫm là Ngụy Trung xử trảm. Trẫm đã triệu Ngụy Trung vào cung đánh cờ, chẳng hay Ngụy Trung đã chém hắn trong giấc
mộng. Đó là sự hiển linh nhiệm màu[76]
của quan nhân tào, và
cũng do Long vương phạm tội đáng chết nữa, đâu có phải là lỗi của trẫm.
Mười Diêm vương nghe xong, cúi đầu đáp lễ nói:
– Trước khi Long vương ra đời, trong sổ tử của Nam Đẩu tính đã ghi rõ hắn bị giết bởi tay nhân tào. Chúng tôi đã biết trước việc đó. Nhưng hắn đã đến đây biện bạch, nên phải mời bệ hạ xuống đây để ra tam tào đối án. Chúng tôi đã đưa hắn vào vòng luân hồi, chuyển sinh kiếp khác rồi. Nay phiền bệ hạ xuống đây nhọc mệt, mong bệ hạ bỏ qua cho tội đòi gọi.
Nói xong, sai ngay vị phán quan mang sổ sinh tử lại trình, xem tuổi thọ của nhà vua ở dương thế được bao nhiêu năm. Phán quan họ Thôi vội quay vào ty phòng, mang cuốn sổ hưởng lộc trời của vua chúa các nước trong thiên hạ ra xem xét lại một lượt, thấy ghi Thái Tông hoàng đế nhà Đại Đường, thuộc Nam Thiệm Bộ Châu hết sổ năm Trinh Quán thứ mười ba. Thôi phán quan giật mình, vội vàng lấy bút chấm đẫm mực viết thêm hai
[77]
nét vào chữ nhất
rồi đưa sổ ra trình. Mười Diêm vương soát
lại một lượt từ dầu, thấy ghi ở dưới tên Thái Tông là ba mươi ba năm, bèn thất kinh hỏi:
– Bệ hạ lên ngôi được mấy năm rồi? Thái Tông thưa:
– Trẫm lên ngôi đến nay là mười ba năm. Diêm vương nói:
– Bệ hạ hãy yên tâm đừng lo nghĩ, bệ hạ còn hai mươi năm
hưởng thọ ở trần gian nữa kia. Lần này xuống đây đối chất minh bạch rồi, bây giờ xin mời bệ hạ trở lại trần thế.
Thái Tông nghe nói, cúi mình cảm tạ. Mười Diêm vương sai Thôi phán quan, Chu thái úy đưa Thái Tông về trần. Thái Tông ra khỏi điện Sâm La, còn giơ tay hỏi mười Diêm vương rằng:
– Những người già trẻ trong cung của trẫm thọ, yểu thế nào? Mười Diêm vương đáp:
– Đều thọ cả, chỉ e em gái nhà vua, tuổi thọ không bền. Thái Tông lạy tạ thưa:
– Trẫm về dương thế chẳng có quà gì kính biếu, chỉ có mấy quả bí mà thôi.
Mười Diêm vương mừng lắm, nói:
– Dưới chúng tôi có đủ bí đao, dưa hấu, chỉ thiếu bí ngô thôi. Thái Tông nói:
– Trẫm về sẽ gửi ngay, gửi ngay! Hai bên vái chào từ biệt.
Thái úy cầm một cành phan dẫn hồn đi trước, Thôi phán quan theo sau bảo vệ Thái Tông ra khỏi âm ty. Thái Tông ngước mắt nhìn, thấy không phải đường cũ, bèn hỏi vị phán quan:
– Đường này sai rồi chăng? Phán quan thưa:
– Không sai đâu. Ở âm ty như vậy đấy. Chỉ có đường đi không có lối về. Nay đưa bệ hạ ra qua đường chuyển luân hồi, một là để bệ hạ tham quan âm phủ, hai là giúp cho bệ hạ chuyển kiếp siêu sinh.
