柳青卿
Đới Kính Thần người huyện Văn An,học hành uyên bác nhưng diện mạo xấu xí,mình thô bụng phệ,lưng rộng mà tuổi thì chưa đến ba chục, râu ria xồm xoàm mọc đầy cả mặt, nhân thế người ta mới đùa gọi là anh mập lông.
Đới Kính Thần người huyện Văn An,học hành uyên bác nhưng diện mạo xấu xí,mình thô bụng phệ,lưng rộng mà tuổi thì chưa đến ba chục, râu ria xồm xoàm mọc đầy cả mặt, nhân thế người ta mới đùa gọi là anh mập lông.
Năm Canh Tí đời Khang Hy, Đới với tư cách cống sĩ đi thi đậu tiến sĩ, chờ bổ làm huyện lệnh Mạt Dương. Dân bản địa thấy tướng mạo xấu xí của Đơí, đều bảo Đới là Bàng Thống đời Tam Quốc tái sinh. Còn tiểu thư khuê các khi nghe nói đến Đới thì đều chau mày,lắc đầu,xua tay. Cái xấu tướng của Đới bị ngừơi đời khinh bỉ đến vậy.
Sau khi đến nhiệm sở được một năm, Đới có việc phải lên tỉnh, đêm ngủ trọ trong nhà một hương thân. Nhà hương thân có một ngôi lầu bỏ hoang đã lâu ngày,thường khóa kín cửa. Nhân quan huyện đến, chủ mới cho quét dọn ngôi lầu sạch sẽ để lấy chỗ quan nghỉ ngơi và để hành lý.
Đới và viên hương thân ngồi uống rượu mãi khuya mới cùng một đứa đầy tớ lên lầu ngủ, còn lại thì ngủ dưới nhà. Đới rượu say,không ngủ ngay được, nằm trằn trọc mãi cho đến trống điểm canh ba,bỗng ngửi thấy mùi dị hương bay đến bên giừơng.
Chàng thấy man mát như mùi quế nhưng lại nồng nồng như mùi xạ hương,bụng cho là do từ cây hoa trồng ở đằng trước lầu đưa tới,nên cũng không lấy làm lạ.Lát sau,lại nghe có tiếng cười hích hích,bèn mở mắt nhìn.Té ra là một thiếu phụ trông diễm lệ tuyệt trần, đang bưng miệng đứng cười khúc khích dưới ánh đèn. Đới cho là yêu quái,chẳng cần hô gọi đầy tớ,đột ngột tung người nhẩy xuống giường, cứ tồng ngồng vồ ngay lấy thiếu phụ.
Thiếu phụ hoảng hốt muốn bỏ chạy, lấy vạt áo che miệng cười, nói :
-Chàng để như thế kia,không xấu hổ à ? Thiếp xin chạy xa thôi.
Nói rồi,vội vã đào tẩu.
Chẳng may tấm vải bó chân của nàng hơi lỏng ra,vướng vào thành giường của Đới, khiến nàng té xuống, bị Đới túm ngay được, không chạy nổi nữa.
Đới kéo thiếu phụ đến bên giường,hỏi nàng từ đâu đến.
Thiếu phụ hai má ửng hồng ,bẽn lẽn đáp :
-Thiếp họ Liễu,tên chữ là Thanh Khanh,thật ra là hồ ly.Thiếp vốn phục dịch trên núi Hành Sơn, nay đã mãn nhiệm trở về cố hương, thấy ngôi lầu này phong cảnh u nhã nên tạm thời làm chỗ trú chân, chẳng ngờ chàng cũng đến đây.
Hơi thở từ miệng son của nàng phả ra,Đới thấy thơm phức như mùi hoa bách hợp. Bất giác tình xuân dao đãng, phơi phới như cờ gặp gió, cố ép thiếu phụ cởi quần áo.
Người thiếu phụ,cười nói :
- Phàm là hồ ly,thường mê hoặc và hại người ta, ai gặp phải ắt bị chết.Chàng là người có phẩm hạnh,mệnh còn chưa hết,sao lại bỏ chỗ sống mà tìm cái chết vậy ?
