Trang

【Tây Du Ký】Hồi thứ tám

Phật tổ tạo kinh truyền cực lạc
Quan Âm vâng mệnh đến Tràng An


Thử hỏi cửa thiền:
Học cầu vô số,

Cuối cùng già yếu luôn luôn Mài gạch làm gương, Tích băng làm gạo.
Mê lầm đã được bao năm? Biển rộng bị nuốt bởi sợi lông. Tu di bị nạp vào hạt cát.
Mỉm cười ông đầu đà sắc vàng… Ngộ thì siêu tam thừa, thập địa [64] Ngưng trệ thì lục đạo, tứ sin [65]
Ai nghe hiểu,

Bên bờ thôi nghĩ viễn vông. Dưới cây không bóng râm.
Tiếng cuốc kêu, ai hay xuân nhỉ?

Đường Tào Khê hiểm trở, Mây non Thứu xa xăm.
Nơi ấy tin người thân vắng tanh.
Bờ sông cao nghìn tầng, Nở hoa sen năm lá,
Điện cổ rèm buông hương thoảng nhẹ, Thời thế này,
Biết rõ từ cội nguồn,

Chỉ có Long vương tam bảo. Bài từ này tên là “Tô Vũ mạn”,
Lại nói chuyện đức Phật tổ Như Lai, từ biệt Thượng đế, về thẳng bảo sái Lôi Âm, đã thấy ba nghìn vị Phật, năm trăm vị A La hán, tám vị Kim Cương, cùng nhiều vị Bồ Tát, mọi người cầm tràng phan, lọng báu, cỏ lạ hoa thơm, sắp hàng ở trong rừng Bà La Song núi Linh Sơn đón tiếp. Như Lai dừng đám mây lành bước xuống nói với mọi người rằng:

– Ta đem:

Mắt tuệ bát nhã, Nhìn thấu xa gần. Suy đến ngọn nguồn, Thảy đều tịch diệt. Chẳng có gì hết, Thảy đều hư không. Khỉ quái trừ xong, Việc này ai biết.
Có danh bắt đầu từ sống chết, Pháp tướng rành rành, chẳng sai nào!
Nói xong, phóng luồng ánh sáng xá lị thành bốn mươi hai chiếc cầu vồng trắng đầy khắp bầu trời, thông suốt Nam, Bắc.
Mọi người trông thấy, ai nấy chắp tay đảnh lễ. Được một lát, Phật tổ tụ đám mây lành, ngồi ngay ngắn trên tòa sen thượng phẩm. Ba nghìn vị Phật, năm trăm vị La hán, tám vị Kim cương, bốn vị Bồ tát chắp tay bước tới gần lạy chào, rồi hỏi:

– Kẻ nào động thiên cung, phá quấy hội Bàn Đào là ai vậy? Như Lai đáp:
– Kẻ đó là một con khỉ quái sinh ra ở núi Hoa Quả, tội ác tày trời không sao nói hết, thiên binh thần tướng không sao hàng phục nổi. Dù Nhị Lang có bắt được hắn, Lão Quân dùng lửa thiêu đốt hắn, nhưng cũng chẳng ăn thua. Khi ta tới, hắn còn đang đứng giữa vòng vây của các lôi thần giương oai diễu võ, biến hóa thần thông. Ta bèn ngăn cuộc đánh nhau lại, hỏi lai lịch hắn. Hắn trả lời rằng: Giỏi thần thông tài biến hóa, lại có phép “cân đẩu vân” đi một lần được mười vạn tám nghìn dặm. Ta bèn cùng hắn đánh cuộc, hắn nhảy không thoát khỏi bàn tay ta, bị ta giữ lại, biến năm ngón tay thành núi Ngũ Hành, nhốt hắn vào đấy. Rồi Thượng đế cho mở hết cửa cung vàng điện bạc, tổ chức “Đại hội Yên Trời” khoản đãi ta. Sau đó ta xin từ biệt ra về.

Mọi người nghe nói mừng rỡ, khen ngợi hết lời. Sau khi cảm tạ Phật tổ xong, ai nấy thứ tự lui ra, rồi người nào việc ấy, vui hưởng đạo trời. Thực là:

Khí đẹp đầy Thiên Trúc, Ánh hồng rọi Thế Tôn. Ngôi đệ nhất Tây phương, Ở cửa vô pháp tướng.
Mời trái là khỉ vượn, Dâng hoa ấy hươu nai. Phượng hót, loan múa vui,
Hạc tiên, rùa chúc thọ.

Vui Kỳ viên tịnh thổ, Hưởng Sa giới long cung. Từng giờ hoa nở hồng, Từng ngày quả chín đỏ. Tập luyện chân tĩnh tọa, Tu chính quả tham thiền.
Không diệt cũng không sinh, Không tăng và không giảm, Yên hà tùy lai vãng,
Nóng lạnh mặc thời gian.

