Gốc thiêng ấp ủ, nguồn rộng chảy
Tâm tính sửa sang, đạo lớn sinh
Có bài thơ rằng:
Thuở hoang sơ đất trời chưa tỏ.
Chốn mênh mông nào có bóng người.
Từ khi Bàn Cổ ra đời.
Chốn mênh mông nào có bóng người.
Từ khi Bàn Cổ ra đời.
Đục trong phân biệt, khác thời hỗn mang.
Che chở khắp nhờ ơn trời đất.
Phát minh ra muôn vật tốt thay.
Muốn hay tạo hóa công dày,
Phát minh ra muôn vật tốt thay.
Muốn hay tạo hóa công dày,
“Tây du”[10]truyện ấy đọc ngay đi nào.
Từng nghe số của trời đất, gồm một trăm hai mươi chín nghìn sáu trăm năm là một nguyên. Một nguyên chia làm mười hai hội, tức mười hai chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi một hội là mười nghìn tám trăm năm. Lại lấy một ngày mà nói: giờ Tý được khí dương, thì giờ Sửu gà gáy. Giờ Dần ánh sáng chưa khắp, thì giờ Mão mặt trời mọc. Giờ Thìn ăn cơm xong, thì giờ Tỵ đã liền kề. Giờ Ngọ mặt trời ở giữa trời, thì giờ Mùi ngả về tây. Giờ Thân là lúc mặt trời lặn ở phương tây. Giờ Tuất là lúc hoàng hôn và giờ Hợi mọi người yên nghỉ. So trong số lớn, đến cuối hội Tuất là lúc trời đất tối tăm mờ mịt, muôn vật ở vào vận bĩ. Vào đầu hội Hợi, đúng lúc đang mờ mịt, người và vật đều chưa có, nên gọi là hỗn độn.
Trải qua bốn nghìn năm trăm năm nữa, hội Hợi sắp hết. Hết vòng lại quay lại từ đầu, chuyển sang hội Tý, trở lại dần dần sáng tỏ. Thiệu Khang Tiết [11] nói:
“Giữa giờ Tý đông chí, Lòng trời chẳng đổi dời Lúc một dương lay động Vạn vật chưa ra đời”
Đến đây, trời bắt đầu có rễ. Lại trải qua năm nghìn bốn trăm năm, đúng vào hội Tý, những thứ nhẹ trong bay lên, có mặt trời, mặt trăng, tinh tú. Mặt trời, mặt trăng tinh tú (tinh và thần) gọi là tứ tượng. Cho nên nói rằng: trời mở ở Tý. Lại trải qua năm nghìn bốn trăm năm, hội Tý sắp hết, gần sang hội Sửu, thì dần dần rắn chắc. Kinh Dịch nói: “Lớn thay đức nguyên của quẻ Càn! Tuyệt thay đức nguyên của quẻ Khôn! Vạn vật nhờ đó sinh ra, là thuận theo trời”. Đến đây đất bắt đầu ngưng kết. Lại trải qua bốn nghìn năm trăm năm, đúng vào hội Sửu, những thứ nặng đục ngưng xuống. Có nước, có lửa, có núi, có đá, có đất. Nước, lửa, núi, đá, đất gọi là ngũ hình. Cho nên nói rằng: Đất mở ở Sửu. Lại trải qua năm nghìn bốn trăm năm, hội Sửu hết, hội Dần bất đầu, muôn vật sinh ra. Sách Lịch nói: “Khí trời bay xuống, khí đất bốc lên trời đất giao hòa, muôn vật sinh ra”. Đến đây trời, đất sáng sủa, âm dương giao hòa, Lại trải qua năm nghìn bốn trăm năm, đúng vào hội Dần, sinh người, sinh thú, sinh chim, gọi là tam tài, gồm trời, đất, người định vị. Cho nên nói rằng: người sinh ra ở Dần.
…Nhớ xưa từ thuở Bàn Cổ mới mở mang, đời Tam Hoàng vừa cai trị, đời Ngũ đế định ra nhân luân, bấy giờ thế giới mới chia ra làm bốn châu lớn.
1. Đông Thắng Thần Châu.
2. Tây Ngưu Hạ Châu.
3. Nam Thiệm Bộ Châu.
4. Bắc Câu Lư Châu.
Bộ sách này chỉ nói riêng về Đông Thắng Thần Châu.
Lúc đó ngoài biển mới thấy có một nước. Nước này gọi là nước Ngạo Lai ở sát gần biển lớn. Giữa biển có một ngọn núi đẹp, gọi là núi Hoa Quả. Chính núi này là mạch tổ của mười châu, cội nguồn của ba đảo, đứng sừng sững từ lúc đất trời mới chia trong đục, hình thành từ thuở thế giới vẫn hồng hoang. Đó thật là một ngọn núi quý!
Có bài thơ rằng:
Thế trấn giữa mênh mông,
Oai yên nơi bể ngọc.
Oai yên nơi bể ngọc.
Triều dâng núi bạc cá vào hang,
Sóng tung hoa tuyết rồng về vực
Đỉnh cao chót vót góc nam phương.
Vách núi nguy nga miền đông hải,
Sườn dựng đá cổ quái,
Sóng tung hoa tuyết rồng về vực
Đỉnh cao chót vót góc nam phương.
Vách núi nguy nga miền đông hải,
Sườn dựng đá cổ quái,
Vách phẳng đỉnh thanh kỳ.
Phượng đẹp hót líu lo,
Kỳ lân nhàn nằm khểnh.
Kỳ lân nhàn nằm khểnh.