Nói xong cầm vạt áo hồng lên che miệng,cười hích hích.
Đới vốn mặc cảm mình vì diện mạo xấu xí, nay lại bị hồ ly cự tuyệt, chê mà không nhận, càng buồn giận hơn. Bèn cứ sán đến gần,tự tay cởi những nút quần áo của nàng ra,rồi cảm khái nói :
- Chết thì chết !Sống mà hình hài xấu như ma mút,thà chết quách dưới bàn tay của hồ ly cho xong.Chịu sao nổi sự khinh miệt của người đời mãi được.
Liễu lấy ngón tay thon nhỏ ,gõ gõ vào cái bụng da của Đới, nói :
- Bụng to như cái túi năm đấu,lại còn ép người ta giao hợp.Chàng thật không biết lượng sức mình.
Đới không nghe,càng ra sức ôm nàng cho chặt. Khi yếm của Liễu vừa cởi bung xong, Đới đã nghe mùi hương cỏ dại bay ra ngào ngạt,rồi từ toàn thân nàng tán phát ra khắp chung quanh,khiến cho Đới thần hồn điên đảo.Liễu cũng không dấu nổ isự xấu hổ,bèn tự động lên giường,chui vào trong chăn của Đới,kéo lên phủ kín đầu mà nằm.Đới dằn không nổi cơn dục vọng đang như lửa cháy,không nhịn được nữa,cũng mở chăn chui vào.
Rồi cùng nàng âu yếm.
Việc xong, Liễu lấy tay vuốt hàm râu của Đới,cười tủm tỉm nói :
- Râu ơi là râu !Ria ơi là ria !Trận chiến đã tàn rồi thì nên chia tay nhau thôi chứ .
Đới cũng cười theo,nói :
- Râu ơi là râu !Ria ơi là ria !Từ nay đừng lìa xa nhau nữa nhé .
Sau đó,cả hai đều cười sảng khoái.Liễu xoay người sang, nói :
- Dương Quý Phi với An Lộc Sơn ân ái,so cuộc ái ân của đôi ta ngày nay xem ra cũng là một điều khó.
Thình lình nghe có tiếng gà gáy rạng đông,Liễu đứng dậy mặc quần áo, ý muốn giã từ Đới ra về. Nhưng Đới nắm tay giữ lại, nhất định đòi phải có lời hẹn hò tái ngộ. Liễu nói :
- Trong lúc hối hả,thiếp đã đem tấm thân trinh bạch này hiến cho lang quân thì từ nay thân này sẽ là của lang quân. Nay thiếp rời khỏi nơi đây cũng chẳng biết đi về đâu.Mà lang quân lại đang có công vụ,thiếp nào dám quấy rầy.Xin đợi chừng nào lang quân về huyện sở, thiếp sẽ tự đến,lúc đó sẽ xin cùng «ông râu ria» bạch đầu giai lão.
Nói xong,bèn lấy ra một túi hương thơm tặng cho Đới,rồi trân trọng từ giã.
Sáng dậy, Đới ém nhẹm không thuật gì với hương thân chuyện đã xẩy ra đêm trước.Cứ một mạch đi lên phủ,vào yết kiến thượng ty.
Sau khi công việc xong xuôi, Đới vội vã trở về nhà ngay ,chỉ sợ lỡ hẹn với Liễu. Lúc đi qua nhà hương thân, chàng không xin vào tá túc nữa,chỉ hướng về ngôi lầu ,đọc mao thi, lâm râm khấn khứa : « Xin nàng đừng vì ta xấu xí râu ria,mà vội vã bỏ nhau nhá!»
Khấn xong,lại tiếp tục đăng trình.Về đến huyện sở, Đới ra ngủ ở ngoài tẩm thất để chờ đón Liễu. Qủa nhiên,vào quãng nửa đêm,Liễu đến.Nàng vén rèm đi thẳng vào trong phòng, mủm mỉm cười bảo với Đới :
- Gái phòng the cô nào cũng sợ ông bụng phệ, chỉ riêng thiếp là yêu chàng râu ria thôi !
