Bồ Tùng Linh sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở huyện Truy Xuyên (淄川, nay là một quận của địa cấp thị Truy Bác, tỉnh Sơn Đông). Tổ tiên ông có thể coi là người Mông Cổ. Năm Thuận Trị thứ 14 (1657), ông đỗ tú tài khi mới 18 tuổi, nhưng phải mãi đến năm Khang Hi thứ 50 (1710), khi 71 tuổi mới được bổ làm cống sinh.
Thân phụ của Bồ Tùng Linh là Bồ Bàn vì lận đận nơi khoa trường, nên đã từ bỏ nghiệp nho theo nghiệp thương gia. Sinh con đầu lòng là Triệu Kỳ nhưng chẳng may chết yểu. Đến tuổi trung niên thì coi như ông đã tuyệt tự nên ông đóng cửa chuyên tâm đọc sách và làm từ thiện. Nhưng kỳ lạ thay lúc đó ông lại có bốn người con lần lượt là: Triệu Cơ, Bá Linh, Tùng Linh và Hạc Linh. Bồ Tùng Linh là con dòng thứ. Mẹ đẻ ông là người họ Đổng.
Ông dành hầu hết thời gian trong việc dạy học tư, và sưu tầm những câu chuyện mà sau này được viết trong tác phẩm Liêu trai chí dị.
Bồ Tùng Linh có các sáng tác trong cả thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là đoản thiên tiểu thuyết Liêu trai chí dị bao gồm 16 quyển chia làm 431 tập truyện chính và 17 truyện phụ, vị chi 448 tập về những truyện kỳ quái mà ông sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.
Về tiểu thuyết, có bộ 16 quyển Liêu trai văn tập. Về thơ cũng có bộ Liêu trai thi tập bao gồm 6 quyển với hơn 1.000 bài thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch. Ngoài ra, một số nhà phê bình văn học cho rằng tác phẩm tiểu thuyết Tỉnh thế nhân duyên truyện bằng tiếng Trung bản ngữ là của ông sáng tác.
Trong 2 từ Liêu Trai thì từ "Trai" là chính từ, còn từ "Liêu" chỉ là bổ túc từ.
Từ "Trai" có rất nhiều nghĩa nhưng nghĩa "phòng học" là được nhiều người đồng tình nhất.
Từ "Liêu" có nghĩa là "sơ sài", "tạm bợ".
Vậy Liêu Trai có nghĩa là phòng học (cũng có thể là phòng đọc sách ngày xưa) sơ sài tạm bợ. Thật ra trước đó Liêu trai chí dị có tên là "Quỷ Hồ Truyện". Nhưng có lời đồn rằng trong lúc ông đi thi Hương, quỷ hồ cứ quanh quẩn ngoài lều khiến ông sợ hãi nên đổi tên thành Liêu Trai Chí Dị. Nhưng đó chỉ là tin đồn không có căn cứ để xác minh.
Đầu thế kỷ 18, Trung Quốc xuất hiện một cuốn sách truyện ngắn hết sức nổi tiếng “Liêu Trai Chí Dị”. Tác giả Bồ Tùng Linh dùng phương pháp đặc biệt miêu tả hàng loạt câu chuyện về hồ ly tinh và quỷ quái.
Bồ Tùng Linh (1640-1715) là nhà văn đời Thanh Trung Quốc. Ông xuất thân trong gia đình thương nhân, cả cuộc đời sống bằng nghề dạy học. Bồ Tùng Linh cả cuộc đời sáng tác nhiều tác phẩm văn học, cuốn truyện ngắn “Liêu Trai Chí Dị” là tác phẩm tiêu biểu của ông.
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cả thảy có 431 bài, trong đó truyện ngắn nhất chỉ có 200-300 chữ, truyện ngắn với khuôn khổ dài có hàng nghìn chữ. Tác giả dùng phương pháp đặc biệt kể câu chuyện hồ ly tinh và quỷ quái để phê phán sự ràng buộc và cứng nhắc của lễ giáo phong kiến cũng như cái thối nát của chế độ khoa cử, chủ trương cá tính tự do. Trong cuốn sách, tác phẩm miêu tả tình yêu được độc giả ưa thích nhất. Những câu chuyện tình yêu này đa số viết về loài người và hồ ly tinh hoặc quỷ quái yêu nhau, bày tỏ nguyện vọng thanh niên nam nữ phá vỡ sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Con cáo trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” đều xuất hiện với thân phận là thiếu nữ xinh đẹp hiền lành, trong đó, vai Tiểu Thúy trong truyện “Tiểu Thúy” nổi bật nhất. Truyện này có tình tiết khúc chiết, có sức hấp dẫn, tác giả dùng lối viết cao siêu xây dựng một hình tượng thiếu nữ ngây thơ, hiền lành, nhanh trí, được mọi người ưa thích. Trong phần cuối của câu chuyện, tác giả nói rõ cô Tiểu Thúy vốn là một con cáo con, vì mẹ nó từng lánh nạn ở nhà Vương Thái Thường, cho nên Tiểu Thúy biến thành hình dáng loài người để đền ơn nhà Vương.
Cũng là viết con cáo, trong truyện “Con cáo gả con gái”, Bồ Tùng Linh miêu tả trường hợp đầy tình cảm về gia đình con cáo gả con gái. Cả gia đình con cáo có phong độ tao nhã, coi một người bất ngờ xông vào nhà là quý khách để tiếp đón, khiến độc giả lãng quên mọi điều không may và trắc trở trong cuộc sống hiện thực.
Ngoài con cáo xinh đẹp ra, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo mặt mũi xấu xí mà tính tình hiền lành. Truyện “Con cáo xấu xí” kể về một con cáo xấu xí tài trợ cuộc sống của cả nhà thư sinh bần cùng. Sau khi có quần áo đẹp đẽ, nhà ở thoải mái, thư sinh này lại mời một đạo sĩ để xua đuổi con cáo xấu xí. Con cáo xấu xí hết sức căm phẫn trước hành vị vong ơn bội nghĩa của thư sinh, không những đòi về mọi thứ dành cho thư sinh, mà còn dùng quái vật trừng phạt thư sinh. Tác giả mượn truyện này để lên án những hành vi xấu của loài người.
Trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo xinh đẹp mà tàn nhẫn. Trong truyện “Vẽ da”, con cáo mặc một chiếc da người đẹp đẽ, sống bằng hút máu người, tất nhiên cuối cùng con cáo này bị người giết chết.
Nói chung, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị”, Bồ Tùng Linh đã miêu tả nhiều hình tượng phụ nữ với thân phận là “con cáo”, cho chúng một số phẩm chất tốt đẹp mà loài người không có.
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” là một tác phẩm bất hủ trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hai trăm năm nay cuốn sách này được dịch sang 20 thứ tiếng ngoại ngữ, lưu truyền trên khắp thế giới. Không ít truyện trong đó được cải biên thành tác phẩm phim ảnh, được khán giả ưa thích.