Thái Tông chỉ còn biết đi theo hai người dẫn đường mà thôi. Đi được vài dặm, thấy một tòa núi cao, mây che u ám, mù
phủ tối tăm, Thái Tông hỏi:
– Thôi tiên sinh, đây là núi nào? Phán quan thưa:
– Đó là núi Bối Âm ở âm phủ. Thái Tông giật mình, nói:
– Trẫm làm sao đi qua được? Phán quan thưa:
– Bệ hạ cứ yên tâm, đã có thần dẫn lối.
Thái Tông run rẩy lật đật, bám theo sát hai người, lên đến đỉnh núi, ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy:
Hình thế gập ghềnh và hiểm trở Dốc như đỉnh Thục với non Lu Chẳng phải non cao trên dương thế Thực là núi hiểm dưới âm ty
Gai góc um tùm che quỷ quái Cheo leo vách đá giấu yêu ma Bên tai chim thú đều im bặt Đầy đường chỉ thấy quỷ đi về Gió âm hiu hắt thần binh thổi Khí độc bủa giăng quỷ sứ phi
Nhìn khắp thấp cao không cảnh đẹp
Ngó ra sau trước rặt hồn ma.
Ở đây đủ cả:
Nào núi, nào động
Nào đèo, nào khe
Có điều:
Núi không cỏ mọc Đèo không người qua Khe không nước chảy Động không mây về Vách non đầy quỷ quái Chân núi rặt yêu ma Trong động toàn quỷ dại Dưới khe ẩn hồn tà
Trước núi sau non, mặt ngựa đầu trâu gào loạn xị
Che tay úp mặt, cô hồn quỷ đói khóc hu hu
Phán quan đòi mạng, vội vội vàng vàng truyền tín phiếu
Thái úy bắt hồn, hò hò hét hét chuyển văn thư
Bọn thừa sai, đông như kiến cỏ
Lũ quỷ bắt đặc tựa mây mù.
Nhờ sự bảo vệ của Phán quan, Thái Tông ra khỏi Bối Âm sơn. Sau đó, lại đi qua nhiều nha môn, nơi nào cũng nghe thấy tiếng khóc rền rĩ inh tai, ghê hồn láng sự. Thái Tông lại hỏi:
– Đây là chỗ nào? Phán quan thưa:
– Đây là mười tám tầng địa ngục ở đằng sau Âm Sơn. Thái Tông hỏi:
– Mười tám tầng ấy là gì? Phán quan đáp:
– Bệ hạ nghe thần nói đây.
Ngục Điếu Cân, ngục U Uổng, ngục Hỏa Khanh vắng vẻ quạnh hiu, buồn rầu phiền não, toàn những người lúc sống, gây nhiều ác nghiệp, nên sau khi chết đều phải chịu tội ở đây.
Ngục Phong Đô, ngục Bạt Thiệt, ngục Bát Bĩ, thút thít khóc than, thê lương thảm thiết, chỉ vì bất trung bất hiếu trái lẽ trời, miệng Phật dạ sói, nên sa xuống ngục này.
Ngục Ma Nhai, ngục Đối Đảo, ngục Xa Băng, thịt rách da toang, bẻ răng rạch miệng, chỉ vì tâm địa mờ ám, cư xử bất công, ăn nói điêu toa, hãm hại người khác.
Ngục Hàn Băng, ngục Thoát Xác, ngục Trừu Trường, mặt bẩn đầu bù, mày nhăn mắt hõm, đều là hạng lường thưng trào đấu, lừa dối người dân, thành thử tai ương lụy đến thân.
Ngục Du Oa, ngục Hắc Ám, ngục Đao Sơn, nơm nớp sợ run, hãi hùng thảm thiết, đều là do hùng bạo ức hiếp người lương thiện, nay phải rụt cổ xo vai, chịu khổ vô cùng.
Ngục Huyết Trì, ngục A Tỵ, ngục Xứng Can, lột da róc xương, cắt gân bẻ cẳng, cũng chỉ vì giết người cướp của, hại cả súc sinh, đầy đọa muôn đời không giải thoát, trăm luân vạn kiếp chẳng vươn mình. Người nào người nấy gông cùm khóa chặt, thừng chão quấn lằn, lại có lũ quỷ tóc đỏ, quỷ má đen, vác kiếm ngắn thương dài, quỷ đầu trâu, quỷ mặt ngựa mang dùi đồng búa sắt. Chúng đánh cho mặt mày thâm tím, máu chảy ròng ròng, van đất kêu trời chẳng ai cứu vớt. Vậy nên:
Người đời chớ có dối lừa nhau Sáng suốt quỷ thần giấu dễ đâu Lành dữ cuối cùng đều báo ứng Rành rành chẳng trước ắt là sau. Thái Tông nghe nói, vô cùng sợ hãi.