Rồi đến ngồi gần Đới, kề vai sát cánh,hài hước cừơi đùa, mặn nồng còn hơn cả ân ái.
Từ đấy, buổi tối thì nàng xuất hiện ,ban ngày thì ẩn tàng, không hề lìa xa Đới nữa.Cả huyện không ai hay biết gì cả.
Một hôm, nàng bảo Đới :
- Các chị em trên Hành Sơn có ý muốn mời lang quân dự yến để biểu thị lời chúc tụng, liệu tối mai chàng có thể đi được không ?
Đới hỏi :
-Thế yến tiệc thết ở đâu ?
Thiếu phụ đáp :
- Ở trên thiên đình.
Đới cười cho Liễu là nói chơi. Nàng nghiêm sắc mặt, trịnh trọng nói :
- Lang quân không tin thiếp có thể lên thiên đình được sao ? Câu«nhất bộ thanh vân»chỉ là lời khoa trương của người trần thế như chàng, nên nói đến việc thiếp lên thiên đình lại cho là giả,không có thật.
Rồi tiếp :
- Nếu chàng muốn đi thì mày râu diện mạo phải trang điểm lại cho bảnh bao,chứ bụng phệ núng nính,râu ria rậm rạp như thế kia, tất bị chị em họ cười cho,thiếp không chịu nổi đâu !
Đới chỉ gật đầu cho xong, lòng không tin gì lắm.Tối hôm sau,Liễu lấy ra một vật như cái túi dùng để bọc,bảo với Đới :
-Thiếp vì chàng mà mất bao tâm trí làm cái vật này, chàng hãy mặc vào cùng thiếp đi dự yến.
Đới mở bao xem kỹ.Té ra là một tấm da người, tương tựa như ve sầu thóat xác, đủ cả mắt mũi, xương cốt, tứ chi phân minh rõ ràng, khiến chàng giật mình sợ hãi.Liễu thấy thế,bảo chàng nhìn kỹ lại.Thì ra tấm da người ấy được làm bằng một loại lụa bạch,không thấy một vết khâu nào,tưởng chừng như do Chức Nữ ở trên thiên đình may cho.
Bấy giờ chàng mới tin Liễu là người có pháp thuật thần dị.
Liễu bảo Đới cổi bỏ quần áo,mặc bộ da người đó vào.Nhưng chiếc áo da người ấy chỉ lọt qua được một nửa tấm thân núng nính đầy thịt của chàng, đến chỗ bụng phệ thì ngừng lại.Liễu phải dụng thuật án ma vừa xoa bóp cho Đới vừa niệm «Đỗ phủ !Đỗ phủ !Hữu nhục vô cốt,tiêu dũ ta nhi,tống nhữ qui Thục».Đới nghe vậy thì cười sặc sụa,bụng bèn bé lại.
Sau khi mặc xong áo, Đới ra đứng trước ánh đèn,lấy kính soi,thấy diện mạo nhất thời thay đổi sạch sẽ,sáng sủa, mi mục phân minh,râu ria không còn xồm xoàn hỗn tạp nữa , lòng không dằn được, vứt ngay kính xuống đất mà vui mừng như điên như cuồng.
Liễu lại lấy ra một bộ quần áo mới để chàng mặc vào,trang sức tô điểm,nghiễm nhiên trở thành bảnh bao đẹp đẽ.Xong việc, Đới muốn đi ngay nhưng Liễu căn dặn :
- Tới đó xin chàng chớ có ham mà quá chén,uống vừa đủ thôi,kẻo lúc say lại lộ chuyện của thiếp ra.
Đới gật đầu đồng ý.