Đầu núi gà vàng gáy lanh lảnh.
Bên hang bóng rồng lượn vào ra.
Bên hang bóng rồng lượn vào ra.
Cáo tiên hươu giả quanh quẩn rừng xa,
Cây cao chim thiêng hạc đen bay lượn.
Cây cao chim thiêng hạc đen bay lượn.
Cỏ lạ hoa thơm màu thắm đượm,
Chính là nơi:
Tùng xanh trắc biếc bóng um tùm.
Đào tiên chín ngọt vẻ thơm ngon.
Trúc xanh mây lành che vương vấn.
Một ngọn suối trong dây mây quấn,
Bốn mặt vách cao cỏ mọc xanh.
Đào tiên chín ngọt vẻ thơm ngon.
Trúc xanh mây lành che vương vấn.
Một ngọn suối trong dây mây quấn,
Bốn mặt vách cao cỏ mọc xanh.
Cột trời sừng sững dựng giữa trăm sông.
Gốc đất lớn to muôn đời không đổi.
Trên đỉnh ngọn núi này, có một tảng đá tiên cao đến ba trượng sáu thước năm tấc, xung quanh hai trượng bốn thước. Chiều cao ba trượng sáu thước năm tấc cùng hợp với vòng trời ba trăm sáu mươi lăm độ. Xung quanh hai trượng bốn thước, hợp với chính lịch hai mươi bốn khí. Trên có chín khiếu tám lỗ[12] hợp với cửu cung bát quái. Bốn bề không có cây cối rủ bóng. Hai bên phải trái, chỉ rặt cỏ chi cỏ lan quấn quýt lấy nhau. Có lẽ từ khi tảng đá mới sinh ra, đã bám thụ khí thiêng của trời đất, tinh hoa của mặt trời, mặt trăng đã lâu, nên mới linh thông thế. Bên trong tảng đá chứa đựng một bào thai tiên.
Một hôm tảng đá nứt đôi, sinh ra một quả trứng đá tròn, to bằng quả cầu, gặp gió hóa thành một con khỉ đá, đủ cả mặt mũi chân tay. Con khỉ đá liền học bò học chạy, vái lạy bốn phương trời làm kinh động cả thượng đế [13] lúc ấy đang ngự trị ở điện Linh Tiêu[14] cùng các vị tiên. Nhìn thấy tia hào quang chói lọi. Thượng đế lập tức ra lệnh Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ, mở cửa Nam thiên xem xét. Hai tướng vâng chỉ ra xem, nhìn nghe đích thực, một lát quay về báo:
– Thần vâng chỉ ra xem xét chỗ có ánh hào quang. Đó là nước Ngạo Lai ở biển Đông, thuộc Đông Thắng Thần Châu. Nơi ấy có ngọn núi Hoa Quả, trên núi có tảng đá tiên đẻ ra quá trứng đá, gặp gió hóa thành một con khỉ đá, biết vái lạy bốn phương, mắt rọi hào quang chiếu sáng tận thiên phủ. Nếu nay cho ăn mồi bằng nước cháo, hào quang sẽ tắt ngay.
Thượng đế rủ lòng nhân từ nói:
– Đó là một vật ở hạ giới, do tinh hoa trời đất hóa sinh ra, có gì là lạ.
Con khỉ ấy sống ở trong núi, đi đi lại lại nhảy nhót nô đùa, tìm ăn cỏ cây, uống nước suối trong, hái hoa rừng, tìm quả núi, làm bạn với lang trùng, kết đàn với hổ báo, thân mật với hươu nai, chan hòa với khỉ vượn, đêm ngủ vách núi non, ngày chơi trong hang động. Thực là:
Trong non không hay năm tháng.
Rét hết chẳng biết tiết xuân.
Một hôm, khi trời nóng bức, khỉ đá cùng với đoàn khỉ đi tránh nóng, cùng nhau đến đùa giỡn dưới bóng thông già.
Từng con nô giỡn.
Leo cây vin cành.
Hái hoa tìm quả
Leo cây vin cành.
Hái hoa tìm quả
Nhảy nhót lanh chanh
Nào trèo đống cát
Nào xây tháp tầng
Tìm bắt bươm bướm
Chuồn chuồn vồ lanh
Con lạy Bồ Tát
Nào trèo đống cát
Nào xây tháp tầng
Tìm bắt bươm bướm
Chuồn chuồn vồ lanh
Con lạy Bồ Tát
Con vái trời xanh
Con xe dây sắn
Con đan hài vân
Tìm bắt chấy rận
Con xe dây sắn
Con đan hài vân
Tìm bắt chấy rận
Cắn móng tay, chân
Gãi cào xúm xít
Co kéo loanh quanh
Nô đùa thỏa thích
Trong rừng thông xanh
Tắm táp nghịch ngợm
Giữa suối trong lành
Nô đùa thỏa thích
Trong rừng thông xanh
Tắm táp nghịch ngợm
Giữa suối trong lành
Lũ khỉ nô đùa một lúc, rồi lại xuống suối tắm mát. Chúng thấy nước suối chảy xiết, sóng bắn tung tóe. Xưa có câu: “Chim có giọng chim, thú có tiếng thú”. Lũ khỉ đều nói:
– Dòng suối này không biết từ đâu chảy đến, nhân chúng ta hôm nay nhàn rỗi, cứ men theo bờ suối, tìm đến tận đầu nguồn của nó chơi đi!
