Trang

【Đông Du Ký】Hồi thứ mười

Lam Thể Hòa nhịp phách[4]ngâm nga
Trương Quả Lão cưỡi lừa dong ruổi
Nói về ông Lam Thể Hòa là ông Xích Cước đại tiên đầu thai, tuy làm người mà còn nhớ tính cũ, hay bận áo xanh, buộc dây lưng đen lớn lắm, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo sùm sùm, ... chẳng chút mồ hôi; mùa đông mặc áo chiếc đi dong mà hơi ra nóng hổi. Thường ngày cầm cặp sanh, vừa ca vừa nhịp sanh ngoài chợ mà kiếm tiền, để tiền trong dây lưng, vừa đi vừa ca, tiền rớt không thèm ngó lại. K... lấy tiền ấy mà bố thí cho bần nhân, thật là làm gương khuyên đời, không phải khùng ngộ. Những đứa trẻ nhỏ cùng thời ông Lam Thể Hòa, đến trẻ ấy đã già, gặp ông Lam Thể Hòa cũng bây lớn, coi vóc cũng đáng mười lăm mười bảy thôi quần áo như thường không khác.
Sau Lam Thể Hòa gặp Lý Thiết Quả đàm đạo trên tiên ... quận Hào Lương. Xảy nghe tiếng nhạc vang trời, một cặp hạc xuống rước hai tiên bay đi. Nội trong Bát Tiên có ông Lam Thể Hòa là thuần hậu hơn hết. Khi cưỡi hạc bỏ cặp sanh rơi xuống đất hóa ra ngọc, rồi giây phút mất liền. Sau có người còn gặp ông Lam Thể Hòa nữa. Mấy bài ca còn ghi như vầy:
I. Kẻ thế muốn theo đông
Hiềm không được cưỡi rồng
Đường mây nhiều sấm sét
Nẻo tắt lắm gai chông
Cỏ mọc sau và trước
Mây bay tây lại đông.
II. Người sinh ở thế gian
Sống thác mấy muôn nghìn
Xưa thấy rằng chưa đủ:
Nay xem tới đã vàng
Vui vầy chung một cửa
Ly biệt rẽ đôi phương
chẳng khác phù dung nở
Trưa tươi tối lại tàn
III. Phía đông có một bà
Vận đỏ mới sang qua
Khi trước nghèo hơn chúng
Bây giờ nhẻ lại ta
Cười người đang thuở bé
Bỉ nhục trở về già
Máy tạo hay dời đổi
Thạnh suy cách chẳng xa.
Ông Lam Thể Hòa ca mười hai bài nay dịch nhóm ba bài cũng đủ hiểu, vì xuất khẩu thành ca, mà có ý vị khuyên đời. Thật là hơn bảy vị tiên khác, xưa nay có một!
Nói về Trương Quả Lão là con dơi trắng hồi tạo thiên lập địa, tu luyện lâu năm hóa hình người, sau ở lại Hàng Châu, núi Trung Điều học đạo với ông Huyền Khưu, làm bạn với Lý Thiết Quả. Các lão ông và lão bà thường kể chuyện rằng: "Khi còn con nít có thấy ông Trương Quả Lão cưỡi con lừa trắng đi dạo khắp nơi, đặc biệt ông ngồi người chiều, quay mặt ra sau, đến khi về thì đè bẹp con lừa, biến thành lừa giấy, xếp cất vào khăn. Đến khi muốn cưỡi đi chơi, thì phun nước vào hiện ra con lừa bạch để ông cưỡi đi. Đến khi già gặp ông Trương Quả Lão cũng như thường. Sau đời Đường vua Thái Tông vời ông Trương Quả Lão không chịu ra mắt. Đến Võ Hậu cho triệu, Trương Quả Lão đi nửa đường giả chết, giây phút thi thể hôi thúi, phát sinh giòi bọ, thiên sứ mới tin về tâu lại. Sau người ta cũng gặp như thường. Đời vua Đường Minh Hoàng sai quan hầu cận là Bùi Ngộ đem chiếu đi rước Trương Quả Lão, Trương Quả Lão cũng giả chết. Bùi Ngộ thắp nhang cầu khẩn. Trương Quả Lão giây lâu tỉnh dậy mà chẳng chịu đi. Bùi Ngộ không dám trái ý, về tâu lại. Minh Hoàng sai Từ Dự Thông và Lư Trang Huyền đem sắc đi rước nữa, Trương Quả Lão thấy có lòng nên mới chịu đi. Vua và bá quan kính trọng muôn phần. Minh Hoàng hỏi việc thần tiên. Trương Quả Lão làm thinh, ngồi nín hơi mấy ngày. Ngày kia Minh Hoàng đãi rượu. Trương Quả Lão từ chối rằng: "Ta không biết uống; dù có uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng học trò tôi uống tới cả đấu". Vua Minh Hoàng cho vời. Giây phút thấy một đạo sĩ chừng mười sáu tuổi vào đền ra mắt. Minh Hoàng thấy dáng người xinh đẹp thì ưa lắm truyền cho ngồi. Trương Quả Lão nói: "Nó là đệ tử tôi cho theo hầu Bệ hạ". Minh Hoàng thưởng một đấu rượu rồi ép uống nữa. Trương Quả Lão nói: "Chẳng nên ép hắn uống nhiều, nếu quá chén ắt sinh sự quái lạ Minh Hoàng không nghe cứ ép uống, giây phút trên đầu người ấy hiện ra cái quả bằng vàng, coi lại đạo sĩ đã biến mất chỉ còn cái quả bằng vàng ở dưới đất trơ trơ, vua truyền xem kỹ thấy rượu đã đầy quả. Trương Quả Lão thần thông hay lắm, chỉ chim chim sa, chỉ hoa hoa rụng, chỉ cửa cửa mở, chỉ đền đền dời, xuống nước chẳng chìm, vô lửa chẳng cháy. Trương Quả Lão nói: "Mình sinh đời vua Nghiêu năm Bính Tí. Mà xem hình dung chừng bảy mươi tuổi. Vua lấy làm lạ, truyền quan xem tướng giỏi, là Hình Hòa Phát xem tướng Trương Quả Lão cũng không ra. Rồi sai Sư Dạ Quang, là người nhìn thấu quỷ thần, xem cũng không biết tướng Trương Quả Lão.