Lại có bài thơ rằng:

Đi đi đến đến thung dung,

Lòng không lo sợ, dạ không ưu phiền

Vui miền cực lạc Tây thiên,

Đại thiên chốn ấy dường quên tháng ngày

Phật tổ ở khu bảo sái Lôi Âm núi Linh Sơn. Một hôm, ngài gọi các vị Phật, La hán, Yết đế, Bồ tát, Kim cương, Tỳ kheo, tăng ni đến, và bảo rằng:

– Từ ngày ta diệt trừ được khỉ quái, giúp trời được yên ổn đến nay, sống trong cảnh giới chẳng biết có năm tháng, nhưng ở trần gian có lẽ đã đến năm trăm năm rồi. Hôm nay đúng ngày rằm tháng bảy, ta có một chiếc bồn rất quý, trồng đủ trăm giống hoa lạ, nghìn thứ quả hiếm, nay muốn cùng các vị thưởng hội “Vu lan bồn”, nên chăng?

Mọi người chắp tay đảnh lễ Phật tổ ba lần, xin vâng lệnh.
Như Lai sai A Nan, Ca Diếp mang những thứ hoa thơm, quả lạ trong bồn ra phân phát cho mọi người. Ai nấy cảm động rồi dâng thơ cảm tạ.

Bài thơ phúc viết rằng:

Phúc tinh chiếu rọi Thế Tôn, Nguồn phúc lai láng viên tròn sâu xa. Phúc đức tựa đất bao la,
Phúc duyên lồng lộng như là trời cao.

Ruộng phúc giống tốt làm sao, Biển phúc sóng dậy ào ào quanh năm. Phúc ấm đầy đặn muôn phần,
Phúc tăng vô hạn năm năm, đời đời.

Bài thơ lộc viết rằng:

Lộc nặng như non phượng hót mừng, Lộc theo thời thịnh chúc trường canh. Lộc thêm muôn lộc thân thêm khỏe,
Lộc hưởng nghìn chung nước thái bình.

Bổng lộc như trời càng vững chãi, Bổng danh tựa biển mãi trong xanh. Lộc ân mãi mãi lòng ghi tạc,
Tước lộc vô biên vạn nước vinh.

Bài thơ thọ viết rằng:

Thọ tinh kính chúc Như Lai, Cõi thọ lồng lộng từ nay mở rồi. Quả thọ thơm ngát tinh khôi,
Hoa thọ tươi thắm cắm đài hoa sen Thơ thọ thanh nhã diệu huyền, Nhạc thọ êm ái triền miên cõi lòng. Mệnh thọ dài tựa núi sông,
Sánh ngang trời đất muôn trùng dài lâu!

Các vị Bồ tát dâng thơ chúc mừng xong, và mời Như Lai giải thích rõ về nguồn gốc căn bản của đạo. Như Lai bèn hé mở miệng lành, phô diễn đại pháp, tuyên dương chính quả, giảng rõ tam thừa diệu điển, ngũ uẩn lăng nghiêm. Khi ấy, trên trời có rồng vàng bay lượn, lất phất mưa hoa. Thực là:

Lòng Thiền trăng sáng chiếu nghìn song

Chân tính trời cao soi vạn khoảnh.

Như Lai giảng pháp xong, lại nói với mọi người rằng:

– Ta xem trong bốn đại bộ châu, chúng sinh thiện ác có khác nhau: Người Đông Thắng Thần Châu tôn trời kính đất, tâm khí thanh sảng. Người Bắc Câu Lư Châu tính thích sát sinh, ăn nói hồ đồ, tình sơ tính vụng; chẳng được việc gì. Người Tây Ngưu Hạ Châu thì không tham không giết, dưỡng khí nuôi thần, tuy chưa được vào bậc thượng chân, nhưng mọi người được hưởng thọ. Duy có người Nam Thiệm Bộ Châu tham dâm gây họa, hay giết hay tranh, chính là nơi đánh nhau cãi cọ, ác độc thị phi. Nay ta có ba tạng chân kinh có thể khuyên họ làm việc thiện.

Các vị Bồ tát nghe nói chắp tay đảnh lễ, bước tới gần toa sen hỏi rằng:

– Phật tổ có ba tạng chân kinh nào? Như Lai đáp:
– Ba tạng chân kinh của ta, một là Pháp tạng, bàn về trời; hai là Luận tạng bàn về đất; ba là Kinh tạng độ cho ma quỷ. Ba tạng
gồm ba mươi lăm bộ, cả thảy một vạn năm nghìn một trăm bốn mươi quyển. Đó là kinh tuy luyện chân tâm, cửa vào cõi thiện, mà ta muốn truyền sang phương Đông. Khốn nỗi chúng sinh nơi đó ngu xuẩn hủy báng chân ngôn, không biết yếu chỉ trong pháp
môn của ta, coi thường cả chính tông du già[66]

– Nay làm sao
có được một người có pháp lực sang phương Đông tìm một thiện tín, bảo người ấy chịu đựng gian khổ, vượt qua muôn núi nghìn sông, đến chỗ ta cầu lấy chân kinh, để lưu truyền bên phương Đông mãi mãi, khuyến hóa cho chúng sinh, thì đó là một phúc duyên cao rộng như núi, việc thiện sâu như bể vậy đó. Có ai dám chịu đi một chuyến không?