Đi được một lúc, lại thấy một toán lính quỷ, mỗi đứa đều cầm
một cành phan, quỳ xuống ven đường thưa:
– Sứ giả Kiều Lương đến đón.
Phán quan ra lệnh cho lui, dẫn Thái Tông qua cầu vàng. Thái Tông nhìn thấy bên kia có một cây cầu bạc, trên cầu có mấy người hiền lương, trung hiếu, thẳng thắn, công bằng, đi trên cầu cũng có tràng phan dẫn đưa. Nhìn phía khác lại thấy có một cây cầu, gió lạnh thấu xương, máu sôi cuồn cuộn, tiếng khóc than văng vẳng không dứt. Thái Tông hỏi:
– Chiếc cầu này tên là gì? Phán quan đáp:
– Tâu bệ hạ, đó gọi là cầu Nại Hà. Người về dương gian, cần phải nhớ kĩ. Dưới cầu ấy đều là:
Nước chảy băng băng
Đường đi hiểm trở Như dải lụa vắt qua sông Như lò than lên thượng giới Âm khí lạnh thấu xương
Giá tanh thốc đầy mũi
Sông dâng cuồn cuộn, ngược xuôi chẳng một bóng thuyền
Đầu rối chân không, lại qua toàn loài nghiệt quỷ.
Cầu dài vạn dặm, rộng chỉ ba gang, Trăm thước chiều cao, sâu nghìn dặm thẳm. Trên không tay vịn, dưới có quỷ rình.
Gông cùm đè nặng, lên cầu chênh vênh.
Bên cầu thần binh trông dữ tợn. Dưới sông hồn ác khổ vô cùng.
Cành cây móc đầy áo xanh đỏ, Vách núi giam cầm loại bất lương. Rắn đồng, chó sắt tranh nhau cắn. Sa xuống Nại Hà chẳng lối lên.
Có bài thơ rằng:
Thường nghe quỷ khóc với thần gào, Sông máu dâng trào sóng vút cao. Vô khối đầu trâu cùng mặt ngựa, Hung hăng trấn giữ Nại Hà Kiều.
Đang lúc nói chuyện, mấy sứ giả Kiều Lương lại quay về. Thái Tông trong lòng lo sợ, cúi mặt than thầm, lẳng lặng đi theo Phán quan, Thái úy qua sông Nại Hà quái ác, cõi khổ huyết hồn. Đến trước thành Uổng Tử, lại nghe thấy tiếng người ồn ào huyên náo, gọi rõ ràng “Lý Thế Dân đến rồi, Lý Thế Dân đến rồi”. Thái Tông nghe gọi ruột gan rụng rời, thấy một lũ ma quỷ cụt chân gãy tay, không đầu không cổ bước ra chặn đường, thét:
– Trả tính mạng ta đây! Trả tính mạng ta đây!
Sợ quá, Thái Tông co dúm người lẩn tránh, chỉ dám gọi:
– Thôi tiên sinh, cứu ta với. Phán quan nói:
– Tâu bệ hạ, bọn họ là hai khối sáu mươi tư giặc cỏ bảy mươi hai nơi, là hồn ma của các vương tử, đầu mục, bị nghiệp oan chết uổng, lang thang khắp nơi nương tựa, chẳng được siêu sinh, chẳng có tiền nong tiêu xài, rặt là bọn cô hồn quỷ đói, bệ hạ cho chúng một ít tiền thì tôi mới cứu được.
Thái Tông nói:
– Trẫm tay không tới đây, làm gì có tiền!