Cả bầy reo hò, đực cái dắt nhau, anh em ríu rít chạy cả lại, men theo bờ suối bò lên núi. Đến đầu nguồn, chỉ thấy một thác nước trắng xóa:
Một dải trắng xóa cầu vồng
Nghìn tám sóng tuyết mịt mùng bay ngang
Vi vu gió biển thổi tràn
Mặt sông soi tỏ vầng trăng thuở nào
Khí lạnh tê buốt non cao
Nước nguồn mát lạnh xanh màu cỏ cây
Thác trong cuồn cuộn đêm ngày
Xa trông nom tựa rèm mây lưng trời.
Bọn khỉ vỗ tay thú vị:
– Nước sâu lắm! Nước sâu lắm! Chỗ này vốn ăn thông xuống chân núi chảy ra tận biển lớn.
Bọn khỉ lại nói:
– Có một việc này, nếu ai chui vào tìm ra đầu nguồn mà mình mẩy không xây xát, chúng ta sẽ tôn làm vua. Nói xong chúng hú vang ba tiếng. Bỗng từ trong bụi rậm, một con khỉ đá nhảy ra lớn tiếng nói:
– Tôi xin đi! Tôi xin đi! Con khỉ đẹp lắm! Thực là:
Tiếng thơm nay đã nổi
Thời đến vận hanh thông
Có duyên nương chốn ấy.
Vua sai vào tiên cung.
Thời đến vận hanh thông
Có duyên nương chốn ấy.
Vua sai vào tiên cung.
Khỉ đá nhắm mắt vươn mình, nhảy phốc một cái vào giữa thác nước, rồi mở mắt ngẩng đầu nhìn, thì ra suối không có nước, thấy rõ ràng một cái cầu. Khỉ đá đứng im, định thần nhìn kỹ, thì ra một cái cầu sắt. Nước dưới gầm cầu chảy vào lỗ đá, khi nước chảy ngược, cửa cầu liền đóng lại. Khỉ đá lại nhảy lên đầu cầu, vừa đi vừa nhìn thấy hình như có nhà cửa, người ở. Thực là một nơi tuyệt diệu! Chỉ thấy:
Rêu xanh xanh từng đám.
Mây trăng trắng ngọc ngà
Long lanh lớp yên hà,
Mây trăng trắng ngọc ngà
Long lanh lớp yên hà,
Cửa nhà hư tĩnh quá!
Ghế ngồi hoa nở đỏ
Thạch nhũ rủ động sâu
Hoa có thắm một mầu
Bếp đá còn vết lửa
Ghế ngồi hoa nở đỏ
Thạch nhũ rủ động sâu
Hoa có thắm một mầu
Bếp đá còn vết lửa
Trên án thức ăn còn nguyên cả,
Giường đá trắng bong thật tuyệt trần
Giường đá trắng bong thật tuyệt trần
Chậu đá, bát đá đẹp vô cùng
Dăm ba khóm trúc xanh mát rượi
Hoa mai trắng ngần nở lác đác
Tùng xanh cành lá mướt mưa xuân
Dăm ba khóm trúc xanh mát rượi
Hoa mai trắng ngần nở lác đác
Tùng xanh cành lá mướt mưa xuân
Chẳng khác chi nhà cửa thường dân.
Xem xét hồi lâu, khỉ đá đi ra giữa cầu, nhìn ngắm hai bên chỉ
thấy có tấm bia đá khắc bằng chữ to[15] “núi Hoa Quả, động Thủy Liêm [16]”. Nó mừng quá, vội chạy về, nhắm mắt vươn mình, nhảy ra khỏi suối nước, cười khanh khách nói:
– Gặp may rồi! Gặp may rồi! Lũ khỉ xúm lại hỏi:
– Trong ấy thế nào? Nước có sâu lắm không? Khỉ đá cười:
– Không có nước, không có nước, chỉ có một chiếc cầu sắt, bên cầu là một cơ nghiệp trời đất xây dựng nên.
Lũ khỉ nói:
– Sao biết đó là một tòa cơ nghiệp? Khỉ đá cười, nói:
– Dòng nước này chảy xói dưới chân cầu, chảy ngược lại thì lấp cửa cầu. Bên cầu có cây cối hoa cỏ, có một tòa nhà đá, trong nhà có hang đá, bếp đá, bát đá, chậu đá, giường đá, ghế đá. Ở giữa có tấm biển đá, khắc hàng chữ “núi Hoa Quả, động Thủy Liêm”. Thực là chốn yên thân của bọn ta. Bên trong động lại rộng rãi, có thể chứa được hàng trăm nghìn người già trẻ. Chúng ta đưa nhau vào đó ở, tránh được khi trời nóng lạnh. Trong ấy:
Chính nơi tránh gió nương mình
Mưa rơi chẳng ngại thân mình lạnh run
Trong này chẳng sợ tuyết sương
Ngoài kia sấm nổ, đây thường chẳng nghe
Sáng ngời lớp lớp ráng che
Ngoài kia sấm nổ, đây thường chẳng nghe
Sáng ngời lớp lớp ráng che
Mây lành lững thững đi về quanh hang
Tùng trúc tươi tốt mỡ màng
Hoa thơm cỏ lạ ngày càng thêm xuân
Lũ khỉ nghe xong, thích thú nói:
– Anh đi trước, dẫn chúng tôi vào theo đi! Vào đi! Khỉ đá lại nhắm mắt, nhún mình, nhảy xuống kêu to:
– Tất cả theo ta mau!
Có mấy con khỉ bạo dạn nhảy theo. Những con nhút nhát, co đầu, rụt cổ, vuốt mặt vò tai, la hét một hồi, mới dám nhảy xuống. Nhảy qua đầu cầu rồi, con nào con nấy giật chậu, cướp bát, chiếm bếp, tranh giường, khiêng đi khiêng lại. Thật là giống khỉ hiếu động không lúc nào để yên chân tay. Khuân dọn một lúc, mệt nhoài, chúng mới thôi.