Khi ấy, Quan Âm bồ tát bước tới gần đài sen, lạy Phật tổ ba lạy, rồi nói:

– Đệ tử bất tài, xin sang phương Đông tìm người lấy kinh. Mọi người ngẩng đầu nhìn, thấy vị Bồ tát ấy:
Bốn đức tròn viên mãn, Thân vàng tỏa sáng thông. Chuỗi ngọc biếc rủ cạnh, Vòng thơm đeo bên mình. Tóc mây uốn đen lánh,
Đài thêu thắt ngang lưng. Bào trắng, khuy ngọc bích, Mây lành che quẩn quanh. Quần gấm, dây vàng óng, Khí đẹp phủ quanh thân.
Lông mày – vầng trăng khuyết, Mắt – vì sao long lanh.

Vậy nên:

Mặt ngọc tươi roi rói, Môi đỏ thắm tuyệt trần. Bình cam lồ đầy ắp,
Cắm cành dương liễu xanh Độ chúng sinh thoát nạn, Rất từ bi hiền lành.

Giữ núi Thái Sơn Coi miền Nam hải. Độ người khổ ải
Nghìn thánh nghìn thiêng, Muôn kêu muôn ứng Lòng lan vui trúc khóm, Tinh huệ quý mây thơm.
Đó là vị chúa từ bi ở Lạc Già sơn,

Chính là đức Quan Âm sống nơi Triều Âm động. Như Lai trông thấy, trong lòng mừng rỡ nói:
– Người khác đi không xong. Phải là Quan Âm tôn giả thần thông quảng đại đi mới xong được.

Bồ tát hỏi:

– Đệ tử sang phương Đông chuyến này, Phật tổ có dặn dò gì không?

Như Lai đáp:

– Chuyến đi này phải đi trên mặt đường, không được đi tít trên tầng mây. Mắt cần phải để ý sông núi, ghi nhớ kỹ càng đường sá xa xôi thế nào mà ân cần dặn dò lại cho người lấy
kinh. Song e rằng vị thiện tín ấy khó đi, ta đưa cho Bồ tát năm thứ bảo bối này.

Lập tức sai A Nan, Ca Diếp lấy ra một chiếc áo cà sa gấm, một cây gậy tích trượng chín vòng đưa cho Bồ tát và bảo:

– Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy kiên tâm đến được đây, mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại.

Bồ tát cảm tạ nhận lấy. Như Lai lại sai mang ra ba cái vòng, đưa cho Bồ tát và dặn rằng:

– Bảo bối này gọi là “Khẩn cô nhi”, tuy ba cái giống nhau nhưng công dụng khác nhau. Ta lại có ba bài “Kim khẩn cấm” nữa. Nếu trên đường gặp phải yêu ma có phép thần thông biến hóa, đệ tử hãy khuyên hắn học đạo, đi theo người lấy kinh làm đồ đệ. Nếu hắn không chịu sai khiến, thì chụp cái vòng ấy lên đầu hắn, cái vòng sẽ mọc rễ cắm chặt vào thịt, mỗi khi niệm câu thần chú, là hắn sẽ đau đầu nhức mắt, đầu óc cứ như bị vỡ tung ra, bắt hắn phải chịu làm môn đệ của ta ngay.

Bồ tát nghe xong vui mừng lạy Phật tổ lui ra, và gọi ngay Huệ Ngạn hành giả đi theo mình. Huệ Ngạn dùng một cây côn sắt nặng một nghìn cân, làm một đại lực sĩ hàng phục yêu quái, luôn luôn ở bên cạnh Bồ tát. Bồ tát gói tấm áo cà sa gấm cất vào tay nải, đưa cho Huệ Ngạn giữ, còn mình cất vòng kim cô vào trong người, tay cầm gậy tích trượng, cùng Huệ Ngạn hai người đi thẳng xuống núi Linh Sơn. Chuyến đi này có hai việc:

Phật tử trở về theo bản nguyện, Kim Thiền trưởng lão đến chiêu đàn.
Bồ tát xuống đến chân núi đã thấy có vị Kim Đính đại tiên ở Ngọc Chân quán ra cửa quán đón tiếp, mời Bồ tát vào uống trà. Bồ tát không dám dừng lại lâu, nói:
– Nay tôi vâng lệnh Như Lai sang phương Đông tìm người đi lấy kinh.

Đại tiên hỏi:

– Người lấy kinh bao giờ mới tới? Bồ tát đáp:
– Chưa biết. Ước chừng hai, ba năm mới tới chăng.

Bèn từ biệt Đại tiên, vút đi trong đám nửa mây nửa mù, ghi nhớ kỹ đường sá. Có bài thơ làm chứng rằng:

Đường xa muôn dặm tìm tòi,

Được người xứng đáng mệnh trời trao cho.

Tìm người thực khó khăn ghê,

Suốt đời suy tính không hề ngẫu nhiên.

Đạo truyền nào phải quàng xiên, Nói ra tiết lậu hư truyền ai tin. Hết lòng vì đạo cầu hiền,
Rồi đây hẳn có nhân duyên gặp người.

