Trang

【Thái Bình Quảng Ký】


Tác giả: Lý Công Tá 李公佐  tự là Chuyên Mông  (khoảng năm  770 CN - 85 CN), người Lũng Tây, nay là Lũng Tây tỉnh Cam Túc, đỗ tiến sĩ  đời Đường Đại Tông. Khoảng năm 811 CN, niên hiệu  Nguyên Hòa, Lý Công Tá nhậm chức Giang Tây Tòng Sự, sau làm Hồng Châu Phán Quan. Đến năm 813 CN, bị bãi quan trở về Trường An . Khoảng năm 842 CN lại được làm Dương Phủ Lục Sự Tham Quân. Đến năm 848 CN, ông bị liên hệ trong vụ đảng tranh giữa hai phe Ngưu và họ Lý, lai bị tước bỏ quan chức. 

Lý Công Tá là một tác gia viết loại truyền kỳ được coi là thành công trong thời kỳ Trung Đường và Vãn Đường. Bốn truyện " Nam Kha Thái Thú truyện ",  " Tạ Tiểu Nga truyện ", " Cổ Khâu Độc Kinh " , " Lư Giang Phùng Ảo truyện " đều được thâu nhập trong sách "Thái Bình Quảng Ký ". Nhất là truyện " Nam Kha Thái Thú truyện " được nhiều tác gia đời sau phỏng theo, như  " Nam Kha Ký " của Dương Hiển Tổ đời Minh và  "  Nam Kha Mộng " của Xa Nhậm Hành. 

Thôi Vĩ

Tác giả: Bùi Hình 裴鉶
Theo "Toàn Đường Thi" và " Đường Thi Ký Sự " thì vào năm Hàm Thông đời Ý Tông nhà Đường, Bùi Hình từng  chức Chưởng Thư Ký, gia Thị Ngự Sử cho Cao Biền, lúc đó làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ ( thuộc Lãnh Nam đạo, trị Giao Châu )
Đến năm Càn Phù ngũ niên (năm 878 ) đời Hy Tông, từ Ngự  Sử đại phu, Bùi Hình được thăng làm Tiết Độ Phó Sứ Thành Đô.Ông soạn bộ "Truyền Kỳ" gồm ba quyển, thuật những sự tích kỳ lạ, biến ảo.Lời văn mỹ  lệ, tinh vi, làm say mê người đọc.Tại các triều Đường, Tống, sách cuả ông được phổ biến rộng rãi.Vì thế, người thời Tống gọi những tiểu thuyết thần tiên hư ảo đời Đường là " Truyền Kỳ ".Và hai chữ truyền kỳ trở thành tên gọi của một thể tài văn học Trung Quốc (thường gọi là thể truyền kỳ chí quái), Liêu Trai Chí Dị cũng được viết theo thể tài này.
 Sách "Lĩnh Nam Chích Quái " trong truyện Nam Chiếu, thuật là "Niên hiệu Hàm Thông thứ sáu, vua Ý Tông nhà Đường sai Cao Biền sang làm Đô Hộ, đem binh đánh Nam Chiếu, bèn đặt đạo quân Tĩnh Hải ở thành An Nam và cho Biền làm Tiết Đ Sứ. Lỗ Tấn đặt ra câu hỏi là " Việc Biền là  ham thích những việc thần tiên, chẳng hiểu có quan hệ gì đến  Bùi Hình  không ? (Truyện Thôi  Vỹ được tuyển từ Thái Bình Quảng Ký ).
Trong sách An Nam Chí Lược (thế kỷ thứ 14) có chép bài bia "Thiên Oai Kinh Tân Tạc Hải Phái Bia " do Bùi Hình soạn.
Rất mong bài bia này được các sử gia chuyên nghiệp đẻ ý nghiên cứu.

Hồng Tuyến

Tác giả: Viên Giao 袁郊 tự là Tử Nghi, người Lang Sơn Sái Châu (nay thuộc huyện Nhwũ Nam tỉnh Hà Nam, niên hiệu Hàm Thông đời Đường Ý Tông, Viên Giao được bổ nhiệm làm Từ Bộ Lang Trung, sau thăng nhiệm là Thứ Sử Quắc Châu. Đến đơì Đường Thiệu Tông, Viên Giao làm Hàn Lâm Học Sĩ.
Về sáng tác, Viên Giao có viết tiêut thuyết truyền kỳ « Cam Trạch Dao », một quyển. Truyện « Hồng Tuyến » là một truyện trong tác phẩm này.
Ngoài ra, Viên Giao còn có các tập « Nhị Nghi Thực Lục », « Y Phục danh Nghiã Đồ »…


Đang cập nhật...