Lúc rời khỏi phòng ngủ, ra đến ngoài,đêm tối đen như mực. Chàng thấy hoảng hốt như đi trên mây.Chốc chốc Liễu lại nắm lấy tay chàng thì từ đằng sau gió thổi tới, khiến chàng bay dần dần lên cao,không tự chủ được mà phảng phất như ngừơi leo trên một chiếc thang có hàng ngàn bậc. Khoảnh khắc đến một nơi, cửa son rộng mở sơn phết vàng ngọc,có hai con sư tử bằng đá nằm hai bên tả hữu cao hơn một trượng.Trên hai cây cột ngoài cửa cắm những bó đuốc to,soi rõ từng con kiến. Lại treo một tấm biển ,đề mấy chữ «Hành Đế Tham Loan Chi Quán».Thì ra đây là ly cung của vị thần núi Hành Sơn.
Liễu dẫn Đới đi vào bên trong cửa, chẳng thấy một ai.Lên sảnh đường cũng chẳng thấy một ai.Bèn quẹo sang phía tây, có một căn trắc thất riêng rẽ,mới bước vào.Chỉ thấy hành lang quanh co,lan can uốn khúc.Chỗ nào cũng treo đèn lồng bằng lụa mầu đỏ.Bên trong sân,cỏ hoa tre trúc sầm uất, u nhã.Hương thơm nực mũi.Trung ương có năm căn phòng ,đèn đuốc sáng chưng,chiếu ra đến tận ngoài.
Liễu và Đới chưa kịp bước lên bậc thềm,đã nghe có tiếng người từ trong nói vọng ra :
-Ty Hương Nữ dẫn khách đến !
Lập tức bốn năm người con gái, ăn mặc theo lối cung nữ, xiêm y cực kỳ diễm lệ từ trong rèm tha thướt bước ra chào đón và nói với Đới :
- Quan lớn gác bỏ việc công,vất vả quang lâm, chị em thiếp thật vô cùng ngưỡng mộ !
Đới bất đắc dĩ phải nói mấy câu khiêm tốn tạ từ.
Rồi vào bên trong, thấy hương rượu, hương trà ngào ngạt. Các loại cổ ngoạn như chuông, đỉnh, thư họa bầy biện khắp nơi,trông rất ngăn nắp trang trọng.Ở hướng nam kê sẵn hai bàn tiệc, bát đũa sắp xếp tề chỉnh.
Mọi người đều nhường cho Đới ngồi vào ghế đầu rồi đưa mắt ra hiệu nhìn nhau như có vẻ có điều còn e ngại trong lòng chưa hết.
Đới cũng cảm nhận ra những điều đó nên thản nhiên ngồi vào ghế đầu, lấy tay sờ nệm bọc thấy toàn bằng thứ gấm loại ưu dị ,vừa mềm vừa thơm, khác hẳn loại bình thường.
Các cô gái lại thúc ép Liễu phải ngồi sánh vai với Đới, cười bảo nàng :
- Đã là vợ chồng cả mấy chục ngày, đêm nay mới uống rượu hợp cẩn, chẳng thể bảo là không trễ được !
Liễu cũng cười,đáp lễ :
- Đêm tối thảng thốt, không tìm đâu ra rượu, đành phải lấy nước miếng thay vậy. Đêm nay định họp mặt với các chị,tuy là trễ nhưng đâu ngại gì !
Các cô gái nghe nói thế đều đỏ hồng hai má e thẹn, nói :
-Con ranh này ăn nói đểu thế !
Rồi kéo nhau vào tiệc, ngồi đối diện ,cất chén mời nhau uống. Chừng rượu đã ngà ngà say,các cô gái đến gần bên Đới thấy mùi thơm phức,đều không biết là Đới có đeo túi hương mà Liễu tặng trong ngừơi. Có cô đùa bảo Đới :
- Kẻ gần kề hương thảo, quả nhiên không còn có mùi thối nữa !
Liễu cũng cười đáp lại :
- Bẩm tính tương đồng thì tự nhiên là như thế. Còn như gặp các chị e mười năm sau mùi thối vẫn không hết.
Cả bọn đều nhao nhao lên nói :
-Thế thì từ nay ngươi cũng lẫn vào đám mua đầu cá thối rồi đấy nhá .
Rồi lại hỏi tiếp :
-Ngươi nói là tướng mạo chàng trông khó coi lắm mà,sao hôm nay lại thấy khác hẳn vậy ?