Lúc ấy, khỉ đá ngồi ngay ngắn ở bên trên nói:
– Thưa các vị, người mà bất tín, thì chẳng ra gì. Các vị vừa nói ai tài giỏi, chui ra chui vào, thân thể không việc gì, thì tôn làm vua. Nay ta vào được lại ra được, ra rồi lại vào, tìm thấy được động trời, để chúng ta có cuộc sống yên ổn, ai nấy đều được hưởng phúc có cơ nghiệp, thế mà tại sao không tôn ta làm vua?
Lũ khỉ nghe nói, đều chắp tay cúi đầu, không dám trái lệnh. Chúng bèn theo tuổi chia ban, cùng sụp lạy hô vang:
– Đại vương vạn tuế! [17]
Từ đó khỉ đá lên ngôi vua, giấu chữ “đá” đi mà xưng là “Mỹ hầu vương”. Có thơ rằng:
Ba dương hòa, nở muôn loài
Đá tiên chứa đựng đất trời tinh hoa
Hầu tinh từ trứng hóa ra
Họ tên đổi khác thật là khéo thay
Trong tàng ẩn tướng có hay?
Vẻ ngoài cũng chẳng thua ai hình hài
Nhân gian kiếp kiếp trò đời
Xưng vua, xưng chúa một thời dọc ngang.
Hầu vương liền chỉ huy một đàn khỉ vượn, khỉ cái, khỉ ngựa, sắp đặt thành quân, thần, tả, sứ, sớm dạo chơi núi Hoa Quả, đêm về ngủ động Thủy Liêm, cùng nhau đồng lòng, chẳng lẫn vào đàn chim bay, không theo vào loài thú chạy, độc lập xưng vương, rất là thích thú. Thật là:
Xuân đến thì hái trăm hoa.
Hè về tìm quả quanh nhà bầy ăn
Thu sang đào củ thơm lành,
Đông qua đi kiếm hoàng tinh về xài.
Đông qua đi kiếm hoàng tinh về xài.
Hầu vương hưởng phúc vui vẻ, thoắt đã ba bốn trăm năm. Một hôm, Hầu vương đang cùng bạn bè yến tiệc vui vẻ, bỗng nhiên trở nên phiền não, nước mắt giàn giụa. Lũ khỉ thấy thế sợ hãi sụp lạy, hỏi:
– Đại vương làm sao thế? Hầu vương nói:
– Ta tuy trong lúc vui thích, nhưng có một điều phải lo xa, cho nên phiền não.
Lũ khỉ lại cười, nói:
– Đại vương thực không biết thế nào là đủ. Chúng ta đang ngày ngày hưởng sung sướng ở nơi phúc địa non tiên, thần châu cổ động, không chịu kỳ lân cai trị, phượng hoàng quản lý, lại chẳng bị vua chúa nhân gian câu thúc, tự do tự tại, thực là vô cùng hạnh phúc, việc gì phải lo xa, chuốc lấy phiền não nữa!
Hầu vương nói:
– Ngày nay tuy không phải theo pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của thú muông, nhưng một mai tuổi già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư?
Lũ khỉ nghe nói như thế, con nào con nấy cúi đầu che mặt khóc thút thít, lo sợ về nỗi vô thường.
Bỗng trong ban bệ, một con vượn lưng thẳng nhảy ra, lớn tiếng thưa rằng:
– Đại vương biết lo xa như thế, vậy là đạo tâm thực đã khai
phát rồi đấy. Hiện nay ngoài năm giống[18] thì có ba bậc danh sắc là không bị Diêm vương cai quản.
Hầu vương nói:
– Nhà ngươi có biệt ba bậc ấy không? Con vượn thưa:
– Đó là ba bậc: Phật, tiên và thần thánh, thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang cùng trời đất, núi sông.
Hầu vương nói:
– Ba bậc ấy ở đâu? Con vượn thưa:
– Họ ở ngay trong thế giới Diêm phủ này[19]những nơi động cổ, núi tiên.
Hầu vương nghe nói, trong lòng thỏa mãn vui mừng nói rằng:
– Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi, đi khắp góc biển chân trời, quyết tâm tìm cho được ba đấng ấy, học lấy phép sống mãi không già, để tránh nạn Diêm vương.
Ôi, câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên đại thánh!
Lũ khỉ vỗ tay tán thưởng nói:
– Hay lắm! Hay lắm! Ngày mai chúng tôi sẽ vượt núi băng ngàn tìm nhiều loại hoa quả, đặt tiệc lớn tiễn đại vương.
Ngày hôm sau, cả lũ khỉ rủ nhau đi hái đào tiên, lấy quả lạ, tìm thuốc rừng, hoàng tinh, lan thơm, huệ ngát, quả lạ, hoa kỳ, đủ các thức, bày biện chỉnh tề trên bàn đá, ghế đá, cùng với thức nhắm, rượu ngon. Chỉ thấy những:
Anh đào đỏ ửng ngon lành.
Mơ kia chín mọng vị thanh ngọt ngào.
Nhãn tươi, nước ngọt làm sao!
Vải thiều hạt nhỏ quả nào cũng thơm.
Lâm cầm màu biếc tươi nguyên,
Từng chùm bứa chín hái chen lá già
Lê đầu thỏ, táo trứng gà,
Từng chùm bứa chín hái chen lá già
Lê đầu thỏ, táo trứng gà,
Bổ người giải khát cùng là tỉnh men.