Phán quan nói:
– Tâu bệ hạ, trên trần gian có một người gửi một số vàng bạc ở âm phủ. Bệ hạ đứng tên đặt tờ văn tự, tôi có thể đảm bảo, vay ông ấy một kho, cấp phát cho lũ quỷ đói ấy, thì mới đi qua được.
Thái Tông hỏi:
– Người ấy là ai? Phán quan đáp:
– Người ấy ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, họ Tướng tên Lương, có mười ba kho vàng bạc ở đây, bệ hạ vay, về dương gian trả cũng được.
Thái Tông bằng lòng, tình nguyện đứng tên, làm văn tự giao cho Phán qua đi vay một kho vàng, nhờ Thái úy cấp phát cho hết. Phán quan còn dặn dò lũ quỷ rằng:
– Số bạc này chúng bay chia nhau cho đều, rồi buông ra để Hoàng đế Đại Đường đi. Tuổi thọ của ngài còn dài, ta vâng lệnh mười Diêm vương đưa ngài về trần. Đến dương gian, ngài sẽ lập đàn chay “đại hội thủy lục” tế độ cho chúng bay được siêu sinh, chớ có sinh sự nữa.
Bọn quỷ được chia vàng bạc, lại nghe nói như vậy, đều ngoan ngoãn rút lui. Phán quan sai Thái úy vẫy cành phan, dẫn hồn đưa Thái Tông ra khỏi thành Uổng Tử, lên con đường bằng phẳng sáng sủa, phơi phới ra về.
Đi được một lúc lâu, đến chỗ “sáu đường luân hồi” lại thấy người cưỡi mây thì mình mặc áo tiên, kẻ được ghi tên vào sổ lưng đeo ấn cá vàng, các loại người tăng ni đạo lục, các loài thú chạy chim bay, các loại quỷ quái hèn hạ đều cuồn cuộn đi vào đường luân hồi, loại nào đi vào đường của loại ấy. Thái Tông hỏi:
– Thế này là thế nào?
Phán quan thưa:
– Bệ hạ bụng dạ sáng suốt hẳn là nhớ rõ để về kể cho người dương thế biết. Đây gọi là “Sáu đường luân hồi”. Người nào làm việc thiện được hóa lên đường tiên. Người nào thủy chung, siêu sinh vào đường quý. Người nào hiếu hạnh, tái sinh vào đường phúc. Người nào công bằng sinh lại vào đường người. Người hay làm phúc, chuyển sinh vào đường giàu. Người độc ác, chìm đắm xuống đường quỷ.
Thái Tông nghe nói, gật gù than rằng:
Đúng thay, thật đúng thay!
Ở lành quả gặp hay. Lòng lành thường tha thiết, Đường đẹp mở ra ngay. Đừng có làm điều ác,
Hẳn ít chuyện chông gai. Đừng bảo không báo ứng.
Quỷ thần đã an bài.
Phán quan đưa Thái Tông thẳng tới cửa “đường quỷ siêu sinh” rồi lạy tạ, nói:
– Tâu bệ hạ, đây là nơi xuất đầu, thần xin từ biệt, còn có Chu thái úy sẽ dẫn bệ hạ đi một đoạn nữa.
Thái Tông cảm tạ, nói:
– Tiên sinh phải lặn lội khó nhọc quá! Phán quan thưa:
– Bệ hạ về dương thế, phải nhớ lập đàn chay “đại hội thủy lục” để độ cho những oan hồn vô chủ, chớ có quên đấy! Dưới âm ty không tiếng oán hờn, thì trên dương thế mới được hưởng
phúc thái bình. Phàm những việc ác, nhất nhất phải sửa đổi đi, và khuyên bảo người đời làm việc thiện, như vậy con cháu bệ hạ mới được lâu dài, non sông mới bền vững.
Thái Tông nghe theo tất cả, từ biệt Thôi phán quan, theo Chu thái úy đi vào cửa. Thái úy thấy trong cửa có con ngựa Hải Lựu, yên cương đủ cả, vội mời Thái Tông lên ngựa, còn mình đi bên cạnh bảo vệ. Ngựa phi như bay, thoắt đã tới bờ sông Vị Thủy, thấy một đôi cá chép vàng tung tăng giỡn sóng, Thái Tông thấy hay hay, kìm ngựa ngắm mãi không thôi.