Lúc đó Đới đã say mèm, lè nhè trả lời thay Liễu :
- Muốn xấu thì xấu,muốn đẹp thì đẹp, xấu đẹp đều do người làm ra cả ,việc gì các khanh phải ồn lên vậy !
Liễu vội vã đưa mắt ra hiệu cho Đới đừng nói nữa.Nhưng có cô đã nhận thấy, càng cố cật vấn Đới thêm,lại lấy một bát rượu lớn đặt trước mặt chàng,nói :
- Nếu không khai thì phải uống chén rượu phạt này !
Đới sợ sức rượu không kham nổi, mới kể lại qua loa sự tình.
Các cô gái bèn đùa rỡn bóc lần da ngoài trên mặt Đới, phát ra tiếng kêu sột soạt.Chừng đến cằm thì lộ nguyên hình trạng.Các cô gái chú mục nhìn,chỉ thấy xồm xoàm như cỏ rối, đều ôm bụng cười ngặt nghẽo. Liễu lấy làm xấu hổ,vội vã dìu Đới đứng dậy rời khỏi ly cung, bảo với chàng :
- Người say mất khôn, để lộ cho họ thấy hết.
Đới mơ mơ màng màng,cảm thấy thân thể như rơi từ trên trời xuống. Lúc tỉnh dậy,té ra đang nằm trong thư trai ở nhà. Còn Liễu và tấm da người không thấy đâu nữa.
Hơn một năm sau, cha chàng mất, chàng vội vã trở về quê để chịu tang.Lúc đi đến Nghi Dương, chàng thấy Liễu cùng đi với một thiếu niên tuấn tú trẻ đẹp, phía sau có mấy chục đứa tòng bộc theo hầu, đang cưỡi ngựa đi trong vùng cây cỏ rậm rạp.Liễu thấy Đới, bèn sai người ra nhắn bảo Đới «Thiếp là Liễu Thanh Khanh có lời thưa với quan lớn rằng :Thiếp không phải là hồ ly mà là Ty Hương Nữ của sơn thần núi Hành Sơn.Từ hôm chàng để lộ chuyện,khiến thiếp bị bè bạn chị em cười chê nên không dám giữ cựu tình với chàng được nữa. Nay thiếp đã cải giá lấy viên Chỉ Huy họ Quách rồi, vợ chồng rất là tương đắc thuận hòa.Vậy xin chàng đừng thương nhớ gì đến nhau nữa» .
Nói xong thì ra roi cho ngựa lẩn vào rừng, biến mất.
Vì thế gia nhân của Đới mới biết chuyện.Về sau,thỉnh thoảng Đới cũng đem chuyện mình ra kể lại cho người ngoài nghe.Lại còn bỏ túi hương ra làm bằng.Có người thấy túi hương ấy rất tinh xảo,đẹp đẽ ,đều tin là của tiên làm ra./.
Chú thích :
Năm Canh Tý
庚 子
Tức năm 1720.
Khang Hy
康 煕
Là niên hiệu của vua Thánh Tổ nhà Thanh, từ năm 1661 đến năm 1772. Không như các vua các triều đại trước, thường dùng nhiều niên hiệu trong thời gian cai trị của mình, từ đời nhà Minh qui định, các vua chỉ dùng một niên hiệu để ghi thời gian trị vì của mình, nhà Thanh duy trì tục lệ naỳ, nên thường gọi vua bằng niên hiêụ. Như gọi vua Minh Võ Tông là vua Chính Đức, hay vua Minh Thế Tông là vua Gia Tĩnh. Vua Thánh Tổ nhà Thanh có một niên hiệu Khang Hy, nên được gọi là vua Khang Hy. Vua Thanh Thế Tổ cũng chỉ có một niên hiệu là Càn Long, nên cũng được gọi là vua Càn Long. Sự sử dụng một niên hiệu kéo dài đến vua chót nhà Thanh là Tuyên Thống (Phổ Nghi), khi xẩy ra cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì chấm dứt.