Hai thầy trò đang đi, bỗng nhìn thấy một giải ba nghìn dặm
[67]
nước yếu

. Đấy là dòng sông Lưu Sa. Bồ tát nói:

– Đồ đệ này, nơi này khó đi quá. Người lấy kinh mình trần mắt thịt, làm sao mà qua được?

Huệ Ngạn nói:

– Thưa sư phụ, người thấy dòng sông này dài bao nhiêu? Bồ tát đứng mây quan sát. Chỉ thấy:
Phía Đông liền sa mạc, Phía Tây sát nước Phiên.

Chỉ thấy:

Ô Qua ở phía Nam, Thát Đát liền mạn Bắc.
Đường xa tám trăm dặm dằng dặc, Dưới trên dài ngàn vạn dặm xa Nước cuộn xoáy trôi đi.
Sóng tung cao chất ngất Nước mênh mông bát ngát, Tiếng vang mười dặm xa. Bè tiên khó vượt qua,
Lá sen chìm chẳng nổi

Cỏ mục lềnh bềnh trôi bến bãi, Mây vàng bảng lảng chiếu đê dài Khách buôn vắng bóng người, Thuyền chài không một lá.
Bãi vắng đàn nhạn đỗ, Bờ xa vượn hú dài

Ngổ tía rau dừa cảnh hắt hiu,

Bèo trắng thoảng hương xanh ngắt ngắt.

Bồ tát đang quan sát, bỗng từ giữa dòng nước vang lên một tiếng ầm. Một yêu quái rẽ nước nhảy vọt lên, trông rất dữ tợn:

Xanh chẳng ra xanh, Đen chẳng ra đen, Mặt mày tối om,
Dài chẳng ra dài,
Ngắn chẳng ra ngắn, Thân cẳng đỏ sẫm. Cặp mắt thì lóng lánh, Tựa ngọn đèn bếp tro.
Miệng một chiếc sừng thò, Tựa con dao hàng thịt. Răng nanh như kiếm tuốt. Tóc đỏ quạch rối tung. Quát một tiếng vang lừng, Rẽ nước lao vun vút.

Yêu quái tay cầm bảo trượng, xông lên bờ định bắt Bồ tát. Huệ Ngạn vung cây gậy hồn thiết chặn lại, và hét lớn:

– Chớ chạy!
Yêu quái vung bảo trượng đánh luôn. Hai người đánh nhau bên bờ sông Lưu Sa rất quyết liệt, và thật đáng sợ:

Mộc Soa múa gậy sắt, Biến hóa trổ thần thông. Yêu quái vung bảo trượng, Hung hăng tỏ anh hùng.
Hai con rắn bạc bờ sông múa, Một cặp thần tăng vách đá vờn.
Một kẻ oai trấn Lưu Sa phô bản lĩnh.

Một người ra sức bảo vệ Quan Âm lập chiến công

Kẻ này cưỡi sóng vượt gió, đất trời mù mịt, Người kia thổi mù phun mây, nhật nguyệt tối sầm. Cây gậy hàng yêu dữ dội như hổ trắng rời non
Cây gậy hỗn thiết khủng khiếp tựa rồng vàng cuốn gió

Người này đến tìm rắn vạch cỏ, Kẻ kia ra đuổi cắt phá tùng.
Đánh nhau đến nỗi:

Trăng sao cũng tối sầm, Đất trời càng thảm đạm.
Một kẻ ở lâu miền nước yếu lòng đầy uất hận, Một người vừa ra khỏi Linh Sơn lập chiến công đầu.
Hai bên qua lại đánh nhau đến mấy chục hiệp, không phân thắng bại. Lúc ấy, yêu quái mới gạt cây gậy sắt của Huệ Ngạn ra, rồi hỏi:

– Nhà ngươi là Hòa thượng ở đâu mà dám tới đây giao chiến với ta?
Mộc Soa đáp:

– Ta là thái tử thứ hai của Thác Tháp Lý thiên vương tên gọi Mộc Soa, hiệu là Huệ Ngạn hành giả, giờ đây bảo vệ sư phụ sang phương Đông tìm người lấy kinh. Nhà ngươi là yêu quái nào mà dám to gan cản đường?

Lúc ấy yêu quái mới tỉnh ngộ, nói:

– Ta nhớ ra rồi, ngài theo Quan Âm ở Nam Hải tu hành trong rừng trúc tía cơ mà, sao bây giờ lại tới đây?

Mộc Soa nói:

– Sư phụ ta đứng bên bờ sông kia kìa!

Yêu quái nghe nói, dạ dạ luôn mồm, cất cây bảo trượng, để cho Mộc Soa dắt đi. Trông thấy Quan Âm, yêu quái sụp lạy rồi nói:

– Kính xin Bồ tát tha tội tôi xin thưa chuyện. Tôi thực không phải là yêu quái, mà là Quyển Liêm đại tướng trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu. Do trong hội Bàn Đào, tôi lỡ tay đánh vỡ chiếc chén bằng ngọc lưu ly, nên bị Thượng đế phạt, sai đánh tám trăm roi và bắt đày hạ giới biến thành hình dạng xấu xí thế này đây. Thượng đế lại ra lệnh cứ bảy ngày một lần, đâm ngọn phi kiếm vào ngực hơn một trăm nhát, nên mới khổ não thế này. Tôi đói khát không chịu nổi, chẳng biết làm thế nào, nên cứ khoảng hai ba ngày, đành phải nhảy ra ngoài làn nước, bắt người đi đường ăn thịt. Không ngờ hôm nay vô ý gặp phải Bồ tát đại từ, đại bi.

