Trang

【Tây Du Ký】Chú thích

Chú thích

[1] Trung Quốc
[2] Cổ nhân chia động vật ra làm năm loài: khỏa trùng (loài người trần trụi không có cánh), mao trùng (loài thú có long), vũ trùng (loài chim có cánh), lân trùng (loài cá có vẩy), giới trùng (loài sâu có mai).
[3] Diêm phù: thế giới loài người nhân gian (Nguyên chú).
[4] Sách nói về lá lách, dạ dày. Hoàng đình là tên thần lá lách.
[5] Tính: có hai chữ tính đồng âm, tính là tính tình và tính là họ.
[6] Giác ngộ tất cả chân lý của sự vật, biết rõ việc ác, do dịch âm tiếng Ấn Độ ra (nguyên chú).
[7] Linh hồn đã qua tu luyện thoát khỏi được xác gọi là nguyên thần (nguyên chú).
[8] Theo Phật giáo, thừa là ý nghĩa của vận tải; Phật giáo có thể đưa người tu đến cõi Phật, tiên, mức độ khác nhau nên chia ra làm đại thừa, tiểu thừa, trung thừa (nguyên chú).
[9] Tiếng đạo giáo chỉ cửa ngang, đường ngang. Nhà tu đạo cho rằng chỉ có phép luyện đan kim, luyện vàng và đan sa làm thuốc dạo dẫn, tu đến chỗ tràng sinh là bất tử là đường chính, còn lại là đường ngang cả.
[10] Nhập định: nhắm hai mắt ngồi yên lặng, để cảm thông với quỷ thần (nguyên chú).
[11] Huỳnh: đom đóm.
[12] Công án ty ngữ: lời phán quyết chung theo giáo lý nhà Phật đối với việc gì.
[13] Ngoại tượng bao bì: thiện, ác, đẹp, xấu biểu hiện trên nét mặt và hành động ngôn ngữ.
[14] Dũng tuyền: huyệt ở lòng bàn chân. (Nguyên chú).
[15] Nê viên: chỗ thóp trẻ con nhảy nhảy. (Nguyên chú).
[16] Đan điền: chỗ dưới rốn ba tấc. (Nguyên chú).
[17] Cân đẩu vân: luyện gân sức cho thật khỏe, xoa rốn, giữ lấy hơi thở rồi nhảy lên rẽ mây.
[18] Phương đông nam
[19] Ba cõi: cõi dục (mọi người đều có tình dục), cõi sắc (mọi người còn có hình sắc - không còn tình dục), cõi vô sắc (mọi người không còn cả tình dục và hình sắc, được vui vô thượng, cực lạc).
[20] Sở chăn ngựa.
[21] Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ có thể tránh được dịch ngựa. Tác giả dùng chữ đồng âm với chữ tránh dịch ngựa (tỵ mã ôn) để đặt ra chức này. (Nguyên chú)
[22] Chín khiếu: 7 lỗ ở đầu và hai đường đại tiểu tiện.
[23] Du dà: chữ Phạn, tiếng Hán là tri túc, nghĩa là biết đủ mà không tham vọng.
[24] Ngũ huân: 5 thứ cây kiêng ăn là hành, tỏi, hẹ, hồ tiêu...
Tam Yếm: 3 loài động vật, kiêng ăn thịt: chim nhạn, chó, cá chim (theo nhà Phật)
[25] Mưa là do hơi nước bốc lên không trung, gặp lạnh, đọng thành giọt; rơi xuống. Hiện nay khoa học phát triển, nhà khí tượng thủy văn dựa trên cơ sở khoa học có thể biết trước được mưa, chứ không thể gieo quẻ bói mà biết trước được mưa rõ ràng như thế này. Đây là truyện kể trong một cuốn tiểu thuyết thần thoại, có nhiều tính chất hoang đường, xin các bạn đọc chú ý. (Lời nhà xuất bản).
[26] Tam tào = ba tào: nhân tào, âm tào, thủy tào cùng họp lại xét xử.
[27] Chữ nhất thêm nhất thêm hai nét lên trên thành chữ tam.
[28] Ba đường: theo Phật giáo, người làm ác phải rơi vào 3 con đường: địa ngục lửa dữ đốt thân, súc sinh ăn lẫn nhau, quỷ đói bị dao xuyên thấu mình (nguyên chú).
[29] Mình vàng: Phật, tượng Phật.