Thái úy nói:
– Xin bệ hạ đi nhanh lên một chút, cho kịp giờ thìn vào thành. Thái Tông mải xem, không chịu đi, bị Thái úy tóm chân quát:
– Bệ hạ không đi còn đợi gì?
Tõm một cái, Thái Tông từ mình ngựa ngã xuống sông Vị
Thủy. Thế là thoát khỏi âm ty, trở về dương thế.
Lại nói lúc ấy, triều đình nhà Đường có các quan văn võ Từ Mậu Công, Tần Thúc Bảo, Hồ Kính Đức, Đoàn Chi Hiên, Mã Tam Bảo, Trình Giảo Kim, Cao Lễ Liêm, Lý Thế Tịch, Phóng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Tiêu Vũ, Phó Dịch, Trương Đào Nguyên, Trương Sĩ Hành, Vương Khuê, cùng hai ban văn võ bảo vệ Đông cung thái tử cùng hoàng hậu, phi tần, cung nga, thị nữ đều có mặt ở điện Bạch Hổ làm lễ cử ai. Một mặt bàn việc xuống chiếu báo tang, hiểu dụ thiên hạ, và muốn dựng thái tử lên ngôi. Lúc ấy, Ngụy Trung đứng bên cạnh, thưa:
– Các vị hãy thư thả, không nên, không nên! Làm kinh động
trăm họ[78]
sợ sinh việc bất trắc. Hãy đợi thêm một ngày nữa,
nhà vua chắc sẽ sống lại.
Hứa Kính Tông đứng dưới bước ra, nói:
– Ngụy thừa tướng nói sai rồi. Người xưa nói: “Nước đổ khó hót, người chết không về”. Tại sao ngài lại nói những lời trống rỗng, mê hoặc lòng người, chẳng ra thể thống như vậy!
Ngụy Trung nói:
– Chẳng giấu gì Hứa tiên sinh, tôi thuở nhỏ có học thuật tiên, suy xét chẳng lầm, đoán rằng nhà vua quyết không chết.
Đang trao đổi bỗng nghe thấy trong áo quan có mấy tiếng kêu to:
– Dìm chết ta sao? Dìm chết ta sao?
Văn võ bá quan thất kinh, hoàng hậu, phi tần khiếp đảm, ai nấy:
Mặt xanh như tàu lá, Lưng nhũn tựa tơ mềm.
Thái tử chân run, chống gậy không nổi; Quan thị bạt vía, quẳng cả mũ rơm.
Phi tần ngã sấp, khác nào gió lốc vặn chùm hoa; Cung nữ ngả nghiêng, tựa trận mưa rào chồi biếc, Các quan sợ hãi, xương nhũn gân tê;
Như dại như mê, chân tay lẩy bẩy Đài đám ma chẳng khác chùa nghiêng Điện Bạch Hổ như cây cầu gãy.
Lúc ấy, cung nhân chạy tứ tung, chẳng ai dám đến gần linh cữu. May có Từ Mậu Công chính trực, Ngụy thừa tướng uy nghi, Tần Quỳnh can đảm, Kính Đức dạn dày, bước đến đỡ lấy quan tài, gọi:
– Bệ hạ có điều gì chưa yên lòng, cứ nói với chúng thần, không nên tác quái làm kinh sợ gia tộc.
Ngụy Trung nói:
– Không phải tác quái đâu! Bệ hạ hoàn hồn sống lại đó. Mang ngay khí giới lại đây!
Khi mở được nắp quan tài ra, quả nhiên thấy Thái Tông ngồi ở trong, vẫn còn kêu:
– Dìm chết ta à? Ai cứu ta đấy?
Bọn Mậu Công đỡ Thái Tông dậy, nói:
– Bệ hạ tỉnh lại đừng sợ. Có chúng thần ở đây hộ giá. Lúc ấy vua Đường mới mở mắt, nói:
– Trẫm vừa mới bị tai nạn: Thoát khỏi nạn quỷ âm ty, lại gặp họa vùi thân đáy nước.