Hạnh đào ngọt tựa quỳnh tương,
Mận mềm mơ rắn ăn ngon nhất đời!
Thị tròn thơm, sắc vàng tươi,
Mận mềm mơ rắn ăn ngon nhất đời!
Thị tròn thơm, sắc vàng tươi,
Dưa hấu ruột đỏ, hạt ngời sắc đen.
Lựu chín nứt, hạt như ken.
Hạt dẻ nhân rắn lại thêm béo bùi.
Pha trà ngân hạnh tuyệt vời!
Dừa tươi, nho chín nấu nồi rượu ngon,
Hồng, na, mít, dứa ngát thơm.
Hồng, na, mít, dứa ngát thơm.
Cam, chanh, quýt, mía dâng lên chật bàn.
Thuốc tiên bao thứ trên ngàn.
Sắc trong nồi đá, tiệc càng thêm ngon.
Dù ai sướng nhất thế gian,
Cũng không sánh kịp Hầu vương tiệc này
Lũ khỉ mời Hầu vương ngồi lên trên, còn lại xếp theo thứ tự tuổi tác ngồi ở dưới. Chúng lần lượt dâng rượu, dâng hoa, dâng quả, ăn uống vui vẻ suốt một ngày. Hôm sau, Mỹ hầu vương dậy sớm, truyền lệnh:
– Các con hãy đi lấy một ít cây thông khô, đóng một cái bè, chặt cây tre làm sào chống, nhặt nhạnh ít hoa quả, để ta làm thức ăn đi đường.
Rồi một mình Hầu vương xuống bè, ra sức chèo chống, lênh đênh thẳng hướng biển cả mà đi. Thuận chiều gió nên chẳng bao lâu bè giạt vào địa giới Nam Thiệm Bộ Châu. Chuyến đi này, thật là:
Đạo hưng trời đẻ khỉ tiên,
Rời non thuận gió lênh đênh cưỡi bè.
Học tiên đạo, vượt biển xa,
Bền lòng vững chí ắt là thành công.
Gặp duyên có phúc, có phần,
Bởi tin đắc đạo lòng không lo phiền.
May thay gặp được chân tiên,
Rõ ràng gốc gọn tỏ tường đạo sâu.
Đúng gặp lúc thời vận của Hầu vương đến, nên từ lúc cưỡi bè ra đi, luôn luôn có gió Đông nam thổi mạnh, đưa bè tới bờ Tây bắc là địa giới của Nam Thiệm Bộ Châu. Hầu vương chống sào đo nước, thấy đã hơi nông, bèn rời bè nhảy lên bờ, chỉ thấy có người đánh cá, bẫy chim, đào sò, phơi muối.
Hắn bèn đến gần giả làm ma quái đùa giỡn, dọa nạt, khiến mọi người sợ hãi, vứt bẫy quăng lưới chạy tán loạn. Hầu vương bắt được một người chạy không kịp, lột lấy quần áo, bắt chước mặc vào người mình, nghênh ngáo đi khắp châu huyện, phố xá, học lễ, học nói, ngày ăn tối ngủ, một lòng dò hỏi đạo Phật tiên thần thánh, tìm phương thuật trẻ mãi không già, nhưng chỉ thấy toàn là hạng đua tranh danh lợi, không có một người lo lắng mệnh thân. Thật là:
Đua chen danh lợi dập dồn
Thức khuya dậy sớm chẳng còn tự do
Mong tuấn mã khi cưỡi lừa.
Làm quan tể tướng, lại mơ vương hầu.
Mệt nhoài cơm áo tranh nhau.
Chẳng lo quỷ sứ bắt chầu Diêm vương.
Mãi mê vun đắp cháu con.
Chẳng lo quỷ sứ bắt chầu Diêm vương.
Mãi mê vun đắp cháu con.
Nào ai tỉnh giấc tìm đường hồi tâm?
Hầu vương tìm học đạo tiên, không biết ở đâu cả. Ở Nam Thiệm Bộ Châu, sục sạo thành lớn, thấm thoắt đã tám, chín năm. Rồi một hôm đi đến Tây Dương đại hải, nghĩ bụng ngoài biển nhất định có thần tiên. Bèn tự mình đóng bè, vượt qua Tây Hải, thẳng tới địa phận Tây Ngưu Hạ Châu. Hầu vương lên bờ tìm hỏi, chợt nhìn thấy một tòa núi cao xinh đẹp, rừng rậm âm u và chẳng sợ lang sói, hùm beo, trèo lên tận đỉnh núi quan sát. Quả là một ngọn núi tuyệt đẹp:
Nghìn ngọn như giáo dựng.
Muôn tầng tựa bình phong.
Nắng rọi biếc hơi lam.
Mưa nhuần sắc núi thẫm.
Cổ thụ dây mây quấn.
Mưa nhuần sắc núi thẫm.
Cổ thụ dây mây quấn.
Bến cũ đường thanh u.
Hoa cỏ lạ xanh rì.
Trúc tùng xanh mươn mướt.
Nghìn năm thắm mãi miền đất phúc.
Bốn mùa đượm vẻ chốn Doanh Bồng.
Ríu rít tiếng chim rừng.
Nghìn năm thắm mãi miền đất phúc.
Bốn mùa đượm vẻ chốn Doanh Bồng.
Ríu rít tiếng chim rừng.
Dạt dào dòng suối lượn.
Tầng tầng hang hốc chi lan quấn.
Chốn chốn vách non rêu phủ xanh.
Nhấp nhô thế núi đẹp như tranh.