[30] Non Tựu: Nơi Phật ở.
[31] Đạo giáo gọi chì là anh nhi, thủy ngân là xá nữ.
[32] Con ve lột xác.
[33] Rồng đen quét đất: một miếng võ của Trung Quốc.
[34] Sao đại hỏa tức sao tâm, lặn về tây, vào tiết cuối thu (Nguyên chú)
[35] Lỗ Ban: ông tổ thợ mộc (Nguyên chú)
[36] Đoạn tô màu này lấy ở bản của dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh do sách in bị mất đoạn này.
[37] Một kiểu áo hình cái chuông của nhà sư.
[38] Dụng ý của tác giả ở đây là mỗi câu đều dùng tên một vị thuốc bắc mà vẫn diễn tả được ý bọn đi săn chết, vợ ở nhà mong (những tên vị thuốc in chữ ngả).
[39] Ngũ hình là năm thứ hình phạt rất tàn khốc đời thượng cổ: 1) Mạc: thích chữ vào má. 2) Tụy: cắt mũi, 3) Phị: cắt gót, 4) cung: thiến, 5) Đại tích: giết chết (lời người dịch).
[40] Bài thơ này dung toàn tên thuốc, mỗi chữ đậm là tên một vị thuốc.
[41] Hành cước đi chơi đây đó, chữ dùng riêng chỉ các sư.
[42] Hán Vũ đế ra vườn chơi làm bài ca “Thu phong từ” than tiếc tuổi già.
[43] Tần Thủy Hoàng có cái gương cho cung nữ soi để biết rõ được tâm địa của mỗi người, bọn cung nữ rất sợ.
[44] Dữu Lượng, tướng giỏi đời Tấn, đô đốc coi việc quân cả sáu châu đóng ở Vũ Xương. Một đêm trăng, các tướng chơi ở trên lầu, thình lình Lượng đến, các tướng toan lẩn trốn tản đi. Lượng vui vẻ giữ mọi người ở lại cùng nhau làm thơ ngâm vịnh trăng.
[45] Viên Hoành: nhà văn học giỏi đời Tấn, đã theo Tạ An, Hoàn Ôn đi đánh giặc ngoại xâm, sau làm thái thú Đông Dương.
[46] Ý nói phép nhà Phật đã định sẵn từ trước khi sinh ra người.
[47] Hối là ngày hối, vọng là ngày rằm, mặt trăng và mặt trời trông thấy nhau, huyền là dây cung.
[48] Theo thuyết chân giáo của Phật, hai tám là mười sáu, ý nói viên mãn, đầy đủ, chin chin là tám mưới mốt, tính từ ngày đông chí trở đi 81 ngày đã vào giữa xuân, mọi vật đều tươi tốt. Đây ý nói tu đến chỗ vẹn quả phúc.
[49] Theo khoa học, sở dĩ có hiện tượng trăng tròn trăng khuyết là do chuyển động của mặt trăng và trái đất trong vũ trụ mà có.
[50] Kim Mộc, Kim công, Mộc mẫu chỉ Khỉ và Lợn, tức Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.
[51] Như giấy thông hành.
[52] Vì chữ khiếu là kêu, với chữ kiệu đồng âm, cho nên Tam Tạng nói khiếu, Hành Giả nghe ra kiệu (N. D)
[53] Tam muội: tiếng nhà Phật nghĩa là chân chính huyền diệu.
[54] Chữ Thọ là sống lâu và chữ Thụ là chịu. Trung Quốc đều đọc là Thọ, đây nghĩa là chịu tội mãi.
[55] Chùa Trí Uyên vua ban sắc dựng lên.
[56] Như ta đã biết mưa, gió, mây mù, sấm chớp… đều là những hiện tượng thiên nhiên có thể giải thích theo khoa học. Đọc hồi này, ta thấy cái uy lực lớn mạnh và khí phách của Tôn Ngộ Không trước thiên nhiên, nó phản ánh nguyện vọng tha thiết của nhân dân lao động, muốn chinh phục thiên nhiên làm chủ thiên nhiên.
[57] Tên một thứ cá to gọi là cá quyết có màu sắc sặc sỡ.
[58] Hỏa Diệm Sơn: núi lửa. Theo địa chất học, các chất đặc, chất lỏng, chất khí có nhiệt độ rất cao ở sâu trong ruột trái đất, gặp kẽ nút trên mặt đất, phun ra thành núi lửa.