Các vua nước ta phỏng theo những nghi thức vua Tàu. Trước đó, các triều đại Lý , Trần, Lê, triều nào cũng có các ông vua với tên là Thái Tổ , Thái Tông, đó là lối dùng miếu hiệu để đặt tên, nhưng từ vua Lê Thuần Tông là ông vua đầu tiên nhà Lê, phỏng theo nhà Thanh, chỉ sử dụng một niên hiệu, và đến đời vua Mẫn Đế cũng có một niên hiệu là Chiêu Thống, nên thường gọi là vua Lê Chiêu Thống. Vua nhà Tây Sơn , Nguyễn Nhạc có một niên hiệu là Thái Đức, nên gọi là vua Thái Đức. Nguyễn Huệ là vua Quang Trung. Cac vua triều Nguyễn, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức . . . . đều là nhưung niên hiệu được dùng để gọi tên, mặc dầu vẫn còn gọi tên bằng những miếu hiệu.
Bàng Thống
厐 統
Bàng Thống sinh năm 179 chết năm 214 , tự là Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương (nay là Tương Phàn tỉnh Hồ Bắc). Thời Tam Quốc, Bàng Thống làm mưu sĩ cho Lưu Bị, nổi danh cùng với Gia Cát Lượng, hiệu xưng là Phượng Sồ. Khi Lưu Bị chiếm được Kinh Châu, Bàng Thống và Gia Cát Lượng đều bổ nhiệm làm Quân Sư Trung Lang Tướng, sau đó theo Lưu Bị vào đất Thục. Bị nghe kế của Bàng Thống đánh chiếm Thành Đô, năm Kiến An thập cửu niên (tức 214), lúc tấn công Lạc Thành, Thống bị trúng loạn tên chết.
Dương Qúy Phi
杨 貴 妃
Sinh năm 719 chết năm 756, tức Dương Thái Chân, người Bồ Châu Vĩnh Lạc (nay là Vĩnh Tế tỉnh Sôn Tây) tiểu tự là Ngọc Hoàn, thông hiểu âm luật, trước là vợ của của Thọ Vương Mạo, con của vua Đường Huyền Tông. Về sau nhập cung, được Huyền Tông sủng ái phong làm Qúy Phi. Người anh họ của Qúy Phi là Dương Quốc Trung thao túng triều chính, khiến cho chính sự bại hoại . Năm Thiên Bảo thập tứ niên (tức năm 755), An Lộc Sơn nổi loạn và lấy cớ là diệt Dương Quốc Trung. Khi Đường Huyền Tông chạy đến trạm Mã Ngôi (nay là Hưng Bình tỉnh Thiểm Tây), quân sĩ đổ lỗi cho gia đình họ Dương, bắt giết Dương Quốc Trung, còn Dương Qúy Phi thì bị thắt cổ chết. (Nhưng đến nay, cái chết của Dương Quý Phi vẫn còn là một nghi án trong lịch sử Trung Quốc- Xin coi bài Nghi án về cái chết của Dương Quý Phi của Pham Xuân Hy)
Chung niên ba mươi tám tuổi.
An Lộc Sơn
安 祿 山
An Lộc Sơn người Liễu Thành , Doanh Châu đời Đường, dân tộc Hồ, lúc trước tên là Yết Lạc Sơn, vốn họ Khang. Về sau theo mẹ lấy người Đột Khuyết là An Đình Yển mới đổi ra họ An thành An Lộc Sơn.
An Lộc Sơn biết đươc chín ngôn ngữ của các rợ phiên, lại khỏe mạnh, kiêu dũng, thiện chiến, được U Châu Tiết Độ Sứ là Trương Thủ Khuê nuôi làm con. Nhân có chiến công đươc bổ làm Doanh Châu Đô Đốc, sau mua chuộc được sự tín nhậm của Đường Huyền Tông và Dương Qúy Phi, kiêm nhậm Tiết Độ Sứ ba châu là Bình Lô, Phạm Dương, Hà Đông, trong tay có một trăm năm mươi ngàn binh.