Bồ tát nói:

– Nhà ngươi mắc tội ở thiên đình bị đày xuống đây, mà còn mắc tội giết người, thì thật tội càng thêm nặng. Nay ta vâng lệnh Phật tổ, sang phương Đông tìm người lấy kinh, sao nhà ngươi không gia nhập pháp môn của ta, quy y thiện quả, theo người
lấy kinh làm đồ đệ, sang phương Tây lễ Phật cầu kinh? Ta sẽ bảo không để phi kiếm đâm vào nhà ngươi nữa, và khi nào thành công, ta sẽ tâu Thượng đế miễn tội cho, phục lại chức cũ. Nhà ngươi thấy thế nào?

Yêu quái nói:

– Tôi xin nguyện một lòng quy y chính quả. Nói xong, yêu quái bước tới gần nói thêm:
– Kính thưa Bồ tát, tôi ở khúc sông này đã ăn thịt không biết bao nhiêu người. Trước đây, đã có mấy người đi lấy kinh qua đây, họ đều bị tôi ăn thịt tất. Phàm đầu lâu của những người bị tôi ăn thịt, tôi vứt cả xuống sông Lưu Sa, chúng đều chìm nghỉm xuống đáy. Thứ nước này, đến chiếc lông ngỗng cũng không nổi được. Duy chín chiếc sọ của những người lấy kinh cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không sao chìm được. Tôi lấy làm lạ lắm, bèn xâu chúng lại thành một chuỗi, lúc rỗi rãi đem ra chơi nghịch. Lần này, chỉ sợ người lấy kinh không tới được đây, thì lỡ cả sự nghiệp của tôi mất.

Bồ tát nói:

– Lẽ nào lại không tới? Nhà ngươi cứ đeo chuỗi đầu lâu ấy vào cổ, đợi khi người lấy kinh tới sẽ có việc dùng ngay.

Yêu quái nói:

– Được như vậy, xin vâng theo lời chỉ giáo của Bồ tát.

Bồ tát bèn xoa đầu yêu quái làm lễ thụ giới, lấy chữ Sa làm họ, ban cho một pháp danh là Sa Ngộ Tĩnh. Lúc ấy, yêu quái đã được vào hàng Sa môn rồi, bèn tiễn đưa Bồ tát qua sông, và tu tâm sửa tính, không giết hại người nữa, một lòng đợi người đi lấy kinh.

Bồ tát từ biệt yêu quái xong, cùng Mộc Soa tiếp tục lên đường sang phương Đông. Đi được ít lâu, lại gặp một trái núi
cao. Đỉnh núi ác khí phủ mù mịt, không sao trèo lên được. Hai người đang định cưỡi mây vượt qua, thì bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, một con yêu quái xông ra, hình thù rất hung dữ. Chỉ thấy:

Bèo cám bê bết quanh mồm,

Tai như chiếc quạt, mắt tròn vàng hoe.

Răng nanh nhọn hoắt gớm ghê! Mõm dài há ngoác đỏ khè đến kinh. Mũ kim khôi ánh lung linh,
Áo giáp lấp lánh, quanh mình thắt dây.

Đinh ba chín mũi cầm tay,

Bên vai lủng lẳng một cây cung dài.

Oai như Thái tuế trên trời,

Hiên ngang dữ tợn thần, người dám đương?

Yêu quái xông ngay tới, bất kể hay dở, phóng ngọn đinh ba đâm luôn Bồ tát. Mộc Soa gạt ngay ngọn đinh ba ra, quát lớn:

– Yêu quái khốn kiếp, chớ có vô lễ! Hãy nhìn cây gậy đây! Yêu quái quát lại:
– Hòa thượng muốn chết phỏng? Hãy nhìn ngọn đinh ba đây!

Hai bên xông xáo đánh nhau, tranh giành phần thắng ở ngay dưới chân núi. Trận đánh rất quyết liệt:

Yêu ma dũng mãnh, Huệ Ngạn tài năng. Gậy sắt nhằm đầu bổ. Đinh ba nhè mặt đâm.
Gió cuộn bụi tung trời đất tối, Cát bay đá lở quỷ thần kinh.
Đinh ba chín mũi kêu xoang xoảng, Gậy sắt đen sì múa rập rình.
Một người là thiên vương thái tử, Một kẻ là nguyên soái thần linh. Một người ở Phổ Già làm hộ pháp,
Một kẻ xuống động núi làm yêu tinh. Đánh nhau quyết liệt tranh cao thấp, Thắng bại hai bên khó đoán rành.
Hai người đang mải đánh nhau, Quan Âm đứng trên không trung ném bông hoa sen xuống, tách hai cây đinh ba và bảo trượng ra. Yêu quái thấy vậy, sợ hãi hỏi:

– Nhà ngươi là hòa thượng ở đâu mà dám tới đây giở ngón
“Nhỡn tiên hoa” ra dọa ta?