Các bề tôi thưa:
– Bệ hạ yên tâm đừng sợ, có tai nạn sông nước nào đâu? Vua Đường nói:
– Trẫm đang cưỡi ngựa đến bờ sông Vị Thủy, thấy đôi cá đùa giỡn, thì bị Chu thái úy lừa, hất trẫm ngã ngựa lăn xuống sông, suýt nữa chết đuối.
Ngụy Trung nói:
– Bệ hạ còn chưa giải hết tử khí.
Vội sai ngay Thái y viện dâng mấy thang thuốc an thần, và sửa soạn cơm nước. Thái Tông uống liền hai ba thang mới bình phục, tỉnh táo như thường.
Kể từ khi vu Đường chết đi, vừa đúng ba ngày ba đêm rồi lại trở về dương thế làm vua. Có bài thơ làm chứng rằng:
Muôn thuở non sông đổi mấy lần, Bao phen thành bại cuộc đua tranh. Chu, Tần, Hán, Tấn bao trò lạ,
Ai giống vua Đường tử lại sinh.
Khi ấy, trời đã về chiều, mọi người mời vua về nội tẩm, rồi ai nấy giải tán.
Sáng hôm sau, mọi người trút bỏ đồ tang, thay xiêm áo hoa. Người đội mũ đen mặc bào đỏ; kẻ đeo giải tía, bài vàng, đứng đợi tuyên chiến ngoài triều. Lại nói Thái Tông từ hôm uống thuốc an thần, ăn liền mấy thang cháo, được bề tôi đỡ vào nội tẩm, đêm ấy ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, đến sáng mới dậy, trông thật uy nghi:
Đầu đội mũ xung thiên, Mình khoác long bào đỏ. Bụng thắt đai ngọc lam, Chân đi đôi hài nhỏ,
Tướng mạo đường đường, bậc nhất triều đình; Lẫm liệt oai phong, hôm nay lại tỏ.
Quả đúng là vua họ Lý, chết đi sống lại, Hoàng đế Đại Đường, lạc đạo thanh bình
Vua Đường lên điện Kim Loan, hội họp hai ban văn võ. Các quan tung hô vạn tuế xong, theo thứ tự chức tước chia ban. Nhà vua truyền lệnh:
– Ai có việc gì thì xin vào tâu, không có việc gì thì lui triều. Phía bên Đông có bọn Từ Mậu Công, Ngụy Trung, Vương
Khuê, Đỗ Như Hồi, Phòng Huyền Linh, Viện Thiên Cương, Lý
Thần Phong, Hứa Kính Tông; bên Tây có bọn Ân Khai Sơn, Lưu Hồng Cơ, Mã Tam Bảo, Đoàn Chí Hiên, Trình Giảo Kim, Tần Thúc Bảo, Hồ Kính Đức, Tiết Nhân Quý cũng nhất tề bước ra, phủ phục trước thèm ngọc trắng tâu:
– Giấc mộng hôm qua của bệ hạ sao lâu mới tỉnh vậy? Thái Tông nói:
– Hôm qua nhận được lá thư của Ngụy Trung, trẫm biết là hồn trẫm ra khỏi điện, rồi thấy quân ngự lâm mời trẫm đi săn. Đang đi thấy người, ngựa mất hút. Lại thấy cả tiên quân cùng anh em trẫm hò hét đòi mạng. Đang lúc gay go, thấy một người đội mũ, mặc áo thâm, chính là phán quan Thôi Giác quát đuổi anh em trẫm đi. Trẫm đưa thư của Ngụy Trung cho ông ấy xem. Lại thấy một người mặc áo xanh, cầm cành phan dẫn trẫm vào điện Sâm La, ngồi cùng với mười vị Diêm vương. Các ngài kể lại chuyện Long vương Kinh Hà vu cáo trẫm hứa cứu hắn mà hắn vẫn bị giết. Trẫm trần tình lại một lượt. Các ngài nói đã đối án ở tam tào rồi, và sai quan giữ sổ sinh tử kiểm tra số tuổi thọ trên