Năm Thiên Bảo thập tứ niên, tức năm 755, An Lộc Sơn nổi lên làm phản, đem quân nam hạ công phá Lạc Dương. Quân đội của An Lộc Sơn rất tàn bạo. Dân chúng Hà Băc rủ nhau đề kháng, tụ tập có nơi đông đến hai vạn người.
Năm sau, An Lộc Sơn xưng là Hùng Võ Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Yên, kiến nguyên Thánh Võ, cho quân phá vỡ Đồng Quan, tiến vào Trường An, thẳng tay cướp bóc và tàn sát nhân dân.
Năm 757, An Lộc Sơn bị con là Khánh Tụ giết vì muốn chiếm đoạt đế vị.
(An Lộc Sơn được Dương Qúy Phi nhận làm con nuôi, vềchuyện tình Dương Qúy Phi và An Lộc Sơn người đời sau thích nghe , kể cả loại cấm thư , e cũng chỉ là giả tưởng tục điêu mà thôi - Đọc thêm bài viết " Nghi á về Dương Quý Phi " do Pham Xuân Hy viết và "Dương Thái Chân ngoại truyện " của Nhạc Sử - do PXH dịch)
Hương thân
鄉 绅
Người đã làm quan về sống hưu trí ở nhà quê gọi là hương thân.
Mao thi
毛 詩
Sách Kinh Thi do Mao Hưởng, người thời nhà Hán, chú thích nên gọi sách đó là Mao Thi.
庚 子
Tức năm 1720.
Khang Hy
康 煕
Là niên hiệu của vua Thánh Tổ nhà Thanh, từ năm 1661 đến năm 1772. Không như các vua các triều đại trước, thường dùng nhiều niên hiệu trong thời gian cai trị của mình, từ đời nhà Minh qui định, các vua chỉ dùng một niên hiệu để ghi thời gian trị vì của mình, nhà Thanh duy trì tục lệ naỳ, nên thường gọi vua bằng niên hiêụ. Như gọi vua Minh Võ Tông là vua Chính Đức, hay vua Minh Thế Tông là vua Gia Tĩnh. Vua Thánh Tổ nhà Thanh có một niên hiệu Khang Hy, nên được gọi là vua Khang Hy. Vua Thanh Thế Tổ cũng chỉ có một niên hiệu là Càn Long, nên cũng được gọi là vua Càn Long. Sự sử dụng một niên hiệu kéo dài đến vua chót nhà Thanh là Tuyên Thống (Phổ Nghi), khi xẩy ra cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì chấm dứt.
Các vua nước ta phỏng theo những nghi thức vua Tàu. Trước đó, các triều đại Lý , Trần, Lê, triều nào cũng có các ông vua với tên là Thái Tổ , Thái Tông, đó là lối dùng miếu hiệu để đặt tên, nhưng từ vua Lê Thuần Tông là ông vua đầu tiên nhà Lê, phỏng theo nhà Thanh, chỉ sử dụng một niên hiệu, và đến đời vua Mẫn Đế cũng có một niên hiệu là Chiêu Thống, nên thường gọi là vua Lê Chiêu Thống. Vua nhà Tây Sơn , Nguyễn Nhạc có một niên hiệu là Thái Đức, nên gọi là vua Thái Đức. Nguyễn Huệ là vua Quang Trung. Cac vua triều Nguyễn, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức . . . . đều là nhưung niên hiệu được dùng để gọi tên, mặc dầu vẫn còn gọi tên bằng những miếu hiệu.
Bàng Thống
厐 統
Bàng Thống sinh năm 179 chết năm 214 , tự là Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương (nay là Tương Phàn tỉnh Hồ Bắc). Thời Tam Quốc, Bàng Thống làm mưu sĩ cho Lưu Bị, nổi danh cùng với Gia Cát Lượng, hiệu xưng là Phượng Sồ. Khi Lưu Bị chiếm được Kinh Châu, Bàng Thống và Gia Cát Lượng đều bổ nhiệm làm Quân Sư Trung Lang Tướng, sau đó theo Lưu Bị vào đất Thục. Bị nghe kế của Bàng Thống đánh chiếm Thành Đô, năm Kiến An thập cửu niên (tức 214), lúc tấn công Lạc Thành, Thống bị trúng loạn tên chết.