Mộc Soa nói:

– Đồ quái vật người trần mắt thịt kia! Ta là đồ đệ của Bồ tát ở Nam Hải. Bông sen ấy chính do sư phụ ta ném xuống đấy, nhà ngươi không nhận ra sao?

Yêu quái nói:

– Bồ tát ở Nam Hải à? Có phải là đức quan Thế Âm cứu khổ, cứu nạn phải không?

Mộc Soa nói:

– Không phải ngài thì còn là ai nữa?

Yêu quái nghe xong, vội vàng quẳng cây đinh ba, cúi rạp đầu xuống lạy, nói:

– Thưa lão huynh, Bồ tát đang ở đâu, phiền ngài dẫn tôi đến yết kiến!

Mộc Soa ngẩng đầu chỉ tay, nói:
– Ngài ấy kia kìa!

Yêu quái hướng về phía Bồ tát sụp lạy, nói:

– Kính xin Bồ tát tha tội! Tha tội!

Bồ tát từ trên đám mây hạ xuống, bước tới gần yêu quái hỏi:

– Nhà ngươi là con lợn rừng, lợn dại thành tinh ở đâu mà dám tới đây cản đường ta?

Yêu quái thưa:

– Tôi không phải là lợn rừng, cũng không phải là lợn dại. Tôi vốn là Thiên bồng nguyên soái ở Thiên Hà, do say rượu trêu ghẹo Hằng Nga, nên bị Thượng đế đánh cho hai ngàn roi, đày xuống hạ giới. Linh tính còn đi tìm nơi đầu thai, không ngờ lầm đường, chui lầm vào bụng con lợn nái, nên mới biến thành hình dạng xấu xí thế này. Tôi bực mình cắn chết lợn mẹ và cả đàn lợn con, chiếm ngọn núi này, ăn thịt người qua ngày. Không ngờ hôm nay phạm phải Bồ tát. Mong Bồ tát tha tội cứu vớt cho!

Bồ tát hỏi:

– Núi này gọi là núi gì? Yêu quái thưa:
– Núi Phúc Lăng ạ. Trong núi có một căn động, gọi là động Vân Sạn. Trước đây, động này do nàng Noãn Nhi Thư cai quản. Nàng thấy tôi có chút võ nghệ, mời làm gia trưởng, cho ở gởi rể luôn. Chưa đầy một năm, nàng chết. Cả cơ ngơi này đều thuộc về tôi. Ngày qua tháng lại, chẳng có cách gì nuôi thân, tôi đành lại ăn thịt người cho qua ngày như cũ. Muôn ngàn lần xin Bồ tát tha tội cho.

Bồ tát nói:

– Người xưa nói: “Muốn có tiền đồ, chớ bỏ lỡ tiền đồ”. Nhà ngươi đã phạm tội ở thiên đình, nay lại không chịu sửa lòng
hung ác, gây tội giết người. Đó chẳng phải là hai tội đều đáng trừng phạt cả một thể ư?

Yêu quái nói:

– Tiền đồ với tiền đạc! Cứ theo lời ngài, bảo tôi nuốt gió mà sống ư? Người ta thường có câu: “Theo phép quan thì nhừ đòn, theo phép Phật thì đói mòn” là gì. Thôi thôi! Chi bằng cứ bắt người qua đường, ăn thịt những cô nàng béo nung núc, dù có bị hai tội, ba tội, nghìn tội, vạn tội cũng cóc cần!

Bồ tát nói:

– “Người có lòng thiện, trời cũng theo về”. Nhà ngươi chịu quy y chính quả ắt có chỗ nuôi thân. Đời có năm loài ngũ
[68]
cốc

, đủ để cứu đói, việc gì phải ăn thịt người mà sống?

Yêu quái nghe nói, như chợt tỉnh giấc mộng, nói với Bồ tát:

– Con muốn theo về đường ngay, nhưng hiềm vì đã mắc tội với trời, không kêu van được nữa!

Bồ tát nói:

– Ta vâng lệnh Phật tổ sang phương Đông tìm người đi lấy kinh. Nhà ngươi nên theo người lấy kinh làm đồ đệ sang phương Tây một chuyến, lập công chuộc tội, ắt sẽ thoát khỏi tai nạn.

Yêu quái mừng rỡ rối rít nói:

– Vâng ạ! Vâng ạ!