trần của trẫm. Thôi phán quan dâng sổ lên. Diêm vương xem trẫm được hưởng lộc trời là ba mươi ba năm, nay mới được mười ba năm, còn những hai mươi năm nữa. Thế là các ngài tức khắc sai Chu thái úy, Thôi phán quan đưa trẫm về. Trẫm chia tay với mười Diêm vương và có hứa biếu bí tạ ơn. Ra khỏi điện Sâm La, nhìn xuống âm ty thấy những kẻ bất trung, bất hiếu, phi lễ, phi nghĩa, hủy hoại thóc gạo, lừa bịp dối trá, lường thưng tráo đấu, trộm cắp, dâm tà, chịu đủ nhục hình như: xay, đốt, giã, róc thịt, treo cổ, muôn hình muôn vẻ, không sao xem hết. Lại vào thành Uổng Tử thấy vô số oan hồn đều là giặc cỏ ở sáu mươi tư nơi khói bụi, linh hồn ở bảy mươi hai nơi phản loạn, chặn đường đi của trẫm. May có Thôi phán quan giúp đỡ, mách vay một kho vàng bạc của một vị Tướng ở Hà Nam, phân phát cho các oan hồn, mới đi thoát được. Thôi phán quan dặn dò cặn kẽ trẫm về dương thế, phải dựng đàn chay “đại hội thủy lục”, siêu độ cho những cô hồn vô chủ ấy, rồi từ biệt trẫm. Tới “sáu đường luân hồn”, Chu thái úy mời trẫm lên ngựa. Ngựa phi như bay tới bờ sông Vị Thủy, trẫm nhìn thấy một đôi cá đùa giỡn trên mặt
nước. Đang mải mê xem, bị Thái úy tóm chân hất trẫm xuống nước. Thế là trẫm hoàn hồn.
Các quan nghe nói, ai nấy vui mừng chúc tụng nhà vua, rồi truyền bảo khắp nơi, quan viên các phủ, huyện trong cả nước dâng biểu chúc mừng tới tấp.
Chuyện không nói nữa.
Lại nói vua Thái Tông xuống chiếu đại xá cho các tội nhân trong thiên hạ, xét lại những kẻ tội nặng trong ngục. Lúc ấy, thẩm quan kiểm tra những tội nhân mà Bộ Hình đã khép vào tội xử chém, xử treo cổ, hơn bốn trăm người dâng lên. Thái Tông tha cho về nhà từ biệt cha mẹ, anh em, dặn dò con cháu, rồi đúng ngày này sang năm lại ra tòa chịu tội. Bọn tù tạ ơn lui ra. Lại treo bảng phát chẩn cho những người cô đơn, kiểm tra số cung nữ già trẻ, có ba nghìn người, thả ra cho đi làm vợ lính.
Từ đấy, trong ngoài đều yên. Có bài thơ làm chứng rằng:
Vua nước Đại Đường công đức to, Đạo hơn Nghiêu Thuấn vạn dân no, Tử tù bốn trăm cho thoát ngục, Cung nữ ba ngàn thả tự do.
Thiên hạ trăm quan mừng thượng thọ, Triều đình văn võ chúc tung hô.
Lòng lành hẳn được trời xanh giúp, Mười bảy đời truyền phúc ấm dư.
Vua Thái Tông thả cung nữ, thả tử tù rồi, lại làm một bài chế, treo bảng thông báo khắp thiên hạ.
Bài chế viết:
Trời đất mênh mông, nhật nguyệt sáng soi rõ rệt,
Vũ trụ bát ngát, đất trời chẳng tựa kẻ gian. Lòng dạ sói lang, báo ứng ngay tại nhãn tiền. Ở ăn lành hiền, gặp may chẳng chờ hậu thế.
Trăm mưu ngàn kế, chẳng bằng giữ gốc làm người, Muôn khóe kiếm lời, sao bằng tùy duyên tiết kiệm.
Từ đấy, trong thiên hạ ai cũng làm điều thiện.