[59] Núi đá rối, đâm sóng biếc.
[60] Sắc dụng chùa Hộ quốc Kim Quang.
[61] Núi gai góc.
[62] Đời Hán Cao Tổ, có bốn ông cụ ở ẩn trong núi Thương Sơn, có một lần được Trương Lương mời ra gặp Cao Tổ, tóc râu đã bạc trắng.
[63] Đinh châm: lối thơ dùng chữ cuối câu trên làm chủ đầu câu dưới. Ở đây, mỗi người làm tiếp chỉ phải dùng chữ cuối của câu người làm chữ đầu của câu thứ nhất của mình.
[64] Vàng đen
[65] Thiên tự văn: Văn có nghìn chữ. Ngoại thụ phó huấn = Ngoài chịu dạy bảo.
[66] Núi Quấn Tơ
[67] Động Quấn Tơ
[68]Suối rửa ghét
[69] Xuyên sơn giáp: con trút, một loài thú ở nhiệt đới có vây, có mai cứng, đục đất xuống sâu rất giỏi, mai nó dùng làm vị thuốc (chữ xuyên sơn giáp nghĩa là: có mai đục thủng núi.
[70] Nơi nghỉ ngơi an lành.
[71] Bài thơ này đã dùng những thuật ngữ trong lối chơi bài xướng của Trung Quốc thuở xưa như những tiếng “thiên bài, cẩm bình phong, quan đăng thập ngũ, thiên địa phân, long hổ phong vân hội, ảo mã quân, vu sơn phong thập nhị đối tự” ghép vào trong từng câu thơ (nguyên chữ). Đại ý là từ khi được lệnh vua truyền xuống nhận quan văn ở dưới cẩm bình chia tay với vua Đường chỉ mong thầy trò rồng mây hội họp hay đâu lại rẽ ngựa ở đây, phải đi hết 12 ngọn Vu Sơn thì bao giờ mới gặp mặt vua?
[72] Lôi Hoán đời Tấn tài trông hơi bốc, thấy ở Phong Thành có hơi đỏ tía bốc lên, tìm ra hai thanh kiếm Long Tuyền, Thái A; sau qua bến Duyên Bình, hai thanh kiếm rơi xuống sông thành hai con rồng đi mất.
[73] Lữ Kiền đời Tấn có cái đao, người thợ khen là ai có đao này làm đến tam công. Kiền đem kiếm cho bạn là Vương Tường, Tường chết lại trao cho Lâm, hai người đều làm tướng đời Tấn.
[74] Động không đáy.
[75] Yêu tinh chuột già mũi vàng lông trắng.
[76] Huyền câu là tên gọi của một loại kiến.
[77] Tôn Khang nhà nghèo, không có tiền mua dầu, đêm mùa đông nhờ ánh tuyết sáng mà học, sau này thường gọi bàn học là án tuyết
[78] Trước khi làm được giấy, người ta vót thẻ tre xanh để chép lịch sử nên thường gọi là sử xanh.
[79] Hoàng đường, nhà vách nề màu vàng, là công đường quan tri phủ hồi xưa.
[80] Cung, Hoàng, Trác, Lỗ: bốn quan tri phủ giỏi có tiếng đời Hán là Cung Toại, Hoàng Bá, Trác Mậu, Lỗ Cung.
[81] Trong Tây Du tập I, trang 32, bài tựa, có dẫn lời Phật Như Lai về việc này, câu dịch chưa được sát nghĩa. Xin các bạn coi câu dịch này là đúng và sửa chữa cho. (Nhà xuất bản)
[82] Trong bài tựa “Ba lần đọc Tây Du” trang 48 (Tây Du quyển I) có in là 17 năm. Nay đính chính lại cho đúng là 14 năm. Mong các bạn sửa dùm cho. (Nhà xuất bản)

TÂY DU KÝ
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
* Chịu trách nhiệm xuất bản:
LỮ HUY NGUYÊN
HOÀNG THÚY TOÀN
* Chịu trách nhiệm bản thảo:
HOÀNG LẠI GIANG
* Biên tập:
HOÀNG LẠI GIANG
* Sửa bản in:
HIẾU HẠNH
* Trình bày bìa:
VŨ DUY NGỌC
In 700 cuốn tại cty In & Bao Bì Hưng Phú. Giấy phép XB số 131 ngày 30/3/1995. In xong và nộp lưu chiểu tháng 6/1997.