Dương Qúy Phi
杨 貴 妃
Sinh năm 719 chết năm 756, tức Dương Thái Chân, người Bồ Châu Vĩnh Lạc (nay là Vĩnh Tế tỉnh Sôn Tây) tiểu tự là Ngọc Hoàn, thông hiểu âm luật, trước là vợ của của Thọ Vương Mạo, con của vua Đường Huyền Tông. Về sau nhập cung, được Huyền Tông sủng ái phong làm Qúy Phi. Người anh họ của Qúy Phi là Dương Quốc Trung thao túng triều chính, khiến cho chính sự bại hoại . Năm Thiên Bảo thập tứ niên (tức năm 755), An Lộc Sơn nổi loạn và lấy cớ là diệt Dương Quốc Trung. Khi Đường Huyền Tông chạy đến trạm Mã Ngôi (nay là Hưng Bình tỉnh Thiểm Tây), quân sĩ đổ lỗi cho gia đình họ Dương, bắt giết Dương Quốc Trung, còn Dương Qúy Phi thì bị thắt cổ chết. (Nhưng đến nay, cái chết của Dương Quý Phi vẫn còn là một nghi án trong lịch sử Trung Quốc- Xin coi bài Nghi án về cái chết của Dương Quý Phi của Pham Xuân Hy)
Chung niên ba mươi tám tuổi.
An Lộc Sơn
安 祿 山
An Lộc Sơn người Liễu Thành , Doanh Châu đời Đường, dân tộc Hồ, lúc trước tên là Yết Lạc Sơn, vốn họ Khang. Về sau theo mẹ lấy người Đột Khuyết là An Đình Yển mới đổi ra họ An thành An Lộc Sơn.
An Lộc Sơn biết đươc chín ngôn ngữ của các rợ phiên, lại khỏe mạnh, kiêu dũng, thiện chiến, được U Châu Tiết Độ Sứ là Trương Thủ Khuê nuôi làm con. Nhân có chiến công đươc bổ làm Doanh Châu Đô Đốc, sau mua chuộc được sự tín nhậm của Đường Huyền Tông và Dương Qúy Phi, kiêm nhậm Tiết Độ Sứ ba châu là Bình Lô, Phạm Dương, Hà Đông, trong tay có một trăm năm mươi ngàn binh.
Năm Thiên Bảo thập tứ niên, tức năm 755, An Lộc Sơn nổi lên làm phản, đem quân nam hạ công phá Lạc Dương. Quân đội của An Lộc Sơn rất tàn bạo. Dân chúng Hà Băc rủ nhau đề kháng, tụ tập có nơi đông đến hai vạn người.
Năm sau, An Lộc Sơn xưng là Hùng Võ Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Yên, kiến nguyên Thánh Võ, cho quân phá vỡ Đồng Quan, tiến vào Trường An, thẳng tay cướp bóc và tàn sát nhân dân.
Năm 757, An Lộc Sơn bị con là Khánh Tụ giết vì muốn chiếm đoạt đế vị.
(An Lộc Sơn được Dương Qúy Phi nhận làm con nuôi, vềchuyện tình Dương Qúy Phi và An Lộc Sơn người đời sau thích nghe , kể cả loại cấm thư , e cũng chỉ là giả tưởng tục điêu mà thôi - Đọc thêm bài viết " Nghi á về Dương Quý Phi " do Pham Xuân Hy viết và "Dương Thái Chân ngoại truyện " của Nhạc Sử - do PXH dịch)
Hương thân
鄉 绅
Người đã làm quan về sống hưu trí ở nhà quê gọi là hương thân.
Mao thi
毛 詩
Sách Kinh Thi do Mao Hưởng, người thời nhà Hán, chú thích nên gọi sách đó là Mao Thi.