Bồ tát bèn xoa đầu thụ giới cho yêu quái, lấy đặc điểm thân
[69]
hinh đặt họ là Trư

. Và đặt pháp danh là Trư Ngộ Năng. Từ
đấy, yêu quái vâng lệnh quy y, ăn chay niệm Phật, đoạn tuyệt
ngũ huân, tam yếm[70]

một lòng đợi người đi lấy kinh.
,

Bồ tát cùng Mộc Soa từ biệt Ngộ Năng, lại tiếp tục lên đường, vút đi trong khoảng nửa mù nửa mây. Đang đi, bỗng thấy có một
con rồng ngọc bay trên tầng không cất tiếng gọi. Bồ tát đến gần hỏi:

– Nhà ngươi là loài rồng nào mà bị chịu tội ở đây? Con rồng thưa:
– Tôi chính là con trai Tây Hải long vương là Ngao Nhuận, chỉ vì nghịch lửa làm cháy viên ngọc minh châu trên nóc điện, bị phụ vương tôi tâu lên thiên đình, Thượng đế khép tôi vào tội ngỗ ngược, phạt treo tôi ở đây, đánh ba trăm roi không biết ngày nào sẽ giết, mong Bồ tát cứu mạng cho.

Quan Âm nghe xong, cùng Mộc Soa lên thẳng cửa Nam Thiên. Hai vị thiên sứ họ Khâu, họ Trương vội vàng ra đón, hỏi rằng:

– Hai ngài đi đâu? Bồ tát đáp:
– Bần tăng cần vào yết kiến Thượng đế một chút.

Hai vị thiên sứ vội vàng vào báo. Thượng đế xuống thềm đón tiếp. Bồ tát cúi lạy xong, thưa chuyện:

– Bần tăng vâng lệnh Phật tổ sang phương Đông tìm người đi lấy kinh, giữa đường gặp một con rồng phạm tội, bị treo ngược. Vậy tới đây tâu xin với Thượng đế tha cho tội chết, trao cho bần tăng, để bần tăng bảo nó làm ngựa đỡ đần người đi lấy kinh.

Thượng đế nghe xong, lập tức ra lệnh ân xá, sai thiên tướng cởi trói và trao cho Bồ tát. Bồ tát tạ ơn lui ra.

Con rồng cúi đầu lạy tạ cảm ơn Bồ tát cứu mạng, nghe theo lời Bồ tát sai khiến. Bồ tát thả con rồng xuống khe sâu, đợi người đi lấy kinh tới, biến thành con ngựa bạch, sang phương Tây lập công. Chú rồng nhỏ nghe lời, giấu mình trong khe sâu, chuyện không nhắc tới nữa.
Bồ tát dẫn Mộc Soa hành giả vượt qua ngọn núi, tiếp tục lên đường sang phương Đông. Đi được một lát, bỗng thấy muôn đạo hào quang, nghìn tia khí đẹp phóng ra. Mộc Soa nói:

– Sư phụ ạ, chỗ hào quang phát ra kia là núi Ngũ Hành, Như
Lai có dán một đạo bùa yểm ở đấy.

Bồ tát nói:

– Tề Thiên đại thánh quấy rối hội Bàn Đào, đại náo thiên cung ngày xưa, nay bị giam giữ ở đấy đấy.

Mộc Soa nói:

– Thế ạ, thế ạ!

Thầy trò bèn cùng nhau trèo lên đỉnh núi ngắm nghía đạo bùa, thấy trên đạo bùa có sáu chữ “úm-ma-ni-bát-mê-hồng”, cứ lưu luyến mãi không thôi, rồi làm một bài thơ. Thơ rằng:

Trái đạo công, buồn cho khỉ quái, Cứ hung hăng cậy giỏi làm càn. Hội đào phá phách nát tan,
Nơi cung Đâu Suất linh đan ăn liều. Mười vạn binh không sao dẹp nổi, Chín tầng trời tiếng nức gần xa.
Từ khi bị Phật nhốt cho,

Tấm thân biết đến bao giờ lập công?

Hai thầy trò, trò chuyện, làm kinh động đến Đại thánh. Đại thánh bị đè dưới chân núi, lớn tiếng nói:

– Người nào đứng trên đỉnh núi ngâm thơ bêu xấu ta đó?

Bồ tát nghe tiếng, bèn đi thẳng xuống chân núi xem sao, thấy ở dưới vách đá, có Thổ địa, Sơn thần, Thiên tướng trông coi Đại
thánh. Mọi người chạy tới đón tiếp Bồ tát, dẫn Bồ tát đến trước mặt Đại thánh. Hóa ra Đại thánh bị giam trong một cái hộp đá, miệng nói được, nhưng người không cựa quậy được. Bồ tát hỏi:

– Người họ Tôn kia, có nhận ra ta không?

Đại thánh giương đôi mắt lửa ngươi vàng, cao tiếng nói:

– Nhận ra chứ! Ngài là quan Thế Âm bồ tát đại từ đại bi, cứu khổ, cứu nạn ở núi Phổ Già ngoài Nam Hải chứ gì! Ngài làm ơn cứu tôi với! Tôi bị giam ở đây tháng ngày đằng đẵng, không một người thân quen thăm hỏi. Bồ tát từ đâu đến đây?

Bồ tát nói:

– Ta vâng mệnh Phật tổ sang phương Đông tìm người lấy kinh. Hôm nay đi qua đây, cố nán lại thăm nhà ngươi một chút.