Thái Tông lại một mặt treo bảng cầu hiền, tìm người xuống âm ty dâng bí: một mặt xuất vàng bạc trong kho, sai Ngục quốc công Hồ Kính Đức mang đến phủ Khai Phong, Hà Nam tìm nhà Tướng Lương trả nợ.
Bảng treo được vài ngày, có một người đến xin nhận việc đi dâng bí. Người ấy quê ở Quận Châu, họ Lưu tên Toàn, nhà giàu ức vạn. Một hôm, chỉ vì người vợ là Lý Thúy Liên đứng cửa rút cây thoa vàng bố thí nhà sư, bị Lưu Toàn mắng mấy câu là không giữ đạo làm vợ, tự tiện ra cửa. Thúy Liên tức quá, chịu không nổi, thắt cổ tự tử, để lại đứa con bé bỏng đêm ngày kêu khóc. Lưu Toàn không chịu nổi cảnh ấy, chẳng kể tính mạng, cơ nghiệp, con cái, tình nguyện xin đem cái chết đi dâng bí, đến ra mắt vua Đường.
Vua Đường truyền lệnh đưa Lưu Toàn vào quán Kim Đình, đầu đội hai quả bí, tay áo giắt tiền vàng, miệng ngậm vị thuốc.
Lưu Toàn ngậm thuốc độc mà chết. Linh hồn đội bí đến cửa quỷ môn. Quỷ sứ giữ cửa hỏi:
– Nhà ngươi là ai mà dám đến đây? Lưu Toàn thưa:
– Tôi vâng mệnh hoàng đế Thái Tông nhà Đại Đường xuống dâng bí lên mười vị Diêm vương dùng.
Quỷ sứ vui mừng đưa Lưu Toàn vào.
Lưu Toàn vào điện Sâm La, ra mắt Diêm vương, dâng bí lên, tâu:
– Tôi vâng mệnh vua Đường, từ nơi xa xôi đến dâng bí để báo ơn khoan hồng của mười vị Diêm vương.
Diêm vương mừng lắm, nói:
– Hoàng đế Thái Tông thật là một người tín nghĩa. Rồi nhận bí, và hỏi họ tên quê quán người dâng bí. Lưu Toàn thưa:
– Tiểu nhân quê ở Quận Châu, họ Lưu tên Toàn. Vì vợ là Lý thị tự tử, để lại con nhỏ chẳng ai chăm nom, tiểu nhân bèn tình nguyện bỏ nhà lìa con, quên mình báo nước, đi dâng bí giúp vua Đường, để tạ ơn sâu của các đại vương.
Mười Diêm vương nghe nói, lập tức sai tra xét vợ Lưu Toàn là Lý thị. Quỷ sứ dẫn ngay Lý thị vào điện Sâm La để hai vợ
chồng gặp nhau. Vợ chồng giãi bày tâm sự, và tạ ơn mười vị
Diêm vương.
Diêm vương lại kiểm tra sổ sinh tử, thấy vợ chồng Lưu Toàn đều được hưởng thọ lên tiên, bèn sai quỷ sứ đưa về.
Quỷ sứ tâu rằng:
– Lý Thúy Liên ở âm phủ đã lâu, thể xác đã mất thì hồn nhập vào đâu được?
Diêm vương nói:
– Em gái vua Đường là Lý Ngọc Anh vừa mới chết, nhà ngươi mượn thể xác ấy, mà hoàn hồn cho nàng về.
Quỷ sứ vâng mệnh, đưa ngay hai vợ chồng Lưu Toàn ra khỏi âm ty về dương thế.
Chưa biết vợ chồng Lưu Toàn sống lại ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.
Chú thích:
[74][75][76][77][78]
Nguyên văn: Nói chuyện trên đường, bụi cỏ có người.
Quân ngự lâm: Đội quân đi theo hầu hạ bên cạnh Hoàng đế còn gọi là quân vũ lâm (theo nguyên chú).
Tam tào: chỉ nhân tào, âm tào và thủy tào cùng hợp lại đối án xét xử.
Nguyên văn: xuất một thần sư
Chữ nhất nghĩa là “một”, thêm hai nét, thành chữ tam nghĩa là “ba”
Nguyên văn: châu huyện