Hẳn phải có cao nhân ở ẩn.
Tầng tầng hang hốc chi lan quấn.
Chốn chốn vách non rêu phủ xanh.
Nhấp nhô thế núi đẹp như tranh.
Hẳn phải có cao nhân ở ẩn.
Đang ngồi xem xét, Hầu vương chợt nghe thấy trong rừng sâu có tiếng người, bèn vội vàng chạy vào rừng, lắng tai nghe biết là tiếng hát.
Hát rằng:
Xem cơ mục cán rìu rồi,
Chặt cây chan chát trên đồi cây xanh.
Cửa hang lững thững mây lành,
Bán củi mua rượu thỏa tình say sưa.
Đêm thu trời biếc sao thưa,
Bán củi mua rượu thỏa tình say sưa.
Đêm thu trời biếc sao thưa,
Gối cây nằm khểnh, hững hờ ngắm trăng.
Vô tư đánh một giấc nồng,
Sáng rồi ta lại vào rừng chặt cây.
Chiều về một gánh trên vai,
Sáng rồi ta lại vào rừng chặt cây.
Chiều về một gánh trên vai,
Nghêu ngao giữa chợ đổi vài thúng ngô.
Thời giá vẫn rẻ như xưa
Lường thưng tráo đầu lọc lừa làm chi.
Mặc vinh nhục, kệ thị phi,
Ung dung điềm đạm ta thì sống lâu
Gặp nhau: Phật đạo phép mầu
Bình tâm tĩnh tọa giảng câu “Hoàng đình”
Hầu vương vừa nghe xong, thấy trong lòng phấn chấn nghĩ: “Hóa ra thần tiên ẩn ở đây” vội vàng đi vào bên trong, nhìn kỹ thấy có một người tiều phu đang giơ rìu chặt củi, ăn mặc khác thường:
Đầu đội nón lá mo nang
Mình mặc áo vải sợi bông dệt thành.
Hầu bao bằng lụa tơ tằm,
Chân đi hài cỏ đan bằng sợi mây
Cây rìu sắt nằm trong tay.
Chân đi hài cỏ đan bằng sợi mây
Cây rìu sắt nằm trong tay.
Trên vai một gánh củi gai đỏ hồng.
Đẵn cây chặt củi thong dong,
Tiều phu nghề ấy ai bằng được ta?
Tiều phu nghề ấy ai bằng được ta?
Hầu vương đến gần nói:
– Xin kính chào lão thần tiên.
Người kiếm củi vội vàng quăng búa, quay người lại đáp lễ:
– Không dám, không dám! Tôi là người vụng về, ăn mặc lôi thôi chẳng dám nhận hai tiếng “thần tiên”.
Hầu vương thưa:
– Ngài không phải thần tiên, thì sao lại nói ra những lời thần tiên như vậy?
Người kiếm củi nói:
– Tôi có nói lời thần tiên nào đâu? Hầu vương nói:
– Khi tôi vừa đến mé rừng, đã nghe thấy ngài nói: “Gặp nhau: Phật đạo phép mầu, bình tâm tĩnh tọa giảng câu Hoàng đình”. Hoàng đình là châm ngôn đạo đức, vậy chẳng phải thần tiên là gì!
Người kiếm củi cười, nói:
– Chẳng giấu gì bác, bài hát đó tên là “Mãn đình phương” của một vị thần tiên dạy cho tôi. Vị ấy là hàng xóm của tôi. Ngài thấy tôi công việc vất vả, lại hay buồn phiền, bèn dạy cho tôi, và dặn rằng: “Khi nào buồn phiền thì hát bài ấy, một là giải trí, hai là hết khổ”. Hôm nay tôi có điều lo lắng, lòng dạ buồn phiền nên mới hát bài ấy, không ngờ bác lại nghe được.
Hầu vương nói:
– Nhà ông ở cạnh thần tiên, sao ông không chịu theo họ tu hành, để học lấy phép trẻ mãi không già, chẳng tốt lắm ư?
Người kiếm củi nói:
– Tôi cả đời khổ cực, từ nhỏ, nhờ ơn cha mẹ nuôi nấng, đến năm tám, chín tuổi mới hơi biết việc đời. Chẳng may bố chết, mẹ ở góa, lại không có anh em, chỉ có một mình tôi, tôi chẳng biết làm gì, chỉ biết sớm tối trông nom mẹ. Giờ đây mẹ tôi già rồi, tôi chẳng dám đi đâu. Ruộng vườn bỏ hoang, ăn mặc chẳng đủ, hàng ngày chỉ biết kiếm củi đem ra chợ bán lấy mấy đồng, đong vài đấu gạo, mang về thổi cơm nấu nước phụng dưỡng mẹ già. Vì thế, tôi không tu hành được.
Hầu vương nói:
– Nghe lời ông nói, thì quả là người hiếu hạnh quân tử, sau này ắt sẽ gặp điều hay. Bây giờ tôi nhờ ông chỉ giùm cho nơi thần tiên ở, để tôi được đến vái chào.
Người kiếm củi cười:
– Gần thôi, gần thôi. Núi này gọi là “Linh Đài Phương Thôn”. Trong núi có động “Tà Nguyệt Tam Tinh”. Trong động có vị thần tiên tên gọi Tu Bồ Đề tổ sư. Vị sư ấy có rất nhiều đồ đệ, nay vẫn còn khoảng ba bốn chục người tu hành. Nhà bác cứ đi theo con đường mòn này, thẳng hướng Nam khoảng bảy, tám dặm là đến nơi.