Đại thánh nói:

– Như Lai đánh lừa tôi, giam tôi ở quả núi này năm trăm năm nay rồi, mà không sao cựa quậy được. Muôn nghìn lần mong Bồ tát mở lòng từ bi cứu lão Tôn với!

Bồ tát nói:

– Nghiệp chướng nhà ngươi còn nặng lắm. Chỉ sợ cứu cho nhà ngươi ra, nhà ngươi lại gây họa, thành ra lại làm một điều ác.

Đại thánh nói:

– Tôi biết hối lỗi rồi. Mong Bồ tát mở lòng từ bi, mở đường đi, tôi xin dốc lòng tu hành.

Thế mới gọi là:

Một ý nghĩ nảy sinh, Cả đất trời đều biết. Thiện ác mà không báo,
Thành ra thiên vị sao?

Bồ tát nghe xong mừng lắm, nói với Đại thánh rằng:

– Kinh Phật có nói: “Nói ra một lời thiện thì ngoài nghìn dặm cũng ứng theo. Nói ra một lời ác, thì ngoài nghìn dặm cũng chống lại”. Nhà ngươi đã có tâm như thế, thì hãy đợi ta sang nước Đại Đường, tìm một người đi lấy kinh, ta sẽ bảo người ấy cứu nhà ngươi. Nhà ngươi nên theo người ấy làm đồ đệ, giữ giáo Già lam, vào pháp môn ta, tu thành chính quả. Nhà ngươi thấy thế nào?

Đại thánh đáp liến thoắng:

– Vâng ạ! Vâng ạ! Bồ tát nói:
– Đã có thiện quả, vậy để ta đặt cho một pháp danh. Đại thánh nói:
– Tôi đã có pháp danh là Tôn Ngộ Không rồi. Bồ tát mừng lắm, nói:
– Vừa rồi ta có thu phục được hai người, cũng đặt tên bằng chữ “Ngộ”. Nay nhà ngươi tên cũng có chữ “Ngộ”, hợp với bọn họ quá! Thôi, thôi ta cũng không cần phải dặn dò gì thêm nữa. Ta đi đây!

Thực là:

Đại thánh sáng lòng, theo Phật giáo

Bồ tát quyết chí, cầu thần tăng.

Bồ tát cùng Mộc Soa rời khỏi chốn này, tiếp tục sang phương Đông. Chẳng mấy chốc đã tới Tràng An, kinh đô nước Đại Đường, hai người bèn thu cất mây mù hạ xuống, biến thành hai nhà sư lang thang ghẻ lở đi vào trong thành. Lúc ấy trời đã xế tà. Đi đến một cái chợ to ven đường, thấy một ngôi miếu Thổ địa,
hai người bước vào trong miếu khiến cho Thổ địa, quỷ binh run bắn, sợ hãi. Bọn họ biết là Bồ tát, bèn cúi rạp đầu lạy và mời vào miếu. Thổ địa lại cấp báo cho thần hoàng, xã lệnh, cùng thần ký các đền miếu ở Tràng An hay biết. Mọi người đều đến yết kiến Bồ tát, và nói:

– Kính chào Bồ tát. Mong Bồ tát tha tội đón tiếp chậm trễ cho chúng tôi.

Bồ tát nói:

– Các ngươi chớ có tiết lộ một ly tin tức ra ngoài! Ta vâng lệnh Phật tổ đến đây tìm người đi lấy kinh, mượn ngôi miếu của các ngươi ở tạm vài hôm, khi nào tìm được vị chân tăng thì đi thôi.

Các vị thần, đâu trở về đấy. Thổ địa sang tạm miếu Thành hoàng ở nhờ, nhường miếu cho hai thầy trò ẩn náu.

Cuối cùng, không biết tìm được người nào đi lấy kinh, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:
[64]
Thập địa: Mười cảnh giới mà Bồ Tát khi tu hành đã trải qua: Hoan hỷ địa. Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm
tuệ địa, Cực nạn thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa và Pháp chân địa (theo nguyên chú)

[65]

[65]

Tứ sinh: Chỉ bốn loài: Thai sinh, noãn sinh, tháp sinh và hóa sinh

Lục đạo: Sáu đường: Địa ngục, ngã quỷ súc sinh, A tu la, Nhân gian và thiên thượng, Con người, tùy theo hành
vi thiện ác mà luân hồi mãi trong sáu đường này (theo nguyên chú)

[66]

[67] [68] [69] [70]

Du già: Dịch âm chữ phạn nghĩa là không có tham vọng.

Nước yếu: Thứ nước quá yếu không đỡ nổi một vật gì, dù là một sợi lông nhỏ.

Ngũ cốc: chỉ lúa nước, kê, cao lương, lúa mì và đậu.

Trư: tiếng Hán nghĩa là con lợn.

Ngũ huân: Phật giáo gọi năm loài cây theo giới điều phải kiêng, không được ăn gồm: Hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,
rau thơm.

[70]
Tam yếm: Đạo giáo gọi ba loài: chim nhạn trên trời có đạo vợ chồng, chó trên mặt đất biết giữ nhà, loài cá chim
ở trong nước biết trung kính, thì cấm không được ăn thịt, gọi là “tam yếm” (theo nguyên chú).