Hầu vương nắm tay người kiếm củi, nói:
– Thưa lão huynh, lão huynh làm ơn đưa tôi đến. Nếu tốt lành, tôi không bao giờ quên ơn chỉ dẫn.
Người kiếm củi nói:
– Bác là người hảo hán mà không biết thông biến. Tôi chẳng vừa nói với bác là gì, bác không hiểu ư? Nếu tôi đi với bác, thì bỏ dở việc bán củi của tôi. Mẹ già tôi lấy ai phụng dưỡng? Tôi còn bận kiếm củi, bác cứ đi đi!
Hầu vương nghe nói như vậy, bèn từ biệt người kiếm củi, ra khỏi rừng sâu tìm đường vượt qua sườn núi khoảng độ bảy, tám dặm, quả nhiên nhìn thấy một tòa động phủ. Hầu vương vươn thẳng người lên, nhìn kỹ: Thật là một nơi tuyệt đẹp!
Chỉ thấy:
Ráng mây rực rỡ,
Nhật nguyệt huy hoàng.
Nghìn cây trắc cổ,
Muôn đốt trúc vàng,
Muôn đốt trúc vàng,
Nghìn cây trắc cổ, mưa đượm lưng trời xanh mướt mướt.
Muôn đốt trúc vàng, khói lồng cửa động về mang mang
Ngoài cửa hoa thơm thêu gấm,
Muôn đốt trúc vàng, khói lồng cửa động về mang mang
Ngoài cửa hoa thơm thêu gấm,
Bên cầu cỏ ngọc đưa hương.
Chênh vênh vách đá rêu xanh phủ,
Chất ngất non cao cổ thụ trường.
Hạc tiên hót văng vẳng.
Chênh vênh vách đá rêu xanh phủ,
Chất ngất non cao cổ thụ trường.
Hạc tiên hót văng vẳng.
Phượng hoàng bay chập chờn.
Hạc tiên hót, tiếng vang chín chắm xa thẳm:
Phượng hoàng lượn, lông màu rực ánh vân quang
Ẩn hiện đủ vượn đen hươu trắng.
Phượng hoàng lượn, lông màu rực ánh vân quang
Ẩn hiện đủ vượn đen hươu trắng.
Ra vào nhiều voi ngọc lân vàng
Ngắm nhìn nơi phúc địa
Thật một chốn thiên đường.
Lại thấy cửa động đóng chặt im phăng phắc không dấu chân người. Hầu vương chợt ngoảnh đầu lại nhìn thấy sườn non có một tấm bia đá cao khoảng hơn ba trượng, rộng hơn tám thước, trên khắc một hàng mười chữ lớn “núi Linh Đài Phương Thôn, động Tà Nguyệt Tam Tinh” Mỹ hầu vương vô cùng phấn khởi nói:
– Người vùng này quả là thật thà chất phác. Đúng là có núi có động như thế!
Hầu vương đứng xem hồi lâu, chẳng dám gõ cửa, rồi trèo lên ngọn cây thông, hái quả ăn chơi.
Lát sau, chỉ nghe thấy một tiếng kẹt, cửa động mở. Một chú tiểu đổng tử bên trong đi ra, dáng người thanh tú, vẻ mặt khôi ngô, khác hẳn người thường:
Đầu tết hai bím trái đào,
Tay áo lụng thụng gió vào phất phơ.
Mặt mũi lộ vẻ thanh kỳ,
Tầm trông thanh thoát, tướng thì lâng lâng
Khách ngoại vật sống muôn năm,
Trẻ thơ thọ mãi ở trong núi rừng.
Trẻ thơ thọ mãi ở trong núi rừng.
Bụi trần chẳng bợn đến thân,
Thung dung nào biết tháng năm trôi ngừng.
Tiểu đồng vừa ra khỏi cửa, liền kêu to rằng:
– Kẻ nào nghịch ngợm, quấy rối ở đây thế?
Hầu vương từ trên cây nhảy xuống, đến trước mặt tiểu đồng, lễ phép nói:
– Thưa tiểu đồng, tôi là đệ tử đi tìm học đạo tiêu, đâu dám quấy rối.
Tiểu đồng cười, nói:
– Anh là người đi tìm? Hầu vương thưa:
– Vâng.
Tiểu đồng nói:
– Sư phụ vừa mới đăng đàn giảng đạo, chưa nói rõ nguyên do, đã bảo tôi ra mở cửa. Ngài nói: “Ngoài cửa có kẻ tu hành đến, nên ra đón tiếp, có lẽ là anh chăng?”.
Hầu vương cười, nói:
– Chính tôi, chính tôi! Tiểu đồng nói:
– Anh đi theo tôi.
Hầu vương sửa sang lại quần áo ngay ngắn, theo tiểu đồng đi thẳng vào trong động sâu, nhìn thấy: gác tía lầu son, cửa châu nhà ngọc, tầng tầng lớp lớp cảnh vật cục kỳ u tĩnh. Hầu vương đi thẳng đến dưới đài ngọc, thấy vị Bồ Đề tổ sư ngồi ngay ngắn ở trên, hai bên có ba mươi vị tiểu tiên đứng hầu. Quả là:
Kim tiên đại giác sạch ghê,
Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ sư.
Không sinh diệt, đức cao xa,
Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ sư.
Không sinh diệt, đức cao xa,
Thần tròn khí vẹn rất là từ bi.
Chân như bản tính an vi.
Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời.
Trang nghiêm thọ sánh đất trời,
Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây.
Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây.
Hầu vương vừa nhìn thấy đã cúi người lạy liên tiếp và nói:
– Thưa sư phụ, thưa sư phụ, đệ tử con lòng thành chầu lễ. Tổ sư nói:
– Nhà ngươi là người ở đâu, mau nói rõ quê quán họ tên rồi hãy lạy.
Hầu vương thưa:
– Đệ tử là người động Thủy Liêm, núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, thuộc Đông Thắng Thần Châu.
Tổ sư quát mắng ra lệnh:
– Tống cổ nó ra! Thằng này là hạng dối trá quanh co, còn tu hành thành đạo quả sao được!
Hầu vương sợ hãi dập đầu thưa:
– Đệ tử nói thật mà, đâu dám nói dối. Tổ sư nói:
– Mày nói thực thà, mà lại nói Đông Thắng Thần Châu à? Từ nới ấy đến đây cách hai lần biển lớn, một tòa Nam Thiệm Bộ Châu, làm sao mà tới được?
Hầu vương cúi đầu thưa:
– Đệ tử lênh đênh vượt biển, lang thang trên bộ mười mấy năm trời, mới đến được đây.
Tổ sư nói:
– Ừ, đi mãi dần dà cũng đến nơi. Thế tính [20] người là gì?
Hầu vương đáp:
– Con không có tính. Người ta mắng con, con cũng không giận: đánh con, con cũng không tức, chỉ lạy họ mà thôi, cả đời con không có tính.
Tổ sư nói:
– Không phải là tính tình. Thế cha mẹ nhà ngươi vốn họ gì? Hầu vương đáp:
– Con cũng không có bố mẹ.
Tổ sư nói:
– Không có bố mẹ thì đẻ ra ở lỗ nẻ chắc? [21]
Hầu vương thưa:
Hầu vương thưa:
– Con tuy không phải đẻ ra ở lỗ nẻ, nhưng lại từ trong tấm đá
sinh ra. Con chỉ nhớ rằng trên núi Hoa Quả có một tảng đá tiên, năm ấy tảng đá vỡ ra và sinh ra con.
Tổ sư nghe nói, trong dạ mừng thầm, nói:
– Như thế là trời đất sinh thành ra người. Nhà ngươi hãy đứng dậy, đi lại ta xem.
Hầu vương nhảy tót lên, loanh quanh chạy hai vòng. Tổ sư cười, nói:
– Chữ “tôn” bỏ bộ thú bên cạnh đi, còn lại chữ tử và chữ hệ. Tử là con trai, hệ là trẻ nhỏ. Nhà ngươi chính hợp với bản chất của trẻ nhỏ. Vậy đặt cho ngươi là họ “Tôn” nghe!
Hầu vương nghe nói trong lòng vui mừng khôn xiết cúi đầu lạy tạ rằng:
– Hay quá, hay quá! Hôm nay con mới biết có họ. Đội ơn sư phụ từ bi, con đã có họ, xin đặt cả tên cho con để tiện gọi.
Tổ sư nói:
– Trong môn phái ta có mười hai chữ để phân phát đặt tên, đến nhà ngươi là đồ đệ nhóm mười.
Hầu vương nói:
– Mười hai chữ là gì? Tổ sư nói:
– Mười hai chữ là: Quảng, Đại, Trí, Tuệ, Chân, Như, Tính, Hải, Dĩnh, Ngộ, Viên, Giác. Đến lượt ngươi là chữ “ngộ”. Vậy đặt cho nhà ngươi pháp danh là “Tôn Ngộ Không” có được không?
Hầu vương cười, nói:
– Hay quá, hay quá! Từ nay ta sẽ là Tôn Ngộ Không. Chính là:
Hỗn mang mới mở vốn không họ,
Phá hết mịt mờ: Phải Ngộ Không [22]
Muốn biết Ngộ Không tu hành đắc đạo ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.
Chú thích
[10]
[11]
Nguyên văn: Tây du thích ách.
Thiệu Khang Tiết: một nhà triết học nổi tiếng đời Tống.
[12]
[13] [14] [15]
Chín lỗ: Bảy lỗ (khiếu) trên mặt (hai lỗ mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, một lỗ mồm) và hai đường đại tiểu tiện.
Nguyên văn: Cao thiên thượng thánh đại từ nhân giả Ngọc Hoàng đại thiên tôn huyền khung cao thượng đế.
Nguyên văn: kim khuyết vân cung Linh Tiêu bảo điện.
Nguyên văn: một chữ khải to. Chữ khải là một kiểu chữ nét chân phương, ngay ngắn, mạch lạc, rõ ràng, khác
với kiểu chữ thảo
[16]
[17] [18]
Nguyên văn: Hoa Quả sơn phúc địa, Thủy Liêm động động thiên, chúng tôi (N D) lược ngắn lại.
Nguyên văn: Thiên tuế
Năm giống: Người xưa chia động vật ra làm năm loài: loài người là “khỏa trùng “(trần trụi), loài thú là “mao
trùng “, loài chim là “vũ trùng “, loài cá là “lân trùng “(có vẩy), loài côn trùng là “giới trùng “(theo nguyên chí)
[19]
[20] [21] [22]
Thế giới Diêm phủ: tức thế giới loài người
Tính: chữ Hán nghĩ là “họ”, đồng âm với chữ tính nghĩa là “tính tình”. Hầu vương không hiểu trả lời nhầm.
Nguyên văn: Đẻ ra ở trên cây
Ngộ Không: có nghĩa là giác ngộ lẽ sắc không. Đạo Phật quan niệm rằng ai giác ngộ được lẽ sắc không, thậy
sự vật chỉ là không hư giả tạm, thì mới sáng suốt, hết mê mờ.